Tuesday, March 26, 2024

DÙ MUÔN CŨNG PHẢI NÓI VỚI NHAU..

    GIAI  ĐOẠN THỨ  NĂM ...

  Người bạn thân thiết của tôi  hôm  nay, rằm tháng hai âm  lịch   Giáp Thìn, vừa đúng  sáu  mươi chín  năm  được mẹ tạo  hình hài.Ngày hai  đứa tôi mừng sinh nhật thứ hai  chục  của  bạn là lúc  những cô thầy giáo  trẻ   khăn gói quả mướp về nhận công tác tại một huyện vùng núi   của tính Đồng Nai. Đi  xoá nạn mù chữ   khắp các  xã,  câu  hát ngân nga   suốt  những đêm  đôt đuốc cũng học viên  mò mẫm những con chữ  abc là " trong từng con  người cũng có   những niềm tin " và rất nhiều   ông  giáo trẻ    hẳn  đã    chiêm niệm  nhiều điêu       thì  phiên ra "  trong từng con  người cũng có   những  ..sườn  xương". Là bởi    ngày ấy   tuổi hai  mươi, các cô   mảnh mai, các thầy thì  gầy còm. Hẳn có  người còn mơ  một  bữa cơm mà  món  sườn   xào chua ngọt   thuở đi  học  cảm thấy rất xa . Tôi học   khoa Địa  bên   Cao Đẳng  sư phạm TP Hồ Chí  Minh,bạn tôi học   Ngữ Văn,hai  lớp    hoàn toàn  khác nhau,  thế nhưng  buổi liên hoan  chia tay để "  như  những cánh chim bay khắp  bốn  phương trời,đoàn  ta đi tới   những chân trời sáng  tươi ", thì  lớp nào cũng

kéo về từng nhà tổ trưởng,  xúm xít bên mâm cơm trắng và  nồi canh chua cá  lóc ! Sau này, chúng tôi   dự nhiều buổi liên hoan  ra trường khác, cô bạn tôi học lên đại học,  vẫn  không quên tâm trạng phơi phơi sau bữa no kềnh và  hứng  khởi " kìa chân mây xa  xôi nắng hồng đang vẫy  gọi, ta lên  đường phơi phới tuổi hai mươi "    Dinh Thu Giang ( Giang Đu đủ )  

                                 ( viết  lúc ngồi  coi    quán -  còn tiếp )

 GIANG

 Đấy là giai đoạn thứ nhất  của   cô bạn tôi, theo “ chương trình sống” của bà này, còn tôi , khi ra làm  một cô giáo vùng  xa xôi  này, thì đây là giai  đoạn thứ hai. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bây giờ nói  chả ai tin,  có lật  căn cước ra thì  ghi  nguyên quán ( Đức Thọ, Hà Tĩnh ) nên thôi,  nhưng tôi  đã sống ở  mảnh đất  văn hiến và anh hùng này  suốt thời thiếu nữ tươi đẹp. Bố mẹ kết hôn ở   nơi họ công tác sau  những tháng ngày gian truân   chiến đấu  tại Điện  Biên và  kiên trì học hành  mãi trời Âu.  Ngôi nhà nhỏ  ven đê sông Hồng,mùa nắng ngào ngạt mùi.. mà   cư dân  ở đây chỉ có một cách   “ xông hương” bằng  những  nhánh nhang (  cách gọi của  người  Dalat bây giờ ), sau mấy chục năm, nơi đây đã thay đổi rất nhiều,   thoáng đãng và  trong lành hơn . Rồi bố mẹ chia tay  nhau, chuyện của  người lớn , đến tận bây giờ tôi vẫn  ngỡ ngàng trước hai chữ “ tình yêu”. Mẹ theo gia đình mới  về Hà Tĩnh,  rồi bố cũng có  hạnh phúc mới,tôi thấy  mình lạc lõng. Lúc  về với mẹ trong  quê, lúc ra Hà Nội với  bố,nhưng tôi vẫn luôn     sống với tâm trạng của  chàng Robinxon  ngoài hoang đảo. Bố có hai   người con trai, mẹ cũng  vậy, trong đại gia đình có bố , có mẹ thân thương, tôi là  một bông hoa thơm  thảo. Tôi biết vậy nên cứ  tha hồ sống theo bản năng được cưng chiều của  một đứa bé lên ba,  cho dù khi tôi   đã  học hết hệ tiểu học,rồi lên trung học.Tôi nhớ có  một lần  bố đẻ tôi đi công tác tạt  qua  nhà tôi ở trong Hà Tĩnh, một khu tập thể, tôi luôn nhớ ngay sân là  bếp và  một bể nước rất to,bố mang cho tôi chiếc áo chần bông, hàng thời trang  rất  mốt của thiếu nữ  Hà Nội, đẹp không thể  tả  nổi .Áo màu vàng chanh,  có  vô số  những chùm hoa tường vi li ti màu hồng, đỏ, trắng, đường chần rất khéo và tỉ mỉ, đó là món  quà  mẹ    Thu,  người vợ sau  này ,  bỏ  nhiều đêm khâu cho tôi. Dù đang hè  , trời Hà Tĩnh vào khuya  nhưng vẫn nóng kinh  khủng, nói như cụ  Nguyễn Khuyến , cái nóng nung  người  nóng nóng ghê, tôi vẫn đòi mặc vào, và còn đòi bố  dẫn đi khắp  một vòng khu nhà tập thể mấy chục  buồng, gõ cửa từng nhà,  dù ai nấy đã  ngủ say, để “ chiêm  ngưỡng” chiếc áo đẹp của con bé Thu Giang và  khen lấy  khen để, thì tôi mới chịu quay về nhà mình, cởi áo ra cất và đi ngủ . Hồi ấy tôi lên sáu. Và cái thói thích “ làm khổ người  khác “ cứ thế mà  lớn  dần ra . Tôi thích ở Hà Nội,vì có nhiều thú vui mà  nơi quê ngoại khó tìm  được, đó là ăn kem và đi xem phim.  Mê phim đến  quên   tất cả mọi thứ. Phim mở   ra cho tôi  một thế giới  khác hẳn với thế giới tôi đang sống. Ở nhà bố, ai nấy cứ lặng lẽ vào ra,kẻ  đầu tắt mặt tối làm lụng, kẻ miệt mài học hành, còn tôi thì…  Đến trường, ngồi  yên  hàng  giờ này qua giờ  khác,lại  cứ liên tiếp phải nhét vào đầu  những kiến thức mà theo tôi, thật vô bổ,  nhàm chán, khiến tôi thấy việc đi học như  một cực hình .Chả ai nói nặng tôi  một lời. Vô trong quê cũng vậy. Bà ngoại, mẹ,bố dượng, hai em, chiều chuộng Thu Giang,  giòng sông thu , hết cỡ thợ mộc ! Bố  mẹ  quen và yêu nhau  vì hồi  ở  Điện Biên,   bố là bộ đội, mẹ  đi dân công, cùng       mê đắm cái màu tím ngả nâu của  nhiễu    Giang Tây bên  Trung Quốc,gọi là   nhiễu Tam  Giang.  Mảnh lụa mềm mại,chỉ đặt lên vai đã thấy cả  một trời  êm ả !  Con gái sinh vào mùa thu mát dịu của Hà Nội thì chọn  tên là Thu Giang, chứ Tam Giang nghe  không mượt mà, nó chỉ hợp khi đi với tấm nhiễu lụa sang trọng, quí phái .

