Thursday, September 26, 2024

THẮNG BA QUÂN ĐÂU BẰNG TỰ THẮNG MÌNH

 

Quán  cà phê  nhỏ    kế bên khu  homestay của      gia đình chị T.,  chị gái  bà bạn tôi  vốn từng là một nhà trọ,   chủ yếu  dành cho sinh viên  từ trường đại học trên  ngọn đồi gần   vùng này . Nhà có kiểu thiết kế đơn giản, mặt lầu quay ra  đường  lớn,  mặt trệt    như  gian hầm   lại day  ra  khu vườn phía sau.  Ngôi nhà hai tầng,  có lẽ chỉ  đủ cho  độ  hai   chục   người   chen chúc trong  mười  gian phòng, có khu  vệ sinh, bể   nước,sân phơi… riêng,    có cả khoảng không gian rộng  với hàng chè xanh và  vài cây hoa móng bò già cỗi   lấy bóng mát      , lá tươi tốt quanh năm. Ngày ấy  nơi này  nom      khá nhếch nhác vì  bao giờ  cũng có vẻ  bừa bộn  đồ đạc , áo quần,xe cộ, người ra kẻ vào  .  Hai chủ chung một nhà,người chị thứ  có đất, cậu em út có vật tư,    thế là hợp tác tạo nên     . Người chị chịu trách nhiệm quản lý,   phân chia  như thế nào đó bọn chúng tôi là kẻ hậu  sinh không được thắc mắc.  Tôi lại là người “ ăn cơm tháng “ nhà bà bạn, có chút tò mò tọc mạch,bản tính kẻ  có máu kinh doanh mà,thì   mơ hồ cảm nhận …

   Sau này,   khi chị gái  bạn tôi   làm nhà  trọ  khác, với một  “tổ hợp” là  ba nhà ở ( nhà   bố mẹ,  hai nhà cho hai hộ  con trai cả và con gái lớn ) và mấy chục phòng trọ,  ngôi nhà trọ cũ  được bán đi,   chủ ở xa mua như một hình thức rửa tiền, không buồn ngó đến,    các  con  bà chị lại  tìm thuê mở một quán cà phê .   Người đẹp nhờ lụa,  ngôi nhà  được phết sơn lại,   khu vườn  được  tân trang,  rồi  những bức bích hoạ sặc sỡ hiện ra  khắp các  bước tường từng loang lổ  vôi trước đây, những   chùm lồng đèn giăng mắc khắp nơi,bàn ghế  mới..  khi  có dịp ghé  vào một ngày   đến thăm  chị chủ, bọn tôi  thấy ngỡ ngàng .

Dạo trước, nhiều lúc tôi  nghe chị   than :

- Nhà trọ   bị  tụi sinh viên nó chê,vì sàn gỗ nên khá ồn.

 Tôi   bảo: Sao hồi thiết kế chị không cho đổ bê tông ấy!  Thì chị    kể thêm : vì vật tư của cậu em,chị chỉ  là người cho thuê đất.

 Có bữa ,tôi nhớ  hoài,trong một bữa cơm,bà mẹ uể oải nhai, vẻ buồn rầu. Cô con gái   cứ  nghĩ cụ bị ốm, nhưng cụ bảo :  

- Chị em nhà hắn cắm chắc( cãi nhau ) chuyện tiền nhà cửa. Con ả  thì luôn mồm “nợ cậu ,nợ cậu “ còn con em( em dâu )  bao nhiêu   tức giận đem trút lên bà mẹ già này .

