Tuesday, June 18, 2024

BỆNH DO KHẨU NHẬP



 Bà cụ mẹ của  Vân Thanh  phải nằm viện  hai hôm, rồi ở nhà tĩnh dưỡng thêm   hai hôm nữa,  chỉ vì  một chứng ,theo lời bà, trúng thực.  Bà   có tật rất mê  các  món rau   sống  trộn dầu dấm, dù khi  thời tiết   ấm áp  mới  chọn món này như  những người dân  vùng  mưa  nhiều hơn nắng ở đây. Nhà tôi  toàn  người cao tuổi,  sức  khoẻ  bị lệ thuộc  nhiều vào chuyện ăn uống, nên món rau trộn , rau sống chỉ  có trong thực đơn  những buổi trưa nóng bức  sau tết,  hoặc  hoạ hoằn  nhà có khách,  hơn nữa đôi bận  đạp xe đi tìm mua  hàng họ  về kinh  doanh, các món có liên quan khá nhiều đến cây cối, hoa các loại, dâu tây, cây rau hoa Ác-ti- sô,   gặp  nhiều khu vườn trồng rau  chủ nhân  dùng thuốc diệt côn trùng  phun bốc mùi  hăng nồng,tôi không mấy thiện cảm với   các thứ rau củ này, nên ít chọn đưa vào bếp. Vùng cao  nguyên,  nơi có  nhiều  nhà vườn   chọn các giống    thuỷ tổ    lê- guym   mà  người Pháp đưa từ  nước  họ sang đây   vào  dạo     cuối thế kỷ  19,có rất  nhiều   loại rau chế biến thành món “ trộn sống “ theo cách mà tôi nghe cư dân ở đây gọi,  rất  ngon. Rau xà  lách, xà lách xoong, xà lách  cô rôn  , ngay cả bắp sú  cũng trộn  sống, rồi cà rốt, …    Dạo tôi mới nhập tịch  xứ này, những buổi trưa  nắng to, bà thím có  món trộn đơn giản. Rau  rửa sạch,  để   ráo,  rồi  tưới dung dịch  “ nước trộn “ gồm   nước mắm có pha chanh đường,nước  lọc, cùng ớt  tỏi giã nhuyễn , thêm  muỗng dầu mỡ  đã phi hành thơm   lựng . Có vài  chiếc trứng gà luộc cắt lát rải lên, hoặc một nhúm đậu phụng rang, sau cùng rắc lên nhúm rau thơm, rau húng , rau bạc hà.. Cứ thế trộn đều cho mọi cọng rau được thấm  đẫm các gia vị. Vậy là giành nhau ăn, ăn no vì rau nhiều. Khi nào có  khách thì mới   đặt lên đĩa vài lát thịt bò . Ở  Đồng  Nai, một lần bố tôi  ghé thăm,  đem theo mấy cây bắp sú Dalat ( mà  ở  vùng  đất đỏ này gọi là  cải tròn, để không nhầm với  cải thảo, là cải dài ), do ông  được biếu ngay tại vườn khi lên cao nguyên  , hai bố con tôi  tạt vào chợ Định Quán mua mấy lạng thịt ba chỉ. Xuống trường bà bạn nằm ở cây số 108 trên quốc  lộ Hai mươi,   bà bạn  dẫn khách qua quán,  mua mấy chiếc   bánh tráng làm bằng  khoai mì,cùng   túm hạt  lạc khô . Chúng tôi  xúm xít chế biến món “ bắp sú trộn thịt heo  xúc bánh tráng “. Bắp  sú cắt thật mỏng như sợi chỉ, rửa để ráo,có chần sơ   nước  nóng .  Thịt đem luộc, cũng cắt chỉ. Lạc rang lên,giã  nhỏ,   bánh tráng nướng chín . Thêm chút  nước mắm  pha  chanh đường ớt tỏi. Ba  người   ngồi trong gian nhà bếp vắng vẻngày chủ nhật  của  ngôi trường  làng quê  mênh  mông,  nhai nhồm nhoàm,sung sướng,  bất   ngờ  nghe có tiếng rào rạo bên kia  vách nứa, tiếng   nghiến răng trèo trẹo. Thì ra hai chú heo  mập của bọn học trò trong Liên Đội nghe chúng tôi  nhai ngon lành cũng ..hoà theo. Bạn tôi giải thích vì ở đây, bọn trẻ đôi khi   đến  “ thăm heo “,    đem bánh tráng nhà làm , chia nhau ăn,có khi đút cho các chú ỉn,nên bây giờ thấy chủ khách xúm xít  nhai,chúng cũng thèm . Lúc  về lại Định Quán,tôi chợt  nghe bụng nằng nặng ..  Hôm ấy   bố con tôi ở chơi  với bà bạn mãi đến gần khuya, rồi  hai bố con về huyện,  sáng  sớm  hôm  sau  ông bố đón xe lên tỉnh, tôi qua  trường. Bữa tiệc rau bánh tráng diễn ra  trưa hôm trước, mà mãi đến chiều hôm sau tôi mới cảm thấy đoi đói. Bà bạn cũng bảo : cả ngày hôm ấy tớ chỉ ..uống nước . Hỏi bố tôi thế nào về món ăn mà ..heo cũng thèm,thì ông cười :  bố ăn cháo  hai bữa, còn sáng đón xe lên Biên Hoà, vào  họp,bố  xin người ta  … ly nước lọc !

 Tôi đem  câu chuyện này kể với bà  Vân Thanh sau khi biết  cụ bà ở nhà   đã khoẻ  v à món rau  trộn sống tạm  gác  qua  . Nào  ngờ bà kia mở to mắt :

- Nghe tả  ngon quá .  Tui  chỉ  ăn  rau cải Dalat là  toàn  nấu canh. Thứ bắp sú  chị kể thì  ngon nhất là  …luộc chấm trứng vịt  trắng dầm trong nước mắm thật cay !

  Giây lát sau như nhớ ra, bà già này thêm:

- A, còn món thịt vịt ăn với cháo trắng, có rất nhiều bắp cải    tròn này . Ăn dưới chợ Tùng  Nghĩa, Đức Trọng.

Tôi đi thăm  người  bệnh,  hỏi han :

-  Dì     trộn rau gì mà bị đau bụng ?

 Tôi chuẩn bị nghe câu “ bắp sú với thịt ba chỉ “,  nhưng không bất ngờ khi bà lão  cười :

- Rau xà lách  cô rôn, ở đây  gọi là  “ xà lách cứng “. Ôi sao mà tôi mê .!

 Cô con  gái  bực bội :

-  Người ta  ăn với phở , mà  ăn đôi cọng, lấy hương lấy hoa. Còn má tui hả, bả quất luôn  một ..thau !

 Loại xà lách này lá dài, cứng giòn và trắng xanh,   khi tước cọng tươi đã muốn đưa lên miệng,  mỗi cây có thể đầy một  chiếc thau nhỏ. Thêm dầu dấm và chút gia vị, thì cứ  ngồi mà  nhai, quả là mê. Tôi biết có  rất  nhiều   người  mê rau này, mỗi bận ăn phở  , phở nhà nấu, một  mình  cũng hết gần nửa cây rau !

 Bà cụ dấu dịu vì   phải  buộc cô con gái đưa đi bệnh viện lúc cô này   vừa từ cửa hàng về, ba giờ sáng, rồi mất mấy ngày  công của nó :

- Thôi bận sau …hổng ăn nữa !  Bệnh là do  khẩu nhập !

 Tôi an ủi :

-  Do  dì    thấy ngon mà, phải không ? Bận sau  dì nấu canh lên ăn, rau này nấu với tôm tươi rất  ngon,mà  ấm bụng.

 Bà cụ chỉ cười cười . Đã gọi là  xà lách, mà nấu canh thì còn gì là   ..xà lách.  Chờ bà vào nhà trong, Vân Thanh  bảo tôi :

- Vậy chứ thấy có bán ngoài cửa là ra mua vô,    nấu một món canh,bầu bí   gì đó,  rồi rau kia ăn kèm. Tui có cản cũng được.

 Hai mẹ con ở  chung, mà do cái cửa hàng tiện lợi nên xảy ra cảnh “ cơm một niêu ,lều  một gian “ ở  họ . Khi bà mẹ ăn sáng, ăn trưa thì  người con đang ngủ, đến xế xế,  bà mẹ còn lửng bụng, thì  người con ăn vội ăn vàng để kịp ra quán. Bà   lại ăn tối một mình .

 

 

 So với hai  đứa tôi, bộ ba    gồm bà bạn vườn chuối ( cứ gọi vậy cho dễ  nhớ ) bà  Xanh Mây và tôi,  thì bà này  có thể nói đã chu du khắp thiên hạ.  Nhà Vân Thanh  ở khu Bảy  Hiền,    trước giải phóng nơi này  một  xưởng dệt vải  lớn . Bà mẹ có hai đời  chồng, Vân Thanh  là  kết quả  mối tình của bà  thời  còn tuổi tròn trăng cắp sách đến trường . Đứa bé chào đời  , được gửi cho các ma  xơ  chăm để mẹ còn học hành. Khi   ông bà ngoại  gả cô con  gái   đi lấy chồng, thì họ đón cháu về. Vân Thanh bảo mình  không biết ăn  rau, ăn trái cây, mà chỉ    ưa món chả lụa, là  món thịt nạc được  xay ra   và hấp chín . Hồi đó món này   hiếm, nên hễ bữa nào mua không được là coi như  con bé bỏ ăn !  Saigon được giải phóng,  Vân Thanh khi ấy mới mười  bảy,   không cùng các  em    vượt biên theo bố mẹ, mà qua  ngoại, cùng các cậu, dì  đi thanh niên xung phong.

- Tui cũng là dân ‘ cẳng đau “  ( cao đẳng  sư phạm ) như mấy chị chứ bộ. Ở trong  liên đội thanh niên,tôi lanh lẹ nên  được ưu ái, được cho đi học bổ túc, rồi học sư phạm.