 Sau  ngày hai miền thống nhất,bố được cử vào Nam công tác, vì ông là  một  kỹ sư nông  nghiệp,   được  nhận lấy trọng trách   là  tăng năng suất lúa  trên những cánh đồng  miền Tây và Đông Nam Bộ sau bao nhiêu năm tháng bị hoang hoá bởi chiến tranh,bom đạn. Ông có  một người em ruột  sống ở đây.  Chú Toàn được ông bà nội dẫn vào Nam trong đợt  đoàn  người vùng Hà Tĩnh lên cao nguyên Lâm Viên  dựng miền quê mới trước  1945, rồi  chú bận học làm Kỹ sư công chánh ở trường Phú Thọ , Saigon nên đành nương náu nhà    một  người  quen của ông bà , rồi sau  1954 thì hai miền hai chế độ, thế là từ đó anh em  chỉ có tin tức của nhau trong  một vài lá thư. Một thiếu nữ Hà Nội chính hiệu con bò vàng ( cách gọi của  người Saigon ngày ấy  ) là tôi, yểu điệu trong chiếc quần lụa đen, áo sơ mi chít hông vừa vặn,hai bím tóc to dài đen mượt,   bước đi duyên dáng trong  đôi đép nhựa đen kiểu cách,có   nhiều đôi mắt khao khát nhìn theo. Nhiều thiếu nữ cùng tuổi tôi ngày ấy có bố hay mẹ là  những học sinh, cán bộ miền Nam tập kết, nay trở lại    quê hương, được  ưu tiên nhiều thứ lắm .Họ đều có một mái trường học hành đầy hứa hẹn, trường đại học, có một chỗ  trú ngụ là  những dinh thự bề thế,có  những chiếc xe  đạp mini Nhật mới  tinh, có vẻ kiêu hãnh  lộ ra từ bước đi , giọng nói . Tôi thì  khác họ . Tôi phải trọ ở nhà chú Toàn, một toà nhà vốn từng là nơi chú mở  salon tóc, cửa hàng sửa xe  gắn máy,   và  đàn  con  có tới bảy chàng nam nhi tuổi từ bốn đến mười tám, từng học  các trường Tây,tức  là học chương trình của Pháp, ở trường hẳn các môn học chính đều bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, về nhà bố mẹ con  cái đều chuyện trò với nhau bằng thứ ngôn ngữ mà tôi chỉ  nghe lõm bõm trên màn ảnh rộng,  ,cả đứa bé   gái mới lẫm chẫm biết đi,  nhưng được gửi vào trường    mầm non quốc tế, cũng chỉ thích được gọi bằng tiếng Anh, tôi thấy mình lạc lõng như ngày nào .Vì  vậy mà tốt nghiệp hệ Cao Đẳng sư phạm cấp tốc của thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm  1977, ở tuổi hai mươi, khi thấy mọi  người náo nức lên đường về   miền đông và miền tây Nam Bộ ( lớp CĐSP ngày ấy  đào tạo giáo viên cấp hai cho các vùng này ) tôi cũng không khỏi thấy nôn nao. Lớp học có rất nhiều anh chị từng là sinh viên năm nhất,năm hai các trường đại học lớn trong thành phố trước đây,nay do  trường chưa hoạt động lại,họ cũng chuyển  sang học hệ Cao Đẳng để ra đi làm mà mưu  sinh. Biết bao  ngườ gia nhập lực lượng thanh niên xung phong,rồi đi tòng quân.Bố đẻ rất muốn tôi  công tác ngay tại trung tâm thành phố,vì ông có  mối  quen biết  rất rộng,hơn nữa  “ kế hoạch” mà ông vạch cho cuộc đời cô con   gái ương bướng này là sẽ trở ra Hà Nội, kết hôn với  một anh kỹ sư,là  cấp dưới của ông, con nhà tử tế. Nhà cửa, công việc.. tất tần tật có hai bố và hai mẹ lo cả,tôi chỉ việc lên lớp,sinh con và … sống hưởng hạnh phúc đến già như hôm nay,tuổi thất thập cổ lai hy ! Ở nhà  chú thím Toàn, tôi có niềm vui là.. tích cóp. Ngoài quê,muốn tiêu xài tôi đều phải ngửa tay,còn ở đây, chú thím Toàn giao cho tôi  việc quản  lý  đàn con,vì chú  đi học cải tạo, còn thím nhiệt tình với công  việc bên hội Phụ nữ Quận.Món tiền ấy với tôi có ý  nghĩa lắm,  tôi sẽ mang về quê, và thay vì tiếp tục hành nghề  gõ đầu trẻ,thì tôi sẽ năn nỉ bố xin cho tôi vào làm ở  một cửa hàng bách hoá gần nhà.Dù là có bố    hỗ trợ, nhưng tôi phải  tự thân đi xin việc, và tôi biết  “ đầu tiên”thì phải là … Tôi luôn ở tâm trạng “ đứng núi này trông núi nọ”, trong khi cô bạn thì âm thầm làm việc,ôn bài vở. Ngày tôi hồi hương thì bạn vào đại học. Bạn tôi vốn có tính hiền lành mà buổi chia tay đay nghiến tôi : rồi bồ sẽ  phải ân  hận vì  không chung thuỷ với con đường mình đã chọn. Tôi là đứa đanh đá, chua ngoa, nhưng   lúc đó, bắt  gặp tia mắt  rực lửa của bạn, đành luống cuống như một học  sinh phạm lỗi  thuở mười hai, mười ba: Ơ thì… tớ về ngoài ấy  sẽ  đi dạy tiếp mà.Vì hai bố mẹ tớ cũng muốn thế.Tôi xa  miền  đất mà  tuổi hai mươi  chúng tôi rất tự hào. Có  câu hát cứ đuổi theo mỗi buổi chiều  tan trường,từ bên Huyện Uỷ vẳng qua. Tổ Quốc ơi,ta yêu  Người mãi mãi. Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại bằng mười. Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại đẹp hơn .  Tôi cảm thấy thèn thẹn.Vùng đất  miền Đông gian lao mà anh dũng ngày ấy  rất tự  hào ở một người con  kiên dũng của họ, chị Võ Thị Sáu. Cứ mỗi tối, đài phát thanh Đồng Nai lại  âm vang   lời  thiết tha “ chị  Sáu đã hy sinh rồi,giọng hát vẫn  như còn vang  dội,  giục chúng ta     


DÙ  MUỘN CŨNG PHẢI NÓI VỚI  NHAU .

