Sunday, June 9, 2024

LÕI TẠI TÔI MỌI ĐẰNG

   LỖI TẠI TÔI MỌI ĐẰNG !


Thân mẫu bà  Vân   Thanh bất  ngờ  ngã bệnh. Một    người  đã vào tuổi  ngoài tám mươi thì nắng mưa  trong cơ thể là   việc   phải đến,  nhưng với  hai chúng tôi, chủ   cửa hàng tiện lợi,chỉ mở về  đêm, thì  không bình thường. Nhà bà này chỉ có hai mẹ con,  con ốm mẹ chăm, nay  mẹ ốm con chăm. Tôi chỉ  ngậm ngùi, cũng may là hàng  cũ  đang vơi, hàng mới chưa  nhập. Hai ông lão nhà tôi bèn an  ủi  : Thôi đóng cửa  nghỉ ngơi  dăm bữa .

 Tôi là kẻ  không thể ngồi ôm gối  xem ti vi, đọc sách, dù bên ngoài   đang dông bão hay nắng cháy. Có  một nơi tôi lò dò lần qua, nhà bà bạn.

Bạn tôi có một niềm vui nho nhỏ, ngoài khu vườn, là  những khách trọ. Nhà trọ có  bốn dãy,hai trệt ,hai lầu.  Dãy ngay trước mặt nhà bà này , từ độ tết đến nay, không hiểu sao  khá vắng vẻ .  Khu  nằm dưới bờ ta luy sân  có  một chàng bảo vệ khách sạn,là   em người đồng nghiệp xưa ở trường . Anh này  ngoài giờ  trực đêm  ở cơ quan thì  phụ bán rau củ cho một chị cùng quê   trên con  dốc dẫn vào khu Thung Lũng Tình Yêu. Lâu lâu   tha về cho bà này  một bịch to  chất đầy  các loại củ  thuộc diện “ cũ  người mới ta “  gồm  su su,  cà rốt, khoai tây, bí xanh, … nhiều nhất là khổ qua, thứ quả rất dễ chín vàng và rồi úng.   Có bà chị gần đó  nhưng anh con trai chủ  vườn rau,  nên chỉ nhận vài trái khổ qua nom còn tươi, phần không ai chọn thì bà bạn  ủ  phân sinh học.Nhưng ủ thì hàng xóm càm ràm . Bà này vèn tấp cả vào gốc chuối.Người  cho cũng     hăng hái bê hộ ra đây, nhân thể  xin hái  mớ quả chanh dây. Bà này còn có mấy  người  bạn ở trọ nữa .  M ột ông lão   chạy xe Mai Linh,  cứ sáng  tinh mơ đã đi, áo quần  đồng phục tươm tất,tối về che rèm mở tivi  toàn coi  ca sĩ hát bolero, một đôi vợ chồng  làm công nhân ở  trại hoa  Hasfarm., Dãy  lầu có  một gia đình chồng làm thiết kế đồ hoạ,vợ là thư ký cho  khu resort ở dưới Hồ Tuyền Lâm, có đứa con gái  lên ba, rất lém lỉnh. Một đôi vợ chồng  son còn trẻ lắm, làm  nghề gì,hỏi thì họ  bảo : làm quanh Dalat.  Ngày  lẫn đêm ít khi  ở nhà,   ngoài hiên chất đầy đồ đạc,  chiếm trọn  dãy    hành lang hẹp, cũng may hai phòng kế bên đều bỏ trống nên không vướng  người qua lại .

 Hôm nay họ  đón hai đứa em  nhỏ,   ở trong quê lên xứ lạnh đổi gió. Chị   năm nay sẽ lên lớp chín, còn em  bước vào lớp hai. Ôi  hai đứa từ mãi   ngoài trung  mà  dám vô  đây một mình ,giỏi thật.! Dạ, thì cứ đặt  nhà xe qua  Zalo, bố con đặt, rồi họ đón. Đến đây họ đưa tận nơi. Mai mốt về thì đặt lại.Hôm ấy trời  mùa mưa cao nguyên có chút nắng hiếm hoi, hai bà già,  chủ  và  khách ra  sân ngồi phơi nắng. Giàn chanh leo trái cơ man,   từng chùm chi  chít như  ai đem hằng trăm quả  trứng gà gắn lên sau cành lá. Trái  xanh, to lên, rồi  đổi  qua màu  mơ đỏ,rồi tím, và không bao lâu là rơi bịch xuống sân.Phải  canh chừng để nhặt vào, vì nếu không  xe  gắn máy của chủ  bên hàng  xóm và  khách qua lại  sẽ cán vỡ. Thứ quả này   chua   , vả lại  đang mùa trái cây rộ,    món ngon miền nhiệt đới ê hề,  không ai hào hứng  gì .Mỗi  một cô cháu từ  thành phố lên  chơi, đưa con đi  nghỉ hè, thì  khen,  thứ này quả sạch, giàu vitamin. Nhưng cô này lại    về phố sau vài ngày, để con ở lại với bà  ngoại. Bọn trẻ thích  bim bim  thơm dòn hơn là quả  ngon bổ .

