LUẬT !
Cũng như mọi công chức nhà nước, chúng tôi từ lúc vào nghề đã phải ghi nhớ “ đúng luật” trong hai thứ, là hồ sơ giấy tờ và nội qui công việc. Tôi còn có một chuyện phải ra luật, đó là việc trường, việc nhà phải tách bạch.Ba bé của tôi được bốn tuổi khi tôi ra trường, nhận việc. Các bé học mẫu giáo, cô giáo lại có con,có cháu là học trò của tôi. Tôi vì con nên lắm lúc nương nương cho các nam nữ học sinh này, thế nhưng ở nhà tôi luôn dặn con :
- Đừng để cô giáo méc má chuyện xấu ba đứa gây ra ở trường nghe. Bị phạt thì ráng mà chịu.
Con bé út ngoan hơn hai ông anh buổi trưa thường trốn ngủ ra sân mở vòi nước hay nghịch cát, còn đi ngủ thì cứ co chân, cô dùng roi quất nhẹ mới chịu duỗi, rồi thì đâu vẫn vào đó, còn đưa lên múa vài đường võ để cho cả bọn cùng cười . Khi chúng lớn dần, thì chuyện điểm số.Tôi mặc kệ, dù các cô ( có con cháu là học sinh tôi đứng lớp hay chủ nhiệm ) có gợi ý. Tôi bảo : Cứ để vậy cho các cháu cố gắng chị ạ .
Đồng nghiệp của tôi năm nào cũng có một vài cháu hay con học lớp của tôi.Họ o bế đủ kiểu, khi con kém thì làm sao để không bị ở lại lớp,còn trung bình muốn lên khá và khá muốn đạt giỏi. Do điểm môn Văn có hệ số cao, quyết định nhiều thứ . Họ đi cửa sau, tức là quà cho hai má. Lắm lúc tôi cũng phải tặc lưỡi cho qua. Thế nhưng khi “ nhân vật “ ấy lên lớp khác, không còn mối liên quan nào đến tôi, thì người đồng nghiệp thân thiết ấy bỗng trở nên thật xa lạ với tôi. Chỉ vì họ lại bận o bế người khác. Họ và người con đã đề ra một thứ luật, đó là có người quen tội gì không nhờ, và khi không cần nữa thì coi như không quen. Với ba đứa con, tôi hăm he : Học cho mình,nên tự mà lo. Đi thi không có ai chiếu cố đâu, nên tập từ bây giờ . Tôi nói hoài,nói hoài, đến độ có bữa cả ba dặn nhau, sau khi nghe tôi cằn nhằn thì chúng đứng xếp hàng ngay trước mặt, nghiêm trang :Thưa má nghiêm khắc,tụi con xin khắc cốt ghi tâm ! Càng về sau,khi có chút thời gian công tác tương đối lâu, tôi không nhượng bộ bất cứ học sinh hay phụ huynh nào, dù là giáo viên trong trường, đề nghị “ chiếu cố”.Ngay cả khi làm một Hiệu phó chuyên môn,nắm giữ sổ điểm của mọi học sinh trong trường,tôi càng nghiêm khắc hơn với mình . Tôi vừa e ngại phụ huynh,là người dân trong vùng chê bai, mà tôi cũng muốn làm gương cho con cái.
Có một lần tôi phá lệ. Hôm đó ( tôi còn là giáo viên đứng lớp) có một phụ huynh tìm tôi. Chị chỉ gặp má tôi, bà đang lu bu bên nồi bún cá cho buổi sáng hôm sau. Lý do chị tìm là : lớp tôi chủ nhiệm đi chơi, ra về thì đứa con gái của chị làm mất chiếc túi xách nhỏ mang theo. Má Mười bực bội :
- Con cô nó cũng đã mười lăm, mười bảy rồi.Mất túi thì nó tự chịu chứ .
Má Tư cũng ra dấu như kiểu :không có cái luật nào đi chơi về mất đồ mà đòi cô giáo bắt đền.