 Người bạn   từng gắn bó từ thuở còn tập tành   học làm cô giáo  cấp hai rất ít khi chê bai tôi,mà  phần lớn là  khen. Bà này bảo: tớ làm công việc chủ nhiệm  lớp mấy chục năm,mọi thứ phải công bằng, chứ bên trọng bên khinh là  tụi nó  coi  thường ,  dễ mất  mặt lắm .  Nhưng  bây giờ,được “đánh giá trung thực” thì tôi thấy  ngường  ngượng. Quãng đường    ngỡ rằng   bảng đen phấn trắng là  nghiệp  sẽ  lâu dài,  nhưng.. Tôi sẽ tâm tình sau . Khi chú Toàn   có tuổi,  nghỉ hưu, chú dồn hết quãng thời gian  rỗi  lục tìm , viết lại bộ gia phả họ Đinh chúng tôi. Chú không bỏ sót  một ai,  mọi  người đọc, những ông bà cao niên,hớn hở lắm,  tự  hào lắm. Tôi lại bâng khuâng  buồn. Bởi  chú chỉ   dành cho tôi mấy từ ở cột “  nghề nghiệp” : giáo chức .  Nhưng nghĩ lại,  ừ thì bây giờ  nghề chính của  mình là “Kinh  doanh tự do “ mà !  Nghề này  thú thật,bảo  trung thực thì  rất khó .  

  Tôi về quê,  hai bố và hai mẹ  sắp xếp cho tôi  một chỗ công tác mà ai cũng  xuýt xoa. Nhưng tôi chỉ gồng được bốn học kỳ, vừa đứng  lớp,vừa chủ nhiệm, sau đó qua đến  mùa hè mà  người bạn  say  mê  đèn  sách  đang chuẩn  bước vào năm thứ ba   đại   học  thì tôi ( bởi hay tin   từ  gia  đình bạn này là sẽ “xoay” để cho bạn được trở  về công tác gần nhà, chứ con gái con đứa đi  xa lông bông mãi như vậy không nên, về  để rồi còn  kiếm ông chồng , chứ  gần ba  mươi rồi !  ) tìm cách  vào  nơi .. gần nhà bạn !  Tôi biết được là vì bố đẻ tôi   , do có nhiều   bà con, đồng hương  vùng quê  bà bạn,lại  giao lưu  khá thân thiết với  người chú ( em bố bạn này ) và cậu   em  út của bà ấy. Ông chú  là  một cán bộ  có chức vụ trong Ty Giáo  dục Lâm Đồng ngày ấy, bố tôi cũng từng quen biết nhiều  người  ở  Tỉnh với vai trò  một chuyên viên nông nghiệp, thế là  đầu năm học sau,tôi  chuyển vào đây, dạy một trường  cấp hai,  phóng chiếc Honda - dame bố  sắm cho  qua nhà  bà bạn chỉ  mười phút,còn nơi trọ là nhà chú thím ( em ruột bố dượng , chúng tôi quen gọi là Bọ ) thì chỉ mất dăm phút đi bộ.Ở đây tôi  thấp thỏm chờ một ngày bà bạn tốt  nghiệp, trở lại quê nhà . Vì sao mà tôi  cứ sống với tâm trạng ấy?  Bây giờ,ở cái tuổi mà  mọi  người bảo “ thấu mọi lẽ sự đời “ tôi thấy   mình thật trẻ con. Rất nhiều   đồng nghiệp nay đã về hưu,sống hưởng nhàn và đề huề bên con cháu chép miệng khi gặp lại tôi: bà này   điên. Thì ta cứ  lên  lớp,rồi cưới chồng, sinh con, ngày tháng nó sẽ qua,  cứ thế.. !  Đang  yên đang lành bỗng ..  ! Hồi ấy,   nhân vật “phi- ăng- xê “ ( như thím Toàn có lần bảo ) của tôi, một dịp cùng bố đẻ vào TP Hồ Chí Minh, đến chơi nhà chú  mấy hôm, hiền lành,tử tế, cùng bố lặn lội xuống tận   Định Quán  để thăm tôi.Ngày ấy thị trấn này có tên là Phú Hiệp,còn địa  danh đi vào lịch sử  một thời thì  chỉ còn lại ở  ngôi chợ , như  người dân quen  gọi, và mốc giao thông, chợ Định Quán,bến xe Định Quán,    nổi tiếng nhất là Đá Ba chồng Định Quán . Chúng tôi  ngồi xe lôi xuống Phú Quảng thăm bà bạn. Bà này   vừa  đứng lớp, vừa chủ  nhiệm  lớp, vừa kiêm công tác đội nên  được  Nhà trường ưu tiên cho  một gian buồng bằng   một phần tám  lớp học, đủ kê chiếc giường đơn và  chiếc bàn  học trò, lý do là  đám học trò ngày đêm tìm kiếm   nhân vật  bộn bề   công việc này,   còn  một phần tám dành cho ba cô giáo trẻ khác . Chủ nhà tiếp chúng tôi ở đó. Trời miền đông mà  đường như lại thiếu    thời tiết  mùa đông,mà lúc nào cũng  ngột ngạt giữa  xuân hạ.  Vị hôn phu của tôi   chịu  nóng không nổi,bèn cởi chiếc áo  sơ mi mặc đi đường, sau khi    theo dõi  thấy bố đẻ tôi cũng cởi, rồi sung  sướng treo lên  cây đinh đóng sẵn   trên vách ngăn  bằng một tấm cót,loại cót  đan từ sợi lạt chẻ mỏng . Họ  có  khoác  chiếc may ô trắng sạch sẽ nên nom lịch sự như các ông giáo trẻ ở đây. Hôm ấy là chủ nhật nên sân trường và nhà tập thể vắng tanh,chúng tôi  tự do nấu nướng trong   gian bếp  dựng bằng tre, mái lợp tranh,  cũ  kỹ, nền  đất được nện  kỹ,lại có  nhiều  bước  chân ra vào,-chứ ở đây, có nhiều nhà dân, quét nhà phải dùng cây chổi rành rành, nom như cây rừng bó lại, do quét bằng chổi đót là cuốn theo cát, cứ quét mãi thì nền nhà sẽ lún  xuống,- vì đây là nơi  dì cấp dưỡng  nấu hai bữa cho  độ chục thầy cô, laị là nơi giáo viên trong trường, chừng năm chục  người,  đến tìm nước uống, tìm  khoai  mì, khoai lang,chuối rẫy  ăn  cho vui,  và  bọn học trò thì ra vào thoải mái, do cuối nhà , sau  vách ngăn, chúng  có  nuôi chung đôi lợn giống,gây  quĩ cho Liên Đội,  rất nhiều đêm chúng kéo đến chong đèn họp tổ,họp  lớp ở đây, các lớp phụ đạo nhiều khi cũng diễn ra ở đây, những buổi chiều, sau bữa cơm trưa, khi  mọi phòng đều phải ưu tiên cho bọn trẻ cấp một. Vị khách phương xa lóng cóng  rửa rau  trong cái chậu nhôm  các thầy cô  vẫn dùng rửa mặt buổi sáng,  rửa trong chậu để  nhín nước tưới cho mấy gốc ớt, sả, giàn dưa tây, cả khóm phượng trồng mé hiên  sau dãy lớp, sau đó anh ta hắt   ra sân cho  đỡ bụi,dù   anh chàng đã thấy  hai   cô giáo và cả bố  tôi   chậm rãi bê đi tưới cho mấy gốc cây trồng làm gia  vị.  Tôi có tật  nghĩ là nói, vả lại lâu nay tôi thường “ bề trên”với tất cả  mọi  người : ôi sao lãng phí thế. ! Anh ta trân mặt nhìn tôi,  rồi cười: ối giời,chút ra giếng kéo chứ gì . Rồi anh ta tỏ vẻ ngạc nhiên : lần đầu tiên trong đời thấy giếng được  khoá như thể kho báu vậy. Cô bạn giải thích : nước ở đây rất hiếm. Sao trên Phú Hiệp thì  nước  lắp xắp, con đường vào bệnh xá Huyện phải   kê  từng cục đá tảng mới   vô được, nếu  không nước ngập chân. Lại kinh ngạc, vẻ sững sờ  có pha nhiều thương hại.  Cô bạn không nói gì,  nhưng tôi thấy  anh ách trước ngực. Không đồng cảm thì  chả sao,nhưng  hãy thôi tia  nhìn ban ơn như vậy . Bữa cơm  bày ra chiếc bàn gồm nhiều  tấm ván kê cao, đủ cho hai  chục  người, trong  gian nhà bếp mát mẻ và hơi  tối,  người khách, như sợ mất áo đẹp,lại đem áo  xuống treo lên cột nhà. Bố tôi đùa : Ai lấy đâu mà ! Vị hôn phu ngượng, thì con tính mặc khi ăn xong, không phải vòng lên nhà. Một bước chân mà cũng  cân nhắc   kỹ  lưỡng  !