  Nhưng hai  đứa bé từ  ngoài trung   đến   miền đất lạ này lại  tỏ ra thích thú. Ban đầu thấy  quả rơi thì nhặt  bỏ lên hiên,rồi  gặp bóng chủ thấp thoáng thì  ngỏ  lời, sau đó   thọc hái rất thành thạo. Nhà con có lúa, đậu, ớt,  chứ  không có  thứ trái  này . Hai bà  giúp nhau dọn   con rãnh đầy cỏ trước sân. Ở đấy có mấy chậu  cây nha đam còn nhỏ,  một chậu  cây thâm thấp như cây chanh,  một chậu cây tua tủa cọc nhọn. Chúng bị phá chậu, chặt ngang cành,ngang đọt.Hai chúng tôi tính     dọn đi,  sau  khi  nạo  sạch rãnh nước đầy bùn sình và cỏ dại, nhưng khi   đem   chậu cỏ  ra hố đất ngoài vườn chuối để đổ, gặp lại hình ảnh cây chuối nằm sõng sượt, bông chuối đỏ lăn lóc ở đó, và  mấy tàu lá to đã úa vàng, bỗng dưng cả hai đều im lặng. Bên kia sân,có  đôi mắt  theo dõi. Bỗng dưng chúng tôi cùng thở dài . Hai đứa bé đang lăng xăng phụ  giúp nhìn các bà già, ngỡ ngàng .  Sáng hôm nay sang chơi,   vì  đã bắt gặp  bọn trẻ đến đây từ  buổi đầu, dạo quanh khu nhà trọ,mau mắn cất tiếng : cháu chào hai bà,  nên  cả hai khoái lắm . Mấy khi có  người chào  như vậy. Tôi mang qua  một lốc tập,  chia đều  mỗi  vị khách   chục cuốn,còn bà bạn hồi nằm bệnh viện có ai đó tặng cho  những chiếc túi thổ cẩm xinh xinh, đựng giấy tờ, điện thoại và ít tiền  lẻ, bà này không dùng mà cất, vẫn còn mới lắm, đem làm quà cho xôm tụ. Hai đứa bé  sung sướng, còn khoe rằng mai mốt  chị dâu  sẽ dẫn đi mua thú bông cho chị và ô tô chạy pin cho em.Họ  cũng bắt gặp ánh mắt theo dõi, dửng dưng của  bà lão hàng xóm .

- Vườn này của bà kia,   bà ấy cho các  bà  trồng bí trồng đậu ở đây  hả ?

-Ồ  không, của  một chủ khác, bà ấy  bán vườn này cho   người ta   đã lâu,  hai bà trồng  cho vui, để cỏ  dại không mọc tùm lum.

- Vậy còn chuối ? Hôm trước bọn con   trông thấy bà ấy  đem dao ra  đâm một thân to, hỏi thì bà bảo  rọc lá..

 Cô chị vừa nói thì cậu em bước vào :

- A  cây bị đổ đây nè, nó có  buồng rồi, mà sao lại đâm  nhỉ  ?.

 Hai bà già  bỗng thẳng lưng, mở to mắt nhìn bọn  khách trẻ con.

- Đâm  lúc nào,đâm bằng gì ?

 Bốn cái đầu cùng chụm vào thân chuối đổ. Vết lam nham,  mới  nhìn thì  nghĩ có vật cắn,  nhưng  nhìn lại là  ..

- Thì bọn  con thấy bà ấy  cầm chiếc dao  to, đầu nhọn,  đâm liên hồi.

 Bà bạn gạt đi :

- Chắc là con trông nhầm,ai lại đi đâm một cây chuối đang trổ nải.!  