Nhưng hôm sau chị lại đến.Biết hai má tôi,chủ nhân một gánh bún cá, rất cần thứ củ ngãi, loại gia vị còn có tên là của cà chơi, nấu bún cá rất ngon,chị đem đến một bọc to , đèo sau chiếc xe gắn máy mới tinh, ngoài chiếc phong thư,chị đi vội nên phải vờ xin cọng bún rồi ra nhà vệ sinh dán , Chiếc xe,bộ trang phục , lối chăm sóc da mặt,tóc tai,tôi biết chị có cuộc sống khá giả . Tôi miễn cưỡng đón, vì đã nghe hai má phàn nàn về người này. Chị kể và gần như sợ hãi, trong dáng bất lực. Số là có một bí mật để trong đó, một lá thư chị gửi cho người chồng cũ, cha của cô con gái . Người chồng mới có chứng ghen dữ dội lắm,chị sợ lá thư ấy rơi vào tay anh này. Người chồng cũ đang đau rất nặng, thứ anh cần không phải là tiền bạc, thuốc men, vì nhà anh có hàng nước ngoài gửi về thường xuyên, nhưng anh vẫn đang sống độc thân, rất muốn gặp con gái lần cuối.. Chị hẹn một buổi,một không gian , nhưng thư chưa kịp gửi,thì đứa con vớ chiếc túi xinh đẹp ấy đi dự một buổi thám du ( đi du lịch khám phá ) với lớp.Chiếc ví không biết ai đang giữ .Hỏi con bé thì nó cứ ú ớ..
Nếu đúng theo luật của phạm vi công việc, thì việc tìm ví không phải là nhiệm vụ của tôi. Nhưng vì lá thư, vì hai người đàn ông của chị, tôi đành miễn cưỡng hứa giúp chị . Hai má nghe rõ câu chuyện,lại hiểu luật “ có qua có lại “túm củ ngãi và chiếc phong bì dày .., khuyên tôi không nên từ chối. Phải mất đến hai tuần, mà có lẽ ông trời cũng thương tôi,thương người phụ nữ hồng nhan kia. Một hôm tình cờ đi ủng hộ lớp chủ nhiệm thi đấu bóng đá , tôi ngồi cạnh đám con trai trong lớp . Có một đứa hỏi tôi về củ ngãi,( nhà tôi gần trường,nên học sinh qua lại luôn bắt gặp mớ củ ngãi hai má tôi rửa,phơi ngay cửa ) rằng nó có chỗ bán cho tôi giá rẻ mà lại tươi.Tôi nhớ đến bọc quà của chị phụ huynh. Té ra “ chỗ bán “ ăn trộm củ ngãi của má mình, mang đến biếu má cô bé, vì gia đình này luôn nấu bún cá ăn sáng. Anh ta muốn lấy điểm .Vậy thì chiếc ví có dấu lá thư ? Chị phụ huynh kể rằng thư viết bằng giấy pơ - luya rất mỏng,nhét vào trong khe vải viền túi, vì chiếc túi nào cũng lót một lớp vải sau lớp da, nên không ai để ý . Tôi bèn nói như quan toà kết án :
- Phải bữa đi chơi trò lấy chiếc túi xách của Thanh Trang không ?
Đám con trai ồ lên đồng tình : Nó muốn giữ “ làm tin” đó cô !
Không thể tả được niềm vui của người mẹ này. Rồi chị theo gia đình ra nước ngoài,lâu lâu cũng gửi thư hỏi thăm tôi. Vài dòng ngắn ngủi, qua một tấm thiệp nhỏ, nhưng tôi thấy có chút vui vui len nhẹ trong hồn.
Cuộc sống của tôi, khi các con chưa trưởng thành, không hề dễ dàng như đồng nghiệp.
Khi sinh con, hai má lập tức chia “ ba nhà ba đứa” vì họ chuẩn bị cho tôi một chuyến lên xe bông,cứ nói thẳng là tái giá. Cô Kê là người rất hiểu luật. Cô bảo, không được, khi cô biết tôi cứ sống “ mình ên “ như vậy, bởi vì tôi chỉ yêu … phụ nữ,và .. Cô bảo phải dồn cả ba cho tôi, thì tôi mới được nhận những chế độ phụ cấp nhà trường,công đoàn dành cho, diện con giáo viên.Cô lại đi trấn an hai má , rằng nếu mình có phước,thì về sau nó báo đáp,mà như.. Bây giờ cô lại đưa “ luật trời “ hay là luật nhân quả ra . Khi tìm được bà nội và các cô ( cũng chính các cô và bà nội tìm chúng tôi ) thì họ nội đòi nhận cháu.Lại một phen đổi khai sinh. Cũng may là chúng nó mới học cấp một nên học bạ không mấy rắc rối. Cũng là “luật trời”. Tôi tình cờ gặp cô Kê trong một buổi đi thi đại học,cô bảo cô thấy “quá tội “ vì cô từng ở vào hoàn cảnh một mình nuôi con như tôi .Cô giúp gia đình tôi , tốt đến độ nhiều người chưa biết cô là ai, chúng tôi là ai, cứ nghĩ: hẳn có chị em ruột rà, dây mơ rễ má chi đây,với hai má tôi.Cô điềm nhiên bảo : luật tình thương. Về sau, khi người con gái út của cô gặp nạn,cô ngậm ngùi bảo: có lẽ ông trời đã qui đặt luật của ổng cho cô, để cô sống với người con không nhận ra mình,ra người thân,thì xung quanh cô vẫn có rất nhiều người thân. Có người lo lắng,hay là cổ muốn nhận mấy đứa con của mày,dụ nó làm con cháu mình. Cô không dụ dỗ gì,chúng nó tự giác hiểu. Các con tôi nay đã ở tuổi mà xưa Trịnh Công Sơn viết “ Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” Tuổi tứ thập, tuổi trưởng thành, ổn định mọi mặt.Họ quí cô không thua quí hai ngoại Mười- Tư. Vì đó cũng là Ngoai của họ .
