Monday, August 26, 2019

Bài 22 THỂ THƠ TỰ DO- THƠ SIÊU THỰC



                             
I.                  TÌM HIỂU CHUNG
1.     Thể thơ :
a.     Thơ tự do :  thể thơ không bị lệ thuộc vào những qui tắc của thơ cách luật  của một số thể loại thơ khác  (  thơ  Đường luật,thơ lục bát …), không bị ràng buộc  vào bất cứ  một  khuôn khổ nào (như số từ, số câu, vần, nhịp…). Mạch thơ có thể liên tục hoặc ngắt ra từng khổ . Cách gieo vần rất linh hoạt : vần chân, vần lưng , vần liên tiếp…  đều hướng vào việc bộc lộ cảm  xúc,  suy nghĩ, nhằm mục đích cuối cùng là làm  sáng tỏ chủ  đề .

b.     Thơ siêu thực : Cách gọi đúng nhất là “thơ  được sáng tác  dưới hình thức của chủ nghĩa siêu thực. Đây là một trường phái thơ ca xuất hiện ở Pháp sau cuộc chiến tranh thế giới lần I(1914-18) tập hợp một số thanh niên tiểu tư sản  trí thức  muốn thoát ra khỏi tư tưởng của  giai cấp mình .Họ muốn đi tìm một hiện thực cao hơn (siêu thực)để phủ định hiện thực trước mắt là xã hội tư sản . Trong lĩnh vực thơ ca ,chủ nghĩa siêu thực muốn đi tìm cái kỳ diệu .Người nghệ sĩ  thích sự hỗn độn,phi thường . Thơ ca phải được tuôn trào tự do , không cần sử dụng dấu chấm câu, không cần tuân theo trật tự ngữ pháp , đề cao sự liên tưởng  độc đáo của từng cá nhân. Vì vậy,chủ nghĩa siêu thường gắn liền với  thủ pháp ước lệ tượng trưng, với vô số hình ảnh được tạo ra bởi sự liên tưởng và xâu chuỗi lại của mỗi tác giả . Ở Việt Nam, Hàn Mặc Tử được xem là nhà thơ chịu ảnh hưởng của trường phái siêu thực-tượng trưng này .Về nhạc, nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn cũng được nhìn nhận có  nhiều ảnh hưởng từ chủ nghĩa siêu thực- tượng trưng .


2. Garcia    Lorca (1898 - 1936) một nhà thơ, nhà soạn kịch Tây Ban Nha, và còn nổi tiếng là nhạc công  họa sĩ. Chính  nước Mỹ luôn coi ông là  nhà thơ  vĩ đại của họ,sau Walt Whitman (1819-1892), mà Lorca từng chịu ảnh hưởng – dù thời gian ông sống ở Mỹ không dài,chỉ hai năm  . Ông bị sát hại  bởi bọn phát xít đã "ngửi" ra ngay, một nhà thơ "thuần túy" như Lorca không bao giờ qui phục chủ nghĩa phát xít, không bao giờ có chỗ đứng trong một chế độ độc tài. Thơ của ông là   biểu tượng của tự do và cái Đẹp, của dân chủ và nhân quyền, những điều hoàn toàn xa lạ và đối nghịch với chủ nghĩa phát xít
Thơ của Lorca có những đặc điểm sau :

-cấu tứ  :thơ ông chịu ảnh hưởng bốn thể  thơ : dân ca Tây Ban Nha, tinh thần và thể thơ ngắn trong thơ Haiku(Nhật ) và thơ Đường(Trung Ho,), phái tượng trưng  và phái siêu thực(Pháp ) huyền thoại Hy Lạp, La Mã
- nghệ thuật thơ : : ngữ lực (sử dụng ngôn ngữ khá bình thường, không cầu kỳ , trau chuốt ,rất ít các biện pháp tu từ , nhưng chứa  những suy tư thâm trầm, những cảm nhận nhạy bén ,mang đặc tính c ủa thơ Tây Ban Nha và thơ Tượng Trưng cũng như thơ Siêu Thực.) hay đối tứ (hai hình tương phản tiếp diễn để diễn đạt ý tại ngôn ngoại)láy   và đệm ( lặp một câu, một cụm từ, hoặc đoạn với mục đích bắt cầu)  để nhấn mạnh, gây ấn tượng
 3. Về bài thơ  Đàn ghi-ta của Lorca :-

a  Đặc điểm  : nhà thơ Thanh Thảo cố gắng đưa người đọc đến dạng thơ quen thuộc của Federico  García Lorca , Một bài thơ tự do, nhưng không hề có dấu câu, không viết hoa đầu giòng . Cả bài thơ có sáu khổ, các câu trong khổ số lượng từ  không cố  định, không có vần điệu,lại rất nhiều hình ảnh, khiến người đọc liên tưởng đến  những  bài thơ Haiku của Nhật mà Lorca chịu ảnh hưởng sâu đậm . Đọc từng khổ, chúng ta thấy các hình ảnh phải xâu chuỗi với nhau , bởi nhà thơ  Thanh Thảo  chỉ dựng lên những mối quan hệ rời ở mỗi khổ , buộc chúng ta phải liên kết lại, đó là cách viết ,cách cảm thụ thơ Đường mà Lorca cũng ít nhiều yêu thích và ảnh hưởng .Nhưng đó cũng chính là những nét độc đáo của  thơ siêu thực . Hình  ảnh thơ rất nhiều, mang nét văn hóa dân gian Tây Ban Nha