 Tôi nhướng mắt :

- Sao có  lần tớ  nghe bà  ở nhà kể bồ từng  vô  Chí  Hoà  ở …

 Gia đình chú ruột tôi  vượt biên   năm 79 cũng bị bắt, sau đó họ lại  đi tiếp. Hẳn bà này cũng thế . Nhưng câu trả lời đầy bất ngờ .

- Thì tại mình ham tiền . Hồi đó ra trường, tôi chạy  chọt  nên có chỗ dạy ngon, ngay bên thềm nhà! Có lần  mấy đứa bạn   dạy dưới  Sông Bé  ,mỗi bận   về Saigon, ôm theo lu bù vải  đem  bán, rồi mua  đồ linh tinh ở đây đem lên trên sóc bum,   cứ vậy,  sướng lắm .Bà  biết phải không,hồi đó  vải nhà  nước  bán cho  người dân tộc rẻ rề,mà họ đâu có mua, vậy là  mấy cô giáo  người Kinh gom hết,một lời ba bốn .. Tôi mê quá, đi mấy chuyến, quên hết  chuyện lên lớp. Ban đầu hiệu trưởng còn   bao che,  nhưng rồi, mình kéo theo mấy bà  thương  nghiệp ở dưới,  vậy là  thành từng chùm !

 Ra tù thì ông bà  ngoại không còn, nghề  nghiệp chỉ là hai bàn tay trắng,  Xanh Mây ta đi lấy chồng, để có chỗ  tựa nương,nói theo lời bà này, để chồng  nuôi. Sanh hai con thì mất cả hai,chồng theo vợ bé, Vân Thanh lại bơ vơ. Bà mẹ bảo lãnh qua   Úc,  nhưng sau đó bà lại cùng cô con gái tội  nghiệp hồi hương . Họ lên Dalat du lịch, rồi tìm mua nhà, mở  cái hotel nho nhỏ,  cứ vậy mà sống cho đến hôm nay .

 Vân Thanh hôm nay là  một bà  lão  ngoài sáu mươi, tóc hớt tém,nhuộm vàng để dấu  đi  màu thời gian, quần  jean,áo T-shirt, giày ba ta  diện bất kể mưa nắng, hút thuốc lá phì phèo và  khoản bia  thì các ông cũng thua xa .Khi tôi  mở cửa hàng, tìm  một kho  dự trữ  thì gặp bà này . Gặp lại thì đúng hơn,vì thuở  Xanh Mây vừa mất đứa con thứ hai, nguy cơ hạnh phúc đổ vỡ, bọn tôi,  có cả bà già vườn chuối,   cùng kéo về một nơi không mấy ai tìm đến : một đan viện . Ba  người ba số phận nhưng đều có một nỗi niềm ,đó là cùng rơi vào bi kịch. Bà  già vườn chuối thì  vừa   về quê, đứng lớp  chưa bao lâu đã ngả bệnh,rồi bị  thuyên chuyển , có  nguy cơ  buộc bỏ việc, tôi thì  cũng  muốn đổi  nghề,còn Vân Thanh   quyết định ra nước  ngoài .Tương lai mù mịt. Có ai lên Dalat mùa sương, mỗi sáng bước ra hiên,bao quanh tầm mắt là  những khối trắng bồng bềnh  như có một bàn tay tung ra từng mớ  bông  gòn khổng lồ, ẩm ướt, giăng mắc lên tất cả . Lạnh, ẩm ướt, buồn   bã . Con  người  rơi vào khối bông  gòn khổng lồ đó không biết hướng bước tới, còn bước lùi là vào  nhà  đóng cửa, trùm chăn !

 Đan viện ,nơi chúng tôi tìm tới,  là  một tu viện dành cho các  nam chủng sinh. Ông linh mục Minh Tiến,bố đỡ đầu của bà già vườn chuối,   năm nào cũng tìm cách đưa các chị hội viên  một tu hội đời do ông tổ chức ,đi tĩnh tâm một tu viện nào đó, để  , theo cách hiểu rất trần thế của bọn tôi, Xanh Mây và tôi, thêm xăng nhớt cho bộ máy của  cỗ xe hoen gỉ bao  nhiêu năm   .Mười lăm  chị, tuổi  từ ngoài ba mươi trở lên, đều có  mấy điểm đặt làm thừa  số chung, ế chơ ế chỏng  , thu nhập bấp bênh, sống nhờ vả gia   đình, tương lai vô  định. Ông  linh mục già ở mãi trời Âu   dành chút  tiết kiệm    giúp chúng tôi tiền  xe, tiền ăn một tuần tại  tu viện, tiền bút mực, còn chu đáo cậy nhờ  một linh mục  lớn tuổi tại đây  làm  người linh hướng, tức là   chỉ dẫn chúng tôi cách gột rửa mọi  nhọc nhằn  trong năm qua, chuẩn bị tốt cho năm tới .

Vị linh mục cao tuổi vui vẻ  đón tiếp,  dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng đan  viện, miệng luôn cười nói,ông lại  rất hài hước khiến chúng tôi thấy dễ chịu. Vân Thanh  ba lô từ xa đến sớm , ngồi lừ lừ nhìn chúng tôi, cả khi ông  cha cố già   khôi hài, bà này vẫn không hề nhếch mép.

 Tôi theo đạo mẹ, được rửa tội vội vàng, hiểu biết về đạo  sơ sài,   nghe lời bà già vườn chuối mà đến, hơn nữa bố tôi động viên:

- Có thể chỉ  một tuần, nhưng    ở đó,con có thời gian nhìn lại mình,  dần dà sẽ   tìm ra lối đi cho ngày mai .

 Một tuần,chúng tôi  nghỉ chung một gian nhà  rộng, có  rất nhiều phòng  lớn , được tu viện  dựng lên để  đón tiếp thân nhân các tu sinh từ xa đến. Ra vào gặp nhau,nhưng không nhìn nhau,không hỏi han, mà cứ im lìm như những pho  tượng đá. Chỉ được phép gặp một  người  duy nhất, là viên linh mục già . Mỗi sáng, ông  tập trung chúng tôi, lật sách thánh  giảng  giải mấy điều, có liên quan giữa  chúng tôi và  thượng đế, rồi mặc cho chúng tôi tản ra, vào nhà nguyện, ra vườn cây,ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Trong lúc đó, ông   đón từng chị đến xưng tội khi họ có nhu cầu.  Hết bài một, qua bài hai, ăn trưa,   nghỉ ngơi, rồi chiều,bài ba, bài bốn . Đã có chị khóc,mắt mũi sưng húp, có chị thì tối về  lịm đi . Viên linh mục già không còn nét vui vẻ mà  tia  nhìn đầy nghiêm khắc . Nhưng tôi  để ý là  bữa ăn có nhiều món ngon hơn , chúng tôi ngày nào cũng có thêm sữa, trái cây, bánh kẹo để  bồi dưỡng, bút vở bày sẵn thêm, ai có nhu cầu  thì tha hồ dùng, rồi thuốc men, vì đã có  người đau đầu ,mất  ngủ, sốt cảm. Quả là  một cuộc chiến.

  Đây là lần đầu tiên tôi đi xưng tội. Tôi  phải  mất  một đêm  nằm  sắp xếp mọi biến  cố  xảy ra trong đời, từ thuở có ý thức, tuổi học cấp  một,đến khi  làm cô giáo. Lúc này tôi đang  đứng ở một ngã ba,  nếu đi dạy thì làm sao, mà  bỏ dạy thì tôi làm gì,   tài chính  chưa có gì , người thân ở xa,  có ông bố già đã  bươn bả lo toan cho tôi mấy chục năm, nay cụ  đã luống tuổi, bệnh lão  và quả là quá mệt mỏi  vì tôi .

  Bên này khung gỗ có che một tấm màn mỏng,tôi   quỳ  gối, thoạt đầu nghe   tê tê  nhưng sau đó, mải mê kể lể rồi tôi quên hết cả . Ngồi bên kia, ông linh mục già kiên nhẫn lắng  nghe,  có khi  cầm bút ghi sột  soạt lên giấy thì phải,vì  câu chuyên của tôi có quá nhiều tình tiết,    mà hai bà bạn sau này có lúc chế giễu,xuyên biên giới,từ Bắc vào Nam, xuyên thế kỷ, từ  kháng  chiến chống Pháp đến chống Mỹ, và xây dựng hoà  bình  .

Trọn  cả giờ kiên nhẫn  nghe  tôi kể lể, ông  cụ già  sau rèm  cửa   đằng hắng, rồi khuyên tôi bằng ngôn ngữ ôn tồn, như lời người cha dành cho con . Ông   bảo tôi không nên về quê, vì   tôi đã có nhà, hơn nữa bố ốm, mẹ mất  rồi, chứ  ở đây  tôi có bạn bè .  Theo ông,  tôi còn trẻ, vì ba mươi mới là tuổi bắt đầu. Ông chỉ ra rằng nghề giáo là đề đòi hỏi cao, có sự sàng lọc lớn, lắm khi  nghiệt ngã và đau đớn. Theo ông, tôi có thể  chọn một nghề  khác. Rồi ông khuyên tôi hãy tự tin. Khi tôi  chuẩn bị đứng lên, ông  còn căn dặn : hãy  vững tâm, không dựa vào ai, mà chỉ dựa vào chính mình, sống ngay thẳng, lương thiện .

 Viên linh mục già cũng dành  nhiều thời gian cho các chị kia   xưng tội. Tôi nhớ  những  buổi giảng  ban đầu, giọng ông còn ôn tồn, nhưng càng về sau, thì ông trở nên  nóng nảy, có lúc cáu gắt. “ Lý lịch” từng chị,  thì ông Minh Tiến đã tóm tắt để ông này nắm, vì muốn dẫn đường và “ chữa lành “ thì phải biết bệnh nhân đang  rúc vào con đường hầm nào, bệnh tình ra sao chứ. Nhưng ông có vẻ đã mất kiên nhẫn.