 Chung là chạ,  xưa nay vẫn thế .Có lần bố tôi bảo :   con bò,con trâu mà ở với nhau,thương nhau lắm .Nhưng con  người mà   sống  với nhau ,dễ   đụng chạm, nếu ai cũng có cái tôi riêng. Ở đây, do chị  gái   quá   vất vả    trong việc       làm lụng nuôi con.  Vườn thì bố mẹ   để lại cho đấy, nhưng  thiếu vốn,  thiếu cả sức lao động, còn  bên người em lại được bà mẹ  hỗ trợ  nhiều,thứ mà  ông bà bảo : nhì phân,tứ giống . Họ lại còn trẻ,    nhiệt huyết nhiều,  sức vóc dư dả .  Tôi lại  đi .. điều tra. Vợ chồng   người em  ,    anh con trai độc   đinh của ông bà, và cô vợ,   đang sống trong một  ngôi nhà,dù không to  nhưng xem ra cũng thuộc diện   bề thế trong vùng, và bốn người con. Chung nhà còn có  một bà chị ế òm và  người mẹ già . Hộ kia có bếp riêng,cho nên tôi mới được “ nhập tịch “  Ở đây,xin lỗi bà bạn thân yêu  của tôi nhé, vì đèn nhà ai nhà nấy rạng, tôi là  kẻ  ngoài cuộc, can cớ gì  mà xen vào.  Tôi đành im lặng mấy chục năm qua …

 Thì ra  ngày ấy    gia  đình người em có  ý định   dựng nhà mới,   giao ngôi nhà  cũ  hiện tại bà bạn tôi đang ở  cho  hai mẹ con bà lão. Địa điểm họ chấm là  một   khoảnh đồi cao      ven  đường    lớn nhìn xuống vườn,  ngôi vườn mà  ông bà cụ từng phải  thuê  của chủ ở tuổi hai mươi, sau đó  dành dụm  suốt  cuộc đời  mới   mua được ở tuổi đã lục tuần ,gọi là “vườn trong “, cách nhà chừng hai chục hộ,  đi bộ khoảng  dăm phút . Nhà ở đấy, vườn    trước mắt, ao hồ thoáng đãng,tựa lưng vào  dãy  đồi   chập chùng, thế phong thuỷ còn gì  sánh bằng.  Họ   vội vã mua vật tư,  đó là  yếu tố  đầu tiên để  xây  dựng một toà nhà cho  sáu  người lúc đó . Nhưng bất ngờ khi bắt đầu đổ móng,    nền nhà sũng nước !   Ông bà cụ ngày xưa     mê mẩn khu vườn vì cả thôn chưa nơi nào có  nguồn nước dồi dào đến thế,  nhưng  nước có ích  cho việc  trồng trọt, chứ làm nhà đổ móng mà gặp nước.. Hình như tôi nghe  phong thanh  chủ nhà cho mua  nhiều cọc  tràm  hay những cây chịu nước  đổ xuống,  nhưng nước vẫn cứ tràn lên.

 Vì sao họ  quyết tâm  dời nhà ? Là vì cái bà  già “cụ non “ ngày ấy   đang ở  đây .

Bà chị tuổi thân,cậu em tuổi  hợi, cô  vợ  cảm thấy   khó mà  hoà hợp.   Dần Thân  Tỵ  Hợi tứ  hành xung .  Nhưng họ không biết rằng  bà mẹ  của họ  tuổi  Quí Hợi, sống với ông bố  tuổi   Canh Thân mà  vẫn   hạnh phúc viên mãn đó sao !

