Friday, April 19, 2024

 Hai  cây  đinh và  bốn cây đèn .

Như thường lệ, cứ trưa thứ bảy, sau tiết học cuối là tôi  phóng xe đạp xuống trường cô bạn, cách  thị trấn nơi tôi  làm việc độ bảy cây số. 

Bao giờ tôi đến nơi,sân trường luôn vắng lặng. Học sinh đã  kéo về hết, các thầy cô trong nhà tập thể  cũng đã  kịp đón  những chuyến xe đò  xuôi phố thị,   tranh  thủ   những giờ  khắc hiếm hoi của  ngày cuối tuần.

 Nhưng hôm nay, khi dừng xe  tại con dốc dẫn lên trường nằm  trên đỉnh đồi,

 tôi bắt gặp cô bạn đứng ở đây,  tay bê chiếc rổ có mấy quả mướp và  chiếc lọ chao đựng dầu ăn, cô nàng hẳn vừa đi chợ về - chợ chỉ  là   một vài hàng quán  lèo tèo ,bán mớ cá khô,bìa đậu mớ rau,nhiều nhất là chuối đặc sản cây nhà lá vườn. Bọn học sinh mười mấy đứa đứng vây quanh. Câu chuyện họ trao đổi là buổi chiếu phim lưu động của huyện sẽ có mặt  ở  xã  tối nay. Tôi thường ghé   xã  mỗi cuối tuần nên có nhiều lần được xem  những buổi  phim ngoài trời như thế, có năm họ chọn  bãi đá bóng  của xã,nằm ven quốc lộ,có năm chọn khuôn viên nhà trường,vì  ngôi trường xã có  khoảng sân, rồi vườn , bao quanh sân, rất rộng. Địa điểm tối nay sẽ là sân trường. Chà, thế là  chúng tôi không còn  sự yên tĩnh để tập trung soạn giáo án, nhưng bù lại, cứ bắc  ghế ra hiên nhà tập thể là   được tận hưởng toàn buổi chiếu phim .Đa số là phim tài liệu,đôi  khi  cũng có phim truyện Việt Nam.Một  học sinh sung sướng :

-Phim nước ngoài nghe cô,hay lắm !

- Mà phim gì ?

- A,dạ là …

Chú bé học trò thấp lũn cũn,đeo chiếc  khăn quàng đỏ mới tinh,đôi mắt tròn đen lay láy, kéo tay  một đứa  khác lại  có dáng to   khoẻ,khuôn mặt đường nét hiện rõ  thiếu niên mười ba mười bốn rồi.Do chiến tranh nên rất nhiều học sinh làm khai sinh mới, nhỏ đi  bốn năm tuổi là  chuyện bình thường . Bất chợt tôi nhớ đến    câu chuyện kể về tình bạn của một chú  voi và chú chó con. Ở đoàn xiếc,chúng  khá thân thiết với nhau.Rồi do có một biến cố xảy ra,   họ  phải  chia xa. Chú voi  đến nơi mới ,bỏ ăn,khiến chủ đoàn xiếc rất lo  lắng.Một hôm  ông này  có thuê  một  thiếu niên dọn cỏ vườn, anh chàng này dẫn theo con chó con của nhà  mình.Chú này  đột nhập vào chuồng voi rất tình cờ. Anh bạn voi lại thấy vui lên,thèm ăn …

- A,nhớ ra rồi,phim …Hai cây đinh với ..

 Người bạn tôi  nhíu mày .Nghe cái tên có   cái gì đó  quen quen, mà là lạ.  Học sinh “con voi”bất chợt nhìn xuống “ cún con” đang đứng như rúc vào nách, còn tay kia  bíu chắt lấy tay bạn,  giọng trêu đùa :

- Hai cô ơi, phim  Đinh  một tấc  với cây đèn dầu.!