b  Hoàn cảnh sáng tác : Khi  tham gia kháng chiến chống Mỹ, trong ba –lô hành trang của người chiến sĩ có những vần thơ tình yêu , sự bất công trong xã hội, những nỗi trăn trở, bất an và đấu tranh nội tâm của nhà thơ  . Có lẽ con người tài hoa ở xứ Tây Ban Nha xa xôi còn  ám ảnh  anh chàng Hồ Thành Công (tên thật của nhà thơ Thanh Thảo )bởi  những vần thơ siêu thực –tượng trưng, một phong cách sáng tác thơ khá mới mẻ
 c .Bố cục :
-          2 khổ đầu : số phận thơ Lorca và con người nhà thơ
-          2 khổ  giữa : Hai khổ giữa của bài thơ chứa nghịch cảnh đau thương xảy ra có thơ ca  Lorca và văn hóa Tây Ban Nha nói chung
-         Hai khổ cuối đúc kết định mệnh Lorca  

II. ĐỌC HIỂU 
 1.Hai khổ   đầu :số phận  của thơ ca Lorca và  chính  bản thân ông   trước thảm họa phát xít.
Đoạn thơ mang màu sắc tự sự . Nhà thơ Thanh   Thảo đang dựng lên trước mắt chúng ta phần mở đầu    số phận  của thơ ca Lorca và  chính  bản thân ông   trước thảm họa phát xít. Hai đối tượng này như  hòa làm một. “  Tiếng   đàn bọt nước” là  hình ảnh bất diệt về thơ  Lorca nói riêng và cuộc đời  . Bọt nước lúc hiện lúc tan, nhưng tan rồi lại hiện, không  thể bị tiêu diệt..  Đất nước Tây Ban Nha,thơ Lorca, con người ông , cũng  vậy. “ Áo choàng đỏ” là hình ảnh gắn liền với lễ hội đấu bò truyền thống với nhữ ng kỵ sĩ bảnh bao, khoác trên vai tấm áo khoác  đỏ rực như lửa là nét văn hóa dân tộc  luôn  khiến  ông xúc động . Cụm từ « li-la li – la li-la »  được xem là một câu thơ độc lập ở đây và kết thúc bài thơ có hai tầng ý nghĩa . Đó là một chuỗi  âm thanh, . “Li la” gợi ta nhớ đến âm thanh của đàn ghi-ta khi người chơi vê ngón, nó lặp lại và kéo dài thành chuỗi “li la li la li la”.  Ở đây, hãy chú ý nghĩa này : tiếng đàn .            Chiếc đàn ghita  là biểu tượng đẹp đẽ của đất nước,con người Tây ban nha,  cũng là nét ẩn dụ chỉ Lorca . Hình ảnh “áo choàng đỏ ” hoàn toàn đối lập với “áo choàng đỏ gắt” trên kia , một yếu tố hoán dụ . Bản thân Lorca( là  áo choàng, là tiếng đàn bọt nước ) cũng gặp cảnh ngộ vô cùng nguy  hiểm ,mà chàng ngơ ngác ,như người mộng du . Còn “ vầng trăng, yên ngựa” , đó là   những hình ảnh trong thơ Lorca (vầng trăng đỏ, yên ngựa đen ) cũng là thơ Lorca . Trước đó, nhà thơ đang ở Mỹ .Ông về quê hương ở vùng Gra-na-đa , bị bắt và bị  đưa ra pháp trường .
 2. : Hai khổ giữa của bài thơ chứa nghịch cảnh đau thương xảy ra với   thơ ca  Lorca và con người ông
Màu sắc nâu, xanh hàm chỉ đất trời, là quê hương của nhà thơ. « Cô gái  ấy » là nguồn thơ tình yêu ,chiếm một dung lượng lớn trong thơ Lorca . " Tiếng đàn bọt nước" một lần nữa hiện lên, cách thức láy đầy dụng ý của Thanh Thảo , nhấn mạnh  về số phận của  Lorca, tài năng   thi ca của Ông. Nguồn cảm hứng nghệ thuật ( quê hương,tình yêu)   ý nghĩa nghệ thuật ( tiếng đàn bọt nước )  đang  có nguy cơ bị hủy diệt,  nhưng trong cảm nhận của Thanh Thảo, tất cả đều bất diệt . Đất nước Tây Ban Nha,thơ Lorca, con người ông , cũng  vậy . Có thể hiểu  Thanh Thảo muốn ngợi ca dòng thơ tình yêu của Lorca , thơ quê hương,nhưng  dòng thơ cùng thơ ca đất nước đang bị hủy hoại bởi gươm giáo,súng đạn.
Bốn câu tiếp theo của khổ thứ tư nêu lên bi kịch của văn học Tây Ban Nha và cả của Lorca : không ai chôn cất .  Ngôi mộ Lorca bây giờ trong nghĩa trang chỉ là mộ gió. Người ta đã không bao giờ tìm được hài cốt nhà thơ. Vầng trăng ở đây, nếu mượn thơ Hàn Mặc Tử ,là nỗi đau thương . Giếng không  hề có ý nghĩa là nơi xác nhà thơ Lorca được tìm thấy ,mà có thể Thanh Thảo muốn nói đến cội  nguồn nước đau sâu thẳm nhất trong lòng tác giả và chúng ta,những người trẻ đọc và yêu thơ ,cả cuộc đời Lorca
-         3. .Hai khổ cuối : đúc kết định mệnh Lorca  


