Đức mang bếp lò và chiếc đèn măng sông đi, hôm sau lại chở lên cho tôi một chiếc xe đạp mới .Anh chàng bảo rằng thấy xe kia đã cũ, nên có hai xe thay đổi, hoặc có thể đặt trong phòng yoga cho các bà cùng tập gym.Tôi bảo : Vậy bao giờ trả lò và đèn thì đem xe về nhé .Đức cười : Cô ơi, có người đánh xe hơi lên đổi mà mẹ con không chịu đó .Tôi cảm thấy vui vui. Từ một cuốn tạp chí đi lạc mà tôi có thêm những người bạn quý.
Giáng sinh gần đến rồi, Đức gọi điện : mai con mang cho cô cây thông nô en nhé .Rồi làm cho cô cái hang đá.Tôi từ chối ngay .Tôi đi đạo đã ba mươi năm nhưng mùa giáng sinh nào,tôi cũng chờ đón rất bình thường : đi lễ sáng , viếng hang đá trong khuôn viên nhà thờ ,và về nhà. Không trang trí nhà cửa,không tiệc nửa đêm .Vì duy mỗi tôi có đạo .Sợ Đức mang thông lên , tôi bảo thêm : rồi chịu khó kiếm ai biếu người ta đi ! Đức cười hì hì qua điện thoại .
Bỗng nhiên anh ta ghé, tay lỉnh kỉnh một chiếc đèn ngôi sao xinh xắn .Đèn dán bằng giấy can bản đồ rất dày ,có màu xanh da trời , bên trong gắn sẵn một chiếc bóng đèn quả ớt trắng,lòng thòng một sợi dây điện dài .Lý do mang đến là : con thấy nhiều nhà có đạo thường treo ngôi sao ngoài hiên , thì cô cũng nên có một cái . Treo ngang cửa thế này, cô đi ra đi vô cũng có một ngôi sao trên đầu .
Có một ngôi sao trên đầu! .
Con ngõ nhỏ trước cổng nhà tôi dẫn lên đường Trần Khánh Dư .Cuối đường giáp với đường lớn mang tên một vị thánh , đường Phù Đổng Thiên Vương . Đứng ngay đó nhìn lên trên ngọn đồi của trường Đại học Dalat ,tôi luôn gặp một ngôi sao đỏ chói tít trên khuôn tháp cao vòi vọi của trường . Từ đây , tôi đạp xe độ dăm phút là đến nơi làm việc .Ngôi sao ở đó, bốn chục năm rồi, sáng sáng đón chiều đưa, như một người bạn thân thiết . Có một dạo, đứng ở hiên sau nhà tôi vẫn có thể bắt gặp ngôi sao này, nhưng bây giờ nhà cao tầng mọc lên nhiều đã che khuất .Thỉnh thoảng tôi vẫn lên khu vực tháp trong những chiều đi bộ ,nhìn xuống thôn trang thân yêu dưới kia ,nơi có quần thể đại gia đình chúng tôi và nhà anh Thạch, chị Hạ Em .Tôi như thấy rõ hiên sau nhà chị , có một khoảng sân nắng để anh Thạch tập thể dục mỗi sáng, và trên hiên đung đưa một chiếc đèn ngôi sao dán bằng giấy bóng kính vàng rực.Đèn có chu vi chỉ bằng vành trong của nón lá, ngày thường được bao bọc bởi một lớp nan tre đan rất khéo, trông như đèn kéo quân .Lâu lâu lại thấy chị Hạ Em gỡ lớp nan tre xuống lau rửa .Chiếc ngôi sao bên trong lâu lắm rồi, thuở tôi mới lên mười, không biết chị Hạ Em đã thay giấy kính lần nào chưa, mà nó vẫn còn rất mới .
Lần đầu tiên tôi thấy ngôi đèn được thắp nến sáng,không phải một đêm thu trăng tỏ, không phải cho đám cháu anh Thạch cầm tung tăng, mà đèn được dựng ở một góc bàn trong nhà kho,vào một đêm mưa tầm tã . Có bốn năm người chụm đầu quanh đèn, cha tôi,anh Thạch và những người lạ .Tôi rất ngạc nhiên khi thấy hiện lung linh ngay giữa các cạnh ngôi sao là khuôn mặt một ông cụ có vầng trán rất cao và một đôi mắt sáng hiền từ .Tôi đang co ro ngồi chùm hum nơi ngạch cửa , trố mắt nhìn vào khe cửa hé mở thì bất ngờ có hai cánh tay khỏe chắc lôi đi . Chị cả tôi và chị Hạ Em đang canh con heo nái đẻ, nhưng có sự cố phải tìm cha tôi để ông kịp can thiệp. Họ không biết tôi cũng cố thức xem heo đẻ ra sao , cũng lần từ cửa sau chuồng heo ,đi tắt sang nhà kho nhà chị Hạ Em bằng cách nào . Dù bị đét đau điếng nhưng tôi vẫn hỏi : Hình cái ông trên ngôi sao là ai ? Mai lớn rồi biết.Hai bà chị đáp nhanh như thế .
Chỗ chân tháp tôi thường ngồi nghỉ những buổi chiều nhạt nắng hôm nay, ngày xưa , anh em chúng tôi cũng đã mấy lần kéo lên đây chụp hình , rồi tất cả lại treo trong phòng khách của … chị Hạ Em . Tấm đầu chụp ngày hai anh Nhuần và Nhị vừa tốt nghiệp đại học ,tấm kia chụp trước khi tôi về Đồng nai làm cô giáo .Tấm đầu tiên có tôi là một con bé năm tuổi , tóc “cúp cum bê” (lời mẹ ) y hệt chiếc gáo dừa úp lên đầu, tấm sau tôi đã là thiếu nữ tuổi đôi mươi , áo dài trắng thướt tha, tóc đen huyền xõa ngang vai .Nhận ra tôi ở vầng trán nhô ra bướng bỉnh . Các anh tôi từ một thanh niên bảnh bao , tấm sau là những gã trung niên mặt mày hốc hác bụi trần .Chỉ ánh mắt và nụ cười là không thay đổi .Hai khuôn hình này được anh Thạch treo trong phòng riêng của anh , bây giờ dù đã sửa lại nhà, chị Hạ Em vẫn giữ lại . Tôi cũng phóng ra hai tấm mang về treo trong nhà mình .Dù anh Thạch đã đi xa , nhưng ra vào nhìn thấy anh đứng giữa các anh Nhuần Nhị, tôi vẫn có cảm giác anh vẫn ở bên cạnh .
Tôi nhớ hôm chụp tấm đầu tiên, người thợ xếp tôi đứng gần chị cả đang bế thằng em út, toàn thân tôi cứng đờ, vẻ mặt đăm đăm -lần đầu tiên trong đời “ bị” chụp hình mà ! Chị Nhụy –người kiêng dấu ngã – nhanh chân đứng gần hai tân cử nhân ,còn vây quanh là đám cháu anh Thạch, con các chị của anh .Tôi nhớ lúc bác phó nhòm –cũng là bạn học của các anh – đang đưa máy lên nhắm thì chị Nhụy vọt miệng : Anh nhớ canh lấy cả cây thánh giá trên nóc tháp nghe . Lấy được cả cột thu lôi thì càng tốt . Mọi người cười ồ lên trước sự tính toán tham lam của chị .Lấy như thế thì có khác gì chỉ chụp tháp mà thôi .Người cầm máy phân tích .Có tiếng anh Thạch . Chúng ta đứng dưới chân thánh giá đây nè . Ừ , đường đời hãy mang lấy khổ giá mà đi .Tiếng một anh khác,không rõ là anh Nhuần hay Nhị .
Rồi không hiểu sao, gần mười lăm năm sau ,chúng tôi lại chọn nơi này để chụp ảnh lưu niệm .Cây thánh giá trên tháp giảng đường được thay thế bằng một ngôi sao năm cánh bằng kim loại sơn đỏ .Viện Đại học này trước đây là cơ sở của Giáo hội , bây giờ nó đã thuộc về nhân dân .Nhưng lại gần vẫn thấy hình ảnh cây thánh giá ngày nào bên trong ngôi sao .Người chụp tấm hình này là chị Nhụy .