Nhưng có  chuyện   xảy ra .   Mọi  người  kéo lên nhà  . Tôi phụ cô bạn thu xếp ly nước,  những giấy kẹo bánh  khách bày  vương vãi trên bàn,còn bố tôi thì ý tứ  tặng cho chủ nhà  mấy cuốn sách và món tiền nho nhỏ, bảo là      “ đi xe  lôi mỗi bận lên thăm Giang ” vì  bà này cứ mỗi tuần lên Huyện  họp Đội là  cuốc bộ hàng chục cây  số với bọn học trò cấp ba  quê ở đây. Có hôm trời quá nóng,chúng nó chia cho  cô giáo một tàu lá chuối (mà cặp vở của chúng cũng được bọc trong  những tàu lá to xanh này ), bà này điềm nhiên  xếp bẻ như kiểu  đám học trò tuổi mười lăm mười bảy chỉ vẻ,đội luôn cả  vào khu tập thể của Phòng Giáo dục Huyện.  Chả ai  ngạc nhiên, vì  có lẽ  các thầy cô ở  đây  đã bắt gặp “   Phú Quảng lên họp”,  nhưng tôi thì  chỉ biết lật đật chạy tới,giật  chiếc nón lá chuối  kiểu lính Na- pô-le- ông ra, giật luôn chiếc mũ vải cũ mềm bên trong. Chuyến đó về thành phố, công việc đầu tiên của hai đứa   trước khi   tìm đến nhà chú  Toàn ở đầu đường Trần Quang Khải là rẽ vào chợ Tân Định, tậu chiếc nón mới . Có tiếng hét thất thanh   , rồi   một bóng  người trong bếp  vụt lao ra như bị ma đuổi. Người này   chân bước lạng quạng,   hai tay cầm chặt   thân áo  chiếc sơ mi, rũ liên hồi,mặt mũi tái mét. Cô chủ nhà rất bình tĩnh, vội chạy theo,miệng bảo: Anh đừng rũ, anh đưa áo cho tôi. Nhưng chàng hôn phu của tôi  như không  nghe, mà    càng gồng lưng rũ, chiếc áo  có nguy cơ  như  bung ra làm nhiều mảnh. Bố tôi cười thương hại : bố cái thằng.Bị bò cạp cắn  chứ có gì đâu !  Tôi cũng lao ra cùng cô bạn, bốn bàn tay túm  được chiếc  áo rồi bó gọn. Chúng tôi  bước ra chỗ trống ở sân, ngay trước cửa  nhà tập thể, rũ mạnh, mắt canh chừng mặt đất đầy đá sỏi và bụi đỏ . Một con bò cạp  đen trùi trũi,  to bằng hạt mít,   càng và thân  tròn lẵn,  cứ như bằng thứ cao su đen dẻo mà tôi thường thấy ở  con dơi, con chuột, con khỉ  mấy đứa bé trai  nghịch ngợm  trên Saigon chơi và  không ít lần tôi bị  nhát. Mắt bố đẻ tôi tuổi gần   ngũ tuần  cũng nhận ra. Ông đã cầm sẵn  một nhánh  cây khô, chỉa xuống đất  như tạo đường cho chú bọ cạp hung dữ bước lên. Rồi ông  cầm chiếc cành cây, đưa cao, nheo mắt ngắm nghía. Hai cô giáo cũng   thích thú  ngắm theo,còn  vị  khách phương xa thì    co người, hai tay ôm ngực,miệng lắp bắp,chạy ù vô nhà chủ.  Rất lâu sau, khi chúng tôi đành phải diệt con vật không mời mà đến ấy, vào nhà, chiếc áo đã được  chủ gấp gọn, sau khi   ba  người xúm nhau nghiêng đầu nghểnh cổ xem còn có  chú  bọ cạp nào nữa không, vào nhà,  thì khách đang  ngồi  cho cả hai chân lên giường, rúc vào một  góc phòng.Nam nhi  rõ chán !  Khách lúng búng giải thích với bố:

- Con cầm cổ  áo,tính  mặc  lên  người, bỗng nghe tay đau điếng. Cứ  nghĩ là do  vướng đinh, nên con đưa tay cắn chỗ đau rồi   rồi mặc áo vào ,lúc này nghe hai bên nách thốn  buốt như bị ai thọc bằng  dao nhọn. Cuống cuống mãi mới  cởi được  một bên ống tay thì lại nghe lưng  nhói lên,rồi là bụng. Cứ như bị ma quỉ  cắn vậy,con .. quá sợ ..

