Monday, August 26, 2019

Bài 14 THƠ THẤT NGÔN TRƯỜNG THIÊN HẦU TRỜI .



                     
                                   
                                ( Tản Đà  Nguyễn Khắc  Hiếu )
I.                    TÌM HIỂU CHUNG :
  1 Thể loại :  Hầu trời  là một bài thơ được   viết theo thể  thất ngôn trường thiên, thuộc thể thơ cổ phong .
                  So với thơ Đường ( thơ luật ) thơ cổ phong ( tức là thơ được sáng tác trong và sau đời Đường ) không theo niêm luật chặt chẽ như thơ đời Đường, mà phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, vần, câu chữ . Những khắt khe đòi hỏi về đối, luật thơ, nhạc điệu, nhịp  điệu … không tập trung gò bó như thơ Đường .
 Về nội dung, thơ  thất ngôn trường thiên là những bài thơ bảy chữ, số câu khá nhiều, nghiêng về  trần thuật ( tự sự-kể ) hoặc bày tỏ cảm xúc liên tục  trước một đề tài không dứt . Tuy nhiên,  bố cục cũng cần có cấu trúc cụ thể, mạch lạc, hợp lý


           2. Hoàn cảnh ra đời :    Hầu  trời là một tác phẩm của Tản Đà , trích từ tập thơ Còn chơi (khoảng 1921-22) , lúc nhà thơ  ngoài ba mươi  , độ tuổi “tam thập nhi lập”, có ít nhiều từng trải trong cuộc đời. Bài thơ đã đúc kết khát khao, những thành công và chưa như ý nguyện về công danh, sự nghiệp, cũng thể hiện một khía cạnh “cái tôi”khi tác giả được chào đón vào trong đội ngũ những nhà thơ của phong trào Thơ mới.

            3. Đặc điểm  về nội dung :  Mới đọc, ta thấy tác giả đang kể lại một câu chuyện   đậm màu sắc tưởng tượng :  trong một đêm không ngủ   , tác giả được vời lên tiên, đọc thơ văn  cho  Trời  và các vị chư tiên cõi bồng lai nghe  .Các tiên đồng ngọc nữ  đã tranh nhau đặt hàng .  Hai bên (Trời và tác giả )tâm sự , ủi an , động viên, tin tưởng nhau .Sau buổi hội ngộ ý nghĩa đó, tác giả được Trời cho xe đưa về trần gian .
               Rõ ràng,     truyện  được đặt vào trong một bố cục cụ thể .
              Phần mở bài,với một  khổ duy nhất  , tác giả nêu lên niềm hạnh phúc lớn lao vô bờ  của mình giữa tất cả những  câu ở đoạn  thơ đầu tiên  , một cảm xúc hiếm thấy trong cuộc đời lẫn văn chương của mọi con người trần gian  .Cả con tim (hồn)khối óc (phách)thể xác (thân thể )đều đón nhận nguồn cảm xúc đạt ở mức cao nhất - sướng lạ lùng ,sướng đến độ cứ ngỡ là mơ (chẳng biết có hay không ). Niềm vui sướng tuyệt đỉnh này rất thật, không kỳ lạ (chẳng hoảng hốt)không phải do tưởng tượng (không mơ mòng ),bởi vì: thật được lên tiên. Năm từ “thật, có” , đi liền với ba  từ đối lập “không , chẳng ” càng khẳng định rằng chuyện tác giả được lên tiên là có thật, không hề bịa chút nào , không hề một mảy may tưởng tượng .
.Đấy là cách dẫn dắt một tác phẩm tự sự tiêu biểu . Ta nhớ thời điểm 1921, nhiều  tác giả văn học còn sử dụng chữ Hán , Nôm để sáng tác, và hầu hết  những đứa con tinh thần của họ là thơ, hoặc nghị luận xã hội , thì Tản Đà đã vận dụng chữ Quốc ngữ một cách thông thạo, kể một câu chuyện tự sự khá hoàn chỉnh,mà ta đang tiếp cận  đó là tài năng tuyệt vời của ông .