Hôm ấy chị đang công tác bên hội phụ nữ , tình cờ đi ngang qua, nên chị tình nguyện cầm máy .Tôi không mấy tin tưởng tài nghệ của chị .Trước đó ,khi chị còn làm cô giáo ở trường Trung Bắc –nay là trường Phù Đổng –chị cũng mang máy ông chồng chị mượn của ai đó chụp cho chúng tôi .Ngày tết, trước cổng trường có một cây mai anh đào nở hoa dày đặc rất đẹp ,trông rất giống mái tóc uốn kiểu cách của một kiều nữ được quàng lên một tấm khăn voan hồng đậm .Hoa Tre nhanh nhẹn trèo tuốt lên một cành cao,chị cũng giục chúng tôi ,bốn đứa con gái còn lại tìm một cành, hay nhánh mai nào đó để leo lên .Tôi đã một lần chứng kiến thằng em bị ngã do hái trái mai chín nên khá cảnh giác , chỉ bíu vào một nhánh thấp,trong khi mấy đứa kia đã thót lên những cành to xung quanh .Kết quả là ,chỉ trừ Hoa Tre là còn dáng Hoa Tre, còn bọn tôi , không khác gì bầy khỉ leo cây chờ giờ ăn trong sở thú,mà tôi là đứa …giống nhất –vì tôi sợ té xuống đất nên ngồi thu lu,hai tay ôm chặt nhánh mai gầy,mặt căng thẳng !Tấm hình ấy, tôi chỉ dám mở album ra xem mỗi khi thấy …vui .
Hôm nay , chị cũng khiến mọi người lo lắng .Chị cứ loay hoay để đưa ông sao đỏ rực tuốt trên đỉnh tháp vào khuôn hình , vì theo chị ,như thế mới đẹp .Anh Nhị phải chạy ra canh máy cho chị .Anh Nhuần thì cáu :thì có ngôi sao trên đầu rồi !
Có ngôi sao trên đầu rồi !
Trước ngày rời Dalat, mẹ tôi dặn sang chào anh chị bên nhà o dượng .Anh Thạch đang lui cui giúp chị Hạ Em nhặt những quả mận chín rụng trong vườn ,tôi cũng lăng xăng phụ giúp . Sau đó ,hai anh em ngồi bệt xuống hiên, lật dép moi những hạt mận dính dưới đế .Anh ném mấy hạt đi xa, đùa .Lâu nay anh cứ chờ hai lão Canh Kem đưa đi thăm lăng Bác Hồ, mà cổ sắp dài như con hươu sao.Em cố gắng có cơ hội ra thăm Bác hộ anh nhé .Muốn vậy,phải chịu khó nâng cao tay nghề, chứ học vội vàng như thế này, do tình hình đất nước mình bây giờ …
Rồi trầm ngâm rất lâu .anh khẽ bảo Cuộc sống còn rất nhiều lần phải moi những hạt mận vất đi như thế này .Phải làm sao ?Em nhớ mấy hôm trước anh em mình lên tháp đại học chụp hình không ? Hãy vững tin có một ngôi sao trên đầu dẫn đường và có cha mẹ anh chị luôn bên cạnh .
Luôn có một ngôi sao trên đầu dẫn đường !
Tháng mười âm lịch năm 1978, học sinh xã Phú Quảng của huyện Tân phú ,nơi tôi về công tác được “nghỉ mùa ”một tuần để gặt lúa. Tất cả đồng nghiệp trong khu nhà tập thể hớn hở kéo nhau về, riêng tôi phải nán lại ba ngày .Tôi là chị tổng phụ trách, phải đi cùng liên đội gặt lúa giúp những nhà thuộc diện chính sách mà neo đơn . Đám con gái trong Ban chỉ huy lo lắng nhìn hai cẳng chân ốm tong và trắng hếu như đắp bột của tôi bảo, cô coi chừng gặt vô tay nghe ,cô chịu nắng được không .Chung,anh chàng hai lần làm lớp trưởng của tôi ,thuở lớp chín và đại học thì nhe răng cười ,cô ra đó kể chuyện ma cho tụi nó nghe là được , hay cô hát dăm chục bài .Nhưng tôi thản nhiên bảo , đừng lo , từ từ rồi quen. Tôi tỏ ra rất xông xáo,và cái mệt mà người ta gọi là bở hơi tai thì không phải đây là lần đầu tôi trái nghiệm . Cám ơn cha mẹ đã dạy tôi biết cắt cỏ khô, cỏ heo , biết quen dãi dầu mưa nắng .Cám ơn các anh dặn dò : phải vác khổ giá của mình .Lúc nào vầng mặt trời chói chang của miền đông Nam bộ cũng như ở trên đỉnh đầu ,nhưng tôi như cứ thấy đó là anh sao vàng dịu trong nhà anh Thạch, hay ngôi sao đỏ thắm trên tháp trường đại học quê nhà .
Sáng sớm ngày thứ tư ,tôi khăn gói về thăm nhà .Trường năm trên đồi, chỉ cách mốc cây số 107 trên quốc lộ 20 vài chục bước đi bộ , ngày ngày tôi vẫn bắt gặp những chuyến xe đò mang biển số 49 chạy qua ,nhưng , để đi ngược thêm hai trăm cây số để về đến Dalat thì …Đồng nghiệp có hai thầy quê tận Quy nhơn và Rạch giá, còn lại đều từ thành phố xuống , và sáng trước đó, họ đều đón xe “đi dịch độ” để về đây ,nghĩa là cũng chuyển xuống Túc Trưng, rồi về Long khánh ,xuống Biên hòa, rồi mới đến Sài gòn. Một học sinh có người nhà buôn ngược lên mạn Phương Lâm bày vẽ : cô lên chợ Định quán , có xe đi dịch độ lên .Rồi cô ghé trạm Madagiu, nhờ mấy ông canh trạm gửi xe lên B’Lao . B’Lao ,Bảo Lộc cách nhà 150 km !Tôi quyết tâm “ lên ngược”.Đó là lần duy nhất trong suốt bốn năm về đây công tác, còn sau đó, dù phải “tái ngộ”cung đường 20 này thêm mấy vòng , tôi cũng yên tâm vì được leo lên xe tại bến xe miền đông tận thanh phố Hồ Chí Minh với chiếc vé cầm chắc trong tay !
Tôi lên đường với ánh sao mai lấp ló cuối chân trời .Đồng hồ chỉ bốn giờ .Tôi đã ngủ quên vì mấy ngày cật lực lao động cùng học trò, toàn thân rã rời .Chiếc ba lô nhẹ trên vai ,một cây gậy ( để lỡ có chó đuổi hoặc người xấu rình rập thì vung lên ) Trời lạnh ,những làn gió nhẹ mang theo hương lúa ngày mùa, hương cỏ , cả mùi đất đỏ quen thuộc . Tôi hít thật sâu ,cứ theo hướng sao mai bước đi .Hơn năm cây số, hầu như tôi không gặp một bóng người hay chuyến xe nào. Một vài ánh đèn leo lét hắt qua phên vách của những ngôi nhà cất tạm bợ ven đường ,một mái đầu cúi xuống bên đèn , trên trang sách .Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng hình ảnh ấy vẫn khiến lòng tôi xốn xang thổn thức trên những chuyến xe đi về ngang nơi này mà không có dịp dừng lại, bước xuống .Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó
Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn em vui ríu rít mái trường.
Cây số 113 ,chợ Định quán .Chuyến xe ngược Phương Lâm vừa rời bến! Tôi đứng sững sờ , mặt thất thần như người bị móc ví .Một người biết tôi phải về Dalat nên chỉ vẽ : Giờ cô đón xe lôi lên cây số 115, chỗ ngã ba đi vô Tà lài .Ở đây sáng sớm có chuyến xe từ trong kinh tế mới Đồng hiệp về Saigon, cô quá giang rồi về trển mua vé cho chắc ăn .Lại có người khuyên : Lên đến 115 thì chờ có xe lên Phương lâm đi luôn Về lại Sài gòn làm chi , chỗ đâu mà ngủ qua đêm ,đàn bà con gái ,khùng !Tôi thấy mình giống Kiều, tính liều mình nhắm mắt đưa chân ,nhưng chợt nhớ lời “ba ông bố Dalat”: có ngôi sao trên đầu dẫn đường,tôi lại xốc ba lô , bước đi .Cây số 115, rồi chợ Phương Lâm , rồi trạm thuế Madagui . Đã năm giờ chiều. Từ bốn giờ sáng , mà bây giờ, lộ trình của tôi mới được năm chục cây số . Tôi nhớ mình đã ghé xin nước uống nhiều nơi , bụng ọc ạch .Gói xôi to tôi mang theo còn một cục khô cứng .Bác già trực trạm tìm gửi tôi ở một chiếc xe chạy bằng than chở gạo lên Bảo lộc .Nếu đến đây trước khi trời tối,tôi có thể ghé trường Nông lâm súc ,nơi cậu em út đang học, tá túc qua đêm .Nhưng,lưng chừng đèo Chuối thì xe chết máy !