 Rồi anh ta kết luận, và cái câu này là giọt nước đổ tràn  ly:

- Cái xứ khiếp vậy mà  sao  người ta mò đến ở, đến làm việc nhỉ !

 Không ai cười cả,mà nét mặt  người   kẻ ngồi nghe  mỗi  người  một kiểu.  Chủ nhà tỏ ra cảm thông:

- Quên dặn anh   Phỉ là ở đây  bọn tôi trước khi thay đồ lên lớp là   phải rũ thật kỹ.Cho nên ít khi máng lên vách lắm.

 Kỹ năng này tôi đã nhận ra đi xuống thăm  bạn.  Trang phục lên  lớp,dù là áo dài,  đều xếp gọn trong   những túi xách,có dây kéo kín,chứ  sơ hở là rắn, chuột vào làm ổ.   Còn  đồ bộ mặc nhà, sau khi  thay ra, là xếp gọn gàng,  ép dưới gối. Chỉ có các thầy mới máng, nhưng họ phải  dành ra  vài phút, như chủ nhà mách nước,  làm công việc “  rũ đuổi bò  cạp”

 Bố đẻ thì thương hại. Anh con rể là  một ông giáo cấp ba hiền lành,chỉn chu,dạy Vật Lý,giỏi điện đóm,thế mà  kinh hoàng trước  một con bọ cạp. Tôi thì  thấy thất vọng,   tâm trạng rõ ràng của  một cô dâu trước chàng rể tương lai : Đàn ông đàn ang gì mà ..!

 Ra Hà Nội,trường tôi nhận nhiệm sở không xa  ngôi trường bề thế của hôn phu. Nhưng chúng tôi rất ít gặp nhau, và chỉ bố tôi , về đây gọi là Bố Hà Nội,còn Bố Hà Tĩnh  là bố trong quê, hiểu nỗi lòng của tôi. Ông  khẽ bảo tôi : thôi tuỳ con. Ông khẽ thở dài : Bố chỉ đi với con một quãng đường, bố  không thể  mãi sống đời với con .

 

 Tôi thấy thương bố, có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi thấm thía hai chữ tình cha . Ông đã quá mệt mỏi vì đứa con khó bảo khó dạy này .Ông nhận ra, có  nhiều thứ tôi cần,  hơn việc được ăn mặc tinh tươm, rồi mọi thứ được bảo bọc   gọn ghẽ,cả hôn nhân cũng thế.  Khi tôi còn học trong trường Sư Phạm,thì nhân vật   mà  bố  chọn  để cùng tôi đi đến hết cuộc đời là  một  chàng trai cũng yêu đất , yêu cây lúa, yêu con trâu như ông. Nhưng anh ta lại yêu một  người  khác  với  bố tôi yêu con gái rượu,một thôn nữ  dịu hiền , khoẻ mạnh, đảm đang.

 Tôi bươn bả vào  vùng cao nguyên êm ả này,có cô bạn “ biết lắng nghe tôi” như bố Hà Nội nhận ra, có công việc gắn bó với phấn trắng bảng đen như tôi đã hứa với nhỏ này, và   có không gian thật trong lành ở đây.

 Nhưng tôi lại mất hai năm, bốn học kỳ,lao đao, không vì học trò như ngoài thủ đô, mà vì … đồng  nghiệp. Một  người thôi,nhưng .. Bây giờ, nhìn lại ba mươi năm qua, tôi lại thấy mình trẻ con .

  Người bạn  ra trường,không thể trở lại Đồng Nai, mà được về gần nhà,nghĩa là trong phạm vi thành phố bé nhỏ này,bởi ban đầu bạn phải đi về non chục cây số, sau đó thì trường “ nằm đầu hiên nhà”, cách  kể lể đầy hạnh phúc của người  mẹ già . Năm đầu, tôi tránh bạn như thể tránh..bọ cạp! Bởi lúc này tôi   sáng tối   chuyên gọt  khoai củ,nhặt rau lá,  rửa  chén bát,ly  cốc cho bọn trẻ con trong một trường mẫu giáo tư thục, rất gần với ngôi trường cấp hai  mấy tháng trước ! Tôi chả ngại ngày ngày gặp đồng  nghiệp thướt tha, chững chạc trang phục lên lớp, còn tôi thì  lôi thôi trong  bộ  đồ một chị cấp dưỡng . Thế mà tôi lại rất sợ  gặp lại cô bạn năm  xưa .Bà này   lên lớp,rồi ốm  một trận liệt giường liệt chiếu,rồi chuyển trường,có khi  còn bị  người nhà   cô lập,  rồi tham gia  một hội nhóm tu tại  gia, tôi đều biết cả,thấy xót thương, mà không  dám thăm.Thư tôi viết  cho bạn   gửi ra Bắc, để nhờ bố tôi gửi vào !

 Tôi thành thật xin lỗi lớn vì thiếu trung thực với bạn ở chỗ này nữa,mà đến lúc này, dù  muộn cũng phải nói với nhau,như  một câu hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn .

 Mấy chục năm “xin chọn nơi này làm quê hương”,tôi có  rất nhiều bạn.Bà bạn năm xưa và rất  nhiều  người thân  của bà này  ngạc nhiên đến sững sờ vì hễ mỗi khi họ nhắc  đến một nhân vật  sinh trưởng ở thành phố này,tức là khi tôi  nhập tịch, họ đều có  vị thế ở đây, là tôi  cũng “tự giác” khai rằng tôi quen biết họ, có khi  thân thiết nữa.  

 Có  một  người  nhận  miền đất hứa này  làm quê  hương, từng là   người em  đồng … khói  Hà Nội của tôi, bây giờ  là bạn  tri  kỷ của  nhau. Có  một duyên kỳ ngộ là  khi bà bạn năm xưa về nhận công tác ở  ngôi trường “nằm đầu hiên nhà”  được  chừng   hai năm thì cô bạn kia cũng   được chuyển đến đây.  Khi đó,tôi đã chuyển ngành, làm một nhân viên trong Vườn hoa thành phố Dalat,mảng kinh  doanh, công việc tôi  từng có dự tính  trong những đêm  mày mò soạn giáo án ở Đồng Nai. Bà bạn biết được  việc tôi “ dứt cháo”  vào  một  dịp, tôi bịa  ra  lý do mà bạn lại tỏ ra thương cảm.

