Monday, August 26, 2019

Bài 9 TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO ( Nam Cao)


A.   GIỚI THIỆU
1.     Kết cấu –giọng văn :
Có thể nói Chí Phèo là một truyện ngắn đặc sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-45 .Kết cấu truyện không theo nguyên tắc thông thường, mà đặt ở bước phát triển cao nhất (Chí Phèo bị dân làng xa lánh ) khiến người đọc tò mò . Cách hành văn vừa mộc mạc,lại triết lý rất thâm thúy . Giọng văn vừa  xa lạ,  dửng dửng, có khi lạnh lùng, tàn nhẫn, nhưng ẩn chứa sâu sắc sự đồng cảm xót thương sâu đậm  .Điểm nhìn của tác giả thay đổi liên tục,khi  đặt ở Chí Phèo, khi Bá Kiến,khi thị Nở, khi dân làng , khiến không gian truyện vô cùng sinh động .
2. Nghệ thuật:Ngòi bút dựng truyện của Nam Cao khá mới mẻ , sáng tạo, nhưng già dặn, lôi cuốn. Kết cấu độc đáo, linh hoạt. Ngôn ngữ sinh động, đặc sắc, rất gần với khẩu ngữ quần chúng. Giọng văn luôn thay đổi, khi triết lý, khi lạnh lùng, khi cảm thông, khi khách quan, làm   cho  chất tự sự  đầy màu sắc .

3Chủ đề :
Nhưng đặc sắc nhất vẫn là vấn đề tác giả đặt ra : mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ . .Từ ngàn đời nay,khi xã  hội giai cấp ra đời,thì sự tương phản giữa hai giai cấp này là địa vị quyền lực và tiền bạc . Nhưng trong truyện Chí Phèo ,một yếu tố thứ ba , rất tế nhị, rất nhạy cảm , nhưng là  sức mạnh lẫn nỗi đau tinh thần đối với cánh nam  nhi : chuyện phụ nữ .
4Cốt truyện :
-Chí Phèo mồ côi,sống vất vưởng , đến nhà Bá Kiến ở tuổi đôi mươi với công việc một tá điền . Anh mơ ước  cưới một người vợ , rồi họ cùng nhau làm lụng, dành dụm để mua vài sào đất, anh sẽ không còn mang kiếp tôi tớ nữa  .  Bá Kiến , chủ của Chí , lại trái ngược .  Ông  có biết bao danh xưng : Lý trưởng,Bá Hộ, Nghị viên , tiên chỉ làng Vũ đại.Tài sản, Bá Kiến nổi tiếng giàu có khắp làng trên xóm dướ.Với phụ nữ, Bá Kiến đã có ba bà,thời điểm Chí Phèo làm tá điền .
  - Thế nhưng, tai họa   đã giáng xuống đầu Chí .Anh đi tù , chỉ vì Bá Kiến ghen tuông khi biết Bà Ba có tình cảm quá mức  chủ tớ  đến gã trai điền tuổi đôi mươi . Ước mơ mới xây đắp chưa bao lâu, nay đã  tiêu tan  Đây là một nút  thắt tạo nên tình huống truyện.
     Từ đây sẽ bắt nguồn từ mối quan hệ Ba Kiến –Chí Phèo, sự  giằng co giữa thèm muốn  và khao khát danh- lợi-tình này .

-Chí Phèo ra tù ,trở về làng sống.Anh   dùng những thủ thuật nhà tù dạy để  có thể làm cho cha con Bá Kiến thanh bại danh liệt  . Nào ngờ Bá Kiến ,kẻ khôn róc đời,lại tỏ ra   tử tế với Chí, vì anh là  người nhà, chỗ thân tình . Là tay chân của Bá Kiến, Chí không thiếu tiền uống rượu .(Túi Bá Kiến là cái kho )  Bá Kiến nay đã có bốn bà vợ . Chí Phèo thì sao?Tất cả mọi người, trong đó dĩ nhiên có phụ nữ,đều xa lánh hắn ..  Đất vườn ven sông( do Bá Kiến thưởng công ) chỉ là nơi để Chí Phèo dựng ngôi nhà tranh và  mảnh vườn bỏ hoang Lúc này,  Chí  đã qua tuổi bốn mươi                                   
  - Thị Nở xuất hiện . Họ là láng giềng ..Thị cũng đã luống tuổi, ế muộn, xấu xí,lại có mả hủi . Hơn nữa,theo lời bà cô , ngoài ba mươi tuổi,ai lại còn đi lấy chồng !
 -Thế nhưng, hai con người ấy đã gặp nhau như một định mệnh. Nhưng đã quá muộn. Chí Phèo nhận ra kẻ  chủ mưu là Bá Kiến  Anh đã thắng.Nhưng cuộc đời anh cũng kết thúc ở đây.

