I.
NHỮNG ĐIỀU LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU TÁC PHẨM
A. THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT:
1. Định
nghĩa : Là một thể loại truyện văn học dân gian, truyền thuyết ra đời sau sử
thi và thần thoại, chịu nhiều ảnh hưởng
từ thần thoại, nhưng nhân vật chính trong truyền thuyết là người, chủ yếu là
những nhân vật có thật trong lịch sử , gắn bó mật thiết với các biến cố lịch sử quan trọng của
một bộ tộc, một dân tộc, một địa phương nhất định . Nhân dân đã vay mượn những biến cố này, bày tỏ thêm những cảm xúc bằng các tình tiết hư câu, tạo nên truyền
thuyết dân gian . Truyền thuyết phát triển rất mạnh qua các giai đoạn lịch sử
của dân tộc, đặc biệt trong giòng truyền thuyết chống xâm lược.
2. Tác
phẩm tiêu biểu : Truyền thuyết về Thánh
Dóng, về An Dương Vương, về Hai Bà
Trưng, về Lê Lợi …
B. TRUYỀN THUYẾT VỀ AN DƯƠNG VƯƠNG, MỴ CHÂU, TRỌNG THỦY .
1. Cốt
truyện :
-An Dương
Vương cho xây thành để phòng chống giặc
nhưng thất bại .Từ tiến cử của một cụ già,sứ Thanh Giang ( Rùa Vàng )
giúp sức, lại tháo vuốt tặng vua làm lẫy nỏ.
Từ khi Âu Lạc có thành Cổ Loa và
nỏ thần, Triệu Đà từ phương Bắc đến đánh đã chịu thất bại. Nhưng vua lại gả con
gái là Mỵ Châu cho Trọng Thủy, con trai
Triệu Đà .Trọng Thủy tráo nỏ.
- Triệu Đà đem
quân sang đánh . Vua vẫn tin tưởng nỏ thần và xem thường Triệu Đà. Nhưng rồi cha con phải bỏ chạy về phương
Nam. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng đuổi theo
-Ruà Vàng kết án Mỵ Châu là giặc. Mỵ Châu biết
mình bị Trọng Thủy lừa thì đã muộn .
- An Dương Vương giết con gái và cùng Rùa Vàng
xuống biển.
- Trọng Thủy đem xác Mỵ Châu về táng
trong Loa Thành rồi tự tử .
2. Các chi tiết
lịch sử :
a. Vua An Dương Vương : Theo sách Đại Việt Sử ký Toàn thư,
Thục Vương , vua nước Thục sang nước Văn Lang ( của Vua Hùng ) cầu hôn công
chúa . Vua thuận tình nhưng các Lạc Hầu không đồng lòng . Thục Vương dặn dò con cháu trả thù .Thục Phán
nhiều lần xua quân sang , nhưng mãi về
sau mới thành công .Văn Lang bị thôn tính, nhà nước Âu Lạc ra đời . An Dương
Vương ( Thục Phán ) trị vì ngôi báu
trong năm mươi năm (257 TCN-208TCN)
An Dương Vương là
một vị vua tài giỏi mọi mặt , cụ thể là năm 218 TCN, Tần
Thủy Hoàng cùng tướng Đồ Thư đem quân đánh chiếm Tây Âu, rồi tràn sang Lạc Việt,
nhưng với chiến thuật “vườn không nhà trống” của quân Thục khiến quân giặc tan
rã . Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu
Việt – Lạc
Việt giành được độc lập.
b. Nước Âu Lạc : gồm hai thành tố Âu (Tây
Âu, Âu Việt) và Lạc ( Lạc Việt), liên kết hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Sự
thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính,
tiêu diệt, mà là một sự hợp nhất cư dân , đất đai của Lạc Việt và Tây Âu, của
Hùng và Thục. Vì vậy, cả người Tây Âu và
Lạc Việt cùng con cháu đều coi An
Dương Vương là vị anh hùng có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sau khi thành lập nước Âu Lạc, An Dương
Vương đã chọn Cổ Loa làm kinh đô và xây dựng ở đó một tòa thành lớn. Đấy là
thành Cổ Loa, kinh thành của nước Âu Lạc đời An Dương Vương.