Tôi buồn lắm khi ngồi gõ những dòng này. Bây giờ cuộc sống mới, khuyên con người ta “ lấy cái đẹp dẹp cái xấu” thế mà chúng tôi, chị Giang và tôi, cứ cố bày cái xấu ra.Nhưng phải có cái xấu thì mới biết cái khác là đẹp chứ .
Những người thân của chị bạn tôi đều là những người tốt.Bởi họ cần cù, vất vả nuôi dạy con cái,nay đàn con trưởng thành cũng chỉ có một mục đích duy nhất là làm sao sống tốt hơn. Nhưng họ quên mất người khác cũng cần sống tốt như họ.Chị Giang bảo tôi,vì mình là kẻ đứng ngoài,chứ nếu là người trong cuộc thì ..
Giá như chuyện sửa mái nhà chỉ giải quyết một cách đơn giản: người làm sụm lớp mái là ai? Nay sửa thì chịu trách nhiệm như thế nào ? Hai chủ nhân tương lai của ngôi nhà sẽ nhận lấy phần việc nào? Có luật qui đinh cả đấy : làm hỏng thì phải bồi thường. Tài sản này mai kia chắc chắn là của mình,thì mình nên có trách nhiệm. Nhưng ba nhóm không nhìn nhau mà nhìn ra ba hướng.
Người làm hỏng,ai cũng rõ, thì thản nhiên : ối nhà đó bọn tui không dẫm thì nó cũng sụm,mái lợp lâu rồi mà . Vậy lỗi không do tui, mà do ông trời .Ông trời phá, thì ổng phải sửa, sao lại bắt tôi. ? Luật sòng phẳng rõ quá.Chị thứ thì đưa ra ba điều : nó - bạn tôi - xài tiền quá cỡ, giờ nhà cho nó ở là may, vì giấy tờ đâu có tên nó sở hữu.Hỏi xài những gì mà quá cỡ ? Thì nó đi học, đi chữa bệnh,và đi...chơi . Chị cả : bọn tôi đâu có giàu có như dì kia,chị thứ ấy. Bà này có cả khách sạn, con cái chả làm lụng gì hết,chứ con tôi vất vả trần ai, mà tôi thì goá bụa. Như vậy,chiếu theo “luật công bằng “ thì không ai phải bỏ công, bỏ của ra sửa mái nhà cả .Vả lại,nhà rộng, có hỏng chỗ này thì chỉ làm nhà khách, mấy khi có khách đến, làm nhà kho, mà đồ đạc trong kho thi nên đốt hết đi . Người trọ trong nhà có lương, nên cứ vậy mà sống cho đến khi nào ...ngáp,mà cũng sắp ngủm rồi,vì cái chứng bệnh nan y đó, giỏi lắm là .. vài tháng ... Với lại luật nhà nước, nhà cửa này đều do hai chị đứng tên, mai kia sẽ thuộc đàn con cháu họ,chị cả có tám,tính thêm dâu rể, cháu chắt là ..Chị thứ có sáu con, cũng tính thêm là ...Hơn năm chục người sẽ làm chủ ngôi nhà này. Khi chị cả có vẻ xót thương cô em đau yếu , già cả, bảo rằng, hay là ta chu cấp cho dì ấy,thì lập tức năm tiểu thư của chị nhao nhao: nhà tên mẹ, thì mẹ tự tính. Rồi họ hăm he: mẹ phụ cấp cho dì ấy được bao lâu? Vì mẹ cũng tuổi tác, nay yếu mai đau, tụi con cũng đang chia nhau giúp mẹ . Đó là luật gia đình. Bà kia là con cái trong nhà, nhưng bà chỉ có một mình,nên bà không có quyền quyết định. Cậu em út vừa tạ thế , quả là người từng sáng suốt,vì xót hai chị không được học hành,lại con đông, nên chia cho hai chị hai phần ngôi nhà. Con em kia,mày muốn kiện thì cứ tìm đường xuống âm phủ mà gặp cậu ấy . Đó là luật.Mà đã là luật thì ai cũng phải làm theo.Luật của số đông tham lam,tàn nhẫn, bất nhân,đặt ra.Họ quí tiền hơn cả sinh mạng họ, thì bảo sao sinh mạng người em ruột thịt,họ không xem như rác rưởi chứ.