    Mỗi  người thượng đế sinh ra, thì Ngài định cho họ một lẽ sống, vạch cho họ một chương trình, cứ như chương trình trên  tivi vậy, ngày nào, thứ mấy, giờ nào, thì có tiết mục vậy chăng? Không, mà năm đó, thì họ sống như thế, rồi thành công, thất bại, hay  ốm đau, khoẻ mạnh, có tốt có xấu,cứ vui vẻ đón nhận rồi thì  mọi sự  sẽ qua . Tôi có kể tôi tiếp tục đứng lớp ở    miền  quê ngập hoa bốn mùa này,  người người ai nấy ra đường bó  gói trong những lớp áo quần  dày,đẹp đẽ, khó ai biết được bên trong  họ đang nghĩ gì . Có lần tôi đọc  được một ý trong sách, rằng khi con  người ta lột trần trụi như  người  nguyên thuỷ, là  lúc họ sống thật với những   gì trời cho. Tôi về trường, có lẽ có    nhiều ô dù  do bố tôi và  bạn bè của ông ấy  giương che , nên  các thầy cô trong Hội đồng nhà trường,nhất là Ban Giám  hiệu, đều dành cho tôi nhiều ưu đãi. Tôi  được nhận chủ nhiệm   những lớp có nhiều  học sinh  ngoan, dạy  những lớp ít học sinh cá biệt, cả việc  tính giờ trong Thời khoá biểu, tôi cũng ít phải  đứng lớp tiết cuối, khi học trò   đã bò toài mệt lử vì bị thầy cô quần thảo cả buổi trước đó, bởi  thân phận “ bà Địa” ( gọi trò  luôn gọi thế, tức là  người nữ đứng lớp và môn học họ đảm nhận ), hàng tuần mỗi tiết  mỗi lớp,lại là  môn được xem là phụ, không mấy phụ huynh lẫn học sinh ngày ấy coi  trọng. Đã có chút  ít “ thâm niên “,   sáu năm, tôi cứ ung dung lên lớp.Ở ngoài Hà Nội, hai bố và hai mẹ lại  rắp ranh cho tôi một vị hôn phu mới, tôi  mặc kệ, vì tôi bây giờ  khác  xưa, tôi sẽ là  một giáo viên  gương mẫu. Tôi sẽ phấn đấu để  vào Đảng, rồi  còn lên làm Ban Giám hiệu nữa chứ . Chuyện chồng con, thấy cảnh hai bố hai mẹ  vất vả vì cái con nhãi ranh ( ở nhà bà bạn,có cái từ  “ con bé lạch chạch” dành cho  lũ   con gái lắm lời, khó bảo, Hoa Tre  kể hồi đó  đây là từ   Anh Võ Hoa gán cho  Vĩnh Tiến và nó, còn  bà bạn tôi, cũng có lúc ngang ngang, nhưng xem ra  dễ dạy hơn, chứ  Vĩnh và Tre thì.. không thua tôi mấy !)nên tôi ngần ngại. Ước mơ của tôi nó lộ ra, nên nhiều người ghen tỵ. Họ phá. Họ rỉ tai, sau đó công khai ra tổ rằng .. Tôi  lấy làm ngạc nhiênhơn là  buồn khổ . Khi  cô em đồng hương Hà Nội về nhận công tác  vào đầu  những năm 1990,  cô bạn tâm tình, rằng tớ có con nhỏ,  nên  thời gian đầu tư cho giáo án hạn chế lắm . Ban giám hiệu, có hiệu phó là một người   bảo rằng vợ  bạn thầy ấy cũng ở Tổ Văn,  sẽ liên hệ mượn   hộ cho  một bộ giáo án . Nhưng cô   giáo kia từ chối thẳng thừng. Mà từ chối là đúng. Ngày ấy khác  xa bây giờ . Sách hướng dẫn  vô cùng hiếm hoi. Giáo án không phải cứ bật   laptop lên là thôi ê hề, tha hồ lựa chọn, tải lên đao xuống thoải mái, ở đời  muôn sự của chung. Bà bạn  ngày nào   cũng là nạn nhân mà tôi chứng kiến. Tôi rất thân một cô giáo dạy Toán cấp hai,  sau này cũng là bạn  đồng cảnh ngộ  với cái bà dạy Văn cấp ba kia, chỉ vì  họ có học trò chung, thuở cấp hai bà này, cấp ba bà kia, cả hai lại thuộc gia tộc  họ “ chống ề” lại lấy học trò làm niềm  vui nên  học sinh qua mấy chục năm  vẫn luôn rất quí mến. Cô dạy Toán có   người chị cả là  tổ trưởng Tổ Văn cấp ba. Bọn tôi đèo nhau đến nhà, hôm ấy bố tôi  tìm  người cho tôi mượn được  chiếc Toyota  bốn bánh cổ xưa,chở hai nàng đến, có bê theo gói quà, ý định bê  giáo án  sẽ  nhiều.. Nhưng “ chị cả “ từ chối khéo lắm : ui, mới cho Thể nó mượn. Tại nó ở Huyện, ít tài liệu. Cũng tội, hồi nó về đây thực tập, tôi hướng  dẫn. Thể là  một  thầy giáo, học sau bạn tôi một khoá, về công tác mãi  vùng giáp Đồng Nai.

  Nhưng khi tôi buột mồm : hay mượn  bà bạn tớ đi.

  Cô bạn sáng mắt lên , nhưng còn  phân vân. Tôi hứa như  đinh đóng cột: Được mà . Tôi bèn kể : hồi mới ra dạy, tớ chả biết soạn bài làm sao, vì  đi học phổ thông lẫn cao đẳng đều lười  quá kinh luôn. Phải nhờ bà ấy   tuốt tuồn tuột. Tớ về Hà Nội cũng  vẫn dùng ngon lành .

 Quả nhiên là việc “ mượn” thật dễ dàng. Vì là của đi mượn,  nên cứ thế     chuyền ra khắp tổ. Cô bạn  kể, soạn một tiết lên lớp, dù phân môn nhanh gọn nhất là  Tiếng Việt,  vẫn phải  đầu tư  một thời gian nhất định.Vì kiến thức sách giáo khoa    dù sờ sờ ra đấy,  nhưng giảng làm sao cho học sinh  hiểu nhanh, hiểu đúng,thì ông thầy phải vắt óc ra . Bởi học trò  chúng nó kinh khủng lắm . Giờ  học nào cũng lao nhao như  vịt đàn, nhưng hễ mình nói sai  một tí tì ti thôi là .. năm bảy năm sau  gặp lại, khi chúng nó phát hiện ra chân lý,chúng    bày mưu tìm kế bêu  diếu  bà  cô năm  xưa ngay !  Cô bạn Hà Nội càng tin tưởng khi   nhiều người “ dùng  chung” thì thầm đánh giá nhiều ưu điểm, có các thầy    có nhiều năm đứng lớp, từ trước   1975 cũng  tấm tắc khen.