Xe có hai thanh niên xa lạ và …tôi !Trời thì đã về chiều, xung quanh chỉ có đồi núi chập chùng .Tôi ôm chiếc ba lô trong tay , ngồi bệt xuống bên đường, tưởng như không còn sức lục nữa . Bàn tay tôi đụng phải một chất lỏng thấm qua làn vải dày của đáy ba lô , mùi dầu cù là .Tôi moi ra ,ô hộp dầu bị nóng nên tan chảy .Tôi nghe toàn thân ớn lạnh,dường như bị sốt ngầy ngật .Chết rồi,làm sao .Nhưng tôi cố làm ra vẻ tinh táo .Tôi mở nắp vét một cục dầu to , cho vào mồm ngậm , bụng thầm khấn ông địa cho con về nhà bình an .Chất cay nồng của quế khiến tôi thấy dễ chịu .Hai chàng thanh niên lui cui dưới gầm xe, thấy chiếc nắp hộp dầu văng ra bèn cúi nhìn .Họ nhặt trả và ném cho tôi những tia mắt thương hại .Một người đến cạnh tôi ,bảo sẽ dẫn tôi đến nhà người quen trong rừng. Dường như đọc được nỗi lo ngại pha nhiều sợ hãi hiện rõ trên mặt tôi , cả hai cười hiền lành .Tụi tui quen ông Hiếu ở trạm lắm, thì ổng gửi cô , phải đưa cô đến nơi chớ.Giờ cô ngồi đây với tụi này cả đêm đâu có được. Vô nhà này ngủ nhờ đi .Cũng quen ông Hiếu mà .Tôi cầm nắp hộp dầu đậy vào lọ .Ồ,một ngôi sao vàng trên nắp .
Luôn có một ngôi sao dẫn đường !
Tôi nắm chặt lọ dầu trong tay ,yên tâm bước .
Ngôi nhà nhỏ mái lợp tranh, vách là những ống tre đập dập, cũng kiểu nhà ở Phú Quảng của tôi .Cũng hai chiếc chõng tre đặt song song chiếc bàn tre ọp ẹp, ghế là những bi gỗ như vừa đẵn về .Bếp cuối nhà đang đỏ lửa,một cái nồi lớn ám khói sôi sùng sục trên chiếc kiềng sắt .Một tô muối trộn ớt tươi giã đỏ óng .Một rổ giá .Tôi được dẫn ra sau rửa mặt rồi dẫn vào ngồi ghé trên chõng . Bốn bi gỗ dành cho những người đàn ông trong nhà ,quanh ngọn đèn dầu .Có người phụ nữ gầy nhỏ ,đặt trước tôi một tô cháo đầy ,nóng hổi ,nói khẽ : Cô cứ tự nhiên nhé.
Chợt tôi thấy ai nấy đều chỉnh tư thế ngồi , hai tay chắp trước ngực , đầu cúi xuống ,mắt nhắm nghiền .Người đàn ông ban nãy đón tôi trên hiên thong thả đọc một câu rất ngắn bằng tiếng La -tinh ,mọi người đồng thanh rất khẽ Amen, thế là không khí bữa ăn lại rộn ràng .Cơm nguội ăn với muối trộn ớt tươi giã nhuyễn là món ăn sáng chỉ thỉnh thoảng mới có của chúng tôi ở trường, còn thêm giá sống trong cháo trắng ,đây là lần đầu tôi được ăn .Tôi mới hiểu chàng hoàng tử lạc rừng ăn cháo bắp với mắm ốc sên mà vẫn xem như đang được ăn sơn hào hải vị.
Sau bữa ăn, tôi lần ra hiên,cơn sốt đã tan .Trời đã tối đen, đám rừng đen sẫm, con đường nhờ nhờ tối, còn chân trời ,ô kìa, sao hôm .Nó đã theo tôi từ sáng đến bây giờ .Giữa màn đêm thăm thẳm,lồng lộng, ánh sao trơ trọi ,nhỏ bé quá,nhưng lại là nguồn hanh phúc thật lớn của tôi. Tôi cảm thấy dậy lên trong lòng một nỗi vui bình an rất lạ . Luôn có một ngôi sao dẫn đường ! Tôi vòng ra bếp giúp bà và hai chị rửa dọn , bấy giờ tôi mới thấy trên vách bếp ,ngay cửa ra vào, có gắn một cây thánh giá nhỏ bằng gỗ , trên hình tượng chúa dang tay chịu đóng đinh . . Ừ , đường đời hãy mang lấy khổ giá mà đi .
Thấy mọi người lại vội vã kéo lên nhà trên ,tôi cũng đi theo . Bây giờ, trên bàn xuất hiện một chiếc lồng đèn ngôi sao dán giấy bóng kiếng đỏ, bên trong lung linh một ngọn nến . Tôi đưa mắt nhìn lên cao .Có một sợi giây dài nối đèn với xà nhà .Đèn được bọc cẩn thận trong lớp vải mùng cũ kỹ, thoạt nhìn tôi ngỡ lồng chim .Tôi nhìn vào đèn .Qua ánh nến ,hiện lên cây thánh giá nhỏ .Tôi chợt nhớ đến chiếc đèn ngôi sao vàng ở nhà anh Thạch, mỗi lần đốt nến, hình bác Hồ lại hiện lên lung linh .Đám đàn ông lại ngồi vào bàn , còn đám phụ nữ, thêm tôi là bốn , chia nhau ngồi hai bên mép chõng Chủ nhà chậm rãi lật từng trang trên cuốn sách dày cầm tay, sau này tôi biết đó là cuốn sách kinh để cầu nguyện trong ngày .Ông xướng lên vài câu ,rồi nhóm đàn ông lầm rầm đọc trước ,nhóm phụ nữ đọc theo ,như trong lớp trẻ đọc thuộc lòng vậy Vẻ mặt của họ rất thành kính .Lời kinh có vần điệu nhịp nhàng, nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu , đó là thánh thi .Lúc ấy tôi chỉ là kẻ vô đạo , nhưng tôi nhận ra ý nghĩa thiêng liêng trong từng câu chữ .Đó là lời tạ ơn Thượng đế sau một ngày lao nhọc ,rồi xin ngài ban phước để con dân ngài có một ngày mới tốt lành .Đó cũng chính tôi muốn cám ơn trời đất hôm nay và cầu xin ngày mai .Chợt người chủ nhà đứng dậy ,gập sách lại, cúi đầu trầm ngâm .Mọi người cũng lục tục đứng lên ,ai nấy khoanh tay trước ngực .Giọng người chủ nhà rất rõ : Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cũng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi việc chúng con , từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa .Tôi nghe như có một luồng máu lạnh chạy suốt sống lưng .Xin Chúa sáng soi cho con biết việc phải làm, xin Chúa giúp đỡ từ khởi sự cho đến hoàn thành.Thượng đế của những giáo dân ngoan đạo vùng chân đèo hoang vu này không chỉ đến mỗi đêm ,khi chiếc đèn ngôi sao này được thắp lên,mà luôn bên họ .Thượng đế của tôi , là ngôi sao hôm sao mai ,là ngôi sao trên lọ dầu ,ngôi sao may mắn trên bàn tay tôi …là ngôi sao nhà anh Thạch ,ngôi sao đỏ trên ngọn tháp sau nhà mãi bên tôi
Hết tuần nghỉ mùa, chúng tôi trở lại trường Thiếu mất hai người.Họ đã cùng gia đình vượt biên .Phải chia nhau công việc họ để lại trong khi chờ tăng cường.Rồi có người được cử sang phòng giáo dục huyện,người chuyển về Biên hòa, người qua Phương Lâm, lại những người mới về. Tôi vẫn lên lớp và bộn bề công việc Đội như mọi ngày.Một năm ,rồi bốn năm .Anh Thạch đã đi xa .Ước mơ của anh ,tôi nguyện hứa sẽ thực hiện.Cho nên mục tiêu phấn đấu của tôi rất rõ ràng: được đi học thêm để dạy tốt hơn và từ đó mới có điều kiện ra thăm Bác Hồ.