c. Cổ Loa :
-
Vị trí : nằm ở cùng
đồng bằng giáp trung du của lưu vực sông Hồng, trên bờ bắc Hoàng Giang( theo
các tài liệu xưa kia, Hoàng Giang là một con sông lớn, nối liền sông Hồng với
sông Cầu ,chảy qua 5 huyện: Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngàn, Yên Phong, Tiên Du )Cổ
Loa nằm giữa vùng đồng bằng, ở vị trí trung tâm của đất nước và đầu mối của các
hệ thống giao thông đường thủy, dân cư đông đúc, kinh tế phát đạt. Thủ đô của
nước Âu Lạc không thể ở vùng trung du ( Phú Thọ, thời vua Hùng )như trước nữa,
mà phải là một trung tâm về mọi mặt của đất nước.
-
Người xây
thành : An Dương Vương củng cố và xây dựng lại đất nước. Vua giao
cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả
năng phòng thủ quân sự. Việc xây thành
gặp nhiều khó khăn, do nhà vua chưa có kinh
nghiệm về thổ nhưỡng vùng châu thổ Được nhân dân
góp sức , thành Cổ Loa đã xuất
hiện .
-
Hình dáng
thành : Thành Cổ Loa( theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc,)
nay còn 3 vòng thành tổng chiều dài là 16km, trải trên diện tích 850ha . Cổ Loa
có hai lớp đất, lớp dưới chân thành gồm nhiều mảnh gốm lẫn với than, được kè
bằng đá hộc và đá cuội to( chân thành rất chắc chắn , lũy cao 8 m-12 m ,chân
lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp 2,2 triệu mét
khối . Mỗi vòng thành có 4 hoặc 5 cửa các, nối với nhau bằng một con đường
quanh co hai bên đắp công sự phòng vệ
-
- Cấu trúc thành : Dưới chân thành là hệ thống hào sâu, ngòi nước, ao hồ... chạy vòng quanh, nối liền với Hoàng Giang (xưa kia là một nhánh của sông Hồng chảy qua)
- Cấu trúc thành : Dưới chân thành là hệ thống hào sâu, ngòi nước, ao hồ... chạy vòng quanh, nối liền với Hoàng Giang (xưa kia là một nhánh của sông Hồng chảy qua)
-
Giữa hai bờ thành là khu dân cư( xóm làng,đồng ruộng và các trạm đóng quân )... Kinh đô của vua ở trong vòng thứ 9 , khu trung tâm
-Chức năng thành : Cổ Loa là một căn cứ thuận lợi cho phòng thủ, mai phục, tấn công theo lối du kích. Việc kết hợp quân thủy và quân bộ rất bài bản .
Giữa hai bờ thành là khu dân cư( xóm làng,đồng ruộng và các trạm đóng quân )... Kinh đô của vua ở trong vòng thứ 9 , khu trung tâm
-Chức năng thành : Cổ Loa là một căn cứ thuận lợi cho phòng thủ, mai phục, tấn công theo lối du kích. Việc kết hợp quân thủy và quân bộ rất bài bản .
-
d .Nỏ : là một loại vũ khí cổ dùng để bắn tên. Loại
đơn giản là một cánh cung nằm ngang( dài độ 1,2m) trên một cái báng( bằng gỗ hay kim loại ) có rãnh( trên 1m).
-
Nỏ sẽ chỉ
được bắn ra chừng nào bóp cò; cò thường ở gần tay cầm, dưới báng. Cơ cấu cò
(lẫy nỏ), có hình dạng móng chân rùa , chính là tiền thân của cò các loại súng
sau này. Đây là bộ phận quan trọng của nỏ
-
Một lần bóp cò, một chiếc nỏ bắn được nhiều
tên tạo ra những “cơn mưa” mũi tên găm vào đội hình địch, làm sát thương ,làm
tan đội hình, thế trận của kẻ thù
. . Đây là yếu tố
quyết định sức mạnh của nỏ . Mũi tên đồng Cổ Loa có 95% bằng đồng; chì -
4,2%; thiếc - 1,1% có thể mài dũa thành những mũi nhọn,rất sắc. Đầu tên ba cạnh
lúc bay tạo độ xoắn ,giảm lực cản của không khí, đường tên đi ổn định, khi chạm
mục tiêu có khả năng “xiên táo”, mũi tên ba cạnh tạo ra vết rách to theo ba
hướng, gây thoát máu nhanh ,thương vong lớn .