Hai khổ cuối đúc kết định mệnh Lorca  : đường chỉ tay và lá bùa .Đường chỉ tay thì đứt, lá bùa bị ném đi. Đời người như một dòng sông, nhưng Lorca  không thể đi hết thời gianvà không gian.  Anh chỉ có  thể «  bơi sang ngang » thật ngắn ngủi . Con   đò tiễn  biệt  là người bạn hay chính  đất nước  đau thương, một chiếc ghi ta màu bạc . Hai khổ cuối, kỹ thuật đối tứ là sự liên kết,tiếp diễn , thương cảm cho bi kịch Lorca . Lorca mãi mãi ra đi , bất ngờ, bởi đường chỉ tay và lá bùa dường như báo trước một định mệnh trái ngược . Tác giả tỏ thái độ căm giận bọn độc tài phát xít Franco tàn độc, mù quáng,quyền lực tăm tối . Chủ nghĩa siêu thực muốn đi tìm cái kỳ diệu ,Người nghệ sĩ  thích sự phi thường  . Sự  kì diệu ấy chính là tài năng và con người bất tử của Lorca .
 Thanh Thảo cố gắng đưa chút hơi hướm thơ Lorca vào bài  thơ của mình, như một giòng tưởng niệm về một thiên tài thơ ca ,cuộc đời vô cùng đẹp đẽ . Ta thấy ngoài kết cấu thơ Haiku,chuỗi hình ảnh cần liên kết của thơ Đường, còn một số yếu tố mang phong cách Lorca , chẳng hạn những kỹ thuật đối. Cả sáu khổ thơ, ta thấy Thanh Thảo sử dụng lối đối tứ rất hay . Hình tượng  đang “hát nghêu ngao” hoàn toàn đối lập với hình ảnh “  bị điệu về bãi bắn” ,hay bốn câu trong khổ ba “ tiếng ghi ta ..vỡ tan” thật bất ngờ với hình ảnh “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy ”. Đằng sau kỹ thuật đối tứ ấy là nỗi đau thương, niềm xót xa cho cuộc đời và thơ của Lorca .
 Nét độc đáo của thơ siêu thực thủ pháp ước lệ tượng trưng, với vô số hình ảnh được tạo ra bởi sự liên tưởng và xâu chuỗi lại.
Ở đây, Thanh Thảo đã vận dụng  kỹ thuật láy và đệm  ra sao ? Cụm từ « tiếng đàn ghi ta ,chiếc ghi ta , cả nhan đề  được nhắc  tới  chín lầ n ».  Câu li-la-li … là  kỹ thuật láy  . Tất cả đều ca ngợi ,tiếc thương cung đàn, hay thơ Lorca,con người Lorca
          Phải coi thơ là cái đến với ta đầu tiên và còn lại sau cùng. Nó có thể giải tỏa cho con người bao nhiêu nặng nề, đồng hành với con người qua bao nhiêu trạng huống của cuộc đời.  Những vần thơ yêu thương con người và cuộc đời, ấp của cả máu và tài năng của Lorca đã cho nhà  thơ  Thanh Thảo và chúng ta có một niềm tin vào cuộc sống .
    
 Câu hỏi :
1. Tìm hiểu về Garcia Lorca :  thân thế, sự nghiệp, phong cách sáng tác ( một nhà thơ yêu nước, dùng thơ văn để bảo vệ nền văn hóa dân tộc , phong cách thơ rất độc đáo: chất dân tộc, học tập lối sáng tác thơ Haiku của Nhật, lối bắc cầu của thơ Đường,  phương pháp siêu thực tượng trưng của thơ Pháp )
 2. Bài thơ  Đàn Ghi Ta của Lorca :   tiểu sử Thanh  Thảo,  thời điểm sáng tác , thể thơ, những yếu tố phỏng theo phong cách Lorca , mục đích sáng tác ,  giọng thơ .

 ( Dalat  tháng 7.2015 ) 
    .








No comments:

Post a Comment