Đột nhiên tôi đạt được ước nguyện. Chị bạn đồng nghiệp đang công tác ở phòng giáo dục huyện bỗng nhắn tôi làm hồ sơ thi đại học.Từ lâu, đây là tiêu chuẩn chỉ dành cho ban giám hiệu, còn tôi chỉ là một chị tổng phụ trách Đội của một trường xã, với vài thành tích nho nhỏ .Tôi chăm chỉ ôn tập rồi đi thi .Về Dalat nghỉ hè mới vài ngày lại có điện tín báo rất khó hiểu : Xuống trường đi Hà nội .Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thư nhất được tổ chức tại thủ đô .Tôi sẽ lên đường cùng với tám học sinh toàn tỉnh , trong đó có một em trường tôi .Anh chàng này,Nguyễn Văn Sang nay là chủ tịch xã của miền quê tôi về hôm nào ,một chủ tịch xã giỏi của tỉnh Đồng Nai .Tôi đi ra thăm Bác, mang theo hai ngôi sao : ngôi sao trên huy hiệu Chiến sĩ thi đua năm 1981 của ngành giáo dục tỉnh Đồng nai và một ngôi sao khắc lên nắp ống tre đựngviết do học sinh tặng
.Một tuần thày trò về tập trung ở cung thiếu nhi tỉnh chẳng khác gì đi du lịch, chỉ ăn,chơi và ngủ .Đang mùa Vu lan báo hiếu,chúng tôi đi viếng chùa.Khi về thì trời đã tối đen .Ngang qua chợ, chợt thấy có người quen quen đang phơi bụng ngủ say sưa trên sạp, xung quanh,vô số vỏ chai lăn lóc. Rốn anh ta được gắn một ngôi sao vàng năm cánh lấp lánh, Ồ,cái gã hành khất hằng ngày trước cổng chợ Biên Hòa đây nè .Hắn tuổi độ ngoài ba mươi , chỉ cụt một tay,người to béo, ngày nào cũng ôm một bụng ruột lòng thòng ,nằm lăn giữa bùn sình, ruồi nhặng vây quanh đen đặc.Ai đi qua cũng cúi xuống thả vào nón hắn những tờ giấy bạc rồi vội vàng bịt mũi bước đi .Chỉ có đám trẻ của tôi đứng lại,thương cảm .Tôi nhìn ngôi sao nơi bụng anh ta .Trong óc tôi hiện lên hình ảnh một câu thơ rất đẹp , rất hào hùng và cao cả : Quân đi điệp điệp trùng trùng, ánh sao đầu súng ,bạn cùng mũ nan .Các anh đã đổ máu để bảo vệ ngôi sao trên mũ ,còn gã hành khất khỏe mạnh này …Bọn trẻ , tất cả đều là những cháu ngoan Bác Hồ,những đội viên ưu tú, dường như cũng đọc được ý nghĩ của tôi .
Tôi lại trở về với bục giảng sau bốn năm học hành ở trường đại học .Hôn nhân đổ vỡ, sức khỏe sa sút, gia đình nhiều hoạn nạn,những người thân yêu đi xa,công việc không hoàn thành, còn hơn những hạt mận ngày nào vướng dưới đế đôi dép nhựa .Tôi kiên trì vác khổ giá của mình và luôn nhìn lên ngôi sao đỏ trên đinh tháp trường đaị học.Bộ “sưu tập ngôi sao”cũng nhiều thêm.Sao trên Huân chương vì sự nghiệp giáo dục.Sao may mắn trong hai lòng bàn tay
.Cũng bất chợt đương đầu với những kiểu “ngôi sao trên rốn”hè 1981.Năm 2002, nhà trường có tân hiệu trưởng, một phụ nữ nổi tiếng “thép”.Một cuộc thanh trừng diễn ra vô cùng khốc liệt .Đang là chủ tịch công đoàn, a lê, ra cổng trực canh bắt học trò đi trễ .Đang dạy thể dục, rồi , cho đình chỉ công tác .
Đang dạy Văn ,tôi và Hiền, kẻ vào thư viện “giới thiệu sách”người ra phòng trực đón tiếp phụ huynh đến xin phép cho con em nghỉ .Tôi không rõ cảnh ngộ của các thành viên tổ khác, nhưng tôi biết tổ trưởng của Hiền và tôi lúc ấy có hai cô con gái rượu đã tốt nghiệp nhưng chưa xin được việc làm .Điểm những khuôn mặt trong tổ, chỉ có hai đứa tôi là thuộc dạng thiếu vai vế. Hiền có chồng là cán bộ giảng dạy trong trường đại học,tôi thì có .. hai anh là thầy giáo quèn.Hai đứa bị chê là “lươn rúc trong bùn, chuột mò dưới hang”và nhiều hình ảnh ẩn dụ khác cũng tương tự như thế .Hai kẻ “mất dạy”này được hứa trước khi bị điều đi làm nhiệm vụ mới “chỉ ra đó tạm một năm thôi”Một năm, thời gian đủ cho hai cô tiểu thư tổ trưởng ổn đinh công tác ,còn lúc đó chúng tôi sẽ …ngâm nga bài thơ “cổng trường,phía bên ngoài” Tôi lúc ấy tuổi bốn lăm, Hiền trẻ hơn tôi rất nhiều,con còn bé tí .Cô nàng đâm đơn kiện,tất nhiên có kéo tất cả những thầy kia .Tôi thì , cứ ngày hai buổi lên thư viện ,lục lọi hết gần mấy nghìn cuốn , đa số cũ mèm ,ít ai sờ đến, mang về, đọc nghiền ngẫm, viết làm sao thật sinh động để thày cô,học trò tìm đọc , hoặc dù không đọc ,họ cũng biết nhiều điều thiết thực,phục vụ cho chuyên môn ,cuộc sống từ tác phẩm đó.Hai anh ở Phan Thiết đã về hưu , đang có ý định hồi hương, căn dặn tôi “công tác tốt”,rồi nếu như phải .. ra cổng nhìn vào, thì họ sẽ thu xếp cho.
Thật may, hay nhờ chuyên sưu tầm sao,mà học kỳ 2( năm học 2004-05) tôi được “trở về mái nhà xưa ”,dù chỉ được nhận hai lớp, và có buổi trực thư viện ,lý do là có hai giáo viên trẻ chuyển trường, tổ Văn phải điều người sang làm chủ nhiệm các lớp đó.Năm sau,Hiền về Sài gon cùng chồng.Cô nàng dạy trường Nguyễn Hữu Thọ, sắp trở thành tiến sĩ .Thầy Huệ là chủ tịch công đoàn chuyển sang trường T ây Sơn gần nhà thờ Con gà, nay vừa nghỉ hưu.Thày Chức về Nha trang làm hướng dẫn viên du lịch.Còn tôi thì… lại bình thường như mọi ngày. Ở bên thư viện nửa năm,tôi có điều kiện tự học sử dụng máy computer, có thời gian đọc kỹ ,thấm thía những văn bản văn học trong chương trình phổ thông mà trước chỉ đọc… giáo án mẫu là chính
.Tôi làm theo lời dạy một ngôi sao lớn, ngôi sao Bác Hồ, dĩ bất biến, ứng vạn biến
Nữ hiệu trưởng ấy cũng chuyển công tác .Tiễn bà,một chị đồng nghiệp thơ, bài thơ “rằng hay thì thật là hay, xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ”Tác giả một thời kề vai sát cánh cùng hiệu trưởng trong mọi chiến dịch thanh trừng .Rất nhiều đêm ,chị nán lại nhà Hiền và tôi rất khuya ,thuyết phục chúng tôi nên về hưu sớm cho khỏe ( !?)Thực sự,đến bây giờ, hai đứa tôi vẫn kính nể tài năng của vị Hiệu trưởng ấy.Trong công việc, bà rất nhiệt tình . Có một năm –sau khi biết tin sẽ bị “mất dạy” chúng tôi được phân công làm giám thị kỳ thi tốt nghiệp cấp ba ở Đức Trọng.Đề thi thiếu hẳn một tờ, và người cầm tờ thừa ấy là ..chúng tôi .Sau nay Hiền kể , em tính rủ chị thủ tiêu cho bõ ghét,nhưng thấy không nên.Hèn hạ ,phải không chị Một bài thu hoạch sau đợt học tập chính trị,hai đứa tôi góp ý rất chân thành .Chúng tôi không có tài năng xuất chúng như Hiệu trưởng nhưng chúng tôi có lương tri và lương tâm của nhà giáo , cần được tôn trọng .