Người bạn  đồng hương đồng khói của tôi cũng kể : Có nhiều từ tớ bí, phải tìm bà ấy mà hỏi . Bạn kể rằng : cụ Hồ Biểu Chánh có dùng từ “ hương sư” trong tiểu thuyết  Cha con nghĩa  nặng, bọn trẻ học đoạn trích. Tớ thì  cứ giáo án thế nào, cứ  sao nguyên xi, rồi lên lớp cứ thế mà đọc cho chúng nó chép. Nhưng có đứa thắc mắc  về  cái nghề nghe là lạ của  một nhân vật,bèn đứng lên hỏi .  Tôi cũng khai, ừ,tớ cũng khiếp hãi cái màn này lắm . Tớ bỏ Hà Nội mà  nhào  vô đây là vì thế. Tiết học nào chúng nó cũng quay tớ như quay dế đá. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh bọn trẻ choai choai  ,toàn tóc đầu đinh, vây quanh mấy chiếc ống tre,  chúng đang chơi chọi dế, một đứa   túm gáy con dế than đen trũi, lưng có nhiều hoa văn rất đẹp, thọc một cọng   hương đã cháy còn cuống, vào lưng con vật, thổi phù phù.  Đứa kia thì xách râu lên, quay tít.. Cô bạn Hà Nội cũng “ tự thú trước  bình minh “, ừ, cả bọn nhao nhao,  tớ bí quá ,cứ như ông thầy đồ trong truyện cười Tam đại con gà,  tớ bèn  lên giọng, rằng : này nhé,  đây là một từ Hán Việt, cứ thế mà  phân tích .  Sư là thầy, còn Hương là … có đứa khẽ nhắc,   Xuân Hương tên hồ ngoài kia là  hương thơm mùa xuân… thế là tớ bám lấy,ừ thì là .. ông thầy..có mùi thơm (..! ?)  Cả lớp nhướng mắt lên, ủa, là  sao  ta, có đứa khúc khích cười, thì thầy xức dầu thơm. Tớ  ráng  nói thật to,   là ông thầy thơm thảo, tăm tiếng, thầy được nhiều  người yêu quí . Ra khỏi lớp, tớ vội nạp vào bộ nhớ : hương sư là   gì ? Trời hỡi,  đây là đáp án từ   chủ nhân bộ giáo án : là một ông giáo trong làng.Hương là làng quê. Ôi giời ! Tôi nhiều lần đến nhà cô bạn đồng hương, ở mãi một chung cư chật chội. Có lẽ vì gian  nhà quá nhỏ, bạn   dành cho hai con  một nam  một nữ  hai phòng,( bạn sống ly thân đã lâu ) còn  người mẹ  chỉ một góc nhỏ kê   chiếc  giường xếp ở bếp, la liệt bao quanh là  nồi niêu chén bát, chả thấy kệ  sách, giáo án.À, tất cả xếp dưới bàn,  chỗ tiếp khách. Vài cuốn sách giáo khoa, những tập giáo án, mấy cuốn sổ họp hành, sổ điểm. Chỉ có thế. Bạn tôi kinh doanh giỏi,  ngoài giờ lên lớp  dành cả cho việc  “ làm thêm”, vì thế mới ..thân với tôi.! Cô này có mối quan hệ rất rộng,với nhiều bạn khác giới,ở trường, ở bên ngoài. Bà bạn năm xưa có lần ( duy nhất ) cảnh giác tôi, nhưng tôi không để cho bà này lo xa. Tôi có lòng tự  trọng. Nhưng nhờ những mối quan hệ rộng như vậy,mà bà bạn năm  xưa  có khi  “ được “  Ban Giám Hiệu, toàn là các bậc trượng phu, đày ải,  thì bà bạn Hà Nội  cứu vớt cho khỏi cảnh  lênh đênh biển khơi.Lý do: tội chị ấy. Không có chị ấy giúp  các bộ giáo án, cứ hễ    cũ mới đều không ngần ngại  hỗ trợ tớ ,làm sao tớ trụ  được với  nghề  ! Còn  vì sao mà bà bạn Đồng Nai ( gọi vậy cho khỏi nhầm ) là vì: cũng  vì học trò      cả thôi mà . May mà cô bạn Hà Nội khéo ăn khéo nói nên  , trừ trường hợp  “hương sư” năm nào thì tất cả đều  trôi chảy. Cũng có lần bạn than:  sao tớ cứ nhầm bà Đoàn Thị Điểm với cái ông viết  ra  Chinh phụ ngâm ấy. Tôi bảo : ông Đặng Trần Côn. Tôi nhớ  kỹ vì bố  dượng có một cuốn này, ông   thường mở ra xem. Tôi bảo : bao nhiêu tinh hoa  trong người, ông ấy vắt kiệt ra để viết ngâm khúc đó, vì  vậy mà ông này  không thọ, yểu mệnh. Cô bạn sáng mắt lên, vậy hả. Cô lại bảo : đâu chị nói kỹ em nghe, để   em nhớ,mai mốt em lên kể với lớp. Chị..(Đồng Nai) mỗi lần  chỉ cho em điều gì mới về kiến thức lên lớp, cũng  phải nói mấy lần, em mới nhập tâm. Tôi viết thư kể lể với bố đẻ, ông  điện thoại cho tôi mà cười: vậy là ít ra con cũng có .. đệ tử ! Có lần cô này bảo, em lên lớp,vì có  người dự giờ đột xuất, dạy về tiểu sử Ông Nguyễn Trãi,  em bảo, ông này là .. con ngựa bất kham. Em nghĩ đơn  giản là vì ông này có tư tưởng chống đối triều đình. Nhưng chị .. ( Đồng  Nai ) tái mét mặt mũi, em thoáng thấy thế.Khi ra khỏi lớp,nhiều cô thầy trong tổ nhìn em lắc đầu. Chị ĐN hỏi em : bồ hiểu thế nào là  ngựa bất kham không ?Hồi ấy chị đã sắp hưu, em thì  cũng đã có huân chương vì sự nghiệp  giáo dục rồi. Em bảo, ơ thì.. Rồi em  quày quả bỏ đi. Có lẽ đến lúc này,cô bạn, tuổi con Rồng,bây giờ đứng lục  tuần,  hẳn   quên hết “biến cố “ ngày ấy ! Cô  có khá nhiều bạn trai, vì chủ trương của cô : có lẽ đến tám mươi em  cũng vẫn phải sống mà không thể thiếu đàn ông !  Còn bạn tôi,bà này chọn  sự chia tay lặng lẽ.Họ cùng về phố khám bệnh, rồi cô này mải mê  đi   du hí cùng một bạn trai, một  người đàn ông cũng đã ngoài sáu  mươi, đánh lừa vợ con rằng  đi khám bệnh , khiến bà kia phải nằm chèo queo trong bệnh viện suốt một ngày đêm ròng rã.  Hồi ấy Hoa Tre còn miệt mài với công việc, cũng   dạy học  , mãi dưới An Giang,chứ như a lô một cái là cô em  nhiệt tình này  bươn bả đi tìm bà chị  ngay . Người bạn đồng hương của tôi  lo  lắng,   tìm mọi cách để liên lạc, hẳn nhiên không loại trừ hướng cầu cứu tôi. Tôi hiểu cả hai, nên tôi đành  bịa: chị ấy  đâu có ở đây, ở  mãi dưới Đơn Dương. Ở nhà ai, bà chị  là  người Cầu Đất. Rồi Bà “ hương sư’như chợt nhớ ra : ở dưới ấy có một đan  viện của các   đan sĩ  giòng Xito. Tôi bảo, không, chị ấy tu tại gia mà , làm sao được vô đó. Người bạn như hiểu rằng,  thôi đã đến lúc “ tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”..

