Monday, August 26, 2019

Bài 1 CÁCH TỔ CHỨC ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ- HIỆN THỰC PHÊ PHÁN


Bài  1
                CÁCH TỔ CHỨC ĐỌC HIỂU
       TÁC PHẨM TỰ SỰ- HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
I .KHÁI NIỆM:
1.Định nghĩa : Chủ nghĩa hiện thực phê phán, theo cách gọi của nhà văn Gorky ( hay    chủ nghĩa hiện thực) là một trào lưu nghệ  thuật ,xuất hiện dưới dạng điển hình nhất ở châu Âu thế kỷ XIX. Cơ sở xã hội của phương pháp sáng tác này  là những mâu thuẫn và  đấu tranh giai cấp gay gắt trong xã hội sau khi giai cấp tư sản đã  củng cố được địa vị thống trị của mình . Sự áp bức , bóc lột không hề che đậy, ngày càng tàn bạo của  giai cấp  này  đã đánh động những  tâm hồn  thấu cảm của  người nghệ sĩ  chân chính, thôi thúc họ nhìn thẳng vào sự thật . Con người không phải là con đẻ  của lý tính, của đạo đức trừu tượng , của ảo tưởng, mà là “con người xã hội” ( Ban-dzắc )
 Nguyên tắc chính  của phương pháp sáng tác này là “ tái hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”. Người nghệ sĩ đặt nhân vật  trong một tình thế xã hội, một quan hệ giai cấp cụ thể, sau đó triển khai  những diễn biến tính cách  theo sự chuyển biến của tình thế  hoàn cảnh đó . Tính cách nhân vật có sự kết hợp cao độ giữa cá tính và hoàn cảnh, phát triển cùng hoàn cảnh điển hình . Người nghệ sĩ phải nắm được  qui luật, bản chất của hiện thức khách quan , chi phối  ngòi bút   vốn luôn mang tính chủ quan của tác giả . Văn học như “ một tấm gương xê dịch trên con  đường lớn” ( Xtanhđan )
 Đề tài của phương pháp hiện thực phê pháp rất rộng lớn “ bao trùm lịch sử, xã hội, những điều tồi tệ, những nguyên lý” ( Ban-dzắc ), cung cấp cho nhà văn những chi tiết  chân thực, dồi dào,tạo nên một đặc trưng cơ bản , hình thành chức năng nhận thức của văn học, góp phần quan trọng vào  việc khắc họa tính cách và hoàn cảnh điển hình . Những nguyên lý của phương pháp hiện thực phê phán có những ưu điểm, trở thành những truyền thống tích cực của văn học thế giới
   Tuy  nhiên ,  phương pháp này có những mặt hạn chế,  đó là cảm hứng chủ đạo  còn phiến diện , chưa xây dựng được   những tính cách điển hình tích cực: con người gắn bó nhưng thụ động trước hoàn cảnh, nhân dân lao động là con người yếu thế. Những  yêu cầu này được giải quyết trong   các tác phẩm được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa .
 Qua  việc tìm hiểu chi tiết về phương pháp hiện thực phê phán, chúng ta có thể rút ra một số qui tắc trong quá trình đọc hiểu văn bản:
-          Về nội dung : những mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp gay gắt - sự áp bức , bóc lột không hề che đậy, ngày càng tàn bạo của  giai cấp thống trị thôi thúc văn nghệ sĩ  nhìn thẳng vào sự thật và lên tiếng
-           Về hình thức : Triển khai  những diễn biến tính cách  theo sự chuyển biến của tình thế  hoàn cảnh, nhà văn  phải  nắm được  qui luật, bản chất của hiện thức khách quan(tái hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình) - Chú ý từng chi tiết nhỏ .

  2. Đặc điểm về  nội dung và nghệ thuật: Phương pháp hiện thực phê phán cũng thừa nhận sự tồn tại  và giá trị thẩm mỹ của hiện thực khách quan , nhưng người nghệ sĩ  không chỉ  dừng lại các hiện  tượng miêu tả , mà  cố gắng đi sâu vào bản chất  của sự vật để phát hiện những mâu thuẫn, những quy luật bên trong của xã h ội  đương thời . Vì vậy, tác phẩm  của họ tố cáo không thương tiếc và tố cáo mạnh mẽ cái xã hội xây  dựng trên sự đối kháng  giai cấp  đầy ung nhọt .Trong các tác phẩm được xây dựng bằng phương pháp hiện thực phê phán, tính cách nhân vật luôn gắn chặt với hoàn cảnh,lại có một quá trình phát triển theo quy luật bên trong do tính khách quan của môi trường  và hoàn cảnh quy định.
3. Các tác giả-tác phẩm   tiêu biểu :  Ở Việt Nam  phương pháp hiện thực phê phán có thể tìm thấy những thành tố của mình trong tiểu thuyết của Nguyễn Du, Hồ Biểu Chánh … ,nhưng mãi đến sau những năm 1930, phương pháp này  mới xuất hiện một cách hoàn chỉnh với tư cách một phương pháp sáng tác, một trào lưu văn học .
  4. Chủ đề chính : Qua các tác phẩm tự sự từng được giới thiệu trong chương trình phổ thông, chúng ta thấy xuất hiện những nội dung tư tưởng sau:
 -xung đột giai cấp : đó là sự mâu thuẫn giữa  địa chủ và nông dân, giữa kẻ thống trị và dân lành, giữa  giới cầm quyền và những trí thức chân chính .
- giá trị sống bị đảo lộn: cuộc sống  do thiếu vắng những giá trị cao đẹp, con người  tìm sự bù đắp qua   những  ham muốn lạc thú trần gian, tiền bạc và danh vọng . Để có được những ham muốn này, con người phải trải qua không ít  bế tắc và trớ trêu cuộc đời , một khía cạnh của xung đột
 - sự đối kháng giữa những thái độ sống bắt nguồn từ mâu thuẫn giai cấp :  quyền lực và yếu thế, tàn bạo và mù quáng, nhân ái  và sáng suốt.
 - sự xung đột  của những phẩm  giá :kẻ thắng thế, tham vọng,chà đạp ,lôi kéo, coi trọng sức mạnh vật chất; người thất thế lại có ước mơ,muốn vươn lên nghịch cảnh, chống đối những cám dỗ, coi trọng lẽ sống tình người
  5. Thủ pháp nghệ thuật : Như vậy,  thủ pháp nghệ thuật được các nhà văn hiện thực phê phán sử dụng là ngòi bút tương phản và tả thực , xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình .Ngòi bút có thể bằng châm biếm, lạnh lùng tàn nhẫn,  sự thật nghiệt ngã,có khi đầy nhân ái .
 - Xác định giọng kể của tác giả :  lạnh lùng , dửng dưng , trách nhiệm hay châm biếm- kết cấu truyện có nét sáng tạo thế nào