Hai đứa trích dẫn gương chủ tịch nước Nguyễn MinhTriết về quan điểm tôn trọng con người .Ông chia sẻ (lúc là trưởng ban dân vận trung ương , hay qua làm bí thư tỉnh Bình Dương thì chúng tôi không nhớ ) rằng cán bộ phải tôn trọng dân,thì dân mới tin yêu cán bộ. Và ông thêm một kinh nghiệm rất gần gũi: ngay trong nhà,cha cũng phải tôn trọng con, thì mới có thể dạy con biết vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ !Bài hai đứa được xếp loại tốt .Hiệu trưởng trùng tên với người chị cả tôi vô cùng yêu quý, chị Nghĩa .Chị tôi lớn hơn Hiệu trưởng đúng mười tuổi, chỉ là một cô giáo tiểu học tận tâm ,nhưng nhân cách chị ,nếu tôi là Hiệu trưởng, tôi sẽ nhìn lại mình .
Mùa giáng sinh về, mùa tha thứ và cầu xin cho nhau sống bình an .Tôi được Đức tặng thêm một ngôi sao , bộ “sưu tập”cứ nhiều thêm .Đã sưu tầm thì có đẹp, có xấu . Tôi cố gìn giữ ,làm sao để phân biệt đẹp và xấu, không chỉ cái hình thức bề ngoài (ngôi sao của gã hành khất rất mới, rất sáng , chùm hoa giả ngôi sao trong phòng riêng của Hiệu trưởng trường tôi cũng vô cùng độc đáo ) mà là bản chất bên trong .Và cố gắng sống luôn có ánh sao đẹp trên đầu dẫn đường
Dalat mùa Giáng sinh
Posted by Nguyễn Xuân at 8:53 PM No comments:
Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest
: NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ XỨ LẠNH
Tôi thấy mình bị đẩy lên chiếc xe Mẹc vuông đậu cuối đường .Trên xe đã đầy đặc người ,những khuôn mặt đồng nghiệp quen thuộc ngày nào .Một chị nhích vào trong nhường chỗ cho tôi .Chị loay hoay cởi bớt chiếc măng tô nỉ dày đang khoác trên người,tay chị đụng phải chiếc túi vải tôi mang theo .Chị nhìn xuống rồi à lên một tiếng ,như tiếc rẻ -Trời, sáng mình cũng để sẵn bó nhang trên bàn, mà vội đi ,quên mất .Chút cho mấy cây nhé. Có nhiều giọng lao xao phía sau : Xin thì lấy luôn , chút rồi biết đâu mà tìm .Rồi tôi có cảm giác ba bốn ngón tay dí vào lưng :Chia cho tụi em với .Chị có cả bó mà .
Chờ tôi vừa moi bó nhang ra,chị ôm áo măng tô giành ngay lấy ,chia đều cho băng sau,băng trước, cả bác tài .Còn độ chừng chục que, chị gói lại, trả cho tôi .Chúng tôi đang trên một chuyến xe đưa tang .Nghĩa địa tận Trại Mát , chị bạn đồng nghiệp của chúng tôi được an nghỉ chung với đại gia đình nhà chồng, còn quê chị tận Long An . Khu vĩnh biệt này trước đây chỉ dành cho dân cư quanh vùng, nhưng từ khi nghĩa trang thành phố được giải tỏa, thân nhân các mộ chí hoặc chọn nghĩa trang Thánh Mẫu ( gần Thung lũng tình yêu ) hoặc nghĩa trang Trại Mát này làm nơi an nghỉ cho người thân .
Dòng họ Nguyễn Thái của tôi có nhiều bậc cao niên lập nghiệp tại Trại Mát, họ cũng đưa hài cốt ông bà về đây cho tiện việc thăm viếng .Các vị nam đinh nhà tôi ( con trai gia đình ) vẫn ghé đây mỗi khi tết về,ngày giỗ đến.Con gái là nữ nhi ngoại tộc ,họ còn phải gánh vác giang sơn nhà chồng nên được miễn .Tôi thì,bây giờ là một mụ o, vẫn bị liệt vào danh sách “con gái là con người ta”,nhưng nhân chuyến đưa tang đồng nghiệp về đây, tôi cũng muốn viếng mộ ông bà tổ tiên .Và còn một người rất thân thiết mà tôi quý mến như cha mẹ mình . Bà Bác .
Bà là vợ cả của một người trong họ mà cha tôi gọi bằng bác . Họ cũng “Dalat tiến”vào cuối thập niên ba mươi của thế kỷ trước .Nhà ông bác (chúng tôi gọi thế ) giàu có còn hơn cả ông Cửu Miên .Ông có nhiều mảnh vườn rộng tít tắp chuyên trồng cây artichaux và mận đắng –loại mận dùng để làm mứt và chế biến rượu.Ông lại có năm sáu chiếc xe Deseto 10 tấn chở phân cá ,nước mắm từ Phan Thiết lên và đưa rau củ Dalat xuống .Tôi tớ trai gái đầy nhà .Bây giờ, hẳn ông sẽ được tuyên xưng là phú nông và thương nhân thành đạt .Nhưng ông có nỗi buồn giống ông Cửu Miên : không có con cái bên cạnh .Ông Cửu Miên còn nhiều hy vọng gặp lại con sau khói lửa ,nhưng ông bác thì không .Bà Bác không sinh được con .Còn một nỗi niềm nữa .Bà không hề giúp được ông chút gì trong công việc làm ăn bộn bề của ông .
Mẹ tôi kể rằng bà là con gái của một địa chủ ở quê ,là hàng xóm láng giềng của nhà ông bác. Ông chấp nhận cưới bà để được hưởng tài sản, dù biết bà vụng về trăm chuyện . Người xưa đã đúc kết những bài học rất thấm thía về cảnh hậu hôn nhân : thứ nhất vợ dại trong nhà ,thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi .Ông cưới bà hai , người phụ tá xuất sắc hằng ngày của ông .Bà nhanh chóng sanh cho ông một quý tử .Quyền hành trong nhà, tay hòm chì khóa từ đấy hoàn toàn thuộc quyền bà hai .Bà bác bị đẩy xuống vị trí ngang hàng tôi tớ .
Bà bác ốm nặng phải nằm viện hằng tháng trời. Ông bác cậy nhờ me tôi chăm nom, vì nhiều lý do lắm .Mẹ là cháu dâu .Bà bác có quan hệ thông gia với họ ngoại của mẹ ( đại để là một người cháu của bà cưới chị gái mẹ tôi )Nhà tôi không neo người như nhà ông bác,lại rất gần “nhà thương ông Phán ” (bênh viện tư ). Bệnh viện sang trọng này nằm cuối đường Phan Đình Phùng, giáp ranh với đường Nguyễn Công Trứ, trước mặt vườn nhà tôi .
Hồi ấy tôi mười tuổi ,tôi thường theo các chị mang cơm ra cho bà, giúp bà vệ sinh cá nhân , hay ngồi chơi với bà .Chị lớn đã 22 tuổi, chị thứ 19, hai chị đều xinh đẹp , gặp chị nào bà cũng ngẩn ngơ,xuýt xoa : Tau mà có được một đứa như ri thôi, nỏ cần con trai . Có hôm bà nắm chặt chiếc cổ tay còng queo như que củi của tôi , năn nỉ : Thôi con ở đây với bà .Nhà mẹ mi con ni sọi nhứt đây .Rồi bà khóc tức tưởi khiến tôi hoảng sợ giằng ra ,chạy núp vào lưng chị .Tối đến, hai ông anh đã là thầy giáo tỉnh xa về nghỉ hè, đùa . Mê đọc truyện mà không biết đi với bà bác là uổng .Để bọn anh theo bà ,khỏi phải đi làm khó nhọc, lương thấp, lại có truyện đọc suốt ngày .Hai ông nháy nhau , rồi mọi người cười ồ lên ,càng làm con bé lên mười mê sách phân vân .
