Friday, April 12, 2024

, THUỘC GIÁO ÁN

    Dalat  1990

THUỘC  GIÁO  ÁN .

  Xin cám ơn shop    hàng gia dụng Thanh Vân,   TP Hồ Chí Minh

    Thành thật xin lỗi  Nguyên, người hàng xóm tốt bụng.

 Một ngày bình thường trong tuần,mọi người đều làm việc mà tôi thì lại được đi chơi. Không, tôi có công việc từ  bốn giờ  chiều  hôm nay đến     rạng sáng hôm  sau. Có  người nghe ra  cái thời  khắc     hơi  kỳ quặc thì  nghĩ đến  một nghề  rồi   kinh ngạc khi  nhìn ngắm bà lão U70: ở cái tuổi  này thì còn bảo vệ cái  gì,bảo  vệ ai  ? Thuê  người đi canh cho mình ngủ thì có ! Tôi  phải phân trần : bán  một cái cửa hàng tiện lợi,  do ban ngày ế lắm, đêm lại  có rất đông khách du lịch tìm đến,mà xung quanh hàng quán đóng cửa cả ! À thì ra vậy.Ừ thì làm đêm ngủ ngày .  Các bà già ngồi quanh  đã  lọt  đầu đuôi  câu chuyện    bèn đồng tình,ừ, thì phải làm mới có ăn, kẻ  làm ngày, người làm đêm, có  sao đâu.Một bà bổ  sung,  Như tôi đây nè, giá mà có   chỗ bán buôn như  vậy tôi cũng làm được. Tôi có tật ban ngày  ngủ, vì ở  không mà, rồi đêm thì mắt thao láo ..  Bà bạn  tri  kỷ  bổ sung : có hai  người, hễ  khách đông thì phụ nhau,khách ít thì chia  ca ra ngủ .

  Bọ (  bố,cách gọi  cha  của  người vùng Hà Tĩnh ) tôi đùa: hồi nào hắn  mơ  được bán   ở  một quầy   Bách hoá,nay thì đã thoả.! Có lẽ vậy. Tôi từng là  một “ bà Địa “ một giáo viên    môn Địa Lý   bậc cơ sở . Ngày tôi  ra trường,bố đẻ (  người sinh ra tôi) động  viên :     chịu khó đứng lớp độ  năm năm là thuộc lòng giáo án . Ông  quen biết  nhiều  thầy cô  thường xuyên đứng  lớp  ở trong ngành giáo dục,  lại là  người chu đáo, thương con và  rất thông cảm với  cô con  gái ương  bướng, nên  theo ông “thuộc lòng giáo án”    phải hiểu là nắm tường tận  mọi  kiến thức,  để khi  không có  giáo án vẫn    truyền đạt trọn vẹn, sinh động cho bọn trẻ . Đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên  những tiết học Môn Sinh ở  những năm cấp ba. Thầy giáo dạy thỉnh giảng do  trường ở quê  ngoại tôi  nằm  sâu trong núi, mỗi tuần thầy chỉ    tạt qua trường vài tiết cho bọn cuối  cấp ,học để thi tốt  nghiệp. Thầy   có chiếc cặp mỏng để cuốn sổ điểm,cuốn sách giáo khoa, còn   chữ  nghĩa thì  một bụng ! Ông  giáo tuổi  ngoài tứ tuần, giản  dị, thân  thiện, cứ thế là giảng,  rồi đọc cho học  sinh  ghi  những phần quan trọng, mà chỉ  liếc qua sách  giáo  khoa  để   nhắc nhở  học sinh theo dõi cho giờ  học thêm  lôi cuốn.

  Chúng tôi cứ  nghĩ chắc thầy    chỉ chú ý hai dạng, một là   giỏi, hai là bết bát, nhưng   buổi học nào,  thầy cũng dành  vài phút, lật sổ gọi tên từng đứa.  Có lẽ vì  vậy mà chỉ sau  dăm    tiết học, ông nhớ tên  rất nhiều đứa, có vài trường  hợp ông  nhầm với đứa  khác vì chỗ ngồi,hay   nét mặt, ánh mắt.. Các thầy  cô dạy Toán Văn  chả bao giờ làm thế, dù  họ  có  nhiều tiết  mỗi  lớp,rồi chấm bài, rồi gọi chúng phát biểu,nên họ chả bỏ công   cầm sổ gọi từng đứa, bắt chúng đứng lên (  đi học mà bị thầy  kêu tên, đứng lên, dù thế nào cũng thấy  sường sượng, nên tư thế  hơi miễn cưỡng) nhìn vào mặt,  như cố nhớ  lấy cái con bé nọ,  cái thằng nhóc kia. Ngày chia tay ở tiết học cuối, có đứa cắc cớ nêu thắc mắc, thầy   chân thành bảo :   để xem   bạn  ấy  sức khoẻ thế nào , nếu   có mệt  thì   thầy tìm cách       giảng  sao cho dễ hiểu hơn. Thật  là cảm động. Lúc ấy tôi  dợm hỏi : bố con nói dạy năm năm là thuộc giáo án,có đúng  không thầy ? Nhưng qua bao ngày  tháng, khi  không còn   được gắn bó  với   nghiệp bảng đen phấn trắng, tôi   tự trả lời :  “ thuộc  giáo án “  không chỉ là nắm vững  kiến thức, mà   còn sống có trách nhiệm với học trò, với đồng  nghiệp ,với cuộc đời .”