         Câu chuyện cũng bao gồm năm bước  như mọi truyện ngắn khác .Trong thân bài  Phần đầu, tác giả giới thiệu thời gian, không gian và bản thân, nhân vật chính . Tác giả  kể  cụ thể thời gian, không gian và lý do được đón lên trời . Canh ba là khoảng  thời điểm từ  23 giờ khuya đến một giờ sáng hôm sau, mốc nửa đêm , giờ tý ,thời khắc thiêng liêng, trời đất giao hòa . Có lẽ bóng tối  là thời điểm và bối cảnh cho ông nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo nhất  .Nhiều giai thoại cho rằng Tản Đà có thói quen viết lách, làm việc vào giờ này, còn ban ngày ông dành để ngủ , uống rượu và tiếp đón khách khứa . Nhiều người còn cho rằng thói quen này là một khía cạnh trong nhân cách  Tản Đà .
.           Hôm nay ông không viết mà ngâm . Cảm hứng này bắt nguồn từ cảnh ngộ “nằm một mình, ngọn đèn xanh làm bạn đối ẩm với  ấm nước nóng  ”Không gian hẹp là ngọn đèn xanh trong nhà và không gian rộng là khoảng sân , bầu trời đầy trăng . Những không gian quen thuộc , thân thương hằng ngày của tác giả , chỉ có ở trần gian .Không gian làm việc, cũng là không gian giao du, không những với bạn bè, mà cả trời .Giọng ngâm nga vang vọng đất trời .
 Ở phần giới thiệu này, ta có thể  hiểu được thể loại nhỏ trong một bài thất ngôn trường thiên dài: một truyện ngắn. Không gian hẹp ( khoảng sân, bầu trời ) thời gian ngắn ( một đêm ) nhân vật ít ( duy nhất tác giả là nhân vật chính )
       Phần thắt nút xảy ra khi ra sân dạo chơi, chợt có hai thiếu nữ xuất hiện . Họ vời tác giả lên trời đọc thơ , vì cái tội tiếng ngâm vang quá, , khiến vị Ngọc hoàng chú ý , từ việc  mất ngủ, mắng, và hẳn rồi  thấy hay, nên cho vời .
. Thắt nút trong truyện ngắn rất quan trọng . Đây là một biến cố cơ bản nhất của truyện, đặt nhân vật chính vào tình huống độc đáo, và sẽ được đẩy dần lên đỉnh điểm . Trời bỗng gần gũi, như một ông già  nóng nảy, thân thiện , còn tác giả , gã nhà thơ trần gian tuổi tam thập , vừa sung sướng ngỡ ngàng (ước mãi, giờ mới được), có chút  vờ miễn cưỡng .Đoạn thơ bốn khổ tứ tuyệt  chứa lối văn xuôi tự sự,kể lể, tả ,  trừ  vần điệu , và cấu trúc mỗi câu bảy chữ . Tài năng của tác giả  chứa đựng trong các kể bằng thơ, ngôn ngữ cố tình không trau chuốt,   như muốn dùng giọng bông phèn , khẩu ngữ ,tạo  tính trào phúng của tác phẩm ,bắt đầu từ đây .
       Ba khổ chứa phần Thắt nút,(chơi văn.. phải lên )   dựng lại một biến cố quan trọng nhất của truyện ngắn, gồm đầy đủ ba yếu tố của một đoạ tự sự : kể (ra sân, đi tung tăng dưới sân, lời  mời của tiên nữ)tả (tiên nữ cười mủm mỉm, nụ cười như nụ hoa trên môi thiếu nữ, hay còn gọi cười nụ, cười  để tỏ sự quan tâm, tạo thiện cảm)và bày tỏ  ba lớp cảm xúc (nỗi sung sướng bất ngờ, thấy thỏa mãn, vì ngỡ người tiên  mà quen, và một chút khiêm nhường, nhưng rất tự tin ). Đây là một khía cạnh trong cái tôi cá nhân nhà thơ : ngông 
        Qua  phần thứ ba của câu chuyện, Phát triển, tác giả theo trình tự thời gian để ghi lại sự việc, miêu tả cụ thể ,rồi bày tỏ cảm xúc .Phát triển thứ nhất , tác giả kể cảnh mình  không cánh mà cùng tiên bay lên trời . Gặp Trời, ông sụp lạy,  Trời  cho phép ông ngồi ghế  Ông tả cửa son đỏ chót,ghế bành trắng như tuyết,có vân như mây . Câu thơ đầy cảm xúc sung sướng, ca ngợi,ngỡ ngàng : thiên môn đế khuyết như là đây !         Phát triển thứ hai, , kéo dài trong bốn khổ (chư tiên... lạnh như tuyết), có thể là một phần trọng tâm của câu chuyện lên tiên hầu trời, vì  qua đây , nhà thơ giới thiệu tỉ mỉ sự nghiệp sáng tác của mình .