Bà khỏe lại , không về Trại Mát nữa ,mà về ở hẳn nhà tôi .Mẹ phải mất thời gian làm công tác tư tưởng với tôi khá lâu, vì thoạt đầu tôi không vui lắm khi biết tin rằng : Bà sẽ ở chung phòng với tôi .Đấy là chốn khuê phòng của hai ả tố nga trong nhà ,tôi thuộc thành phần dự bị .Gọi là phòng, thực ra nơi này thuộc một trong hai căn buồng rộng ở dãy nhà ngang, chung một cửa ra vào, ngăn cách bằng tấm vải rộng làm màn , đằng sau màn có một chiếc giường thước sáu được kê dưới khung cửa sổ lớn .Đầu giường đặt hai ba chiếc rương gỗ chồng lên nhau, áo quần, tư trang của các thành viên trong phòng , là chị em tôi và các chị ngoài Trung đến làm công suốt năm ..Buồng nhìn ra sân của mẹ, có tủ gương luôn khóa kín, bên cạnh những chiếc rương gỗ to,cũ kỹ .Cậu em út được ngủ chung với bà . Tôi hầu như đêm nào cũng khổ sở vì hai chị .Nếu nằm giữa thì bị hai bà biến làm gối ôm, còn nằm ngoài hay trong thì thường xuyên bị kéo hết chăn .Hai chị lại than thở sáng nào thức giấc cũng thấy tôi nằm ngang trên đầu họ , người ê ẩm vì những mái tóc dài của họ được tôi dùng làm nệm,còn gối của họ thì tôi làm chăn. Chị cả lên xe hoa, bà chị thứ ưu tiên cho tôi việc giăng và dọn mùng.Tối đến chị chùng chình đi ngủ muộn và sáng chui ra thật nhanh, trước tôi .Nhưng rồi chị cũng leo lên xe hoa .Tôi được làm vua một cõi ,chưa lâu ,nay lại …Còn mấy lý do tôi lưỡng lự . Dạo vừa thi đậu vào lớp sáu trường nữ, tôi được chị cả dẫn ra phố mua sắm và xem phim .Phim Quan Công phò nhị tẩu .Trước đây thỉnh thoảng tôi cũng được đi cùng ,nhưng toàn là phim tình cảm Pháp, những mối tình rắc rối .Tôi say sưa theo dõi cảnh Quan Công suốt đêm đứng bên chuồng ngựa ôm một cây nến cắm trên một chiếc que to dài,nước nến nóng bỏng chảy xuống bàn tay mà ông vẫn bình tĩnh làm tròn nhiệm vụ ,còn hai phu nhân thì yểu điệu dịu dàng, váy áo thướt tha , mỗi bước đi đều phải có người dìu .Nếu đón bà bác về, tôi chẳng thể nào ôm cây nến suốt đêm canh cho bà ngủ-vì bà cũng là đệ nhất phu nhân mà -,cũng không làm sao kè kè bên cạnh để dìu bà .
Tôi còn bao nhiêu việc phải làm .Buổi chiều đi học .Buổi sáng , dành hai tiếng sang học bên nhà anh Thạch, rồi về vội vàng phụ các chị làm công nấu cơm trưa .Có một số việc mà nếu tôi không làm thì … không ai làm cho mỗi sáng, mỗi tối, mỗi tuần .Nhà tôi có rất nhiều cánh cửa gỗ gắn bên ngoài các khung kính,tối đóng kín để ấm nhà, để đề phòng kẻ gian, sáng lại đi một vòng quanh nhà mở cho bằng hết, nếu không ngôi nhà sẽ lạnh và tối om om. Thu gom các đèn dầu đặt trên bàn, cất cẩn thận vào một góc nhà ;nếu thấy đèn nào bóng bị lẹm khói, bình bị vơi dầu phải lo mà chùi lau, tra dầu .Rồi đổ ống nhổ cốt trầu, bã trầu cho mẹ ,chùi rửa sạch, úp vào góc chân giường cho mẹ (tôi không rõ mẹ thức vào những giờ nào để nhai trầu, mà sáng ra ,ống nhỗ luôn đầy lủm )Rồi lên dông (đồi cao ) bẻ chè tươi ( nếu các chị làm vườn quá bận,không tìm bẻ hộ tôi được) để tối tối, cha tôi có ấm chè mới nhâm nhi.sáng tinh mơ mấy ông lão hàng xóm qua ngồi sưởi lửa.Rồi dọn bếpvà chẻ củi, công việc này thực hiện cuối tuần .Củi tạp được mua từng xe nguyên cả khối bi to .Cha tôi đã thuê vợ chồng ông Ngọ (chủ ngôi nhà mẹ con bé Hoa Tre sau này tá túc ) bổ nhỏ,chất đầy cuối hiên nhà, nơi mưa gió không tạt vào .Nhưng muốn đun bếp thì phải chẻ nhỏ thêm lần nữa..Nhà tôi nhiều người ,nấu bằng những chiếc sắt kiềng, rất tốn củi .Bên ông cửu Miên có một chiếc bếp kiểu Pháp, chỉ chụm ít củi mà lửa rất đượm, lại có thể đun nấu một khi cơm canh và cả nước nóng để rửa ráy nữa . Chiều chủ nhật nào, tôi cũng đặt chiếc mẹt to bên cạnh cái tảng đá ( đã được chôn chặt xuống nền nhà )bên trong là một cuốn vở mở rộng đã chép đầy bài học ở trường, rồi tay chẻ ,miệng đọc .Bài thuộc làu làu mà đôi khi đống củi chưa cao. Bà bác ,như mẹ kể ,là tiểu thư lá ngọc cành vàng ,chắc không biết chẻ củi , hay bẻ chè, hay đổ ống nhổ , hoặc là “chuyên gia ánh sáng ”như tôi . Hay có khi bà giống bà Cửu Miên, suốt ngày vào ra ,chỉ chỏ, quát tháo .Tôi đã nhiều lần bắt gặp mẹ con anh Nghĩa , tôi tớ của bà, là sui gia với gia đình tôi sau này ,bị bà lấy chổi đánh lên đầu .Ôi , như thế thì khủng khiếp lắm . Mẹ điều đình, bà sẽ ngủ bên buồng mẹ.Thằng út lên với cha .Thôi vậy cũng được .Vả lại, đây là chuyện của ngừơi lớn .Anh Thạch cũng nhắc nhở tôi như thế .
Bà bác đến .Hành lý của bà chất đầy trong một cái rương gỗ mỏng, sơn đen đã bạc màu ,gồm mấy bộ đồ vải ,áo dài, áo len, khăn trùm đầu, tất cả đều rất mới; một chiếc va ly gỗ sơn màu nâu còn mới, có mấy chiếc răng cọp bịt bạc, một chùm xà tích bạc và hai chiếc còng đeo cổ bằng vàng .Cả hai chiếc rương và va ly đều không có ổ khóa .Nhưng bà còn mang theo hai vật không thể ngờ được : chiếc bếp nấu ăn kiểu Pháp và chiếc đèn măng sông . Có lẽ đó là tài sản mà ông chia cho bà chăng !
Tôi nhớ ban đầu hai đồ vật giá trị và sang trọng ấy được đưa vào một ngăn trong chuồng heo và dùng bao ny lông bọc kín . Ngày ấy , gần như mười nhà trong thôn thì chín nhà dựng chuồng trại kiên cố hơn cả nhà ở như nhà tôi. Căn nhà cao ráo , dài bằng ba lớp học, được xây ắc lô (những khối gạch đúc bằng xi măng to và dày như chiếc cặp học trò ) .mái lợp tôn , nền nhà cũng được tráng xi măng sạch sẽ. Trong đó, sẽ có một buồng là toa lét, một ngăn làm buồng tắm ,ngăn chứa cám, ngăn chứa cỏ khô ( vừa che cây con, vừa ủ phân) ngăn cỏ rau cho lơn gà, ngăn dự trữ củi vào mùa mưa,ngăn cất giữ rau củ đã thu hoạch nhưng chưa kịp bán , và nhiều ngăn cho heo ở .