- Dạ không . Lúc ấy  gần tám   giờ tối, nhưng anh chị Hai  chưa về nên bọn con ra đây chơi. Đèn bên   mé sân cái chú mập mập  chiếu rõ lắm . Bà  chủ  nhà kia mặc bộ đồ nỉ tím, chân đi ba ta,  đầu quấn khăn kín mít,  bà đi bộ mấy  vòng, khi ấy tụi con còn trong nhà ,  cả  khu này vắng tanh. Lát sau nghe tiếng động, tụi con   bước ra, thấy bà  kia không đi bộ, mà  bước vào sau  bụi chuối, đâm thọc  dữ dội lắm . Tụi con đứng nhìn mà bà không hay biết gì cả .Dưới  nhà con cũng có chuối, người ta dùng dao đẵn, khi cây non, hoặc cây đã trổ buồng, chứ không ai    đâm sâu vô thân  như thế cả .

 Mọi khi bọn con không  nhìn qua đây, nhưng từ hôm đó   cứ để ý cây chuối bị đâm.Hôm sau bà ấy lại đâm nữa, rồi đâm nữa, bữa cuối, thì xô cho nó ngã.  Bọn con chờ bà ấy cầm dao đi vào thì hỏi, bà bảo  là  nó bị  sâu cắn . Khi ấy đã chín  giờ, anh con về nên tụi con vào nhà . Bọn con nghĩ  bà ấy đâm, vì   có sâu,với lại chuối  bà ấy trồng thì bà đâm .

  Hai bà  bỗng bải  hoải chân tay,như thể   mọi sinh lực đều biến đi đâu.  Con rãnh đã sạch cỏ và bùn  đất,giá như  mọi khi  cần dùng chổi  quét sạch,  gom hết cỏ  đất vương vãi trên sân,  nhưng chúng tôi  bỏ vào nhà,  rồi không ai bảo ai, mà  trải chiếu nằm dài ra sàn,mắt nhắm  nghiền .

 Tôi nhớ lại  buổi sáng  phát hiện cây chuối đổ,    tôi  kỳ cạch gõ  mấy lời than  vãn và kêu cứu.

Tôi  lay khẽ bà bạn đang nằm   đắp chăn, vì  sau buổi dọn sân ,dọn  luôn khu vườn  trồng hẹ, cũng  khá mệt.

- Này, có  mở blog xem tớ  viết hôm nọ không ?

- Không, mấy hôm nay tớ bỗng bị sốt,có hôm chỉ ăn cháo suốt ngày .

 Tối thứ bảy, sau khi gõ bài, do  cửa hàng tiện lợi   đóng, tôi qua nhà  bà bạn. Hàng xóm đi  ngủ  muộn lắm, vì  đón khách về muộn. Có  một  người  để xe tận ngoài  lối đi sát vườn chuối, ngỏ lời tiếc rẻ . Cô bé này hôm nào bị mất xe,nên nay cảnh giác, nhờ …chuối  canh hộ :

- Sao cây chuối  có buồng bị đổ, uổng quá cô nhỉ.

- Ối, uổng gì, chặt cho nó thoáng.

 Hình như cô kia ngỡ ngàng bỏ đi, bà chủ  vẫn lầm bầm, tiếng nghe rõ mồn một trong đêm.

- Cây nào có  buồng mà ngứa mắt là chặt cho  thoáng !

  Bà bạn đã thở đều,còn tôi vốn có tật thức đêm, cứ nằm trằn trọc mãi.Mười một giờ,     cổng khoá,  đèn tắt , thế là tôi  rón rén ngồi dậy, lấy áo  khoác của bà kia, cả mũ và ủng, rồi tôi  tìm chiếc rựa đốn cây. Tôi ra sân..

 Khi  bà  chủ bên kia hô hoán, thì tôi đã  kịp lao vào nhà, đóng cửa,  tắt đèn, rồi chạy ra phòng khu nhà kho. Bà chủ đập cửa rầm rầm, đập  cửa lớn,  sợ vỡ kính mà biết khó  bung ,bèn đập hai cửa sổ. Bên kia    hai vợ chồng  người hàng xóm cũng dậy. Tiếng  một phụ nữ :

- Mẹ có phá cái gì của bả  không ?

- Không. Tao có rảnh đâu.

 Rồi mắng nhiếc :

- Đồ thứ già mà không nên nết !

 Trong buồng ngủ, bà bạn tôi đã  dậy, bò ra  khu nhà kho. Đèn ở đây hắt sáng  dãy hành lang nối hai nhà, một người đàn ông béo khoẻ, ục ịch  đến nhìn  vào, gầm gừ :

- Nè bà kia, ra đây ! Có ra không ?