                Theo tiểu sử ( trong Từ điển văn học), năm 1907 , nhà thơ viết bài “Á Âu nhị châu  hiện thế luận” được đăng trên một tờ  báo ở Hồng Kong .Có thể gọi  văn bản nghị luận này là tác phẩm đầu tay của một  nhà nho lỡ thời tuổi mười tám .Sau đó, các bài thơ in trong tập “Khối  tình con I” được sáng tác từ 1907-1916, trong đó tác giả gửi gấm những nỗi lòng về đường thi cử dở dang, chuyện tình riêng không trọn . Năm 1905, ông lập gia đình, và cho công bố những bài văn đầu tiên trên Đông Dương tạp chí .Tất nhiên, khi tác phẩm văn học được in báo,  tác giả  được nhận một khoản tiền gọi là nhuận bút , cho nên khi người anh từ trần (  từng hỗ trợ cho gia đình nhà thơ),  cuộc sống trở nên cùng túng, năm 1916 Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút, từ nhà thơ, nhà văn chuyển sang làm nghề nhà báo .Hàn Mặc Tử vốn làm ngành đạc điền ở Quy nhơn cũng  vào Saigon làm báo sau này . Tập thơ Khối tình con II ra đời .Tiểu sử cho biết  nhờ tiếng vang của  những bài văn đăng trên Đông dương tạp chí , Giám đốc Trường Hậu bổ Vayrac muốn đặc cách cho Tản Đà vào học, nhưng ông từ chối . Ta biết đa số các tác giả trong phong trào Thơ mới đều theo tây học, và có những vị trí xã hội nhất định, là những công chức của nhà nước thực dân ( bên cạnh việc làm thơ, làm báo , bán thơ văn là nghề phụ  )nên   thu nhập ổn định , thì Tản Đà , gần như  là kẻ “vô công rồi    nghề.”. Thân sinh là một quan Án sát, giữ chức Ngự sử trong kinh, mẹ là một đào hát, nhan sắc, giỏi văn thơ, nhưng Tản Đà lại lận đận trong thi cử (hai khoa thi Hương  1909, 1912 đều hỏng ), dù ông từng được học hành,  14 tuổi đã thạo các lối từ chương thi phú .Không đi học, ông dựng kịch bản tuồng cho các rạp hát .Qua đoạn  thơ  này trong bài “Hầu trời ”,(quãng thời gian sáng tác từ 1907-1924 là chưa dài ) ta thấy Tản Đà có năng lực sáng  tác thật dồi dào (số lượng tác phẩm lớn) và ông có thiên hướng rất nhiều thể loại . Từ điển văn học cũng đánh giá : trên văn đàn công khai của Văn học Việt Nam hơn ba thập  niên đầu thế kỷ XX, Tản Đà nổi lên như một hiện tượng đột xuất , vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo . Là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực , ông để lại một khối lượng tác phẩm không nhỏ, bao gồm nhiều thể loại : thơ ca, luận thuyết, truyện cười, truyện ký, tiểu thuyết , biên khảo , chú giải , dịch thuật, và cả những vở tuồng . Thơ(mà tác giả gọi là văn chơi) có Khối tình con I,II. Tác phẩm Khối tình thuộc  văn thuyết lý (những bài xã luận về chính trị )Đài gương, Lên sáu , Lên tám (là bài thơ viết để răn dạy thiếu nhi hay  Văn vị đời)  . Tóm lại, trong tất cả  các thể loại văn học, từ thơ, truyện, nghị luận, kịch.. , về nội dung như giải trí, giáo dục,chính trị…Tản Đà đều có cống hiến với mức độ nhất định. Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt sách; truyện thì có "Thần tiền,một tiểu thuyết giàu tính hiện thực, Giấc mông con”(tiểu thuyết ), "Đàn bà Tàu- truyện dich " (1919); sách giáo khoa, luân lý thì có "Đài gương truyện ", "Lên sáu" (1919)
          Mượn  cách nhận xét của  Trời, Tản Đà cho biết sáng tác của ông có lối hành văn phong phú .Ngôn ngữ đẹp đẽ trau chuốt , sánh với sao băng(những vệt sao băng rơi  tạo nên khung cảnh lung linh khiến nhiều người  choáng ngợp!); giọng văn khi thì mạnh mẽ , hùng hồn , sánh với mây chuyển . Hẳn là giọng của văn luân lý,chính trị  . Êm như gió, tinh như sương , có lẽ  giọng của thơ. Tản Đà để lại những bài thơ  về mùa thu trong tập Còn chơi , đó là các bài Cảm thu, Tiễn thu, Gió thu rất đặc sắc ; đầm như mưa, lạnh như tuyết (ngôn ngữ tiểu thuyết ). Tác giả vận dụng thủ pháp tự sự truyền thống rất khéo léo . Ông giới thiệu những tác phẩm, thể loại đặc sắc(kể), sau đó để cho Trời nhận xét (tả)và nêu cảm nghĩ từ ông và từ trời : giàu (nhiều tác phẩm)lắm lối (thể loại)giọng và ngôn ngữ thì “thật tuyệt, hiếm hoi ở trần gian”.  Bắt đầu sáng tác từ 1907, đến 1937, khi sức khỏe yếu , ông đã viết rất nhiều . Bài Hầu trời (1921-22)chỉ lược kê một số nhỏ lượng tác phẩm đồ sộ của ông .