Nhưng bà bác không chịu. Bếp, bà bắt đặt vào chỗ có ba ông kiềng và đầy tro.Đèn, bà bắt treo lên giữa gian nhà chính .Bà bảo : Các thứ này lâu nay của tôi .Giờ tôi mang theo .
Bây giờ, sống với tuổi sáu mươi của bà ngày xưa, tôi mới hiểu tại sao mọi người chê bai bà ,nhất là khi người chị kế luôn miệng gọi tôi bằng biệt danh “bộ trưởng bộ lù đù !”
Chiếc bếp rất đẹp . Đó là một chiếc bàn thì đúng hơn, vì cao ngang tầm một người đứng, có nhiều hộc : hộc chụm lửa, hộc nấu nước lạnh, hộc chứa củi .Tất cả đều có nắp sắt, tháo đậy chắc chắn.Mặt “bàn” có tất cả năm lỗ .có chu vi bằng với các đáy nồi . Một lỗ trực tiếp với củi, còn các lỗ khác “ăn theo” ,dùng để vần cơm khi đã cạn, để ủ nóng thức ăn, nước uống .Thật là hiện đại .Chỉ tiếc một điều : các ông không thể ngồi sưởi ấm mỗi sáng tối , nhất là ngày mưa .Mẹ tôi biết thế nên đã đặt một ông kiềngViệt vào kế bên chiếc bếp tây , rồi chuyển than từ lò xuống ,mỗi khi nhà có khách sang uống nước chè tươi .Gian bếp vẫn thoáng bởi mùi khói khét lẹt không quẩn trong nhà, mà lại vẫn ấm như mọi khi .
Măng-sông cũng là một chiếc đèn cực đẹp . Giống như chiếc bếp Pháp, cả làng trên xóm dưới ,mới một vài nhà có .
(phiên âm từ tiếng Pháp Manchon) là loại đèn được thắp bằng xăng hay dầu hỏa, ngọn đèn có chụp( bóng đèn ) hình ống,bằng thủy tinh đặc biệt rất sáng,tim đèn là một cái lưới bằng chỉ cô-ton có tẩm loại hoá chất đặc biệt, khi cháy phát ra ánh sáng trắng tự nhiên Đèn nầy dùng dầu lửa ở độ nóng cao biến thành hơi để đốt. Đèn có quai treo .Ngày đầu tiên, bà bác nhận lấy việc thắp đèn , rồi hướng dẫn cánh đàn ông trong nhà . Thoạt đầu tôi thấy bà mở nắp đựng bình dầu, rút chiếc que đo gắn trong nắp ra ngắm nghía .Mực que ướt đến đâu ,đó là lượng dầu còn trong bình . Sau đó ,bà nghiêng cổ bật một chiếc nút dưới đáy bóng đèn, lập tức chiếc trụ tròn bằng thủy tinh được đẩy lên cao độ nửa gang tay .Bà dùng một chiếc bình bé như hộp diêm , chứa xăng, có chiếc vòi nhỏ xíu, rót vào một “cái dĩa” được gắn chặt dưới đáy đèn. Bà gọi là mồi .Rồi bà ngắm nghía kiểm tra túi lưới cô tôn .Nếu túi bục quá thì phải thay,như thay tim đèn vậy.Nhưng tôi thấy là thắp cả nửa năm mới thay một lần .Mà một tháng thắp năm bốn lần, những dịp các ông thầy trẻ về thăm nhà ,hoặc có khi những ông bạn già hàng xóm cao hứng rủ rê cha tôi mở sòng tổ tôm .Sau đó châm lửa vào chén xăng mồi .Ngọn lửa uể oải cháy .Bà bắt đầu vặn lỏng phần trên nắp ban nãy kiểm tra dầu, đó là van, rồi bà gồng người lên bơm, như bơm bánh xe đạp . Đến lúc này, các anh lao giành lấy. Cả hai thay nhau hì hục bơm độ hơn mười phút, vừa bơm vừa coi chừng độ “chín”của tim đèn.Chiếc túi cô tông bé y hệt một chiếc bong bóng chưa thổi căng dần ra, sáng lên , và rồi , căng tròn .Ngọn đèn bừng sáng .Ngọn đèn được treo lên cao ,ánh sáng trắng tràn ngập cả gian phòng,cả ngôi nhà nhỏ, hắt ra sân ,chiếu một vệt dài đến tận cổng .
Nhà khoa học bảo rằng nhờ măng-sông nên ngọn lửa phát ra ánh sáng trắng có độ sáng mạnh đến khoảng 500CP, tương đương với 400 Watts. Lâu lâu, độ vài chục phút, đèn được hạ xuống để “bơm”tiếp ,nghĩa là
số lượng dầu và không khí phải được điều hoà theo mức cố định, điều khiển bởi một "hệ thống chỉnh" bằng tay. Một lít dầu lửa có thể đốt, ở độ sáng cao nhất, được khoảng 10 tiếng đồng hồ. Những đêm từ đó về sau , cả khi bà đã đi xa ,trước khi làng tôi có diện,năm tôi học lớp 10, mỗi khi ánh đèn măng sông phủ khắp ngôi nhà, mọi người thật hạnh phúc .Ai nấy thấy gắn bó với nhau , dễ tha thứ cho nhau hơn .Con người có cảm nhận điều này rõ nhất là tôi
Bà về nhà tôi , cha mẹ tôi cố gắng không để bà phải đụng chân đụng tay như khi bà còn là một “đệ nhất phu nhân”ở Trại Mát .Nhưng rồi chị cả đi lấy chồng, chị thứ nối tiếp năm sau,tôi còn bé quá ,bà phụ giúp mẹ mọi việc nhà .Tôi quên béng nỗi lo phải đóng vai Quan Công phò nhị tẩu hôm nào , vì vừa đến nhà, bà đã tỏ ra rất “đắc nhân tâm”với tôi .Bà gọi ông Còi chuyên bán dạo kẹo kéo, kẹo cau mua cho tôi mấy sợi ăn ngay, lại thêm hai túm kẹo thơm lừng mùi gừng và mè cất rương ăn dần . Mọi khi tôi vẫn dành dụm tóc rối của cánh phụ nữ trong nhà để đổi .Tôi gói kỹ, ở đây ngày ấy chả hề có lấy một con kiến ,nhưng tôi vẫn cảnh giác thằng em .Tôi vui vẻ cho bà vào buồng mình .Từ đó , mọi việc lặt vặt mẹ giao cho tôi ,bà chia sẻ phần lớn .Bà không có một nét nào giống bà cửu Miên,dù hai bà cùng độ tuổi, cũng dáng người gọn ghẽ , cũng có những bộ trang phục đẹp ,nhẫn vòng đầy tay.Vẻ mặt bình thản , lặng lẽ ,thỉnh thoảng bà cười mỉm một mình.
Gần như suốt thời gian trong ngày, bà quanh quẩn trong bếp và khu chuồng heo .Bà chế biến thường xuyên hơn món ruốc sả,cho nhiều thịt nạc và ít muối hơn mẹ.Bà ngồi hằng giờ bên một thân chuối già ,hai chân dạng ra ,một chân đè giữ chặt thân cây chuối ,bắp đùi chân kia đỡ cả chiếc cán dao có lưỡi nhỏ, dài bằng cả cán sao, sắc lẹm .đầu hơi cúi, tay trái đặt nhẹ lên cây chuối , tay phải thong thả đẩy lôi lưỡi dao .Những khoanh chuối đều đặn chất đầy chiếc thúng mây ,cây chuối ngắn dần .Xắt rau heo kiểu “nhà nghề” ấy, bà chị “kiêng dấu ngã” vài lần thử và bị dao lẹm bay một mảng găng tay cao su to !