Cha ông ta thời đó đã có trình độ
kỹ thuật, quân sự đáng kính nể.Nỏ là một
vũ khí lợi hại , được mệnh danh là nỏ
thần
e Ý nghĩa của thành và nỏ : Từ đây, ta có thể hiểu nhân dân Âu Lạc được bảo
vệ không chỉ trong nhà mình, mà giang
sơn bờ cõi của cả trăm họ cũng được thành lũy kiên cố, vũng
chắc che chở . Kẻ thù bên ngoài khó hòng mà
đột nhập được. Nếu như chúng ồ ạt xua hàng vạn quân tràn sang , uy hiếp
nước ta , thì đã có tường thành che chắn, có
nỏ thần lợi hại trong tay các xạ
thủ kinh nghiệm, lại có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa bộ binh và thủy binh ( đóng trên các sông đào , hào sâu, ngòi nước, ao hồ ) quanh thành ,
giặc không thể tiến được một bước nào cả
. Ta không ngạc nhiên khi Triệu Đà
, một võ tướng nhà Tần dẫn
quân xuống chinh phạt miền nam (khi đó là lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt)đều gặp thất bại
e
Cao Lỗ : người có công tạo nỏ thần .Khi Triệu Đà lập xảo
kế thông gia ,Cao Lỗ, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không
nghe. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.
-
II .ĐỌC HIỂU :
-
1 Nhà nước Âu Lạc đi vào giai đoạn giữ quốc
gia . Vua An Dương
Vương từng được cả người Tây Âu và Lạc
Việt cùng con cháu coi là vị anh hùng có
công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đó là vị vua quan tâm biết đến
sinh mạng dân lành, chú ý bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ . Ta thấy bản thân từ Quốc ( nước ) hàm chứa các yếu tố : một nước mà
đất đai có chủ quyền, có nhân dân , có
chính quyền). Vì vậy, để giữ nước , nhà vua đã cho xây thành đắp lũy, chế tạo
vũ khí .
Nhân dân (Rùa vàng ) đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp này : đã nhiệt tình hợp tác
cùng vua ( cụ già lo lắng, rồi tiến cử
sứ Thanh Giang là Rùa Vàng )xây thành .
Thành rộng hơn nghìn trượng, rất lớn, mà chỉ xây trong nửa tháng, chứng tỏ nhân dân đã nỗ lực rất lớn. Nhân
dân ( hay Rùa Vàng ) lại rút vuốt, một
bộ phận quan trọng của cơ thể, để giúp
vua làm vũ khí lợi hại.
Từ thành Cổ Loa và Nỏ thần, kẻ thù đã thất bại trước
mưu đồ chiếm nước ta. Vua, dân, đất đai
là thế chân vạc quan trọng, vững chắc trong sự nghiệp giữ nước của An
Dương Vương.
Hình ảnh thành
lũy và nỏ thần cho thấy sức mạnh của thế
chân vạc này: dân sống dựa vào đất góp
sức xây thành,chế vũ khí; vua phải có
trách nhiệm với dân- bảo vệ sự sống , đất đai cho dân.
2.
Vua để giặc đột nhập vào tận chốn trung tâm
thành, quan sát kỹ nỏ thần :
-
Vua lại yêu quí con gái, coi trọng hạnh phúc
của con hơn hạnh phúc trăm họ, vì vậy mất cảnh giác trước Trọng Thủy, con trai kẻ thù đã nhiều phen âm mưu
chiếm nước ta ,nhưng đều thất bại.