 Sau một tuần, vẻ   nôn nao chờ đợi trên  gương mặt các  chị đã  biến thành nỗi mệt mỏi,phờ phạc. Có chị  nom như gầy đi vì  những đêm mất  ngủ . Chúng tôi đã     chiến đấu một tuần, với  mấy trăm tiếng đồng hồ và hàng ngàn giây phút, với  những cái tôi có lúc bi quan, lúc  ích kỷ, lúc chán chường, lúc yếm thế, thậm chí có  lúc  muốn buông xuôi , nhưng nay thì sao ..? Một nét chung là mắt  người nào cũng đỏ hoe,sưng húp.

  Buổi trưa cuối cùng,    chúng tôi tập trung trước sân nhà  nguyện  để nói lời chia tay.Ông cụ già  bây giờ trở về   vai  một  người cha  nhân từ,ân cần  dặn dò tiễn đưa. Đột nhiên ông nhỏ giọng,  mắt  nhìn từng chị :

-Khó mong gặp lại,vì   tôi sắp đi   an  dưỡng tận ngoài  Bắc . Cho nên, trước lúc chia tay, tôi  mong các chị  hiểu rằng … coi như tôi chưa nói gì cả !

Chúng tôi   trố mắt  nhìn ông rồi  nhìn nhau, khi quay ra tìm thì ông đã  khuất bóng sau khu nội vi, khu vực mà  bọn giáo dân như  chúng tôi không được phép  lai vãng. Chúng tôi lặng lẽ  vác  hành  lý lóc cóc đi bộ một đỗi cả cây số mới ra đến quốc lộ, vì tu viện nằm mãi trong rừng  sâu. Vân Thanh sẽ đón xe về Saigon,  nhưng  không ngờ khi bọn tôi lục đục chất lên một chiếc xe vừa trờ tới,  chị này cũng leo lên . Cô nàng trọ ở chỗ tôi mấy ngày, sau  đó   theo mẹ  ra đi . Chuyện xưng tội và  lời cha  giải tội là điều  dấu kín,  Vân Thanh chỉ tóm tắt : thì    ông cha  khuyên tớ  về suy  nghĩ .Việc níu kéo chồng quay lại là  không thể,  mà ở lại lẻ loi quá. Lúc đó tớ không hề có ý  nghĩ định cư  tại Dalat này như hôm nay,  mà chỉ đơn giản rằng,thôi cứ theo má, rồi  bả cho xu nào xào xu nấy.

 Còn bà già vườn chuối thì sao ?

 Hồi này bà ấy đã chuyển từ một trường vùng ven về ngay trung tâm thành phố,tôi thì  với học trò và phấn trắng bảng đen “ta chia tay nhau từ đây “. Bạn tôi  tiếc bao nhiêu năm đeo đuổi, làm sao bỏ, về nhà  làm nông lóng nga lóng ngóng,   đã phóng lao phải theo lao. Có lúc cũng muốn bỏ …

 Một buổi chiều mưa,tôi   đèo bà này lên trường . Hôm nay có  cán bộ tận ngoài Hà Nội vào dự  giờ bọn tớ, tớ có một tiết. Thấy bạn  lộ ra vẻ lo âu cùng cực, tôi an ủi :

- Chỉ là tiết tham khảo thôi mà , với lại bồ cũng đâu phải lính mới tò te !

 Dạy tiết   một, từ mười hai  rưỡi, mà  lúc mười giờ sáng tổ trưởng mới  tìm vào tận nhà báo tin. Bài rất mới, một đoạn truyện Kiều, lớp mười một. Bà này có  một năm lên lớp khi  rời trường đại học, nhưng chỉ dạy mười và mười hai,rồi ốm liệt, nay  quay lại trường thì bài mới, trò mới, mất tự tin nhiều thứ lắm,  hơn nữa  vừa rồi nhiều thành viên trong tổ dự giờ nhận xét rằng  đầy khuyết điểm , phong cách cấp hai,  cho viết ít quá, nói nhanh…

 Viên cán bộ Hà Nội  tuổi ngoài năm mươi,  trầm ngâm, lặng lẽ bước . Ông dự  nhiều  người, rồi  qua trường khác, sau khi gặp từng  người,  góp ý, mà cách gọi thông thường là “ rút kinh  nghiệm “.Hôm sau họp tổ, tổ trưởng  mang vẻ mặt đầy buồn lo,  nhìn qua  một loạt, bắt gặp  những tia  mắt   chán nản, có  người bực dọc, cả nét ánh lên sự thách thức . Đột nhiên viên cán bộ tận Hà Nội  nhẹ nhàng bước vào . Ông nói rằng mai ông mới mua được vé về Bắc, nên hôm nay,bỗng ông muốn quay lại. Đang trọ trên Sở, cách trường này khá  xa, mà ông bỏ công tìm đến, hẳn là … Mọi  người hồi hộp chờ đợi.Người thầy giáo luống tuổi ngập ngừng :

- Tôi cũng từng đứng  lớp như  các thầy cô ở đây,cũng  đón nhận nhiều lời góp ý .

 Vẫn cứ  ngập ngừng, nét mặt không còn tạo khoảng cách như mới hôm qua, mà bỗng gần gũi :

- Những điều tôi   gửi gắm là lời  chân tình của một đồng  nghiệp dành cho đồng  nghiệp. Còn như  ngược lại thì .., xin thầy cô hãy cứ xem như tôi.. chưa nói gì !  Điểm tôi cho cũng chỉ là tham khảo, không lưu vào hồ sơ thi đua của các thầy, các cô .

 Bà bạn  tôi ngày ấy vừa  qua  mùa hè tĩnh tâm   quyết  liệt,  nay thêm lời vị cán bộ Hà  Nội  mà theo bà, cho   mình một niềm tin lớn. Đồng  nghiệp chê “ phong cách cấp hai ư !” Thì tìm  mượn những  bộ giáo án mẫu mực cấp ba , xem họ soạn ra sao . Hễ có tiết dạy tốt nào cố thu xếp để dự, dự để học. Bỏ thời gian đọc  nhiều tài liệu. Thật tình cờ ông Minh Tiến tìm gửi tặng bộ  Từ điển văn học, hai tập, dày cả ngàn trang.   Bà này có dự tính mua, khi   ở trường cũ cả thư viện đồ sộ , đủ loại sách mà không có, về trường mới cũng thế.Cậy nhờ Cô Kê thì cô đành hẹn . Không  mượn được  giáo án thì tự soạn.   Đọc văn bản thật kỹ, nghiền ngẫm tìm ra thần thái  của nhân vật  truyện, trục cảm xúc chính của bài thơ… Cứ thế mà quên hết chuyện  rằng   khó khăn, bế tắc . Tôi an ủi theo lời bố tôi :

- Năm năm  là bồ sẽ làu giáo án  ba khối !

 Bạn tôi lắc đầu

-Có bài khi sắp  nghỉ hưu tớ mới tìm ra  cách giảng hợp  lý nhất đó !

  Dalat đã thực sự vào  hạ,khách du lịch từ bốn phương trời tìm đến rất đông, có lúc họ tràn vào, tiếp đón  không   xuể, Vân Thanh phải  năn nỉ bà má ra phụ lấy hàng, thu tiền. Tôi chỉ có  một khoảng thời gian rỗi   sau khi  ngủ bù,  ăn uống no, chờ ra  tiệm. Tôi luôn nghĩ về  một  người, không phải ông  xã, một nửa của tôi, mà  bà bạn vườn chuối.

 Có hôm hai đứa tôi đã   tìm đến gặp  người chị ruột gần sát nhà của  bà này .  Thật khó ngờ là bà kia  đon đả trước :

- Tính sai con Th  hỏi coi  dì ra sao ?

 Người con  gái là mẹ đơn thân  có nhà sát vách với mẹ láu táu :

- Tại Mợ P gọi điện lên, ngay nửa đêm, bảo mẹ con xuống đưa dì Bé đi nhà thương điên. Vì  đêm  hôm nổi cơn dậy đập phá nhà  người ta .

  Hai đứa chúng tôi im  lặng. Tôi   nhẹ nhàng bảo :

- Có gì đâu,  qua hết rồi !

 Gã  con trai bên kia bước qua :

-    Xế chiều con nghe dì ấy  gọi lên, bảo nhờ báo các chú công an trên Phường , nhưng mẹ con không cho,bảo cứ kệ bọn họ .!

 Rồi ba  người cùng xúm  vào :

- là có chuyện  gì ?

  Hai bà già đang ở thân phận  khách đưa mắt nhìn  nhau. Có lẽ như đọc được   tia nhìn ấy, rằng chẳng có gì, người chị mệt mỏi:

- Bà  Cầu Đất lâu nay , ba tháng rồi,cũng không   hỏi han trên này. Tui cũng buồn quá .

- … ?

- Tại bữa mồng hai, bà ấy và đám các cô con gái ban lệnh cho tui ra giêng đem sổ đỏ lên chia hai. Tui nói chờ khi nào   dì Bé chết đã.!

 À ,thì ra vậy.Chúng tôi đứng lên chào ra   về,   cả nhà bịn rịn tiễn. Người mẹ ân cần:

- Khi nào dì hết tiền chợ thì lên đây, tui bao ăn ba bữa,  muốn ở lâu thì phòng trọ lu bù đó, cho dì  một phòng,tha hồ bày biện, miễn phí điện nước .

 Tôi cười :

- Cả cái Giang này nữa chứ !

 Chị trừng mắt :

- Ông chồng mày  có cho phép không đã .

 Trên đường về, tôi nắm tay bà này. Thôi coi như tất cả chưa ai nói gì cả .

 Bà kia cũng hiểu .Hãy  vững tâm, không dựa vào ai, mà chỉ dựa vào chính mình, sống ngay thẳng, lương thiện .

           THU GIANG .