    

 

 

 

 

 

 

 Đây là  “ thiền viện của bạn tôi.” Bức ảnh này tôi bắt gặp trên mạng, nhìn qua  hàng chú thích “ đường Nguyễn Công Trứ” nhìn vào góc ảnh nằm khuất  sau  ba  dãy nhà ở  sát   đường, dưới bóng nền một khóm cây cao,là ngôi nhà cũ  kỹ,   hình chữ U,mái tôn  loang màu  đỏ hoen gỉ, tường nhà quét vôi vàng và những khung cửa sơn xanh lá đậm, bỗng thấy xốn xang  như  gặp  lại  ngôi nhà nhỏ bên bờ đê  sông Hồng  thời thơ bé  .  Bờ tường có vuông cửa sổ , vách cũng có  một   vuông , và tường  bên sân cũng có  một vuông nữa, gian phòng bé tẹo chỉ độ dăm mét  mỗi bề, là phòng học mà ông bố của bà bạn cho  ngăn ra  khi  dựng nhà vào 1963, một điều hiếm hoi vì ngày ấy, nhà nào cũng đông con, chỗ ngủ là chỗ học,hoặc ra ngay bàn phòng tiếp khách khi phải làm  các  bài tập.  Đây là  nơi sáng nhất,  nhà, có ba  cửa sổ và  một  cửa lớn.  Người bạn đã  soạn  những trang giáo án  đầy tâm huyết và  không ngại ngần, tính toán khi chia sẻ cùng bạn bè, rồi  còn gom học trò về kèm cặp khi chúng có nhu cầu.   Phần còn lại của dãy là  buồng của đàn con người em trai, và bếp. Nay đã thuộc về chủ  khác.  Dãy chuồng trại  mái lợp màu rêu đất   với đàn lợn lúc nào cũng chen chúc,  cùng  những vạt rau rộng dưới chân xanh mởn là  cơ ngơi bố mẹ  dành cho  gia đình anh con trai duy nhất trong nhà . Ngôi “ thiền viện “ là toàn bộ khung phận “ nhà trên”.Khi ông cụ mất, bọn  cháu nội   bốn đứa thay nhau ra đời,thì  đây là  nơi hai mẹ con bạn tôi sống riêng với nhau,bếp ở phía sau phòng bạn cuối dãy,chính giữa  đặt bàn thờ gia tiên, phòng bà cụ kế bên.  Sáng sáng tôi có mặt ở đây, để cùng ăn điểm tâm,rồi bạn lên lớp, tôi ra  cơ quan, có khi  chạy đi  tìm mối kinh  doanh. Tối mịt tôi mới lần về một góc nhỏ, tệ xá, xây bên cạnh nhà chú,  em ruột bố dượng. Tôi thấy thật thoải mái khi  đến đây, khác hẳn với cảm giác “ trú ngụ” khi ở nhà chú Toàn dưới Saigon hay  cả nhà hai bố,hai mẹ ngoài Bắc. Chỉ là vì tôi được sống thật với con  người của mình, tôi được tôn trọng, được tin cậy. Vùng cao nguyên này   có thể gọi là “ xứ mưa” vì  những ngày gọi là “ mùa nắng” dường như rất ngắn,chừng sau lễ Giáng Sinh đến đầu tháng ba dương lịch. Tôi đi về ngay hai buổi trên con đường  mặt cong phồng ( để cho  nước dễ thoát ) ướt rượt,bóng nhẫy, luôn gặp những  chú ngựa kéo xe đứng co ro bên lên,  toàn thân rũ lông  sũng nước,  rất tội nghiệp.  Vạt rau đổ ra quanh chỗ chú bạch mã đứng  ngoan hẳn là hành tây quá vụ, ế ẩm. Có  người bảo khoai tây, nhưng ở đây, khoai được  tận dụng, nếu không bán làm  thức ăn  thì   người ta tích trữ   làm giống cho mùa sau. Hành tây cũng để giống, nhưng chúng rất mau thối.Bọn tôi qua lại, rất dị ứng với  mùi khê nồng  khó chịu vô cùng này. Trời mưa,   không khí nặng nề. Ông phó nhòm từ ngã năm đại học  bước đến, bắt gặp quang cảnh hai cô ( hay chú )học trò  đi  học ngày mưa, cảnh  một bạch mã kiên nhẫn chờ chủ,  hẳn những màu sắc gam nóng, sinh động,  khung cảnh lại rất hài hoà, tạo cho ông ấn tượng mạnh.

 Tôi ấn tượng bởi  ngôi nhà cũ kỹ phía sau.Phải đi dăm bước nữa, rẽ vào đường Lý Nam Đế ( dạo 1990n chưa có tên, đường mấp mô sình lầy) độ chục mét thì đến. Đầu hiên nhà có  một khung cửa lớn, trông ra bụi trầu bà mẹ   trồng , chăm bón  kỹ lưỡng. Theo bà,  chỗ này nhìn lên đình, như vậy linh thiêng.Gian  buồng của bạn tôi nằm sau khung cửa, xưa là chỗ chủ nhà, một nông dân chân chất, kê giường phía  trong, sau một  chiếc tủ áo to, bên ngoài là bộ bàn ghế có bốn chiếc để ông tiếp khách. Bếp phía sau. Chủ nhà  dễ tính, nên tôi  làm khách mà tha hồ làm vương làm tướng, cứ nghĩ cả thế giới chỉ có hai chúng tôi. Ăn trưa xong thì quấn chăn ngủ  một giấc,rồi lại phóng xe dưới mưa ra cơ quan cách đó hơn cây số. Những ngày mưa dầm,quầy kinh doanh của tôi vắng như chùa Bà Đanh, vì nơi này chỉ có khách du lịch từ xa đến, tôi  tìm đến đây rất sớm. Có tivi, có laptop, tôi tha hồ   một thân một  cõi phá phách, có  khi  ngồi thiền, tự tập yoga,  vì bà cụ mải lục đục dưới bếp,  trông coi lũ cháu, còn cô bạn lên trường. Tết nhất tôi cũng qua đây.Bố mẹ đẻ ở quê đều đã   đi xa,   ở đây tôi  dường như bơ vơ nếu không có “ ngôi thiền viện này”.

    Đây là chốn đi về của tôi,  của chúng tôi,  từ  hôm qua, hôm nay và mãi những ngày mai.

                Đinh thị Thu Giang.

        

No comments:

Post a Comment