 B. ĐỌC HIỂU :
 1. Nguyên nhân gây nên xung  đột giữa bá Kiến- Chí Phèo:
a. Nguyên nhân xa : Chí Phèo cay đắng sau khi bị Bá Kiến , kẻ có rất nhiều quyền lực trong tay (Lý trưởng,Bá Hộ, Nghị viên , tiên chỉ làng Vũ đại )   giàu có nhất làng , đã có ba vợ. ,cho đi tù  Ba mặt ( danh, lợi,  tình ) lão đều thỏa mãn ;nhưng lão ta ghen tuông với  Chí,  chỉ vì biết Bà Ba của lão “chú ý” đến gã trai điền. Từ một cái cớ ngỡ nhỏ bé ấy, nhưng đã bùng nổ thành vấn đề lớn : xung đột  chủ tớ và chính là mọi nguyên nhân của xung đột giai cấp . Bao nhiêu ước mơ  của  Chí ngày ấy tiêu tan ,   anh chỉ ấp ủ một giấc mơ đẹp “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải ((tình yêu ).Chúng lại bỏ  một con lợn nuôi để làm vốn liếng (lợi ).Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm (danh )”. Bà Ba ,cái con quỷ cái , với  quan điểm của Chí là “không thích cái gì khinh”, hơn nữa anh thấy nhục và sợ , làm gì có tình yêu mà ông chủ đi ghen !  Mối hận  này nung nấu trong lòng Chí suốt những năm tù đày dai dẳng .
 b. Nguyên nhân gần : Về làng, Bá Kiến lại tìm cách biến   Chí thành kẻ dưới trướng, vì  để lợi dụng hắn để làm giàu cho kho tài sản của mình, để  củng cố bè cánh, cũng để ngăn ngừa hắn trả thù. Chí đã rơi vào bẫy của lão ta .  Bá Kiến chụp lên  đầu Chí bao nhiêu danh : người anh em với Lý Cường (?!),người nhà Bá Kiến, gã anh hùng cóc thằng nào bằng.Và  Chí  đã là một kể khủng khiếp hơn : con quỷ dữ làng Vũ Đại .Về tiền bạc ( lợi lộc ) thì lúc nào hắn cần tiền, Bá Kiến sẽ chu cấp đầy  đủ , dù lão  bực bội ( tôi không phải là cái kho !)Nhưng , tất cả phụ nữ ( cùng dân làng ) đều khiếp sợ và xa lánh hắn, trừ một người !    Chí   đau khổ, cay đắng thù hận  lẫn khiếp sợ  Bá Kiến một cách âm ỉ Những  lời nguyền  rủa vang khắp làng trên xóm dưới sau cơn say  hướng tới nhiều người, có  kẻ     thật xa ( trời ) kẻ yêu thương hắn ( cha mẹ ) kẻ  gần gũi với hắn ( láng giềng ). Trừ một người không bao giờ Chí nhắc đến – Bá Kiến.
 Ở đây, các nhà nghiên  cứu đã nhận định :Khi bị đè nén, bóc lột tàn tệ,một bộ phận nông dân đã phản kháng bằng con đường lưu manh .  Chí Phèo là hình ảnh tiêu biểu  cho số phận người nông dân nghèo khổ bị chà đạp cả  hình hài , nhân cách và phẩm giá , dưới  sự  tàn bạo,  ích kỷ, mù quáng của bọn chủ  đất,  lấy tiền của, địa vị và những  thèm khát tầm thường làm giá trị sống, vì họ không  thể có  những giá trị  cao quý khác