 

 

 

 

 

Tuesday, June 11, 2024

NHỮNG NGÔI PHÁO ĐÀI

 Hôm nay bà bạn già của tôi tái khám . Từ chiều bà này đã  khăn gói qua  bên nhà tôi, ngủ lại để  bốn giờ sáng chạy qua  bệnh viện nộp phiếu, rồi  quay về nhà tôi  ngủ tiếp, để chừng năm rưỡi qua  nhận  số.Tôi chưa  một lần nằm viện,nhưng  nhiều  buổi đưa bố và chống đi chữa  bệnh nên thấm thía   với  nỗi lòng   các bệnh nhân.Toa thuốc dùng  ba  mươi ngày,nhưng mới đến mức hăm sáu,hăm bảy  là  người bệnh  nơm nớp việc “ visit doctor”.Đi thăm bác sĩ thì ông thầy thuốc kia mới là  người chuẩn bị đón  khách, nhưng  ngược lại .. Tiền vé xe, ăn ở đi lại, tiền thuốc,cả khoản  đề phòng bị mất  ví . Chị cả của bà già bệnh nhân này luôn bị ám ảnh một lần như thế, mà hồi ấy đi cùng chị thứ,hai bà được các nàng tiểu thư  của bà chị thứ   tình  nguyện làm tài xế, đón từ bến xe vào tận bệnh viện, vậy mà bà chị lớn tuổi lớ  ngớ, vì có bao giờ về phố,  đeo chiếc túi  vừa hành  lý vừa tất cả tiền bạc,  bọn cướp giật nhanh chóng phát hiện ra . Chị tiếc là bộ quần áo đẹp cô con gái bỏ công may, mang về phố lớn chưa kịp diện. Bà bạn già bảo, tớ cứ lủi thủi một thân, đôi khi Tre rảnh đi đón, nhưng phần lớn là “ đường ta ta đi” . Mất rất  nhiều thứ, từ dép, đến võng , đến điện thoại, laptop,thức ăn đi đường,    nói gì đến tiền,ví  và áo quần,chỉ may có hai thứ do  đeo lấy  người nên không sao , hay chưa bị cuỗm,đó là giấy tờ,hồ sơ bệnh án và.. cái mạng bốn chục  ký của tớ. Tôi thêm,còn  mỗi  ngày lương hơn hai trăm bạc, đáng  giá lắm chứ,   còn tớ  mấy hôm nay   cửa hàng đóng,  một xu hào cũng không biết tìm đâu ra .Nói thế chứ  thấy tôi ở không, ba ông lão  chủ quán ( hai ông nhà tôi và ông chú, em ruột Bọ tôi ) giao cho tôi    việc phù hợp với  đôi chân   đà điểu của tôi : sáng  trưa  giao hàng tận nhà, chiều thu ly   tách và  tiền, rồi đi  chợ  mua đồ ăn .Thế là dù   làm bộ than vãn nhưng chiếc ví tôi luôn đeo  bên hông lúc nào  cũng  xu hào rủng  rỉnh .

 Bà bạn dạo này xem ra có vẻ vui, là vì  ít phải  lặn lội  đáp nào tàu bay,tàu hoả hay tàu  ..cạn để   đi thăm bác sĩ,lượng thuốc cũng  ít dần,ăn ngủ cũng  ổn dần.Chỉ còn một nỗi..Ông bọ là   người lớn tuổi trong nhà, mỗi khi bà già này qua quán cà phê nhà tôi, chịu khó  ngồi nghe ông   nói chuyện. Ông bảo hai câu khiến chúng tôi, bọn hậu sinh khả uý   , giật mình :

- Nhiều khi mình cũng là cái cớ cho  người ta vấp phạm.

 Và :

-  Có câu này :  có nhiều điều tốt ta biết  nhưng không làm, còn điều xấu muốn tránh thì lại ..làm !

  Thực ra đây là  mấy lời có trong  những buổi ông bố dượng của tôi đi lễ và nghe các ông cha cố giảng .

 Bà bạn già thở dài :

- Ông bố Minh Tiến của tớ cũng luôn bảo : hãy nhìn mặt tốt của  người ta để sống.Tớ cũng cố tập, nhưng  vì mình sống rơi vào  bi  kịch  nên bi quan, và  lắm lúc rất … bi  phẫn !Bây giờ, đúng như gã cháu rể  hôm nọ mắng mỏ và mách  tớ  với chú công an,tớ ăn ở làm sao mà  cháu chắt họ hàng không  còn ai buồn ngó đến .

 Tôi là  kẻ rất ít xem tivi, lên mạng đọc báo hoặc là  ngồi nghiêm   túc trước một trang sách, nhưng tôi vẫn tỏ ra thành thạo :

- Ừ, thì   bây giờ  truyền thông vẫn chủ trương  đề cao cái đẹp trong xã hội mà !Còn cháu con ư ? Rồi có một ngày họ sẽ hiểu .

 Bà bạn già tái khám rồi về nhà. Tôi kịp đón ở cổng, chở bà này qua một khu chợ để mua cá trắm .Hôm  đi tiêm chủng  mua một con khá to , bà này nhận kho,    rồi   lại  đưa hết cả    nồi  cho tôi, vì tôi lỡ mồm bảo  muốn biếu bà Vân Thanh một ít.Hôm sau tính đi chợ thì bị  “ thập diện mai phục “ nên cũng  không  dám điện cho  cửa hàng cá mang đến tận nhà .Tre đọc trên blog thắc mắc : bộ cá kho bị  cháy hay để mèo vục nồi, đến độ  phải ăn  chay  khổ  sở như vậy  !Tôi làm bộ than thở : ai mà ngờ ! Giá như mày ở gần đây một tị thì  đã không    khốn khổ thế !  

  Hai bà già  giúp nhau rửa cá, ướp rồi kho. Nhà bà bạn   nằm  giữa một khu ba bề bốn bên có hàng trăm khách trọ,  nhưng rất yên tĩnh. Cửa  phòng nào cũng  im ỉm  khoá,  khách  ra đi từ sáng và có  người đến tối  mịt mới về. Hai nhà hàng xóm cũng có lối sống  kín cổng cao tường .Ngày   cậu em còn sống,mỗi bận qua đây tôi  gặp ông  lão  ngồi co ro phơi nắng, bây giờ thì khoảng sân trống vắng,  thật buồn !  Chỉ  đôi khi có  giọng của nữ chủ nhân và  người con rể  cả   là lanh lảnh .   Người ta bảo  có giọng sang sảng như  vậy là rất khôn ngoan , tháo vát , giỏi quyền biến . Bên nhà tôi,  bà thím nay cũng  nghỉ ở nhà, giao  cửa hàng khô dưới chợ  Dalat cho  hai cô con gái.Họ đều là    những  gia đình công chức,nhưng do đồng lương  mẫu  giáo eo hẹp của bà vợ ,mà lại  vất vả,họ bèn hùn hạp và cuối cùng thì bà mẹ  san cho,mỗi tháng họ   trả cho bà  một khoản chấp  nhận được  . Bà ở  nhà, giúp ba ông  những bữa ăn  khi tôi xoay không  kịp .    Lãi quán  chia ba, có tôi  ké thì   thì chia bốn  .  Giá như không có  cái quán và  khách, toàn là đàn ông, thì ba ông lão kia cũng sáng sáng ra sân phơi nắng như thế.

 Đã  là quán xá thì ồn ào,mịt mù trong  khói thuốc. Mùi khói thuốc lá lấn át hương cà  phê, tôi lo cho ba ông lão “ hút gián tiếp” nhưng biết làm sao .Ba ông lão tối về  ngồi tập thở,tập thiền hơn cả  giờ đồng hồ trước khi đi ngủ và  sau khi thức  dậy. Cũng may là không ông nào  nghiện một thứ gì, rượu hay thuốc, cả trà . Nhưng họ đều  nghiện một thứ :tivi. Từ hồi mở quán đến giờ đã   sắm tới chiếc thứ ba !  Khách đến , có  người vừa xuống giường, xỏ chân vào dép là  bước ra đây ngay,  coi tin  tức ở  khắp các đài, đài Nhân  Dân, đài Công An, đài Việt Nam… là những  nơi họ chọn,mà chính là vì  đài mà họ nán lại, bàn bạc,   sau  đó khi mặt trời lên thì lửng thửng  ghé vào một quầy ăn sáng.Cô  con dâu của bà thím cùng em gái lại  chung nhau mở  một  quán bún nho nhỏ, bún bò giò heo,mì quảng,bánh mì,bánh giò,bánh chưng … Bà bạn già của tôi lần đầu đến nơi này ngỡ ngàng. Bà này bảo hồi còn học  ở trường nữ trong phố,có mấy lần qua đây,theo bạn ngủ lại đêm để sáng hôm  sau lên khu nhà thờ trên đồi kia dự hội chợ  Giáng sinh, nơi này là đầm nước,chỉ trồng rặt một thứ  là  cây cần tây, lác đác vài ngôi nhà gỗ cũ   kỹ, ọp  ẹp,và địa danh hồi ấy là “hố bà xơ” .  Bà thím bảo , lẽ ra ban đầu,khi hai ông bà và mấy  người con còn nhỏ  theo anh con trai lớn  rời quê vào đây, thì tính mua đất mãi bên khu  Đống Đa,  Tô Hiến Thành,phường mười, nơi ấy những năm  tám mươi rừng thông  heo hút đìu hiu lắm,  anh con trai được cấp mấy sáo,  rồi   mua thêm, do  dân cư thưa thớt,  đất trống    nhiều, xa   phố , chẳng ai  buồn ngó  ,nói theo  ngôn ngữ bà thím “ chẳng ai  kêu của mi của tau “ . !  Sau đó, ông chú  làm bảo vệ trong bệnh viện tỉnh, được bệnh viện cấp cho một lô  ở đường Hải Thượng bây giờ,sát bệnh viện..

- Chú mày sáng nào không trực lại mò mẫm đi lễ, đi thấý xa , có   người chỉ cho  vùng này, thế là  bán   ,  anh con trai cũng thế, kéo cả “ ba ổ “ (  toàn  gia đình  đông đảo   ) về đây. Bán đất hai lô,mà về đây,mua hai lô  khác ,có tiền dư  làm nhà,còn phần bán cho con  Giang này nữa,mới xuống chợ mua một quầy hàng khô .

 Một thung lũng nép mình dưới ngọn đồi thoai thoải,trông lên cao có ngôi nhà thờ,như một  pháo đài  tâm linh chở che, khiến những  con  người ngoan đạo thấy yên lòng  lập nghiệp. Hồi  đó vắng lặng đến độ mỗi tiếng người gọi đều vọng  lên tận đồi,còn bây giờ thì ồn ã  suốt ngày đêm, bốn mùa .