  Trang  blog này của bà bạn, tôi  viết ké   vì  mục đích là  cùng bà này  giãi toả nỗi  lòng . Do  công việc  kinh doanh, hay cứ gọi là  “buôn bán “  nên tôi    có nhiều  mối quan hệ,từ đó  đâm ra    số bạn bè không ít.  Nhưng có lần  trong  một  lớp  học Tiếng Anh ( tôi  phải cố học  khi đã  tuổi tam thập nhi lập,  vì công việc )  thầy giáo định nghĩa : bạn là   người mà  ta  biết và   thích ( thầy dùng hai   động từ know và like  )  nhưng không có quan hệ bà con huyết thống. Đơn giản  vậy thôi, nhưng với tôi,  đằng sau  động từ  know để đi đến  like, thì chỉ có  một vài   người. Trong con số “ vài “ ấy có  bà này.

 Bà này đang   chữa bệnh, chứng bệnh   mà  nhiều học sinh cũ nghe đến là  ái ngại, thật khó chữa .  Qua mấy năm  lăn lộn , thôi dùng từ khác cho dễ chịu hơn,   là  khăn gói qua  nhiều bệnh viện, thì nay…   Nỗi  khổ lớn nhất là   … đầu tiên ! Mua sắm thứ gì cũng phải tính toán ,cân nhắc . Bà này thèm đọc báo,   tôi bèn cùng  một cô bạn khác (   chúng tôi cùng  diện  không có quan hệ bà con huyết thống, mà đều  know  và  like nhau )   đặt cho     độc giả này   một quí . Nhưng  chủ nhân dè dặt đề  nghị: tớ   cần  một chiếc bình giữ nhiệt và mấy con dao. Bình để  ủ   hạt đậu đen  rang chín, còn dao thì  gọt dứa, nhà có dao  nhưng  cũ mèm, mỗi lần gọt từng mắt dứa  là  lôi hết cả ruột gan quả dứa ra ! Bà     bạn  cùng   đồng chủ nhân cửa hàng tiện lợi   giao cho  người mẹ lên mạng tìm hộ. Bà cụ gần tám mươi, giỏi sử dụng  laptop,mua hàng online , bỏ  ra  một  buổi  mò mẫm rồi kêu lên :  như sao trên trời,  không biết chọn  hiệu nào!  Bệnh nhân nhớ ra hôm đi họp lớp   của  học  sinh  cũ, các  thầy cô  được tặng  một chiếc  bình giữ nhiệt nho nhỏ, hiệu Con  lừa .Bà này    bê theo  đi khắp các bệnh viện,   rong ruổi các cung đường  trên không, dưới đất ( chưa đi tàu thuỷ )   và khen  bằng hai từ “  tiện lắm “. Thế rồi, cuối cùng những  “chị đẹp đạp sóng rẽ gió “  cũng tìm được  một  shop. Chủ nhân  shop tiện lợi kêu lên :  ôi,  shop của tớ này. Mấy cái đầu    chụm vào màn máy tính. Tôi bảo,  ê nhận vơ.! Người ta là.. còn bà là  Vân Thanh kia mà ! Ừ, thì  hơi  ngược.  Tên tớ nó  ngược ngạo  như  không xuôi chảy như  hiệu kia. Có lẽ lúc sinh ra bố mẹ đã  cảm nhận con  người   “ mây xanh “ hay là “ xanh như mây “này !  Giá thật phải chăng, chủ shop còn miễn hoàn toàn  ship,  lộ trình từ mảnh đất Saigon hoa lệ lên tận cao nguyên giá lạnh này, ba  trăm cây số ! Chúng tôi   cảm  động lắm,   ngỏ lời cám ơn và    cầu cho shop   buôn bán   may mắn . Có lẽ vì     thấm thía hai  từ “ bệnh nhân “ mà      người chủ  không ngại ngần  hỗ trợ.