Bà thấy tôi thường lén lấy những chiếc giỏ thép dùng để gánh rau,lật úp đáy lên, rửa sạch đất bùn để phơi những chiếc áo len,nhưng rồi nhanh chóng bị các chú làm vườn đòi lại ,vì đó là công cụ lao động của họ.Chiếc áo bị vắt lên giây thép, rũ ra ,tội nghiệp .Nếu muốn áo không bị chảy thì có thể mang lên phơi trên nắp bể nước,nhưng phải canh chừng kẻ trộm .Bà bèn về thăm nhà và mang theo một chiếc còn mới .Ai cũng cười chê bai, vì làm sao mà gánh .Hôm sau ông bác sai người mang ra thêm một chiếc .Tôi có đủ đôi , tha hồ phơi phóng nhưng hễ lơ là , đã thấy áo lên giây, giỏ ra vườn ! Bà bèn về thăm nhà .Lần này thì tôi có đủ hai chiếc giỏ thép… thủng đáy .Bà đã năn nỉ một chú làm công đan theo thiết kế đó .Đôi giỏ có vất đi đâu cũng không ai màng. Mẹ tôi một vài lần mượn để sấy cau, sấy cá khô vào mùa mưa , rất tiện .
Rảnh rỗi ,bà thích sang chơi cùng anh Thạch, vì đấy là người láng giềng duy nhất trong thôn không đâm thọc cảnh ngộ của bà .Chúng tôi ngồi ở gian ngoài, anh Thạch tiếp khách từ bên kia vách . Giọng bà rất to, anh Thạch giải thích là bà bị nghễnh ngãng nên cứ nghĩ người khác cũng giống như mình .
Ngày tháng qua, đứa bé trong tôi lớn dần Trong đầu tôi luôn có câu hỏi : sao ông bác chê bà lù đù ? Sao ở nhà ông, bà như chiếc bếp không có chỗ đặt , bà như chiếc đèn không được dùng đến ,còn ở nhà tôi , bà là nguồn sáng và hơi ấm tuyệt vời .Cha tôi hằng tháng đưa bà qua thăm nhà ,lúc về dúi vào tay mẹ những tờ giấy bạc in hình Đức Thánh Trần (mệnh giá 500)ông còn có một tờ, thỉnh thoảng chở thằng nhóc đi hớt tóc và ăn phở mà không cần hỏi mẹ .Mẹ có bà để kể lể những kỷ niệm thời con gái ở quê nhà cho vơi nỗi nhớ .Mẹ không hề có một người thân thích tại miền đất mới, ngoài bà bác .Các chị làm vườn trưa nào cũng xõa tóc nhờ bà bắt chấy , diệt trứng Anh Thạch có bà thường qua thăm nom . Các chị làm vườn trưa nào cũng xõa tóc nhờ bà bắt chấy , diệt trứng .Mấy chú đàn ông nếu lỡ ngủ dậy muộn do đêm say con bạc hay thất tình ,thì bà chống chế cho .Hai chị em tôi có thêm tấm quà từ bà . Các nhóc tì của chị thứ được bà bồng bế.Các anh chị ở xa luôn an tâm khi nhà vắng người mà không hề thiếu người . Ông ốm nặng,bà được đón về để chăm sóc ông .Bà hai theo con ra định cư ở nước ngoài .
Bây giờ trong khu nghĩa trang này có một đồi thông hai mộ . Hôm nay tôi ghé viếng ông bà .
Người chủ nhà tết năm nào cô cháu chúng tôi đến mà họ không thể tiếp , một sáng sớm ghé thăm tôi .Ông dắt theo cái anh chàng của câu chuyện “cháo bắp,mắm ốc”để mua bếp lò và chiếc đèn ngày xưa .Họ kể rằng họ đã tìm xuống “cây số bảy,Trại mát” nhờ giới thiệu . Đó là nơi bà bác đã sống và ra đi .
Chiếc bếp, cây đèn lâu nay bị chất xó trong gian nhà kho của mẹ tôi .Mấy chiếc xe đạp cũ, những khung giường, máy bơm …giữ lại thì luôn thấy bộn bề , bỏ đi thì không nỡ .Trước đó,có một người cũng tìm đến hỏi mua để về bài trí trong khu sinh thái của ông ta tận khu vực đèo Prenn.Ông tỏ ra vui mừng vì hai vật ông cần đều tương đối còn mới .Nhưng bỗng dưng tôi lại không muốn bán
Chàng trai,thầy giáo hụt ,nay đã bốn mươi tuổi rồi, bảo rằng anh ta cùng một người lập khu nghỉ dưỡng gần thác Prenn này …Anh vẫn làm nhà thầu xây dựng .Bà mẹ mê lửa ,mê đèn lắm ,nên anh muốn bày những vật này trong ngôi nhà của mình . Họ đưa tôi đến thăm bà .Vẻ mặt bình thản , lặng lẽ ,thỉnh thoảng bà cười mỉm một mình.Ôi, đó là hình ảnh của bà bác ngày nào !
Bà hỏi tôi : Lâu nay có vô trong sông La bá để thăm thác Đất làng không ?Bà vỗ nhẹ lên hai cẳng chân ,tôi lâu nay hễ trời lạnh là mỏi ,không đi xa được nữa .Thác Đất Làng trên giòng sông La bá nằm gần rẫy cà phê nhà chị cả tôi .Lâu rồi rồi, thời tuổi hai mươi thiếu nữ , tôi có về đây và đi chơi thác .Những đồi thông chập chùng, người ta trồng hồng và cà phê bên những vạt đất vừa phở ( cuốc rộng ) đỏ au .Chỉ thỉnh thoảng, tôi mới gặp một vài người cắm cúi làm việc .Nhưng tuốt bên kia đồi,có bóng những chú bò đang gặm cỏ , một dáng người gầy nhỏ ngồi tựa lưng vào thân cây , nhìn chăm xuống đồi,màu áo xanh cỏ hòa lẫn vào màu cây .Ban sáng, cô gái này đã lùa bò đàn bò mấy chục con sang cổng ngõ nhà chị tôi để đón đôi bò nhà chị .Cô chăn bò , chăn rẽ (chia hoa hồng ) cho nhiều nhà hàng xóm trong thôn .Tóc cô cắt gọn y hệt kiểu đàn ông, áo lính ngụy rộng thùng thình, giày ba ta , túi vải đeo vai, căng phồng với hăng gô cơm ,chai nước và chiếc đèn pin .Nếu không biết bố mẹ cô,chủ nhân đàn bò đông đúc và béo tốt này, thì nhìn ngoại hình và nghe gọi tên Long , tôi cứ ngỡ đây là một ..chú bé chăn bò .Khuôn mặt dấu kín dưới vành nón lưỡi trai rộng ,nhưng tôi cũng bắt gặp hai gò má trắng hồng và một đôi mắt đen sâu thẳm .Chẳng bao giờ thấy Long cười .Đi chăn bò từ khi học hết lớp 5.Một năm thì hết 360 ngày lang thang trong rừng thông này với đàn bò . Sáng đón mặt trời trước mặt,chiều tiễn tà dương sau lưng .Về đến nhà đã mệt lữ .Tắm rửa, cơm nước qua loa là vùi đầu vào giấc ngủ. Không bạn bè, không giao tiếp .Không nói năng,không suy nghĩ . Không biết đến ánh sáng mùi thơm của ngọn đèn dầu, của bếp củi tạp .Không cảm nhận được sức nóng của mặt trời ,vẻ êm dịu của đêm trăng,vì rừng thông xanh trên đầu chỉ có một màu xanh. Người mẹ xót xa lắm ,nhà được đàn bò, nhưng gia đình đã mất một người con . Một bữa áp tải đôi bò đực lên tận Dalat để phối giống .Xe ô tô thả bò xuống ven rừng ,chúng nó bị đứt giây mũi, lao đi như gió .Rồi chui vào một cái hầm chữ A được đào sâu vào chân đồi.
Bà bác , cô gái chăn bò , và tôi , nếu không có một ngọn đèn và bếp lửa trần gian , ủ nóng những con tim trần gian ,thì bà bác bị chê là dại, cô gái mang bệnh điên và tôi , bộ trưởng bộ lù đù . Bà bác đã đi qua cuộc đời này, còn hai chúng tôi đang vươn vần những tu hội tràn gian , nơi để cho những kẻ mến thế gian này được yên ổn,bình an .
No comments:
Post a Comment