 Khi tôi     đi giao  cà phê  rồi đi chợ mua đồ ăn trong ngày,   bước  qua  quầy, nơi có đặt  chiếc tivi  lớn, thấy mấy ông khách đang   chăm chú xem, tôi cũng nán lại.Mục  “ Người nổi tiếng “ giới thiệu một nhà văn kiếm hiệp Trung Quốc xưa,nhà văn Kim Dung. Ông lão phu quân của tôi mê loại tiểu thuyết kiếm hiệp của ông này lắm . Ông kể thuở bé, nhà nghèo mà em đông, có bà cô  trong họ hiếm con, cứ  mỗi năm dẫn ra phố một đứa, nuôi cho ăn học .Ông  xã tôi do học chăm , đỗ vào trường công lập,  nên ông bà cô dượng   phá lệ, tức là mấy năm sau đó,  ngoài ông này,nhận thêm đứa nữa . Hai vợ chồng có mấy chiếc  xe đò chở khách từ nội đô ra ngoại thành,ông xã  làm phụ xe,thu tiền, những buổi không phải  đến trường..

- Vậy là đọc truyện  ?

-Lo mà học bài,  chứ rảnh đâu mà đọc   .Hồi đó đâu có cảnh học thêm học bớt như bây giờ,  cũng không có nhóm, có tổ,có đôi bạn cùng tiến  gì cả, mạnh đứa nào đứa đó học. Vài nhà khá giả lắm mới thuê gia sư,mà ngoài Huế kìa, vì có sinh viên ở trọ..   Sách vở tài  liệu hiếm vô cùng  . Hồi đó  con trai sợ đi lính nên gồng mình   gồng cổ,học ngày học đêm !

  Tôi  rụt cổ, nhớ những ngày trốn học, vô lớp  ngủ lơ mơ,  vì đêm thức đọc vô số tiểu thuyết Liên Xô mà   bố cho, ngày thì đi xem phim,  còn ở quê thì tha thẩn ngoài đồi ngoài  nương  một mình,  thế mà  có người  thì vừa lo kiếm miếng ăn, vừa chúi mũi dùi mài kinh sử,chỉ vì  đã nhìn thấy trước mắt một  tương lai hai lối rẽ :hoặc là học lên,hoặc là làm anh lính quân dịch .

-  Ông dượng đặt báo ngày, báo nào cũng  dành hẳn một góc để in thứ truyện này,hình như  ông  tác giả đó viết bằng tiếng Tàu  là trong  Saigon cho  dịch ngay. Ông dượng đọc,mà hễ bữa nào báo trễ là nhấp nha nhấp nhổm khó chịu. Bởi truyện đến cảnh “mức “nhất thì ..  “câu chuyện như thế nào,hạ hồi phân giải”Tức là   họ chỉ in một cảnh,một phần  của chương hồi, đủ diện tích trang báo, mà thôi. Mà truyện kiếm hiệp thì tình tiết éo le ,hồi hộp lắm, đã coi đang hay , tự nhiên bị cúp ngang xương, thấy tức,phải rán chờ bữa sau,mà bữa sau báo trễ,ôi thôi ổng điên lên.

  Tui đọc ké,bởi mình tò mò là tại sao ông dượng  vò đầu bứt tai. Lên trường có bận khoe với mấy đứa là tao đọc truyên  chưởng hay lắm,tụi nó  xì  một hơi, tưởng gì, cả nhà tao ai cũng mê..

 Tôi nhớ những ngày  đất  nước  vừa thống nhất hai miền Nam Bắc, đài phát thanh có mục đọc Tam Quốc chí. Bố đẻ tôi  có dịp vào miền Nam,mang về một chiếc radio cũ,nhưng còn tốt lắm, bèn biếu cho ông ngoại. Thế là  cả xóm tối tối kéo đến nghe.Lý do mà họ say mê là hẳn ở đây, như  một phát thanh viên đang đọc trên màn ảnh nhỏ : luật nhân qủa . Bây giờ  có thể không mấy ai   chịu ngồi bó gối ôm cổ lắng  nghe  chậm rãi lời đọc đầy  truyền cảm của  người  phát  ngôn viên ngày ấy,   nhưng có thể sau buổi    phát hình ngắn ngủi hôm nay,có thể  một vài ông lão đó, cùng tuổi với ba ông lão chủ  quán cà phê này, sẽ tìm xem, rồi   suy gẫm.

 Bà bạn già ban ngày không mấy khi mở ti vi, vì có lẽ bà dành thời gian  ngồi thiền,ra vườn,rồi bếp núc,dọn dẹp nhà cửa,  đọc sách.  Dạo bà này chưa  nghỉ hưu, cứ sáng lên lớp,nhưng trước đó cố rán coi  mục thời sự.   Tôi đi xe máy nên ung dung, chứ bà kia đạp xe, phải đẩy lên dốc, vén áo dài, chỉnh nón che, sửa     xe  nhét cặp, vậy mà rán ngồi chờ  nghe cho trọn bản tin.Bà mẹ hối thúc :

- Thì lo đi cho kịp buổi,trưa tối về lại coi,  có ai giành đài đâu!

 Bọn tôi  ra cổng , có khi đài còn đọc oang oang,bà cụ già hoảng hốt :

- Tắt đài đi đã chứ !

 Tôi bảo :

- Để bác coi cho vui, tắt thì nhờ mấy đứa cháu .

 Bà cụ lắc đầu :

- Không ,nỏ coi.

 Tôi thuyết phục :

- Có nhiều thứ hay lắm , bác à !

- Ùi, toàn là những cô ở lỗ  !



 Bà cụ già chẩu mỏ, chê bai, còn hai bà “cụ trẻ “ thì  đỏ mặt phì cười. Hôm ấy tôi được làm tài xế,vì xe đạp bà này bị   xì  bánh đem đi vá chưa  kịp lấy về .  Là  vì có hôm hai bà cụ trẻ đang ngồi há hốc  xem  một buổi biểu diễn của các hoa hậu,màn   “trang phục bikini” của các cô, bà  cụ già   đi qua, thấy hai bà kia  ngẩn ngơ xem nên nhìn vào, rồi cụ bỏ đi ngay,buông một câu như thế. Hôm sau ,  lại có mục   chiếu lại chương trình này …

 Tôi không để tâm,nhưng bà bạn của tôi trầm ngâm :

- Khi con người ta lột hết  những gì che đậy bên ngoài,thì có lẽ..ai cũng giống nhau.

 Tôi chợt ngộ ra điều mà nhiều   dịp đã nghe :“ bị lột trần “:

- Nhưng đó là sự thật sau những lớp mặt nạ .

   - Phải,cho nên  mới có câu “chiếc áo không làm nên thầy tu” .Vẻ bên ngoài chỉ là cái vỏ .

 Tôi là đảng viên, từng dự nhiều buổi họp ở chi bộ khu phố và  nghe không biết bao nhiêu lần : hãy sống vỏ đỏ ruột đỏ, đừng để rơi vào cảnh “cứ tưởng đỏ  những không phải đã chín “.Tức là đừng che đậy, đừng sống giả dối.

 Chiều nay tôi qua nhà  bà bạn nhân tiện đi gom ly và tiền, bà này đang đứng ở  ngay phòng khách  và  trước mặt là  một chiếc thùng giấy to, mới trông như thể có món hàng  vừa gửi từ xa đến . Toàn là vở học trò, bột mì ,bột men,thuốc bổ . Tre gửi cho . Thư emai của Tre hôm nào bảo : Chị nên trộn bột mì số 11,  với bột ngũ cốc, làm bánh mà ăn. Chị bị thận nên không ăn sữa, thì bánh này ăn tốt đó.Chứ nướng bột  mình ên  hoài,   ăn chán lắm . Còn tập vở này chị mang cho mấy đứa cháu nhà chị T.nhé. Cố lên thăm chị ấy.Em thấy chị này dạy con rất tốt, mấy đứa con đều học hành đâu ra đó,người ở nhà cũng  sống có trước có sau, đặc biệt con rể và con dâu   cư xử đúng mực.

 Là do tôi khoe lâu nay vẫn cậy nhờ hai  người này, do mấy người kia ở xa. Đóng tiền điện nước,mua thuốc hộ..

 “Cái vỏ “ của họ  có thể không  khôn khéo,   không xã giao, không giảo hoạt … như mọi  người, nhưng họ  thật thà, tốt bụng và biết đặt  tình người lên trên tất cả . Có   dịp nào đó, một  người trong đám cháu bảo bà dì : cứ gây chuyện,rồi là nhận biến, không phải kiếp sau, mà ngay kiếp này.  Nhân vật kia còn  thấm thía : nhà nào cũng có chuyện, nhưng họ có cách để gỡ . Một người chuyên mở  những trang  video  truyền giảng điều hay lẽ phải trên trang Youtube ,mà  mấy ông lão nhà tôi  khi rỗi cũng mở coi, khẳng định: mọi sự việc xảy ra,thì kết cục đều đi kèm .

 Bà cụ già  ngày xưa  vừa rất quí,vừa  e sợ cô con dâu một. Quí vì cô này  khoẻ mạnh,  cần cù, vén  khéo, sống giản dị,  tiết kiệm,miệng nói tay làm, nhưng dần dà,thì bà sợ, rồi  kinh hãi. Kinh hãi vì bà  lo lắng hai điều : cái vỏ dần  lột ra hằng  ngày và  luật nhân quả sẽ đến ngay hôm nay. Và  dù biết cảnh nhà nào cũng thế, nhưng tuổi tác, tháng năm  không cho cụ có cơ hội để cùng các con  làm điều “ thay đổi sơn hà  “.  Những sự kiện này   đã giúp cô này, về sau thành một nữ chủ nhân tăm tiếng,hét một tiếng là bốn  phương  qui  phục .  Mẹ chồng,các chị chồng, rồi chồng con,ai ai cũng  phải    nể nang.Người đàn bà này tạo ra luật,tự cho mình  có quyền sinh sát trong tay, hễ ai làm sai là trừng phạt ngay.