 “Cún con “ có cái tên dễ nhớ, trầm bổng,Đinh Ngọc Nhã. Cùng độ tuổi mười hai ,chú bé này không ở trong diện “ làm lại  khai sinh” nhưng Nhã nhỏ nhắn,trắng trẻo,hiền lành,như     trẻ     cấp   một, thế là bạn bè gán cho  danh hiệu  này. Đinh đóng gỗ thì có đinh mười là  đinh  dài bằng  ngón tay trò, đóng cột nhà,cũng gọi là “ đinh  một tấc”. Nhưng dáng  người mà “ một tấc”thì  như    mọi  người vẫn trêu một đồng nghiệp của tôi ở trường thị trấn, một hiệu phó,  vóc  người thấp nhỏ,  sông có  khúc, người cũng có … một khúc . Tôi cùng ba năm ở nhà chú Toàn tại  TP Hồ Chí Minh dạo sau  1975, ngôi nhà mà theo tôi có  nhiều  sách nhất    sau  những nơi tôi  tìm đến, đọc rất nhiều  tiểu thuyết tây tàu mán mường,  tức là hằm bà  lằng, thì  nhan đề có liên quan   đến ..hai cây đinh và  cây đèn thì chỉ có  .. truyện Alađanh và cây đèn thần.Hồi đó,  ngay sau  ba mươi tháng tư vài tháng,hai anh em bố tôi  và chú Toàn   nối được dây liên lạc,    biết chú sẽ phải đi học cải tạo-chú là  kỹ sư, làm việc trong phi trường Tân Sơn Nhất -  thím lại sắp sanh, nhà chú thím  xưa nay  luôn có  một hai  người giúp việc,nay tôi nhận  sứ mệnh  này,  vì tôi cũng đang rỗi,chờ thi đại học. Em bé nhỏ   ban ngày ngủ li bì,thôi thì chị  Giang tha hồ lục lọi kho tiểu thuyết của bà thím,  nào là   truyện của bà Tùng Long, cô Thuỵ Vũ, cô Quỳnh Dao (  người Đài Loan ).. và bộ Ngàn lẻ một đêm.Ở ngoài Bắc  tôi cũng có đọc, nhưng không được đầy đủ như ở đây.

 Hai cô giáo  trẻ phì cười, còn đám học trò thích thú ,hân hoan chờ đợi.

 Ngày ấy-bây giờ, đã gần  hơn bốn chục năm. Tôi  có bận  thường về thành phố để chăm nom  Bọ tôi và ông xã   ốm  nằm bệnh viện.  Bà bạn năm nào cũng  phải  về đây trị bệnh. Chị  bạn   mấy năm ròng  cho tôi chung buồng trong  khu  cơ quan Phòng Giáo dục Huyện  cũng  nhận việc chăm  người em  ốm  kéo dài Tuổi trẻ cùng làm việc,    già thì  đi với bệnh, bệnh mình, bệnh  người thân. Chúng tôi chở nhau đi trên hai chiếc xe máy,   hoà nhanh vào dòng  người cuồn cuộn,hối hả . Bỗng qua  một quán nước,  chị bạn Phòng Giáo dục với vẻ  hoảng sợ  gọi tôi và bà bạn:

- Hình như có… ai đó.. đuổi theo tụi mình !

Đuổi theo ba bà già,  túi  xách   có chút tiền,còn hai chiếc xe, đều  là  xe  mượn, thì khá mới ?  Không có gì nghi ngờ nữa . Bốn gã  theo  sau, bốn xe,  người nào  người nấy đều đã ở tuổi trung niên, tóc tai bờm xờm,  mặt mũi sương gió, bặm trợn.Chị Phòng Giáo dục  tính toán rất nhanh, hẳn ở phố và  không ít  chứng kiến những “ ca” như thế này :

- Tụi mình  phóng đến chỗ có mấy chú Công An thì tấp vô nghe !

  Cả ba  cùng tấp vào,thì  bốn  người đuổi theo cũng… tấp theo luôn ! Hai bên  mở  to mắt  nhìn nhau. Các bà vẫn cuống cuồng sợ hãi, còn   các ông thì   cười  xoà :

- Trời ơi ! Mấy cô ngó vậy mà phóng xe chạy dữ, tụi em  đuổi theo muốn khùng !

 Mấy cô, tụi em ! Mỗi cô  có mấy chục năm    bén duyên với nghề được gọi là “ cô”    đưa biết bao nhiêu đám  khách trẻ qua sông,  có biết  các vị này đến từ tỉnh thành nào, trường  lớp nào !

- Cô ơi, em là “Đinh  một tấc”, bữa  ghé trường coi phim “Hai cây đinh và bốn cây đèn”.!