 Hợp hay không   đâu chỉ tuổi ,mà còn có   nhiều yếu tố  khác . Bà bạn    cô giáo tôi quen , khi  vào  trường Cao Đẳng  sư phạm TP Hồ Chí Minh. Ban đầu bà này ở trọ mãi bên  khu quận Tám,mỗi sáng đi học , lúc đầu từ  “ vườn  rau “  lên phố đâu biết đi xe đạp, phải đón xe buýt.  Có   bữa   chen  lấn tìm chỗ ngồi thì  khi  xuống xe,mới  biết   bữa cơm trưa  đong trong lon  sữa Guy-gô bị  ai đó trộm mất !  Nhà tôi  trọ ngày ấy   cũng   dành bữa trưa cho  hai đứa tôi, kẻ trọ học,  một chị  cháu của thím Toàn và tôi, và hai  người con trai của thím,học bên đại học sư  phạm Hoá. Hồi đó nhà bố mẹ  thím Toàn ngoài Dalat có rất nhiều khoai lang khô,  khoai trắng  bột cắn bở ngập chân răng,  nhưng khi phơi khô, nấu với đậu xanh,  đậu   được cấp cho  các hộ đi kinh tế mới  mãi Đồng Nai  nhưng thím  công tác bên  Hội phụ nữ được mua  về một ít, ăn rất mau ngán. Bà bạn trưa ngồi đói méo,  còn tôi thì   cũng    nhai trệu trạo   muỗng  khoai nấu đậu.Tôi vội vã mời,bởi  từ lúc bà này về nộp hồ sơ thi,bọn tôi đã vô tình biết nhau. Biết vì cớ gì thì … tôi  để dành phần sau .  Nào ngờ bà kia nhiệt tình  “thanh toán “ gần như ba phần lon  khoai đậu,  phần còn lại tôi vui miệng nên  cho luôn vào bụng. Tôi mới bày vẽ bà này cố  tập xe đạp mà đi, mà  trước hết là phải có xe . Bà  này than là  ông bố tìm mua cho  một chiếc  mới lắm, nào ngờ mua  phải xe dỏm,vừa trèo lên là khung    xe gãy ngay.Tôi  hỏi dò nhà chủ trọ có xe  không, vì  dân Saigon trước đây hầu như nhà nào cũng có vài chiếc  xe mini của Nhật, bánh nhỏ, dễ đi lắm .   Bà  kể chủ trọ có  xe bỏ không,mà bà này thì    còn lạ nước lạ cái .  Tôi từ miền Bắc vào, tiếng là “ dân Hà Nội”nhưng do tôi có nhiều thời gian sống với bà ngoài vùng Hà   Tĩnh, nên giọng nói rặt mùi mà   có lúc bố tôi trêu,mùi trầu của bà, tức là tôi  phát âm ra thanh       khá vất vả ,còn bà kia thì  đúng là giọng Nghệ An,  bà này bảo  ở  ngoài   quê bà,  người ta chê là “   giọng mắm “. Họ mượn một câu thơ của Cao Bá Quát, “ tiếc thay cái mũi  vô duyên, câu thơ thi xã , con  thuyền Nghệ An”  để  châm chọc. Bà này từ xa đến,tôi cũng vậy,rồi sau này  khi trò chuyện qua những buổi trưa  chia lon cơm,nhà bà bạn tôi trọ   cơm thì nấu thế này:  vì  bốn người  chủ nhà, thêm kẻ trọ   học, đều đi ra khỏi nhà từ sáng,tối mới về, nên họ   xúm nhau nấu cơm tối,ăn đi phần  đáy  nồi, phần   nóng sốt thì chia ra bốn lon,  ủ kín, dành ăn trưa, còn lại là ăn sáng . Tôi thấy thèm cơm,còn bà kia thì khoai đậu bao nhiêu cũng không ngán, thế là…hợp tác !  Bố tôi    có bận ghé,hỏi han tôi về bạn bè, tôi bèn  đưa bà này .. ra mắt .Trò chuyện mới biết   cậu ruột của bà này từng là đồng  đội ở chiến trường  Điện  Biên với bố tôi. Cậu là em út  của bà mẹ, đã hy sinh,  mà cưới vợ vừa mới mấy ngày thì ra trận ! Tình người của chúng tôi từ đó gần gũi hơn.Tôi kể lòng vòng để muốn nói,ấn tượng  ban đầu của tôi về người bạn ngày nào  là tốt đẹp,tôi vẫn giữ cho đến tận  bây giờ.