  
 II. NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU :
- Văn học trung đại : Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên(Nguyễn Đình Chiểu), Thượng Kinh ký sự (Lê Hữu Trác), Chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ )
 - Văn học hiện đại :   Cha con nghĩa nặng( Hồ Biểu Chánh ), Số Đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo,(Nam Cao), kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ) Người trong bao(Se-khop )
III.  III .CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :
1.     Dựa vào thể loại :với các truyện ngắn ,tiểu thuyết, kịch tự sự : chúng ta dựa vào các đặc điểm về hình thức, nội dung của từng thể loại được giới thiệu cụ thể trong chương mở đầu
                 2 . Dựa vào nguyên lý sáng tác của phương pháp hiện thực phê phán : Tìm hoàn cảnh điển hình gắn với một giai đoạn lịch sử, một môi trường cụ thể . Biến cố lịch sử, không gian truyện có những đặc điểm nào cần quan tâm, có tác động đến số phận, tính cách nhân vật chính
      3 . Dựa vào tiểu sử tác giả : thân thế, sự nghiệp, phong cách, có sự  quan hệ đối với việc khắc họa nhân vật, khẳng định chủ đề tư tưởng của tác phẩm .

III. KẾT LUẬN :
1.       “ Nhà văn hiện thực phê phán là người thư ký  trung thành của thời đại” (Ban- dắc ). Hiện thực xã hội Việt Nam  khi bước vào những giai đoạn khủng hoảng và thế giới  có những chuyển biến   tiêu cực qua các thời đại đã được các tác giả tài  năng và  trách nhiệm phản ánh chân thực qua những trang viết đặc sắc. Khi xã hội chìm trong những cơn chấn động,  người nghệ sĩ chân chính , tâm huyết thận trọng chọn lọc và đưa vào tác phẩm của mình những vấn đề mang tính lịch sử xã hội, như một cách ghi chép lịch sử, đồng thời thấm đẫm tính hiện thực và nhân đạo
Văn học hiện thực phê phán chứa phần cốt lõi của hầu hết mọi  dòng văn học khác . Nhà văn cách mạng phản ánh hiện thực đen tối đó, có khi đầy bế tắc, nhưng đã mở cho nhân  vật một lối đi mới để giải thoát  họ  khỏi những ràng buộc, giam  hãm từ những sức cuốn tàn bạo ,   bước đi dưới ánh sáng  chân lý Đảng. Nhà  văn lãng mạn lại đặt nhân vật lên trên những cám dỗ tầm thường, từ đó đề cao những giá trị sống cao quí, những thái độ sống đẹp đẽ .  Nhà văn hiện thực phê phán dùng ngòi  bút lạnh lùng mô tả hiện thực, nhưng bằng một trái tim nhân ái cảm thương sâu sắc. Bức tranh hiện thực đầy dẫy rối ren với những  con người dường như “điếc cảm xúc” .Người được  coi là thắng thế , có địa vị,  tiền của, sẵn sàng phán xét, đàn áp, hạ nhục những người khác họ . Lắm khi họ còn được tưởng thưởng. Trong một xã hội của đua chen, giành giật , ganh đua quyền lực, người ta không kiên nhẫn để lắng nghe người khác.  Họ không nhận biết được cảm xúc của chính mình và của người khác, giống như người nghe một bản giao hưởng nhưng không phân biệt được tiếng của các nhạc cụ khác nhau, mà chỉ thấy một thảm âm thanh bùng nhùng.
 Sự thấu cảm , lòng trắc ẩn  gần như phai nhạt, những người mẫn cảm có thể cảm thấy mình lạc lõng, cô đơn.Lòng thấu cảm bị xếp xó, thậm chí bị cho là có hại đến sự nghiệp thăng.  Một xã hội thiếu vắng sự thấu cảm và lòng trắc ẩn thì là một địa ngục, cho dù nó có nhiều của cải vật chất tới đâu chăng nữa.
. Nguyễn Du đã cảm nhận và thấm thía điều này từ mấy trăm năm trước “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Ông đã từng thốt lên trước bi kịch của Kiều “  Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy càng đau đớn lòng” .  Chính vì thế, họ đã lên tiếng.

 2 . Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam và thế giới đã để lại cho thế hệ người đọc nhiều tác phẩm có giá trị .


No comments:

Post a Comment