 Nhưng rồi,như các ông lão nhà tôi,vì sao chọn nhà  nằm nép dưới chân đồi, vì trên kia có một chốn che chở, thì nơi ở của bạn tôi, nay cũng có  một pháo đài vững chải  và   những bàn tay thép chở che, Đồn Công An  Phường  . Họ không chỉ  ban phát giáo điều, mà cũng như nơi  tôi sống,  họ hành động. Lớp vỏ bọc bao nhiêu năm  , theo thời gian, rồi tự nó bóc   tách,như thân cây cỗi phải thay áo mới .Chúng tôi  nhận ra,hãy cứ “nhìn mặt tốt của  người ta mà sống “. Có lẽ khao khát năm  người của bà cụ  , vốn kinh hãi những “ cô ở lỗ “ thì nay có  người  giúp cụ biến chúng thành hiện thực .  Người hàng xóm  của chúng tôi  rất tốt,vì họ  đã tạo ra  thế hệ  con cháu      đang  góp phần tạo dựng tương lai cho đất nước này.Họ chỉ vì con mà  quên mình, và vì con mà .. quên cả  người xung quanh, vì họ chỉ vì con cháu !  Khi bóc lớp  vỏ thời gian, và  họ cũng nhận ra, có   bao người  không đồng tình với  quan điểm,lập trường của họ bây lâu,thì họ sẽ  vui khi “ biết đủ là đủ “.

  Tôi bảo :

- Hôm nào ta ghé thăm chị ấy, chứ   tình hình sức khoẻ của chị,  dù sao cũng lo .

 Bà bạn già cười:

- Tớ đã thử một vài lần,nên..

- Là sao ?

- Chị ấy trong  người không khoẻ ..Tớ sẽ gọi điện cho cô con dâu hoặc anh con trai lớn,rồi bọn trẻ con xuống khênh về . Tớ sẽ hái cho chúng nó  túi trái mát mát.

- Ừ, để tớ bê qua cho chúng nó  túi bánh “ nắm đấm”.

 Cũng như dạo nào ở dưới vùng Định Quán , tôi lo  chuyện ngoại giao,còn bà này thì “nội trị “. Từ mấy chậu cây cảnh mà các chú công an tìm đến, hai bà già này , cũng khoái xem các cô ở lỗ, không phải ở khía cạnh trần tục, mà tính thẩm mỹ của nó, và biết “ hãy nhìn mặt tốt của  người ta để sống “ bởi luật nhân quả  không đâu xa, ở  ngay  bên ta. Còn nội trị là “ đừng tạo ra cái cớ cho kẻ khác  vấp phạm. Vì  điều tốt ta muốn thì không làm, còn điều  xấu không  muốn thì lại làm “.

 Ông bà  ta  xưa thường bảo :cha mẹ sinh con,trời sinh tính . Tôi chột dạ khi  nghĩ đến mình.Bố mẹ tôi là  những chiến sĩ  Điện  Biên dũng cảm,  thời  bình là  những công nhân viên chức mẫn cán,còn tôi thì trái lại..Tôi thấm thía điều Bác Hồ nhận định :

  “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn . Phần nhiều do giáo dục mà nên “.

 Ở tuổi  bà cụ như chúng tôi,thì tự giáo dục là điều cần thiết nhất. Cái thời vỏ bọc để tỏ quyền uy trước lớp trẻ đã qua, và tôi sợ hãi : cái luật nhân quả không chừa  một ai cả .

 Bà Vân Thanh  gọi cho tôi,khoe bà cụ đã đỡ,  dặn tôi đặt món nọ,món kia. Thế là công cuộc “ ngủ ngày cày đêm “ lại đến . Tôi vẫn sẽ kiêm nhiệm  ngoại giao cho bà bạn , còn nội trị thì bà ấy liệu mà lo. Cố  nhìn mặt tốt  của  người ta mà sống, đừng làm cái cớ cho  họ vấp phạm.

                   THU  GIANG .  

Sunday, June 9, 2024

LÕI TẠI TÔI MỌI ĐẰNG

   LỖI TẠI TÔI MỌI ĐẰNG !


Thân mẫu bà  Vân   Thanh bất  ngờ  ngã bệnh. Một    người  đã vào tuổi  ngoài tám mươi thì nắng mưa  trong cơ thể là   việc   phải đến,  nhưng với  hai chúng tôi, chủ   cửa hàng tiện lợi,chỉ mở về  đêm, thì  không bình thường. Nhà bà này chỉ có hai mẹ con,  con ốm mẹ chăm, nay  mẹ ốm con chăm. Tôi chỉ  ngậm ngùi, cũng may là hàng  cũ  đang vơi, hàng mới chưa  nhập. Hai ông lão nhà tôi bèn an  ủi  : Thôi đóng cửa  nghỉ ngơi  dăm bữa .

 Tôi là kẻ  không thể ngồi ôm gối  xem ti vi, đọc sách, dù bên ngoài   đang dông bão hay nắng cháy. Có  một nơi tôi lò dò lần qua, nhà bà bạn.

Bạn tôi có một niềm vui nho nhỏ, ngoài khu vườn, là  những khách trọ. Nhà trọ có  bốn dãy,hai trệt ,hai lầu.  Dãy ngay trước mặt nhà bà này , từ độ tết đến nay, không hiểu sao  khá vắng vẻ .  Khu  nằm dưới bờ ta luy sân  có  một chàng bảo vệ khách sạn,là   em người đồng nghiệp xưa ở trường . Anh này  ngoài giờ  trực đêm  ở cơ quan thì  phụ bán rau củ cho một chị cùng quê   trên con  dốc dẫn vào khu Thung Lũng Tình Yêu. Lâu lâu   tha về cho bà này  một bịch to  chất đầy  các loại củ  thuộc diện “ cũ  người mới ta “  gồm  su su,  cà rốt, khoai tây, bí xanh, … nhiều nhất là khổ qua, thứ quả rất dễ chín vàng và rồi úng.   Có bà chị gần đó  nhưng anh con trai chủ  vườn rau,  nên chỉ nhận vài trái khổ qua nom còn tươi, phần không ai chọn thì bà bạn  ủ  phân sinh học.Nhưng ủ thì hàng xóm càm ràm . Bà này vèn tấp cả vào gốc chuối.Người  cho cũng     hăng hái bê hộ ra đây, nhân thể  xin hái  mớ quả chanh dây. Bà này còn có mấy  người  bạn ở trọ nữa .  M ột ông lão   chạy xe Mai Linh,  cứ sáng  tinh mơ đã đi, áo quần  đồng phục tươm tất,tối về che rèm mở tivi  toàn coi  ca sĩ hát bolero, một đôi vợ chồng  làm công nhân ở  trại hoa  Hasfarm., Dãy  lầu có  một gia đình chồng làm thiết kế đồ hoạ,vợ là thư ký cho  khu resort ở dưới Hồ Tuyền Lâm, có đứa con gái  lên ba, rất lém lỉnh. Một đôi vợ chồng  son còn trẻ lắm, làm  nghề gì,hỏi thì họ  bảo : làm quanh Dalat.  Ngày  lẫn đêm ít khi  ở nhà,   ngoài hiên chất đầy đồ đạc,  chiếm trọn  dãy    hành lang hẹp, cũng may hai phòng kế bên đều bỏ trống nên không vướng  người qua lại .

 Hôm nay họ  đón hai đứa em  nhỏ,   ở trong quê lên xứ lạnh đổi gió. Chị   năm nay sẽ lên lớp chín, còn em  bước vào lớp hai. Ôi  hai đứa từ mãi   ngoài trung  mà  dám vô  đây một mình ,giỏi thật.! Dạ, thì cứ đặt  nhà xe qua  Zalo, bố con đặt, rồi họ đón. Đến đây họ đưa tận nơi. Mai mốt về thì đặt lại.Hôm ấy trời  mùa mưa cao nguyên có chút nắng hiếm hoi, hai bà già,  chủ  và  khách ra  sân ngồi phơi nắng. Giàn chanh leo trái cơ man,   từng chùm chi  chít như  ai đem hằng trăm quả  trứng gà gắn lên sau cành lá. Trái  xanh, to lên, rồi  đổi  qua màu  mơ đỏ,rồi tím, và không bao lâu là rơi bịch xuống sân.Phải  canh chừng để nhặt vào, vì nếu không  xe  gắn máy của chủ  bên hàng  xóm và  khách qua lại  sẽ cán vỡ. Thứ quả này   chua   , vả lại  đang mùa trái cây rộ,    món ngon miền nhiệt đới ê hề,  không ai hào hứng  gì .Mỗi  một cô cháu từ  thành phố lên  chơi, đưa con đi  nghỉ hè, thì  khen,  thứ này quả sạch, giàu vitamin. Nhưng cô này lại    về phố sau vài ngày, để con ở lại với bà  ngoại. Bọn trẻ thích  bim bim  thơm dòn hơn là quả  ngon bổ .