   Bọn tôi tạt vào quán cà phê,  người chị cũng qua chơi.Mọi khi   nếu khu homestay  vắng  khách, thì  tha hồ mà ra hiên, xuống sân đàm đạo,  nhưng hôm nay    khách  đang xúm xít tiệc nướng, mà chúng tôi lại cần gặp nhau. Nhà bạn tôi  có phòng khách mà ..  Chị gái  là người chứng kiến mọi   biến cố nhà mẹ đẻ, dù chị  có  gia đình riêng,  vì hai nhà không mấy xa . Chị kể :

-   Cậu em có  gia đình,  khi cô chị đi học xa, đương nhiên  bà mẹ    trân trọng con dâu. Cô này có thai con trai  đầu lòng, cụ  càng  quí . Nhưng bà chị  trở  về nhà sau khi  học xong đại học,    hai chị em  gặp nhau ,  rồi cô em  bị sẩy thai. Và rồi ..

Chị bỗng thở dài rồi cười nhẹ :

- Ông bà bảo “ xa mỏi chân, gần mỏi  miệng”  ,chị em ở xa  thì  lội bộ đi thăm rạc cẳng,  nhưng giữ tình thân.Còn ở  gần , chẳng   chóng thì chầy, có xung đột ngay .

Tôi chợt nhớ đến gia đình chị cả . Đã hơn nửa năm chị em không liên lạc với nhau. Người chị  lại buồn :

-  Chị em ruột rà  mà không tốt với nhau ,thì sao đòi hỏi em dâu tốt với mình .

 Tôi không  biết là chị đang trách    bà bạn hay trách chính bản thân chị .

- Giá như mà ngay thời điểm ấy tách  ra,  hai mẹ con    ,rồi hộ nhà cậu,mọi chuyện không   dây dưa đến  tận bây giờ . Kẻ  cố  nhịn, vì thấy mình  thân cô thế cô,kẻ kia  ra  sức làm tới. Ban đầu là     dựa vào chồng,   coi    khinh bà mẹ   chồng .   Ai đời  bắt một vòi nước ngầm  vào bể   để  lấy  nước cho heo ăn,sau này      không nuôi heo nữa, bà mẹ có    tưới cho mấy bụi bí  từ vòi đó, rồi chiều chiều bà  mở  nước rửa ráy, bà cụ   nhà chị lại      không ưa nước nóng, mà tắm cũng thích nước lạnh, vậy mà  chờ khuya, hai  vợ chồng  mò dậy, khoá đi .  Đứa con gái  năn nỉ mở ra  cho   mẹ xài,cả hai mặt mũi lạnh tanh, coi mẹ có khác nào khách trọ ..Ở nhà có một cuốn  album ảnh, cũng đốt sạch, vì   bộ  tách đẹp chị mua. Chị sắm cho  con  em,  sau này khi  tách nhà, thì nó giữ,  nhưng  bên kia nổi giận.Ôi cô em chị  khi lên cơn thì nhà  nó cũng đốt nếu có  thể..

 Bộ tách đẹp ấy,cũng đã bán đi để lấy tiền  chi phí  khi đau ốm cạn túi, mà chạy đi vay, chị gái cũng không cho. Nhưng tôi không   dám trách. Người bạn đã  quay  về nhà để  chờ cô y tá trong xóm đến tiêm thuốc cho, tôi ngồi lại  chơi với chị chủ  homestay.

- Đều bốn chín năm mươi cả.  Một bên  sự ham muốn không dừng lại,muốn     dứt điểm đối phương,buộc đối phương biến đi khỏi thế gian này . Bên kia thì cứ cố bám trụ. Cứ như là du kích nằm  vùng ngày trước,bão lay chẳng đổ,bom lèn chẳng rung . Bốn chục năm   cứ  ghè qua gầm lại,đâu phải một ngày .