- Triệu Đà không
tài giỏi về quân sự ,bèn dùng kế tình báo gián điệp . Trọng Thủy
là một gián điệp tài ba .Hắn đi thu lượm tin tức
một cách bí mật khiến người bị theo dõi không biết rằng mình đang bị theo dõi.
Hoạt động chính của những tên tình báo gián điệp là điều tra, thu thập, nghiên cứu ,xử lý những tin tức, tư liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, ... của đối phương.. Tự bản thân
họ phải được cài cắm vào lòng đối
phương; luôn luôn làm việc rất chăm chỉ tận tụy, trung thành , hoạt động rất bí mật, rất táo bạo, rất khôn ngoan,
rất mưu lược, luôn luôn tạo được cho mình một vỏ bọc rất kín đáo qua một công
việc hằng ngày nào đó. Lớp vỏ đó là chàng phò mã quí .
- Kẻ thù biết
được rằng với hệ thống phòng thủ nghiêm nhặt và lợi hại như thành Cổ Loa, như
nỏ thần,thì chỉ còn một cách duy nhất : đánh từ trong ra .Trọng Thủy đã làm
được hai việc như lòng người cha mong mỏi : đột nhập hang ổ, rồi đánh ( phá
hoại nỏ thần ) Có người đánh giá “mẫu
truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp
rất sớm của lịch sử Việt Nam” . Trọng Thủy rất tráo trở và bí mật
. Ta biết hắn chẳng có chút tình cảm với Mỵ Châu . Truyền thuyết hẳn vì
xót thương nàng nên hư cấu tình tiết
Trọng Thủy tình nguyện đến thành Cổ Loa làm con rể An Dương Vương ,chỉ vì nỏ thần . Hắn táo
bạo đến mức sẵn sàng bẻ gãy
cò của nỏ thần ,vì nếu sơ hở, hắn
sẽ mất mạng. Hắn khôn khéo buộc Mỵ Châu chỉ đường trốn thoát của nhà vua , bởi
hắn rất mưu lược, dự tính hậu quả cụ thể của cuộc chiến
Mỵ Châu
là nạn nhân của cuộc chiến gián điệp này . Tình yêu như trái phá, con
tim mù lòa ( Trịnh Công Sơn ) nhưng với
Tố Hữu, Mỵ Châu để trái tim yêu đương ấy lên đầu . Cô chỉ biết chàng trai ấy yêu thương cô ,cô đáp lại bằng
cách chiều chuộng những đề nghị dù liên quan đến vận
mệnh cả dân tộc,hẳn vì cô nghĩ Trọng
Thủy cũng là con An Dương Vương , lẽ nào hại cha . Nhưng cô không tỉnh táo nhận
ra gốc gác của hắn . Mỵ Châu đang sống
cùng một con cọp vừa được thuần chủng, nhưng trước sau vẫn mang dòng máu dã thú
.Cả khi Trọng Thủy tỏ ý lo lắng những
hậu họa, Mỵ Châu chỉ nghĩ được một điều, là bằng mọi giá để chàng tìm được nàng
.
Như vậy,
truyện truyền thuyết này đã đặt
ra một tình huống rất căng thẳng : Con
trai kẻ thù đột nhập được vào tận chốn cực kỳ an toàn và vô cùng quan
trọng của thành Cổ Loa , nơi mà mọi
người dân thường không một ai có quyền bén mảng , chốn vua ngự và cất dấu mọi
bí mật quốc gia .Ta có cảm giác có một
tên trộm chui vào nằm ngay dưới giường nhà vua, đợi đêm khuya thì ra tay .Quả
đúng như thế !
- Khi vũ khí lợi hại đã rơi vào tay kẻ thù, việc mất nước
( có dân, có đất đai,có chính quyền ) chỉ là thời gian.
3. Bài học cay đắng :
- luôn coi trọng lợi ích của nước nhà ( trong đó có nhân dân , đất đai. Vua chịu trách nhiệm rất lớn )
- luôn đề cao cảnh giác trước mọi ý đồ, dù là tốt đẹp của
kẻ thù
- kẻ thù là ai: kẻ gây nguy hại cho dân,chiếm đất đai,
cướp ngôi vua.