 Hẳn  khi bà mẹ vợ réo, anh ta đang ngủ, chỉ có    cô vợ chạy ra. Bây  giờ anh ta cũng kịp lao ra  và quát tháo để lấy điểm.

 Hai  bà lão chúng tôi  ngồi yên trên  chiếu,  nghe ngóng. Ngoài sân có tiếng  người đàn ông thứ hai: anh con rể  ở khu vườn trong. Anh ta cũng  bước lên thềm, đập cửa :

- Bà già , ra đây !

 Tiếng  một phụ nữ trẻ :

- Thôi bỏ đi, mấy cái cây!

 Giọng  người  già hậm hực :

- Bỏ sao được mà bỏ .Tao phải lôi cổ bả ra, đền cho tao !

 Một lát sau, tiếng xe nổ,  rồi đèn tắt. Khoảng sân im ắng.

 Sáng hôm  sau, tôi nhìn ra   ngoài, mãi mới thấy  một người béo mập phóng xe đi, rồi sau đó  một phụ nữ chở con đi. Chúng tôi không dám ra ngoài, dù trong tủ lạnh  không còn đồ ăn, dành nấu cơm ăn với  muối mè và xì  dầu. Độ chừng ba giờ chiều,  tôi ngủ mê mệt, vì mọi khi giờ này tôi phải “ chợp mắt “ để tối còn đi  bán . Bà bạn bê rổ hẹ giống ra trồng. Tôi bỗng choàng dậy  vì có tiếng ồm ồm của một  người đàn ông. Tôi vén màn cửa nhìn ra, giật mình lo sợ, tim đập thình thịch.

 Bà  già  đang  điềm nhiên ngồi dùng một  chiếc   xà beng ngắn mổ lên nền đất,đặt túm hẹ xuống. Tiếng người đàn ông.

- Sao cô làm d zậy, hả,có gì thì nói chứ .

- Không, cô bận  .Con thích nói thì cứ nói, cô nghe.

- Nè, sao cô phá chậu bông mẹ con.Giờ con   chặt phá giàn chanh dây của cô nghe.

- Thì  bồi thường mấy bụi chuối.!

 -ơ chuối ra chuối,mà bông ra bông chứ.

 Tôi hoảng hồn khi thấy bà kia cắp rổ hẹ  giống còn đầy vun, đứng  lên, bĩnh tĩnh bước sấn tới.Gã kia  đang chận đường,   bèn bỏ chạy,  thì ra bà già vung chiếc xà beng sắt lên. Anh ta ục ịch ù về nhà, để lại mấy câu hăm :

- Được, bà chờ đi,  tui về vác dao băm nát giàn chanh dây của bà cho mà coi.

   Bà bạn vào,  giật mình  vì thấy tôi  đứng canh bên trong cửa . Hai  bà lại kéo  ra bếp. Bà kia vẫn mặc bộ đồ lao động, tôi  giục:

- Thay đồ đi, rồi báo công an.Chứ nó sai con nó canh, con bé  sáu bảy tuổi đứng đó kìa.

 Có  một  người đàn ông bắt máy. Không rõ bạn tôi nói lắp bắp số nhà, hình như chưa nhắc tên đường, nên tiếng  một thanh niên  khá trẻ nhắc lại  số nhà.. Hai bà lão đi tìm mấy chiếc bánh  tay nắm, thứ bánh có hình bàn tay cùi,   ngồi nhai.Giờ mình cũng phải nắm tay đấm, chứ đã vời công an đến là to chuyện. Kỳ nào  có hai chú đến, nhà kia thắng thế.   Giờ mình cũng gây chuyện, vì phá ba chậu cây cảnh. Còn cây chuối ?

 Lát sau có tiếng   người gọi theo số máy cá nhân. Thật lạ vì  nhân vật này biết rõ tên bà  già này . Vậy là  nguy lắm rồi .Hẳn bên kia họ đã trình báo và khai ra mình .  Chúng tôi lắp bắp rằng  bọn tôi bị nhốt..

 Gần một giờ đồng hồ sau,  xuất hiện một chú công an. Tôi nằm vật vờ vì  đầu đau như búa bổ, nhìn ra hiên bà  kia đang trồng hẹ.Chỉ thay áo lao động, còn quần thì  mặc đồ đẹp,ý là có  khách  đến thì tân trang sẽ kịp. Nhà bên, bà  chủ cho a lô và tích tắc  sau  anh con rể và đứa cháu hộ pháp cũng xuất hiện.