              Qua đoạn thơ hay một cảnh thú vị giữa thiên đình, ta thấy Tản Đà rất tự tin về tài năng hiếm có của mình . Cả thiên đình dường như cùng nhau  thích thú theo dõi (lè lưỡi, chau mày, lắng tai)và sau đó thì tranh nhau “đặt hàng”. Ta biết (theo Từ điển văn học),năm 1921, Tản Đà làm chủ bút Hữu thanh tạp chí ( chịu trách nhiệm chính trong công tác biên tập của một tờ báo hoặc tạp chí tức : tuần san, tuần báo, được xuất bản định kỳ vào một ngày trong tuần.), diễn thuyết về “Đời đáng chán hay không đáng chán”(nhằm giải thích thái độ dấn thân vào lĩnh vực báo chí của mình). Nhưng chỉ   sáu tháng, ông đã từ chức,  về quê, đến 1922, trở lại Hà Nội , lập Tản Đà thư điếm (tiệm bán sách)rồi lập Tản Đà thư cục( hiệu sách lớn), cho xuất bản tiểu thuyết Thề non nước và tập thơ truyện Còn chơi . Lập tiệm  bán sách ngày càng lớn, cần in sách để bán, công việc không đơn giản .
           Ở Phát triển thứ ba, Tản Đà tâm sự những khó khăn,vất vả trong việc kinh doanh đầy mới mẻ này ở Việt Nam: chỉ có vốn là một bụng văn, còn các thứ (mặt bằng,công nhân,giấy ,mực  )đều chi phí cao,mà thu vào   thì sao?  Rẻ như bèo .Kiếm lãi rất khó (Khẩu ngữ) rẻ đến mức như không có giá trị gì (vì có quá nhiều và dễ kiếm).Mọi chi tiêu cho cuộc sống dựa vào món tiền lãi như bèo ấy (làm quanh năm+ chỉ lo ăn mặc+ tuổi cao= chẳng đủ tiêu, và đây là thiên lương quá nặng nề) Đoạn thơ đậm đặc chất trữ tình . Nhà thơ dùng nhiều thành ngữ (thước đất không có, rẻ như bèo,một cây chống bốn năm chiều ), thể hiện nỗi vất vả với nghề.Có lẽ  ông muốn chân thành bộc lộ nỗi niềm, nên đoạn thơ kể kể   chứa  lời  khẩu ngữ giản dị, cuộc gặp gỡ mang ý nghĩa tình cha con .Một bụng văn, kiếm ít tiêu nhiều, quanh năm chẳng đủ tiêu, …là thực trạng của giới văn nghệ sĩ, nhà báo mọi thời đại .  Thuyết “thiên lương ”bao gồm lương tri   (tri giác trời cho)lương tâm (tâm tính trời cho)lương năng (trời cho) .Tác  giả quan niệm rằng nhờ vào ba phẩm chất này  mà gầy dựng lại “cái hay của trời cho trong tự nhiên,trong loài người, ” để cải biến tình trạng “luân thường đảo ngược, phong hóa suy đồi” và sự trì trệ lạc hậu của xã hội Việt Nam trước mắt .