  Nhưng hai  đứa bé từ  ngoài trung   đến   miền đất lạ này lại  tỏ ra thích thú. Ban đầu thấy  quả rơi thì nhặt  bỏ lên hiên,rồi  gặp bóng chủ thấp thoáng thì  ngỏ  lời, sau đó   thọc hái rất thành thạo. Nhà con có lúa, đậu, ớt,  chứ  không có  thứ trái  này . Hai bà  giúp nhau dọn   con rãnh đầy cỏ trước sân. Ở đấy có mấy chậu  cây nha đam còn nhỏ,  một chậu  cây thâm thấp như cây chanh,  một chậu cây tua tủa cọc nhọn. Chúng bị phá chậu, chặt ngang cành,ngang đọt.Hai chúng tôi tính     dọn đi,  sau  khi  nạo  sạch rãnh nước đầy bùn sình và cỏ dại, nhưng khi   đem   chậu cỏ  ra hố đất ngoài vườn chuối để đổ, gặp lại hình ảnh cây chuối nằm sõng sượt, bông chuối đỏ lăn lóc ở đó, và  mấy tàu lá to đã úa vàng, bỗng dưng cả hai đều im lặng. Bên kia sân,có  đôi mắt  theo dõi. Bỗng dưng chúng tôi cùng thở dài . Hai đứa bé đang lăng xăng phụ  giúp nhìn các bà già, ngỡ ngàng .  Sáng hôm nay sang chơi,   vì  đã bắt gặp  bọn trẻ đến đây từ  buổi đầu, dạo quanh khu nhà trọ,mau mắn cất tiếng : cháu chào hai bà,  nên  cả hai khoái lắm . Mấy khi có  người chào  như vậy. Tôi mang qua  một lốc tập,  chia đều  mỗi  vị khách   chục cuốn,còn bà bạn hồi nằm bệnh viện có ai đó tặng cho  những chiếc túi thổ cẩm xinh xinh, đựng giấy tờ, điện thoại và ít tiền  lẻ, bà này không dùng mà cất, vẫn còn mới lắm, đem làm quà cho xôm tụ. Hai đứa bé  sung sướng, còn khoe rằng mai mốt  chị dâu  sẽ dẫn đi mua thú bông cho chị và ô tô chạy pin cho em.Họ  cũng bắt gặp ánh mắt theo dõi, dửng dưng của  bà lão hàng xóm .

- Vườn này của bà kia,   bà ấy cho các  bà  trồng bí trồng đậu ở đây  hả ?

-Ồ  không, của  một chủ khác, bà ấy  bán vườn này cho   người ta   đã lâu,  hai bà trồng  cho vui, để cỏ  dại không mọc tùm lum.

- Vậy còn chuối ? Hôm trước bọn con   trông thấy bà ấy  đem dao ra  đâm một thân to, hỏi thì bà bảo  rọc lá..

 Cô chị vừa nói thì cậu em bước vào :

- A  cây bị đổ đây nè, nó có  buồng rồi, mà sao lại đâm  nhỉ  ?.

 Hai bà già  bỗng thẳng lưng, mở to mắt nhìn bọn  khách trẻ con.

- Đâm  lúc nào,đâm bằng gì ?

 Bốn cái đầu cùng chụm vào thân chuối đổ. Vết lam nham,  mới  nhìn thì  nghĩ có vật cắn,  nhưng  nhìn lại là  ..

- Thì bọn  con thấy bà ấy  cầm chiếc dao  to, đầu nhọn,  đâm liên hồi.

 Bà bạn gạt đi :

- Chắc là con trông nhầm,ai lại đi đâm một cây chuối đang trổ nải.!  

- Dạ không . Lúc ấy  gần tám   giờ tối, nhưng anh chị Hai  chưa về nên bọn con ra đây chơi. Đèn bên   mé sân cái chú mập mập  chiếu rõ lắm . Bà  chủ  nhà kia mặc bộ đồ nỉ tím, chân đi ba ta,  đầu quấn khăn kín mít,  bà đi bộ mấy  vòng, khi ấy tụi con còn trong nhà ,  cả  khu này vắng tanh. Lát sau nghe tiếng động, tụi con   bước ra, thấy bà  kia không đi bộ, mà  bước vào sau  bụi chuối, đâm thọc  dữ dội lắm . Tụi con đứng nhìn mà bà không hay biết gì cả .Dưới  nhà con cũng có chuối, người ta dùng dao đẵn, khi cây non, hoặc cây đã trổ buồng, chứ không ai    đâm sâu vô thân  như thế cả .

 Mọi khi bọn con không  nhìn qua đây, nhưng từ hôm đó   cứ để ý cây chuối bị đâm.Hôm sau bà ấy lại đâm nữa, rồi đâm nữa, bữa cuối, thì xô cho nó ngã.  Bọn con chờ bà ấy cầm dao đi vào thì hỏi, bà bảo  là  nó bị  sâu cắn . Khi ấy đã chín  giờ, anh con về nên tụi con vào nhà . Bọn con nghĩ  bà ấy đâm, vì   có sâu,với lại chuối  bà ấy trồng thì bà đâm .

  Hai bà  bỗng bải  hoải chân tay,như thể   mọi sinh lực đều biến đi đâu.  Con rãnh đã sạch cỏ và bùn  đất,giá như  mọi khi  cần dùng chổi  quét sạch,  gom hết cỏ  đất vương vãi trên sân,  nhưng chúng tôi  bỏ vào nhà,  rồi không ai bảo ai, mà  trải chiếu nằm dài ra sàn,mắt nhắm  nghiền .

 Tôi nhớ lại  buổi sáng  phát hiện cây chuối đổ,    tôi  kỳ cạch gõ  mấy lời than  vãn và kêu cứu.

Tôi  lay khẽ bà bạn đang nằm   đắp chăn, vì  sau buổi dọn sân ,dọn  luôn khu vườn  trồng hẹ, cũng  khá mệt.

- Này, có  mở blog xem tớ  viết hôm nọ không ?

- Không, mấy hôm nay tớ bỗng bị sốt,có hôm chỉ ăn cháo suốt ngày .

 Tối thứ bảy, sau khi gõ bài, do  cửa hàng tiện lợi   đóng, tôi qua nhà  bà bạn. Hàng xóm đi  ngủ  muộn lắm, vì  đón khách về muộn. Có  một  người  để xe tận ngoài  lối đi sát vườn chuối, ngỏ lời tiếc rẻ . Cô bé này hôm nào bị mất xe,nên nay cảnh giác, nhờ …chuối  canh hộ :

- Sao cây chuối  có buồng bị đổ, uổng quá cô nhỉ.

- Ối, uổng gì, chặt cho nó thoáng.

 Hình như cô kia ngỡ ngàng bỏ đi, bà chủ  vẫn lầm bầm, tiếng nghe rõ mồn một trong đêm.

- Cây nào có  buồng mà ngứa mắt là chặt cho  thoáng !

  Bà bạn đã thở đều,còn tôi vốn có tật thức đêm, cứ nằm trằn trọc mãi.Mười một giờ,     cổng khoá,  đèn tắt , thế là tôi  rón rén ngồi dậy, lấy áo  khoác của bà kia, cả mũ và ủng, rồi tôi  tìm chiếc rựa đốn cây. Tôi ra sân..

 Khi  bà  chủ bên kia hô hoán, thì tôi đã  kịp lao vào nhà, đóng cửa,  tắt đèn, rồi chạy ra phòng khu nhà kho. Bà chủ đập cửa rầm rầm, đập  cửa lớn,  sợ vỡ kính mà biết khó  bung ,bèn đập hai cửa sổ. Bên kia    hai vợ chồng  người hàng xóm cũng dậy. Tiếng  một phụ nữ :

- Mẹ có phá cái gì của bả  không ?

- Không. Tao có rảnh đâu.

 Rồi mắng nhiếc :

- Đồ thứ già mà không nên nết !

 Trong buồng ngủ, bà bạn tôi đã  dậy, bò ra  khu nhà kho. Đèn ở đây hắt sáng  dãy hành lang nối hai nhà, một người đàn ông béo khoẻ, ục ịch  đến nhìn  vào, gầm gừ :

- Nè bà kia, ra đây ! Có ra không ?

 Hẳn  khi bà mẹ vợ réo, anh ta đang ngủ, chỉ có    cô vợ chạy ra. Bây  giờ anh ta cũng kịp lao ra  và quát tháo để lấy điểm.

 Hai  bà lão chúng tôi  ngồi yên trên  chiếu,  nghe ngóng. Ngoài sân có tiếng  người đàn ông thứ hai: anh con rể  ở khu vườn trong. Anh ta cũng  bước lên thềm, đập cửa :

- Bà già , ra đây !

 Tiếng  một phụ nữ trẻ :

- Thôi bỏ đi, mấy cái cây!

 Giọng  người  già hậm hực :

- Bỏ sao được mà bỏ .Tao phải lôi cổ bả ra, đền cho tao !

 Một lát sau, tiếng xe nổ,  rồi đèn tắt. Khoảng sân im ắng.

 Sáng hôm  sau, tôi nhìn ra   ngoài, mãi mới thấy  một người béo mập phóng xe đi, rồi sau đó  một phụ nữ chở con đi. Chúng tôi không dám ra ngoài, dù trong tủ lạnh  không còn đồ ăn, dành nấu cơm ăn với  muối mè và xì  dầu. Độ chừng ba giờ chiều,  tôi ngủ mê mệt, vì mọi khi giờ này tôi phải “ chợp mắt “ để tối còn đi  bán . Bà bạn bê rổ hẹ giống ra trồng. Tôi bỗng choàng dậy  vì có tiếng ồm ồm của một  người đàn ông. Tôi vén màn cửa nhìn ra, giật mình lo sợ, tim đập thình thịch.

 Bà  già  đang  điềm nhiên ngồi dùng một  chiếc   xà beng ngắn mổ lên nền đất,đặt túm hẹ xuống. Tiếng người đàn ông.

- Sao cô làm d zậy, hả,có gì thì nói chứ .

- Không, cô bận  .Con thích nói thì cứ nói, cô nghe.

- Nè, sao cô phá chậu bông mẹ con.Giờ con   chặt phá giàn chanh dây của cô nghe.

- Thì  bồi thường mấy bụi chuối.!

 -ơ chuối ra chuối,mà bông ra bông chứ.

 Tôi hoảng hồn khi thấy bà kia cắp rổ hẹ  giống còn đầy vun, đứng  lên, bĩnh tĩnh bước sấn tới.Gã kia  đang chận đường,   bèn bỏ chạy,  thì ra bà già vung chiếc xà beng sắt lên. Anh ta ục ịch ù về nhà, để lại mấy câu hăm :

- Được, bà chờ đi,  tui về vác dao băm nát giàn chanh dây của bà cho mà coi.

   Bà bạn vào,  giật mình  vì thấy tôi  đứng canh bên trong cửa . Hai  bà lại kéo  ra bếp. Bà kia vẫn mặc bộ đồ lao động, tôi  giục:

- Thay đồ đi, rồi báo công an.Chứ nó sai con nó canh, con bé  sáu bảy tuổi đứng đó kìa.