  Chúng tôi,  hai bà chủ  cửa hàng,  thừa nhận, đã đi buôn thì khó mà giữ chữ tín, nhưng là con  người, chúng tôi cũng dễ động lòng. Có  một hôm đã  khuya,     vừa bán vừa ngáp, vì  cửa hàng   hơi ế, hai bà già cũng     khá mệt, cứ  muốn đóng cửa về nhà . Chợt  một  người đàn ông  râu ria,  lảo đảo bước vào,  khoác một chiếc áo jacket  field màu  cứt   ngựa  cũ và bẩn , loại áo  đi trận mạc của  lính tráng trước đây,  hai vạt áo có thể nhét kín  một cặp  gà. Chúng tôi  tỉnh người, trố mắt  nhìn  vào phần nhô lên như bà bầu của  người khách có  đôi mắt vàng ệch, mệt mỏi dưới ánh đèn tù mù về khuya.  Ông ta  lôi ra, không phải  gà, mà là  một chiếc blouson màu cà phê,   con mắt nhà buôn cho chúng tôi biết: áo  rất mới  và  đây là  đồ đi trộm.    Một vài giọt  nước nhễu xuống sàn: áo vừa giặt xong, đang được phơi ! Người đàn ông thú nhận , rằng kẹt tiền quá, vì con bé    cần   mua sách,mà ở nhà, bà vợ lại đau nằm liệt mấy hôm rồi, một mình    người này  đi làm công nhật trong vườn,   lo  cho sáu miệng ăn. Rồi ông bố thương con   giải thích : nhà này  khá lắm,  có  nhiều  buồng trọ. Hay là áo  ..? Ồ  không, khách trọ họ ở trên lầu cả,  nhà chủ ở  ngay cổng, áo này tôi bắt gặp ông chủ mặc đi .. đi đám cưới .Bà Mây xanh hay là  xanh mây  bảo ngay :  Để bọn tôi  mua cho anh như giá chợ nhé. Chiếc áo chuyền qua hai  phụ nữ, những con buôn giàu kinh nghiệm  chưng diện,   tôi bảo :  để tặng cho  anh chàng Quang trong  vườn. Quang   là  mối bán  dâu,  ắc-ti -sô,  nhiều  loại hoa đẹp cho chúng tôi.Anh này đã  bốn  mươi,  mải lo cho các em học hành,nay mới cưới vợ và ra riêng, con còn nhỏ nên  nom ông bố  luộm thuộm lắm. Áo diện ăn cưới là áo đẹp, chỉ   tiếc là   áo ướt, dưới ánh đèn và qua  bốn con mắt đeo  kính lão ngái  ngủ, nên “nhà ngói cũng như nhà tranh “. Có  một chàng trai   cao  nghều   chạy đến mua bút bi, bảo mai  có bài  kiểm tra mà bút của con  cũ quá, mực chảy, bà  Mây Xanh   bèn gom  một  lố vở và vài cây bút làm quà cho cô con gái,   nàng công chúa  đầu lòng đang học  lớp cuối cấp. Cuối buổi,chúng tôi kiểm tiền trước khi đóng cửa hàng ra về. Hôm nay   chúng tôi  dù bán ít hàng mà vẫn lãi, đó là  lòng thấy ấm áp, vui  vui. Có lẽ chỉ  mô tả như thế,  khi  Sơn  và Lan, những nhân vật có thật trong các  truyện ngắn của Thạch Lam, mô tả .Mỗi bà lại đeo lên vai chiếc túi nhỏ đầy tiền,  nhét vào  dưới yên, thong thả ra về  khi  những  người đi chợ   sáng vun vút trên  những chiếc  xe lao ra chợ, cho  kịp phiên chợ nhỏ của  một ngày mới . Trong túi áo phải  có  một bọc tiền. Chúng tôi vẫn đùa : có tiền, mà   đâu phải   dễ tiêu. Vì đó là cả cơ  nghiệp. Bà bạn ốm đau của tôi là chủ nhân một ngôi nhà,  không, một nền nhà,  vì ngôi nhà dựng từ thuở bà này bước vào  lớp  Một trường làng,  nhưng  là kiểu… Thôi tôi không  thể nói.Bố mẹ  dành cho cô con gái. Khi  người em trai muốn mua một phần cho con mình,phải làm giấy tờ là  “ cho” thì  chính quyền mới chấp nhận. Chị cho em trai, em cho con gái. Hai phần còn lại   thì nhờ hai chị gái đứng tên , với ý đồ của người em trai : phòng khi về già. Và xung đột, rồi ly tán,   bắt đầu từ đây.