         Một đoạn thơ tự sự pha màu sắc trữ tình , kéo dài  trong 16 câu, bằng hai bài thơ bát cú, chỉ gieo hai vần rất chặt ( ó và iêu ) Cách gieo vần quả tài tình,ở một năng lực kinh nghiệm, bản lĩnh . Nhờ những từ mang vần gắn bó toàn bộ đoạn thơ với nhau, đã tạo nên tính nhạc phong phú cho bài thơ , bởi lối dùng từ , cách kể lể, than  thở, tâm sự  dài dòng , không thể chuyển  đổi sang những từ trau chuốt, giàu nhạc điệu vốn là đặc trưng của thơ được .
    Đọc hết mọi tác phẩm từ  thơ ca , đến tiểu thuyết, sách giáo dục,sách nghị luận, rồi kể kể, ai ai cũng hiểu những khát vọng của Tản Đà. Tấm lòng chứa chất những  ước mơ chỉ gặp trong những câu chuyện tự sự -lãng mạn. Nếu hai chị em Liên và An (truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam)chỉ  mong mỏi ba điều :  được về Hà nội, tận hưởng cuộc sống đầy đủ về vật chất “ăn món ngon, uống ly nước xanh đỏ”, được ngắm cảnh rực sáng và ồn ào mỗi lúc đêm về , thì Tản Đà cũng mơ ước ngần ấy  điều, “người lớn ”hơn ,vì ông đã làm chủ một gia đình, đứng đầu một nhà xuất bản , sáng tác nhiều  loại sách hay : việc kinh doanh thuận lợi,  lãi tăng để duy trì cuộc sống, và nhiều người được đọc sách ông viết..Nhưng tất cả chỉ là mong mỏi .
  Vì vậy,câu chuyện đi đến đỉnh điểm . Tác giả trách trời , và  đầy lo lắng (Trời lại sai con việc nặng quá, biết làm có được mà dám theo )Tâm trạng nặng trĩu lo âu.  Đây cũng là nỗi lòng, cảnh ngộ của hầu hết  mọi nhà xuất bản, hay tác giả thời bấy giờ . Khi nền kinh tế khai thác thuộc địa của Pháp đi vào giai đoạn ổn định, văn chương trở thành hành hóa . Việc  viết thơ văn để bán, rồi in ấn,tạo  mối thông giao với người đọc , trở thành một hoạt động ở thị trường kinh tế đô thị thời thuộc Pháp . Nhiều người xem đây là công việc mưu sinh như Tản Đà, bởi ông không có bằng cấp cụ thể (Tản Đà hai lần hỏng thi Hương), không có điều kiện trở thành những công viên chức cho nhà nước thực dân phong kiến đầu thế kỷ XX , trong khi phần lớn các  thi nhân,văn nhân  lúc ấy  đều được hưởng lương  chính thức,  sáng tác là   nghề tay trái . Những khó khăn, vất vả tác giả gặp khi được Thượng đế , hay số phận,định mệnh giao cho, đó là thiên lương.
   Như Thúy Kiều lúc cùng quẫn đành phải nhảy xuống sông Tiền Đường tuẫn tiết , tác giả cũng thấy rõ mình gặp bao nhiêu khó khăn. Câu chuyện đã đi đến cao trào , buộc phải giải quyết . Kiều được cứu sống,còn Tản Đà  thì sao ? Ta hãy xem phần Mở nút .
     Phần thắt nút chứa biến cố tác gỉa  ,một vị trích tiên , được vời lên tiên, thì ở phần này, những lo toan trần gian của tác giả được  vị tiên đế an ủi  trong đoạn thơ bốn câu gieo vần trắc , vẫn ẩn chứa bao trục trặc ,gian nan, cay đắng trên con đường thực hiện thiên lương,  một vị trích tiên lạc lõng giữa trần gian, viết thơ văn,  tự in bán, để  mưu sinh ,và để cải tạo đời sống tinh thần cho xã hội . Dù trước đây, và dù trời cao,  thi nhân của chúng ta chưa than thở, trời “đã biết, trời thấu hết ”.Thôi,dù gian lao, nhọc nhằn,  Trời thấu rõ, như một nghiệp chướng, đành cam nhận .