 Trời,  Đinh một tấc hôm nay đây !  Anh ta  cao đến hơn mét bảy,người to khoẻ, da đỏ hồng .Bác sĩ bệnh  viện tỉnh . Đều ở  dưới đó hết, bữa nay  nghỉ lễ về phố vi  vu, không cho vợ con bám theo,vì biết sẽ gặp các cô mà . Ba bà giáo chạnh lòng: mình  không nhận ra họ mà còn ..bỏ chạy ! Đám học trò  năm  cứ đứng cười khoái chí. Đời thuở nào mà  có cuộc hội ngộ  kỳ quặc  như hôm nay . Trao đổi số điện thoại, địa chỉ  nhà, nhưng rồi  cất đấy ! Cuộc sống cứ cuốn mọi  người   trôi về phía trước. Ngày nào chúng tôi đến miền đất  ấy, đến để mà đi, như  lối   ví  von câu chữ, thì bây giờ cũng vậy, gặp để mà chia  tay. Ngay cả chị bạn   ở Phòng Giáo dục cũng vậy,chị bảo có lên  Dalat mấy lần,cũng có  ra chỗ Vườn hoa, mà ..Tôi cũng kể lể rằng về Saigon nhiều chuyến lắm, vì  các con ông  chú  trở lại đây, có  năm chú Toàn mất, họ về tổ chức lễ cúng khá linh đình, tôi nán lại  nhà  chú cả tuần… Bà bạn kể,nói chi xa, ba chị em nhà tớ , có  a lô ( điện thoại ) hoặc nhà cách nhau chỉ vài bước chân,mà có khi hằng tháng  không gặp nhau.Vì hễ  ngồi kẻ hỏi  người đáp,kẻ  nói  người nghe và cuối cùng là … Rồi  một  người đùng đùng bỏ vào nhà,  người kia sượng sùng ra  về .  Có  một năm chị em sát cánh bên nhau  tương đối lâu, nửa tháng, là bởi  cùng về thăm quê cha đất tổ . Chị cả từ chối vì chị cùng  cậu út  đã ra   quê từ  năm năm trước.Họ đi theo  mấy chị em  khác,  lịch trình do “ ban tổ chức “ đưa ra  nên   phải phục tùng .

- Có  một nơi tớ ân hận là chưa ghé được. Đó là Bara ( đập nước ) Đô Lương. Hồi mẹ còn sống, bà nhắc hoài,nhắc đến độ tớ  nêu quyết tâm: hễ  về quê là phải  đến thăm nơi này .

 Tôi chợt thấy tiếc. Bởi có  lần,thuở còn là học trò,  bố tôi đã rủ bọn tôi đến đây trong một chuyến công tác của ông, nhưng chúng tôi từ chối. Có gì hay ho khi đứng trước một đập nước vô hồn. Cho  thù  ông bố mê nước và lúa cố gắng thuyết minh: do hoàng thân Xuphanuvong của Lào  dựng đó. Trong Phan Thiết thì có Tháp nước. Tôi nhớ mài mại như vậy. Nhưng  Đập Đô   Lương là  ký ức một thời của  người mẹ thân yêu, một bà lão   theo chồng xa  quê ở tuổi hai mươi,sau nửa cuộc đời mới quay lại, hối hả đi thăm  người thân hai bên họ ngoại  rồi lại   vội vã vào  cao nguyên,vì nào   con cháu,nhà cửa, vườn tược, heo gà.. đang chờ !  Ông xã tôi  thì  nuôi giấc mơ đi thăm một công trình thuỷ điện ở Trung Quốc, mà ông tình cờ đọc được qua internet : kênh  đào  Đô Giang Yển .Tôi trề  môi:  Trời,người ta đi thăm Vạn  Lý trường thành, đi  Tử Cấm thành,hay là Cửu trại câu,chứ nơi kênh đào  thì có  gì mà coi. Xứ  mình bao nhiêu là  kênh, cứ xuống miền tây là gặp … Ông xã tôi cười : có ít người tìm mới  thấy  độc . Như bà đó, bao nhiêu  người gặp bà,  mà có mỗi tôi..tìm bà !  Nhưng câu này  khiến tôi  bừng tỉnh :    Di  sản  thế  giới được Unesco công nhận đó  nghe bà !

 

 

 Một kênh  nước trên sông,mà là  một Di sản thế giới!   Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói, không ngờ bà bạn lại đang bỏ công tìm hiểu. Bà kể có  lần   tìm  mấy bài tập Yoga, bà mở ra  một trang  có  cái tết  rất gần gũi “  Lều tranh”.  Tác giả     giới thiệu thêm   hàng loạt những công trình  nổi tiếng trên khắp thế giới,  thiên tạo hay nhân tạo, là làng mạc, phố xá, dinh thự, cầu cống, đến hang động, đập nước,rồi kênh đào.  Thuở đi học, có môn tiếng Pháp,biết  chút đỉnh về  kênh đào Midi.Tôi cướp lời : kênh đào Panama, kênh đào Suez  này !

   Tôi bỗng tò mò,bỏ ra nhiều giờ lên mạng tìm hiểu cùng chồng.Hai con  người này có “ thần giao cách cảm “ hay sao mà cùng  khao khát được đến thăm một con  kênh  đào nơi xa xôi vạn dặm.  Có lẽ là đây  chăng :

 

No comments:

Post a Comment