*. Theo sách Đại Việt sử ký
toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sau nhiều lần giao tranh với An Dương Vương không thắng được, Triệu Đà sai Trọng Thủy sang nước Âu Lạc, hầu trong cung An Dương Vương làm túc vệ (túc trực bên
cạnh ) , rồi cầu hôn công chúa Mỵ Châu, con gái
duy nhất của vua An Dương Vương. An
Dương Vương bằng lòng. Cao Lỗ phản đối, nhưng rồi
đành bỏ đi tìm nơi ở ẩn. Trong thời gian ở Âu Lạc gửi rể, Trọng Thủy
đánh cắp các bí mật quân sự của Âu Lạc. Đại Việt sử ký
toàn thư viết về
việc này mang màu sắc thần thoại: Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào
Phá được bí mật quân sự của Âu Lạc, Trọng
Thủy tìm cách gặp cha . Triệu Đà lại
phát binh đánh Âu Lạc, sai Trọng Thủy cầm quân. Đại Việt sử ký toàn thư ghi
việc này xảy ra năm 208 TCN .
An Dương Vương chủ quan vì có vũ khí "nỏ thần", thua trận mang Mỵ Châu chạy về phía nam.
Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do
Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng trên đường để Trọng Thủy lần theo, nên cả hai đã tử trận.
Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa
chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất . Tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) tại xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ
tướng quân Cao Lỗ.
Sử sách đề cập tới Trọng Thủy, như một người con duy
nhất của Triệu Đà. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư,
Triệu Đà lập Nhà Triệu là triều
đại duy nhất cai trị nước Nam Việt suốt
giai đoạn 207-111 TCN. Khi mất, nhường ngôi cho cháu nội là Triệu Hồ ( con trai
Trọng Thủy ) vào năm 137 TCN . Như vậy,
có thể xác định Trọng Thủy còn sống ít nhất tới năm 164 TCN- hoặc 159 TCN và mất trước năm 137 TCN (năm
mất của Triệu Đà), và Triệu Hồ chắc chắn
là con người vợ khác, không phải là con
của Mỵ Châu.
Chúng ta thấy
những yếu tố hoang đường kỳ ảo, nhuốm
màu sắc thần linh huyền bí ( yêu quái phá hoại việc xây thành, lẫy nỏ
chính móng chân rùa, Trọng Thủy tự tử , An Dương Vương rẽ nước xuống biển ) là sự
tưởng tượng của nhân dân, thể hiện tình cảm
của họ đối với những con người họ ngưỡng mộ ,cảm thương . Như vậy có thể
hiểu một cách đơn giản : truyền thuyết là
những câu chuyện cổ có cốt lõi lịch sử , cộng thêm tình cảm của nhân dân thông
qua các yếu tố kì ảo .
Di tích của thành
Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải
qua.
Câu hỏi : 1. Bạn hiểu thế nào về khái niệm “ truyện truyền thuyết dân gian” về
nội dung và hình thức ? So sánh với Sử thi và
Cổ tích, truyện truyền thuyết dân gian có những điểm nào giống và khác
nhau ?
2. Hãy đọc và tóm
tắt truyện An Dương Vương- Mỵ Châu- Trọng Thủy . Cho biết phần giới thiệu của truyện chứa những yếu tố gì ? Đâu là
tình huống tạo một nút thắt của câu chuyện
? Các tình tiết chứa diễn biến câu chuyện ? Cao trào hay đỉnh điểm câu chuyện
nằm ở đâu ? Chuyện kết thúc ( mở nút ) như thế nào ?
3. Vua
An Dương, thành Cổ Loa, nỏ là những yếu
tố có thật trong lịch sử .Hãy tìm hiểu
trong trang lịch sử nước nhà . Nêu ý
nghĩa của ba yếu tố này trong lịch sử nước ta ?
4. Có người đánh giá “mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng
chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.” Bạn hãy phân tích nhận
định này .Phân tích tính cách, số phận ba nhân vật : Vua An Dương Vương, Mỵ
Châu, Trọng Thủy .
No comments:
Post a Comment