 Dạo đi học, tôi chỉ mê phim , tiểu thuyết, chứ bao áng thơ hay ho tôi  không nhớ  nhiều.Hai bố và hai mẹ thì trái lại, họ thường đọc  Kiều, rồi  ru con bằng  Kiểu, rồi ví   von cũng  qua  những câu  Kiều. Có hôm   xem ti vi thấy     có câu “ máu tham hễ thấy hơi đồng thì  mê”. Tôi giật mình . Tất cả là ở đấy.

 Người thân của bà này  không nhiều  nhưng so với tôi, là  rất nhiều .Tôi có  bốn anh em trai, cùng mẹ, cùng cha, bây giờ họ có cuộc sống riêng  nhưng  không bao giờ anh chị em   không nhớ đến nhau.Nhưng ở đây thì   người ta dứt  tình đúng nghĩa .Hơn năm chục con  người     và một con  người !   Với họ, bạn tôi  được đi  học,  rồi  đã bán  một phần nhà  để chữa bệnh, lại tiêu pha lãng phí, nên bây giờ cứ  “ chết khô” cho đáng đời ! Họ còn cho  ở ( nhà mang tên họ)    do bà này còn chút phúc bảy mươi đời ông bà để lại ! Đi học  để có  kiến thức   là tội lỗi ! Ôi  vậy  người  xưa dạy “ Ấu bất học, lão hà vi? “ ( trẻ  không học, già làm gì ? ) Bạn tôi  nhiều lúc ngậm ngùi: nếu  không đi học, để nay có chút lương hưu,thì  có lẽ  tớ đã đi theo ông bà từ lâu rồi. Học hành là  một trong những quyền của con  người. Mục đích  làm cách mạng của bác Hồ là “   người dân có cơm ăn, áo mặc,  ai cũng được học hành”.

  Đau ốm cũng là tội lỗi  ? Vì tiêu hết tiền mà  các bà này,  dù  bệnh hoạn nhưng vẫn  ngại đi bác sĩ,   cân nhắc khi mua thuốc.Khoản tiền ấy con cái rất cần. Đành hy sinh mẹ để cho con được đầy đủ  ( ! ? )Và tiêu pha lãng phí: vậy thế nào mới là tiết kiệm ?   Bạn tôi  có điện thoại mà   dường như  không bao giờ gọi cho ai, trừ những trường hợp thật cần: đặt vé tàu xe, mua hàng online.Vì bà này bảo, rồi có  người hỏi han, kể lể,   dễ não lòng lắm . Nhưng tôi biết bà ta  tiết kiệm. Có  ba thứ cần phải  chi của  một bệnh nhân: thuốc, cơm cháo và tập thể dục. Vì   bà này bảo,mỗi khi đi  khám bác sĩ  luôn hỏi : chế độ  ăn, ngủ  và đi  ngoài của   bác thế nào ? Muốn được bình thường như bao nhiêu  người bình thường thì cần phải chi tiêu , không thể hà tiện được. Tôi nói hộ,do thấy bạn tôi cứ im lặng khi bị những  người thân kết tội, như muốn đưa lên giàn hoả thiêu vì ba  tội này. Tôi không  dám mượn lời Khổng Tử, nhưng  ông   đúc kết  một câu  rất sâu sắc : nhân bất học bất tri  lý .



   Người thân của bạn tôi   đều vất  vả nhọc nhằn  trên nương  vườn ngày đêm, kiếm được từng món tiền    vất vả vô cùng. Có lần chúng tôi trồng cây sả. Trồng nửa năm,  một cây con đẻ  bốn năm cây khác, bán  chỉ có hai ngàn !Vâng, vì người mua còn nhặt nhạnh lại, rồi chuyên chở,  khi  đến tay  khách hàng mới lên  đến  giá bốn ngàn !    Trồng một  bụi  chuối,  tôi  mượn loại  thực vật này, vì đây là  loại  cây ăn quả  dễ chăm nhất, do ít phải tưới, nhưng tôi biết chuối Dalat, được  trồng xen trong các  vườn cà phê ở Cầu Đất, cũng  kén khâu chăm sóc lắm: phân tro, tỉa tót. Từ lúc trồng là cây con,mấy năm sau mới  trổ bông. Rồi kết nải.Nếu sinh một em bé,khi em chào đời,  đến lúc bé bi bô  học nói,  mới có chuối mà ăn.Thế mà giá rẻ vô cùng.Người bạn tôi bảo:  tớ hiểu mà . Người ta quí tiền hơn cả mạng sống, thậm chí cả danh dự, nhân phẩm , quan hệ.. là thế.