  Người chiến sĩ công an   lặng lẽ bước ra vườn chuối.  Anh nhận ra  mãi cuối vườn có  một buồng sai nải,  ánh mắt vui mừng :

- Có buồng to cô  kìa !

 Và tìm đến   gốc chuối ngã gục,nhìn vết  đứt.

- Cái này cô lấy dao đâm phải  không ?

 Bạn tôi hết hồn :

-Có đâu chú. Cây sao tôi cứ để vậy, chỉ rọc lá để có lối đi.

 Tiếng bà chủ bên kia :

- Sâu nó cắn đó, chú ơi ! .

Rồi lao nhao tiếng ba  người, hai nam một nữ :

- Ối cái bà điên. Người ta lo làm ăn,  có thì giờ đâu làm chuyện ruồi bu .

- Bà làm như vườn của   bả.- Tiếng gã mập béo

- Bà này ở dơ khiếp, có mấy thùng rác thúi hoắc, tụi nó kêu trời mới  chịu đưa ra vườn .- Giọng người đàn bà

- Bà này ăn ở  tệ đến độ con cháu nó không thèm ngó đến.- Anh con rể ở vườn .

  Người chiến sĩ công an  lại  khu vườn hẹ:

- Cô phá mấy chậu bông phải không ?

 Bà già  ngơ ngác.

- Bên kia có camera trên lầu,chút họ mở ..

 Hồi đêm qua tôi nghe họ than thở : Camera lâu nay không xài nữa

 Bà bạn lúng búng :

- Hình như…    đứa học trò của tôi.

Tôi đang vã mồ hôi mà nhoẻn cười .

    Người chiến sĩ  bước sang sân, mắt  nghiêm  nghị nhìn bà già, rồi gọi :

- Cô sang đây .

 Nhưng họ lại kéo vào nhà bên, đóng cửa. Bà này ngồi  xuống tiếp tục trồng hẹ. Tôi chuẩn bị  tâm lý,dù đầu nhức như búa bổ. Thôi gay go rồi.  Chuối thì họ bảo mình đâm,  chậu cảnh  thì họ mở came ra

 Độ chừng nửa giờ sau,  mọi  người nhà bên ùa ra sân. Viên công an Phường đến chỗ bà già bạn tôi đang trồng hẹ :

-Họ nói họ không chửi, mà sao bà phá chậu bông?

Bạn tôi cứng cỏi :

- Chứ vì   cớ gì mà bọn tôi đi phá !

 Rồi bà này thản nhiên (  nhưng thực tế là bụng đang đánh lô tô - đối diện với pháp luật mà ! ):

- Thì đền cho tôi tiền sửa nhà đi. Tôi còn nợ nần lung tung.

 Nhà hư từ tháng  giêng mà đến tháng ba mới  sửa được.

  Người công an Phường có vẻ ngạc nhiên :

- Sao bọn tôi không thấy báo ?

 Bà bạn tôi có vẻ bình tĩnh lại :

- là vì hai bà chị  hứa cho tiền sửa nên mới  thế.

- Rồi họ không cho ?

- Dạ không .  

 Bà này đọc to con số  tiền đã chi. Tôi thấy   người   công an   không nói gì, mà   lên xe phóng đi.  Đám người đứng lố nhố nhà bên nãy giờ  như nín lặng theo dõi, bây giờ  bỗng lên tiếng chửi rủa, là  giọng của gã con rể và ánh mắt hằn học của đứa cháu  hộ pháp  vừa qua  lớp mười.

- Thứ đó  mà đòi làm cô giáo, đi hốt rác ăn qua ngày mà bày đặt.

 Tôi nhìn bà bạn. Bà này  quay mặt về phía  người chửi, cười tươi  như thể vừa được quà. Tiếng gã bên kia sân cay  cú :

- Đồ thứ điên khùng. Con cháu nó chửi cho thúi đầu mà  không biết nhục.Thứ đó chết rục xương, không ai  thèm đến.

 Thật kỳ lạ, bà  già bị gọi là thứ này,thứ nọ, ăn rác, chết  rục, mà cứ cười hớn  hở . Tôi có hỏi khi bà này hoàn thành  trồng  ba bốn cân hẹ giống,

-  Chứ giờ biết làm sao .Không nghe chú ấy  buộc đền chậu cảnh, là ổn rồi!