          Phần cuối câu chuyện, tác giả cũng dành một đoạn để đúc kết câu chuyện và bày tỏ cảm nghĩ , như bao tác phẩm tự sự khác .Cảnh biệt ly đầy lưu luyến , rồi chỉ trong phút chốc, tác giả đã về lại  quê nhà . Ngày mới , tiếng gà gáy, tiếng người lao xao,  khung cảnh trần gian , với bao buồn vui . Tác giả bâng khuâng , mơ ước , mong đêm nào cũng được lên gặp trời, hầu chuyện cùng ngài .Những câu thơ  giàu  nhạc điệu và  hình ảnh , từ ngữ gọt giũa (giọt sương rơi, sao thưa vắng, trăng tà , tiếng  gà xao xác , riêng ngậm ngùi  ), những từ Hán Việt cổ kính  (lụy biệt ,vạn dặm khơi , khí thanh, non Đoài, trần giới , trần gian , ) đã đem lại không khí trang trọng cho bài thơ , chính là khát vọng  nghiêm túc của nhà thơ về cõi trần gian  này. Chuyện được hầu  trời chỉ là một cuộc gặp gỡ mang tính giải trí, còn cuộc sống muôn màu này ,dù chồng chất khó khăn,mới là những giá trị thực cần trân trọng . Đó là trách nhiệm công dân mỗi thi nhân, mỗi tạo vật cần giữ lấy .
Câu hỏi : 1.  Hãy kể lại câu chuyện nhà thơ Tản Đà lên hầu trời qua 5 bước ( tác giả kể  cụ thể thời gian, không gian và lý do được đón lên trời, Phần thắt nút xảy ra khi ra sân dạo chơi, có biến cố gì tạo tình huống truyện ? phần thứ ba của câu chuyện, Phát triển, tác giả theo trình tự thời gian để ghi lại sự việc, miêu tả cụ thể ,rồi bày tỏ cảm xúc. Ở đây có ba mục nhỏ (a) tác giả kể cảnh cùng tiên bay lên trời,(b) nhà thơ giới thiệu tỉ mỉ sự nghiệp sáng tác của mình(c), Tản Đà tâm sự những khó khăn,vất vả trong việc kinh doanh. Câu chuyện đi đến đỉnh điểm  ( tác giả trách trời , và  đầy lo lắng) phần Mở nút ,những lo toan trần gian của tác giả được  vị tiên đế an ủi .
                2. Phần đầu, tác giả giới thiệu thời gian, không gian và bản thân, nhân vật chính . Tại sao chọn thời khắc canh ba ? Tại sao  ông không viết mà ngâm? Phần đầu có tác dụng gì trong câu chuyện tự sự?
                 3. Thắt nút trong một văn bản tự sự  rất quan trọng, tại sao ? Đoạn thơ tự sự này có tính nghệ thuật rất độc đáo .Hãy phân tích giá trị của nó  ( cách kể chuyện,miêu tả, ngôn ngữ, giọng điệu ..) một khía cạnh trong cái tôi cá nhân nhà thơ được bộc lộ .Cái tôi gì .Chứng minh .
                  4.  Trong phần Phát triển, tác giả theo trình tự thời gian để ghi lại sự việc, miêu tả cụ thể ,rồi bày tỏ cảm xúc .Trong ba mục nhỏ ((a) tác giả kể cảnh cùng tiên bay lên trời,(b) nhà thơ giới thiệu tỉ mỉ sự nghiệp sáng tác của mình(c), Tản Đà tâm sự những khó khăn,vất vả trong việc kinh doanh.)mục nào là trọng tâm.Phân  tích kỹ : tên và số lượng tác phẩm, lối hành văn phong phú .Thái độ của tác giả và Cả thiên đình ra sao ? những khó khăn,vất vả trong việc kinh doanh như thế nào ? Đoạn thơ tự sự pha màu sắc trữ tình, chỉ gieo hai vần rất chặt ( ó và iêu ), cách gieo vần như thế có tác dụng gì ?
                  5. Câu chuyện đi đến đỉnh điểm : Tác giả trách trời , và  đầy lo lắng. Nghệ thuật đoạn này có đặc điểm gì ?
                  6. Mở nút, phần này, những lo toan trần gian của tác giả được  vị tiên đế an ủi  trong đoạn thơ bốn câu gieo vần trắc .Tại sao ?
                  7. Phần  đầu và kết câu chuyện : tác giả nêu lên tâm trạng gì ( sẽ mô tả trong câu chuyện) với ngôn ngữ như thế nào , đoạn để đúc kết câu chuyện và bày tỏ cảm nghĩ ,  thì tâm trạng, ngôn ngữ, giọng điệu có nét gì độc đáo ? Tại sao ?      



No comments:

Post a Comment