Hôm nay   tôi đến chơi,  người bạn  kêu lên như  kẻ bị đẩy ra  giữa  dòng vớ được phao:Ôi trời, tớ  muốn   đẩy xe ủ rác này ra  ngoài vườn chuối mà ì  à  ì ạch mãi.

 Tôi xót xa : Ừ, có lẽ vì vậy mà  sáng dậy cứ   máy mắt, biết là có  người mong.

 Mấy hôm trước   một  chị hàng xóm của  bà này, cũng là chỗ quen biết  về kinh  doanh  hoa quả của tôi, bảo: Cái bà ấy, ốm đau vậy mà dám  đi xịt thuốc diệt cỏ khắp vườn. Ừ thì bảo là  đuổi chuột, nhưng chuột thì có bã,  với lại vườn    ấy đã bán cho   người ta,  loay hoay trồng nào chuối,nay tính trồng bí ngô.Tôi bảo  ăn vô độc lắm  đó nghe, toàn là thuốc diệt cỏ . Tôi ân hận. Tôi   đang tìm   người đến giúp   kẻ tôi know và like (  tôi  mượn  nguyên  từ gốc, vì  dịch ra  nhiều tầng  nghĩa lắm )thì  cỏ dại trong vườn đã   cháy rụi rồi ! Cho nên hôm nay tôi mò qua để phụ việc  di dời thùng rác ủ men vi sinh . Khi đẩy ra hiên, hai bà  già nghe đói bụng,  bèn vào thổi cơm. Lúc đẩy thì  nước rau có  chảy ra ngoài mép, bay mùi,dù bà bạn đã vội vàng đổ vào ba chai men  vi sinh. Một hàng xóm đi qua . Động tác đầu tiên của   chú này là đập cửa. Bước thứ hai là     nêu lý do   trong  chuỗi tiếng quát và chửi thề.Bước thứ ba là hăm thuê máy cày   xới tung   khoảnh vườn ở hiên lên. Bước thứ   tư là  đe doạ sẽ   “ gọi Công An  môi trường đến” và   dặn lúc leo lên xe đi đón vợ “ chuẩn bị mấy triệu nộp phạt”. Bà bạn đau yếu không nói nên  lời . Tôi bảo : nè cháu, chứ rác cháu chất đầy vườn,  hai bà già ỳ ạch đi đổ,  bà thì   tay chân yếu, bà thì   ốm liệt, có ai kêu ca  gì đâu.  Chú này gào lên : nhưng rác đó không hôi. Và  hăm : mấy đứa nhỏ nhà tôi đang đau  đó, cũng vì các bà . Nhà  không  có  cầu tiêu hay sao mà  đi ra cả sân !  Chú này từng  tốt  nghiệp đại học,   có  việc ngay một cơ quan trong thành phố, nhưng thấy  lương hưu thấp quá nên hoảng, chuyển đi học làm bếp, rồi nay   lo chăm con, đưa đón con đi học, nói chung  khá nhiều  áp lực, thế là đành  trút lên… xe  phân vi sinh !

  Giờ mới thấm, rằng, không phải

“ Nhân bất học bất tri lý”

 Mà  còn cần phải một điều :

“Ngọc bất trác, bất thành  khí .”

Những món hàng  hiệu Con lừa  vừa về đến,   rất tiện ích. Lừa vốn thế nào,tôi không rành lắm .

 Còn những con  người quanh chúng tôi, họ rất tốt. Tôi nhớ thời điểm 1976, gặp bà bạn nhà quê đúng hiệu, lớ ngớ giữa đất tỉnh thành, tôi hăm :  người ở đây họ dữ dội lắm, lôi thôi là họ lột áo bồ ra,   tước lấy chỉ đó. Nhưng bây giờ,  họ chả hề lột áo lấy chỉ  của bọn tôi, mà còn trao  chia  những gì chúng tôi cần, hơn cả  những thứ họ có. Đó là chị Châu, ông Mầu ,cô Kê, và nay là đại  gia đình Hoa Tre,  có  cô Kê, hai bà má của Tre và cô nàng “lạch chạch” , vẫn khó bảo, ưa thắc mắc  nhưng rất tốt bụng.

Và  những láng giềng lại luôn hăm he lột áo lấy chỉ.Vì tất cả  đều qui  ra thứ mà ai cũng  cần, như bà bạn  không cần báo  để đọc hàng ngày  mà cần chiếc bình   giữ nhiệt và mấy con dao .

  Đinh thị Thu  Giang



No comments:

Post a Comment