 Có  một  người đàn ông bắt máy. Không rõ bạn tôi nói lắp bắp số nhà, hình như chưa nhắc tên đường, nên tiếng  một thanh niên  khá trẻ nhắc lại  số nhà.. Hai bà lão đi tìm mấy chiếc bánh  tay nắm, thứ bánh có hình bàn tay cùi,   ngồi nhai.Giờ mình cũng phải nắm tay đấm, chứ đã vời công an đến là to chuyện. Kỳ nào  có hai chú đến, nhà kia thắng thế.   Giờ mình cũng gây chuyện, vì phá ba chậu cây cảnh. Còn cây chuối ?

 Lát sau có tiếng   người gọi theo số máy cá nhân. Thật lạ vì  nhân vật này biết rõ tên bà  già này . Vậy là  nguy lắm rồi .Hẳn bên kia họ đã trình báo và khai ra mình .  Chúng tôi lắp bắp rằng  bọn tôi bị nhốt..

 Gần một giờ đồng hồ sau,  xuất hiện một chú công an. Tôi nằm vật vờ vì  đầu đau như búa bổ, nhìn ra hiên bà  kia đang trồng hẹ.Chỉ thay áo lao động, còn quần thì  mặc đồ đẹp,ý là có  khách  đến thì tân trang sẽ kịp. Nhà bên, bà  chủ cho a lô và tích tắc  sau  anh con rể và đứa cháu hộ pháp cũng xuất hiện.

  Người chiến sĩ công an   lặng lẽ bước ra vườn chuối.  Anh nhận ra  mãi cuối vườn có  một buồng sai nải,  ánh mắt vui mừng :

- Có buồng to cô  kìa !

 Và tìm đến   gốc chuối ngã gục,nhìn vết  đứt.

- Cái này cô lấy dao đâm phải  không ?

 Bạn tôi hết hồn :

-Có đâu chú. Cây sao tôi cứ để vậy, chỉ rọc lá để có lối đi.

 Tiếng bà chủ bên kia :

- Sâu nó cắn đó, chú ơi ! .

Rồi lao nhao tiếng ba  người, hai nam một nữ :

- Ối cái bà điên. Người ta lo làm ăn,  có thì giờ đâu làm chuyện ruồi bu .

- Bà làm như vườn của   bả.- Tiếng gã mập béo

- Bà này ở dơ khiếp, có mấy thùng rác thúi hoắc, tụi nó kêu trời mới  chịu đưa ra vườn .- Giọng người đàn bà

- Bà này ăn ở  tệ đến độ con cháu nó không thèm ngó đến.- Anh con rể ở vườn .

  Người chiến sĩ công an  lại  khu vườn hẹ:

- Cô phá mấy chậu bông phải không ?

 Bà già  ngơ ngác.

- Bên kia có camera trên lầu,chút họ mở ..

 Hồi đêm qua tôi nghe họ than thở : Camera lâu nay không xài nữa

 Bà bạn lúng búng :

- Hình như…    đứa học trò của tôi.

Tôi đang vã mồ hôi mà nhoẻn cười .

    Người chiến sĩ  bước sang sân, mắt  nghiêm  nghị nhìn bà già, rồi gọi :

- Cô sang đây .

 Nhưng họ lại kéo vào nhà bên, đóng cửa. Bà này ngồi  xuống tiếp tục trồng hẹ. Tôi chuẩn bị  tâm lý,dù đầu nhức như búa bổ. Thôi gay go rồi.  Chuối thì họ bảo mình đâm,  chậu cảnh  thì họ mở came ra

 Độ chừng nửa giờ sau,  mọi  người nhà bên ùa ra sân. Viên công an Phường đến chỗ bà già bạn tôi đang trồng hẹ :

-Họ nói họ không chửi, mà sao bà phá chậu bông?

Bạn tôi cứng cỏi :

- Chứ vì   cớ gì mà bọn tôi đi phá !

 Rồi bà này thản nhiên (  nhưng thực tế là bụng đang đánh lô tô - đối diện với pháp luật mà ! ):

- Thì đền cho tôi tiền sửa nhà đi. Tôi còn nợ nần lung tung.

 Nhà hư từ tháng  giêng mà đến tháng ba mới  sửa được.

  Người công an Phường có vẻ ngạc nhiên :

- Sao bọn tôi không thấy báo ?

 Bà bạn tôi có vẻ bình tĩnh lại :

- là vì hai bà chị  hứa cho tiền sửa nên mới  thế.

- Rồi họ không cho ?

- Dạ không .  

 Bà này đọc to con số  tiền đã chi. Tôi thấy   người   công an   không nói gì, mà   lên xe phóng đi.  Đám người đứng lố nhố nhà bên nãy giờ  như nín lặng theo dõi, bây giờ  bỗng lên tiếng chửi rủa, là  giọng của gã con rể và ánh mắt hằn học của đứa cháu  hộ pháp  vừa qua  lớp mười.

- Thứ đó  mà đòi làm cô giáo, đi hốt rác ăn qua ngày mà bày đặt.

 Tôi nhìn bà bạn. Bà này  quay mặt về phía  người chửi, cười tươi  như thể vừa được quà. Tiếng gã bên kia sân cay  cú :

- Đồ thứ điên khùng. Con cháu nó chửi cho thúi đầu mà  không biết nhục.Thứ đó chết rục xương, không ai  thèm đến.

 Thật kỳ lạ, bà  già bị gọi là thứ này,thứ nọ, ăn rác, chết  rục, mà cứ cười hớn  hở . Tôi có hỏi khi bà này hoàn thành  trồng  ba bốn cân hẹ giống,

-  Chứ giờ biết làm sao .Không nghe chú ấy  buộc đền chậu cảnh, là ổn rồi!

  Tôi lọ mọ mở blog lên xem, không rõ  những điều tôi  viết qua mấy lá thư đã có ai đọc, thôi cho qua, vì còn nhiều thứ quan trọng,  vấn đề là  có thể  người công an  Phường đã  hoà giải êm thấm, chứ nếu không thì tôi sẽ bị giam lõng ở đây  lâu đấy .

 Hôm sau, ngày thứ ba, tôi lại ghé. Nhà bên có cô con gái  cả  đến thăm mẹ, lúc chuẩn bị ca chiều ở cơ quan,hay là cô ta rỗi. Có  tiếng người mẹ rên rỉ, tiếng  người con  nhẹ nhàng như thuyết phục. Hẳn họ đang cùng đọc  những lá thư.

 Tôi   an ủi bà bạn :

- Cứ coi như  chuối bị sâu cắn đi vậy.

- Ừ,thì biết làm sao . Không phải đền mấy chậu cây là  yên rồi .

 Tôi cười :

- Mấy chậu nhựa rẻ lắm, có  một chỗ tớ  xin là   người ta cho, cây thì ối nơi trồng, tớ ù  một vòng là có ngay.

 Nhưng  người bạn thở dài, ánh bắt âu lo. Miệng tôi nói vậy  nhưng bụng dạ vẫn thấp thỏm.Giờ khuyên bà bạn dọn đi thì đi đâu, mà ở.. thôi thì hãy cứ báo công an khi  cần.

 Hôm nay tôi đọc được một mẩu tin  trích từ  luật phòng chống mua bán  người, kết hợp với  nhân chứng về bụi chuối “ sâu cắn hay  người phá “. Hai đứa bé đã về lại quê    bụi chuối thì   đã gục, mai  mốt dưới gốc lại sinh ra cây khác,  cũng như mấy  chậu cảnh cũng sẽ lên mầm mới.Luật do Tân Bộ  trưởng bộ Công an đọc, tức là có văn bản, không phải là câu chuyện lúc trà dư tửu hậu.

  Mua bán người là "việc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác".

  Tôi  trông  bình tĩnh  nhưng nhát gan, đọc đến đâu thấy  như  mình là phạm nhân.Bụi chuối  gục, là do  sâu hay con  người, nó vẫn nằm đó, mấy chậu  cảnh tan tác vẫn  đó, bạn tôi thì    tuổi già như ngọn đèn trước gió.  Nhưng lòng đầy thì miệng phải nói ra. Ông bọ tôi thường đấm ngực mỗi tối sau khi đọc kinh nhật tụng : lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đằng , a men !

 Tôi không   có máy ghi âm,  nhưng  trí nhớ  tốt  và trước  những biến cố, tôi làm một “thư ký “   viết biên bản,có sao nói vậy. Khi tôi kể, bà Vân Thanh bảo : thì hai bà cũng  sai. Có mỗi bụi chuối mà làm rầm cả lên. Nhưng bà này  là   người  ngoài cuộc, vì nếu như đọc văn bản về Luật mua bán  người,   chú ý  câu chữ, thì từ bụi chuối,con dao, mà có vấn đề .

 Nhưng tôi  nhớ rõ nét mặt  nghiêm nghị của  người công an Phường khi  anh phóng xe đi. Việc rối rắm có thể dẫn đến  tai hoạ, nhưng anh đã giải quyết ổn thoả. Bọn tôi cảm nhận rất rõ, hẳn nhờ  người chiến sĩ  công an Phường dàn xếp, mọi chuyện từ đây  không còn không khí chinh chiến,mà là hoà bình. Cây chuối đổ vẫn đấy, mấy chậu  cảnh lăn lóc đó, bà chủ bận rộn dọn nhà,do  khách  dời đi, rồi  lu bu việc kêu thợ đến  dọn cỏ,  bỏ phân, cày đất, gieo hạt. Người con rể nhác thấy bóng chúng tôi thì  quay đi, bà mẹ cũ

ng thế. Tôi chỉ thấp thỏm chờ nghe tiếng họ gào :

 - Đồ hai bà già  không nên nết. Đền mấy chậu cảnh đây !

 Tôi chợt nhớ  lời bố đẻ : ra đường hỏi  kẻ tra (  người già ) về nhà hỏi  người trẻ. Với bọn tôi, có hai  nhóm   người trẻ mà tôi gặp trong một tuần qua,    người chiến sĩ công an  và  bọn trẻ là  khách du lịch. Tôi luôn tin ở họ . 

 Một tuần đã trôi qua . Mong sao năm tháng bình lặng trôi .

               THU   GIANG.