Nhưng luật trời vẫn còn . Người bạn của tôi vẫn đủ tỉnh táo, đủ tài chính để sống và sức khoẻ thể chất, tâm hồn mỗi ngày một tiến theo chiều hướng tích cực.Nhưng chị cứ im lặng. Chị cả và con cháu thì cắt liên lạc khi hay tin chị này có nhiều thiên sứ,luật trời định ra, đến sửa nhà.Họ là những học sinh cũ mà bốn chục năm mới gặp lại . Chị thứ ốm bệnh, cũng có chút chạnh lòng khi mỗi chủ nhật lại sai con gái xuống nhà đứng tên mình, xem dì mày ra làm sao ,người em vẫn vui mừng khi cậu con lớn của chị thứ vác cuốc xuống dọn vườn,đào hố trồng bầu bí, an ủi khi biết những người con của cậu út ức hiếp,đối xử thô bạo và hỗn láo với dì mình . Nhưng chị em tôi,chị Giang và tôi, rất mừng. Những người con chị thứ đa số được học hành tử tế, cả hai người con lớn làm nông, nhưng họ không vì coi đồng tiền là tất cả,nên xem việc của mẹ, việc của họ, là khác nhau.Chị thứ hay như mọi người mẹ đều thương và muốn vun vén cho con, nhưng không để cho các con “ lấn quyền”như chị cả . Có lẽ ý trời muốn vậy. Chả nhẽ mấy chục đứa cháu đều vô tâm như nhau cả sao.Ông trời với luật trời sẽ không bất công như con người.
Tôi nay mới ngoài sáu mươi, chưa đủ tuổi tác để bàn bạc chuyện đời, chuyện của những người lớn hơn mình.Chỉ là vì tôi cũng làm con, làm mẹ, lại là một công dân, ra đường được gọi là “ trí thức, lại cảm thấy có chút trách nhiệm. Thấy báo chí ,đài phát thanh, truyền hình, các phương tiện truyền thông, kêu gọi rằng mỗi khi đưa ra một quyết định,hoặc là giao tiếp, cũng cần chú tâm bốn mặt : chính trị, pháp luật, đạo đức và văn hoá . Chị Giang và tôi, những người “còn lại” bên cạnh người bạn khi ai nấy bỏ đi hết, đều là những đảng viên, nên chúng tôi phát biểu mà tự tin rằng, điều chúng tôi nói đều vì quyền lợi của người dân nước mình, điều không sai phạm luật Đảng qui định, Về mặt pháp luật, chúng tôi cũng dựa vào những luật lệ chung về tranh chấp,phân chia tài sản, luật con người.Mặt đạo đức và văn hoá,c húng tôi trân trọng tình người, tình máu mủ,tình đồng loại.
Có lẽ trang blog này ít người đọc, vì chủ nhân từ đã rất lâu không mở ra.Chúng tôi,chị Giang và tôi, hai người bạn của chủ nhân, viết như gióng lên một hồi chuông, để nếu con cháu người bạn, người thân của chị này, có dịp đọc, thì sẽ có cái nhìn khác về người thân của mình,về tiền. Ở đời tiền thì quí,nhưng có thứ quí hơn,đó là tình người. Mai kia , như qui luật, bạn tôi sẽ đi xa. Phần quà bố mẹ dành cho chị chỉ dành cho những ai xứng đáng,ít ra kẻ không quá tệ bạc với chủ nhân một thời của nó.Ai đối xử tốt với dì mình từ xưa đến nay. ? Điểm lại có tới mấy người lận đó , bọn tôi biết rõ lắm .
HOA TRE .
No comments:
Post a Comment