  Tôi lọ mọ mở blog lên xem, không rõ  những điều tôi  viết qua mấy lá thư đã có ai đọc, thôi cho qua, vì còn nhiều thứ quan trọng,  vấn đề là  có thể  người công an  Phường đã  hoà giải êm thấm, chứ nếu không thì tôi sẽ bị giam lõng ở đây  lâu đấy .

 Hôm sau, ngày thứ ba, tôi lại ghé. Nhà bên có cô con gái  cả  đến thăm mẹ, lúc chuẩn bị ca chiều ở cơ quan,hay là cô ta rỗi. Có  tiếng người mẹ rên rỉ, tiếng  người con  nhẹ nhàng như thuyết phục. Hẳn họ đang cùng đọc  những lá thư.

 Tôi   an ủi bà bạn :

- Cứ coi như  chuối bị sâu cắn đi vậy.

- Ừ,thì biết làm sao . Không phải đền mấy chậu cây là  yên rồi .

 Tôi cười :

- Mấy chậu nhựa rẻ lắm, có  một chỗ tớ  xin là   người ta cho, cây thì ối nơi trồng, tớ ù  một vòng là có ngay.

 Nhưng  người bạn thở dài, ánh bắt âu lo. Miệng tôi nói vậy  nhưng bụng dạ vẫn thấp thỏm.Giờ khuyên bà bạn dọn đi thì đi đâu, mà ở.. thôi thì hãy cứ báo công an khi  cần.

 Hôm nay tôi đọc được một mẩu tin  trích từ  luật phòng chống mua bán  người, kết hợp với  nhân chứng về bụi chuối “ sâu cắn hay  người phá “. Hai đứa bé đã về lại quê    bụi chuối thì   đã gục, mai  mốt dưới gốc lại sinh ra cây khác,  cũng như mấy  chậu cảnh cũng sẽ lên mầm mới.Luật do Tân Bộ  trưởng bộ Công an đọc, tức là có văn bản, không phải là câu chuyện lúc trà dư tửu hậu.

  Mua bán người là "việc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác".

  Tôi  trông  bình tĩnh  nhưng nhát gan, đọc đến đâu thấy  như  mình là phạm nhân.Bụi chuối  gục, là do  sâu hay con  người, nó vẫn nằm đó, mấy chậu  cảnh tan tác vẫn  đó, bạn tôi thì    tuổi già như ngọn đèn trước gió.  Nhưng lòng đầy thì miệng phải nói ra. Ông bọ tôi thường đấm ngực mỗi tối sau khi đọc kinh nhật tụng : lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đằng , a men !

 Tôi không   có máy ghi âm,  nhưng  trí nhớ  tốt  và trước  những biến cố, tôi làm một “thư ký “   viết biên bản,có sao nói vậy. Khi tôi kể, bà Vân Thanh bảo : thì hai bà cũng  sai. Có mỗi bụi chuối mà làm rầm cả lên. Nhưng bà này  là   người  ngoài cuộc, vì nếu như đọc văn bản về Luật mua bán  người,   chú ý  câu chữ, thì từ bụi chuối,con dao, mà có vấn đề .

 Nhưng tôi  nhớ rõ nét mặt  nghiêm nghị của  người công an Phường khi  anh phóng xe đi. Việc rối rắm có thể dẫn đến  tai hoạ, nhưng anh đã giải quyết ổn thoả. Bọn tôi cảm nhận rất rõ, hẳn nhờ  người chiến sĩ  công an Phường dàn xếp, mọi chuyện từ đây  không còn không khí chinh chiến,mà là hoà bình. Cây chuối đổ vẫn đấy, mấy chậu  cảnh lăn lóc đó, bà chủ bận rộn dọn nhà,do  khách  dời đi, rồi  lu bu việc kêu thợ đến  dọn cỏ,  bỏ phân, cày đất, gieo hạt. Người con rể nhác thấy bóng chúng tôi thì  quay đi, bà mẹ cũ

ng thế. Tôi chỉ thấp thỏm chờ nghe tiếng họ gào :

 - Đồ hai bà già  không nên nết. Đền mấy chậu cảnh đây !

 Tôi chợt nhớ  lời bố đẻ : ra đường hỏi  kẻ tra (  người già ) về nhà hỏi  người trẻ. Với bọn tôi, có hai  nhóm   người trẻ mà tôi gặp trong một tuần qua,    người chiến sĩ công an  và  bọn trẻ là  khách du lịch. Tôi luôn tin ở họ . 

 Một tuần đã trôi qua . Mong sao năm tháng bình lặng trôi .

               THU   GIANG. 

No comments:

Post a Comment