1.     Mối tình ngắn ngủi của  Chí Phèo- Thị Nở:
a. Đồng cảnh ngộ:  Họ đều cô đơn, ế ẩm, luống tuổi . Chí thì do phụ nữ xa lánh vì “ thằng không cha, thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ”. Còn thị vừa kém nhan sắc, tính khí đơn giản, “ không bao giờ nghĩ xa xôi”,  giòng họ lại có mả hủi
a.Tình láng giềng: Hai người là hàng xóm của  nhau , gần gũi nên quen(Thị Nở vẫn đi tắt qua mảnh vườn của Chí Phèo để ra sông,mỗi ngày hai ba lần, có khi tạt vào lều Chí Phèo xin dầu, xin rượu bóp chân) Tin ở mình, ở người, nên thị vẫn không sao cả “ Lắm lúc thị ngạc nhiên sao người ta ghê hắn thế?”
b.     Kẻ vô tâm và người say:
-         Thị ngồi ( bên bụi chuối, tư thế không ý tứ, vì nghĩ ở bên bờ sông này  chẳng có ai) rồi ngủ say, sau một ngày lao động nặng nhọc.  Chí Phèo sau trận rượu, lại tìm về nhà để ngủ .Hắn ngỡ ra sông để tắm.
-         Cả hai cùng kêu làng. Nhưng rồi họ cười với nhau .
c.      Giấc mơ xưa sống lại :
-Chí ngã bệnh,   rồi tỉnh  rượu, nằm lắng nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống,  và ước mơ nhỏ bé xa xôi hiện về .Hắn thấy  buồn vì biết mình già rồi, lại đau ốm, và nhất là sống cô độc.
-         Thị  Nở lại tìm  đến ân cần chăm sóc, vì Thị   cũng có thiện cảm với hắn, khiến  Chí Phèo rất cảm động, lòng bỗng khao khát một cuộc sống lứa đôi.
*Nhà văn có tấm lòng  nhân ái đã đi sâu vào nội tâm nhân vật, phát hiện, khẳng định nhân phẩm họ, ngay trong khi cuộc đời họ gần như bị   tước đoạt tất cả . Một chút hài hước, một chút  khách quan,một chút triết lý, một chút đồng cảm , Chí Phèo và thị cùng   nghĩ đến nhau . Thị Nở thì “ thấy như yêu hắn, lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có lòng yêu của một người chịu ơn”. Chí Phèo thì “thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn . .. Với bà Ba, hắn chỉ thấy nhục . Vì thế mà bát cháo hành của  Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều . Hắn có thể tìm bạn được, sao  lại chỉ  gây thù ?Hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao ! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn  ” Còn con tim giàu lòng  trắc ẩn của Nam Cao thì “ Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa .Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Đó là bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi  hắn về sinh lý  cũng thay đổi cả tâm lý nữa ?”