 Tôi chợt nhớ đến một người thím  trong họ tộc  mà bà bạn tôi rất quí. Thím có một cô em chồng, cũng  độc thân,    nay cũng ở tuổi gần đất xa trời, tức là hai chị em sàn sàn tuổi nhau.  Cô này  được chú thím chu cấp hằng tháng, bây giờ các con lại còn   tậu cho  bà cô một … khuôn mộ  bảy tám chục triệu, trong khu   mộ    dòng họ, phòng một mai  người cô    hẩm hiu  đi xa.

- Thì vậy.Giá như con nhỏ nhà  chị nó ..như cô  ấy,tức là  đã đi dạy rồi bỏ nghề,lại ở xa,chịu phục tùng,thì cô em   ở tư thế bề  trên còn  cúi xuống . Đằng này  kẻ cực nhọc, trần ai mới ra hạt gạo, kẻ kia thì  quần là áo lụa, có khác gì một anh lười,mà ra đường lại được  chào bái, thì  có lúc chị cũng tỵ nạnh với nó .

 Tôi kêu lên.So với mọi  người, công việc kinh doanh của tôi cũng bị xếp vào diện “ kẻ lười “:

-Ơ,nhưng đó là sự phân công của xã hội.

 Đó,rồi giờ về già, mà có cả cái nhà to, có  sổ tiết kiệm …

- Của người ta,   bà này  giữ hộ. Tôi lại cắt  ngang

- Thì     họ cứ  nghĩ của nó, đó.  Một thân mà lắm của cũng dễ bị đố kỵ .

  Cho nên,chị   hạ giọng,  nếu  một bên cố chấp,mà bên kia cứ vờ như   nhịn, rồi là giằng  co mãi thôi. Chị  có nhờ mấy  người quen mợ ấy, bảo là mợ coi chừng mà mắc phải tội bạo hành người khác thì rầy rà.  Mày biết nó đáp sao  không? Ôi đi tù thì có cơm nhà nước, khỏi tốn cơm nhà .

 Đó là  cái lý của kẻ cùng đường .

 Ông xã nhà tôi đi    thu hàng mỗi chiều,nhân thể đón tôi về. Dọc đường,ông bảo :

- Cái bà này ngó  nhỏ con vậy chứ mà dai  lắm  nghe. Công ăn việc làm  lắm lúc thấy lao đao,rồi đâu ra đó,vì bà này   biết đặt cái chung lên cái riêng.Rồi chuyện nhà,  cứ bị xô qua  đẩy lại, mà  cứ  trơ trơ.  Vì bà này không quá coi trọng tiền của, mà bà   muốn giữ lại  bản chất , truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

Nếu xét về tư duy “Tam đoạn luận” của ông Xô- crat - không biết tôi nhớ đúng hay sai-thì   cần thêm một  ý nữa :   vì  vậy đừng       hòng    tiêu diệt được bả,cho dù là dựa hơi chồng,rồi  con rể, con trai ,rồi chính bản thân.Tốt hơn là  ngày thì ra vườn dạo chơi, tối về mở ti vi   ru ngủ cho khoẻ thân, rảnh thì đi tán dóc  với hàng xóm, chờ con dâu sinh cháu đích tôn để ông bà mừng . Thế là chiến thắng .Thắng ba quân không  bằng tự  thắng mình .

Tôi nhớ  khi tiễn tôi về,chị gái  ngậm ngùi:

- Nhà  chị có một ông anh rể tên Phước, bọn chị quí lắm. Ừ thì tên Thắng là tên khai sinh , chứ  ai cũng gọi anh ấy là Phước .  Chồng chị cả đó. Anh ấy cư xử như một  người anh lớn  trong nhà.  Cậu Mai  khoẻ sau trận ốm dài, có hai con trai, là nhờ công lớn của anh ấy.   Hai mươi năm sau, có cô dâu cùng tên,mẹ chị rất vui. Nhưng …

Thôi. Cứ để cho   thời gian  bổ sung .

                           Thu Giang.

No comments:

Post a Comment