3.Chí Phèo rơi vào bi kịch  của con người bị từ chối  không được làm người:
- Chí Phèo ngỡ rằng  đã tìm được tình yêu bên thị Nở .Có tình yêu,Chí Phèo sẽ làm hòa với mọi người, chăm chỉ cày thuê ,cuốc mướn, lại có  nhà,có vườn, trở thành một người dân quê bình thường ( đó là cái danh ) .Từ cuộc sống hòa thuận đó, Chí Phèo sẽ lao động lương thiện để mưu sinh,không còn cướp giật dọa nạt người khá nữa ( (lợi).                                                                 
      
-         Nhưng …!Không phải vì Chí Phèo đã quá bốn mươi tuổi,mà vì mọi con đường để anh tìm được những giá trị sống cao quý ấy đều bị chận lại hết .Lời mắng mỏ mà bà cô dồn vào Thị Nở đã nói lên tất cả . “Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao ,mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha ,không mẹ” .Cái danh thật xấu xa . “ Ai lại đi lấy thằng chỉ có một  nghề là rạch mặt ra ăn vạ .” Lợi quả không tốt đẹp,cao cả chút nào . Như thế,làm sao thị sống hạnh phúc (tình yêu ) với hắn được ? Kẻ nào trực tiếp chận con đường tìm hạnh phúc của Chí ? Chỉ là Bá Kiến .Lão  đang ghen tức tối  vì vợ bỏ đi đâu lâu quá.Chí thì  cuồng điên căm giận kẻ gây đau khổ cho tình yêu,gặp nhau .Hai người đàn ông thù địch đến phút cuối  thanh toán nhau cũng lại vì tình  . Chí  đã đòi  được món nợ mà  Bá Kiến phải chọn  trả bằng cả sự sống với  chồng chất  quyền hành, tiền của và những ham muốn tình yêu ích kỷ . Nhưng lúc này, Chí cũng không thiết sống. Không có thị Nở, cuộc đời đã trở nên vô nghĩa .
 Những mâu thuẫn về địa vị, về tiền của, về đàn bà giữa Bá Kiến và  Chí  Phèo đã kết thúc . Nhưng  rồi, Lý Cường sẽ kế tiếp sự nghiệp người cha để lại.  Sự xung đột về một  con người  thừa hưởng từ cha biết bao tham vọng điên cuồng và một tá điền tuổi thanh niên lại  chắc chắn   diễn ra với hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang  Hẳn như Bá Kiến, Lý Cường sẽ  thiếu vắng một   đời  sống bên trong vững vàng,mắc kẹt trong nhận thức rằng hạnh phúc đến từ bên ngoài,từ những quyền lợi về vật chất  ( địa vị, của cải, hôn nhân )nên cố gắng săn tìm những  điều kiện thuận  lợi cho mình – thói tật vì sự  đố kị, ích kỷ , tham lam, tàn độc, thủ đoạn, muốn nổi tiếng ,muốn giàu có  , điên cuồng  như không có điểm dừng   đứa con của mối tình Chí-Nở sẽ chào đời  tại cái lò gạch bỏ hoang  thì hiền lành,chân thật,giàu ước mơ , lại là mối hiểm họa của Lý Cường về hạnh phúc riêng tư . Mâu thuẫn   địa chủ- tá điền lại nảy sinh, như một cái vòng luẩn quẩn . Màn đã khép, người xem ra về mà chất chồng trong đầu bao ám ảnh khó phai .
 Nhà văn mơ hồ cảm thấy sự khốc liệt của mối xung đột giai cấp ở nông thôn  luôn  tồn tại ,mối căm  thù âm ỉ, mạnh mẽ, dữ dội càng nén chặt càng nổ bùng . Nhưng sự bế tắc của Chí Phèo cho thấy bi kịch giai cấp vẫn sẽ diễn ra.

      
Câu hỏi :
-         Tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo .Kết cấu truyện có nét độc đáo như thế nào ? Vì sao ?
-         Vấn đề Nam Cao đặt ra ở đây là gì ? Có mới lại  không ?  Vì sao ?
-         Chí đã ấp ủ một ước mơ như thế nào ở tuổi hai mươi. Ước mơ ấy có liên  quan gì đến  khát vọng muôn thuở của mọi người đàn ông trong xã hội ?
-         Ra khỏi tù , ước mơ xưa của  Chí Phèo bị đảo lộn như thế nào ? Vì sao ?
-          Giai đoạn nào, Chí  Phèo có hy vọng nuôi lại ước mơ xưa ?
-          Vì sao cuối cùng Chí không thể trở về  cuộc sống lương thiện được ? Điều này còn có ý nghĩa lớn lao như thế nào ?
 1 Vấn đề tác giả đặt ra trong truyện ngắn Chí Phèo rất đặc sắc . Theo bạn,đó là vấn đề  gì ? Cốt lõi  của vấn đề này bắt nguồn từ đâu ?
2. Chỉ ra sự tương phản về địa vị, tiền của,khát vọng hạnh phúc của Bá Kiến và Chí Phèo . Vì sao Bá Kiến “ dùng”  Chí Phèo sau khi hắn ở trại giam về.
4. Phân tích chuỗi thời gian  Chí Phèo sống triền miên  say khi  làm  việc cho Bá Kiến. Danh lợi đối với Chí Phèo lúc này là gì ? Hắn có tìm được tình yêu không ?
5. Bạn nghĩ gì về  nhận xét của bà cô Thị Nở dành  cho  Chí Phèo ( đúng hay sai ) . Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo ?
6. Theo bạn, về nghệ thuật,  những nét nào đặc sắc ( từ, câu, giọng điệu, lập luận, kết cấu truyện )

(Dalat   11.2017 )

No comments:

Post a Comment