QUẢNG TRỊ VÀ NHỮNG CHÀNG TRAI HỌ BỒ ĐÊ.
Thành kính tưởng nhớ các anh ra đi từ trường Bồ Để Dalat và Quảng Trị.
Hiếu nhớ lại dịp Tết năm 1976 , đưa Nghĩa về thăm quê cụ Xán ngoài Nghệ An,ở lại chơi cả tuần nơi nhà ông bố vợ Dương, ông Tính.Ông có cô em út là giáo viên cấp ba,học sư phạm Vinh,lấy chồng đóng quân trong tận Quảng Trị, thế là theo chồng vào đây từ ngay sau 1975. Biết tin ông anh cả về hưu ,lại vừa goá vợ, đang ở với con trai tại Nghệ An ,chị muốn đón anh vào sống cùng. Như vậy hẳn ông Tính sẽ dẫn Nghĩa đi cùng.
Hè năm ấy,họ có mặt ở Quảng Trị. Mấy năm trước đó, Ông Tính rất chịu khó ngồi biên thử kể mọi chuyện về Nghĩa,chắc chắn là mong vợ chồng Hiếu yên tâm,và thế là,Hiếu biết thêm nhiều điều về Quảng Trị,miền đất đã một lần Hiếu đến với Đường và những người con của ông Định,miền đất có duy nhất một lần”đôi co”với người mẹ đã rất xa của con bé Mi chị ( Phùng Hằng),bây giờ Nghĩa lại ở đó,và có thể sẽ sống ở đây.Người em gái tốt bụng của ông Tính ghi thư cho Hiếu,chân thành và tha thiết : dù chúng tôi chỉ là thông gia,nhưng các con tôi rất quí cháu Nghĩa, coi như một thành viên ruột thịt,nên chúng tôi chọn miền đất nắng gió này làm quê hương,thì cháu Nghĩa cũng vậy .
Ông Tính xuýt xoa :
-Úi,hồi tui đến,là năm 72,73 chi đó, vì theo xe chú em rể đi, đâu đâu cũng chỉ thấy đổ nát, tan hoang. Chừ mấy năm rồi,may ra đỡ hơn.
Hiếu thấy trước mắt một ngôi nhà thờ gạch khá đồ sộ,nhưng bây giờ ,mùa hè 1973 ,dấu vết còn lại là hai bức vách dài sâu hai bên, và một bức ở cuối nối hai vách kia,hẳn là bờ tường cung thánh,nơi có treo cây thánh giá lớn,bệ thánh để các linh mục thực hiện các nghi lễ.Mái ngói đã tung hết,chỉ còn nhiều thanh gỗ xà nhà, đứng bên trong thấy nắng chiếu loang lổ trên nền cũng ngổn ngang đầy những đống cây vụn, có lẽ trước kia là ghế ngồi dành cho giáo dân,những bàn quì nhỏ nho sau các hàng ghế.Hai bức vách phải trái của ngôi nhà thờ cao vòi vọi, còn sót nhiều cây cột trụ to đắp tượng hình nổi các thánh.Một nơi mà hằng ngày, hằng tuần vẫn có biết bao người dân tìm đến để giải toả nỗi lo toan trong cuộc sống,bây giờ … Không ai bảo ai, mọi người đến thăm chỉ đứng ở bậc tam cấp dẫn vào bên trong gian chính của nhà thờ, kính cẩn cúi đầu làm dấu thánh giá. Biết bao con người đã nằm xuống nơi này,và nhờ những bức tường đá vững chãi cao vòi vọi kia,mà biết bao con người tránh được làn tên mũi đạn . Độ hơn hai mươ i năm sau, khi cả gia đình Hiếu ra thăm Nghĩa, vì lúc này hai vợ chồng người em Ông Tính cũng đưa ông và Nghĩa cùng chuyển ra thị xã Quảng Trị, cũng là lúc hai cô con gái hoàn thành chương trình học đại học khá gian nan, sau hè này sẽ đi học lên một nơi cách quê hương nửa vòng trái đất,hối thúc Hiếu “đi thăm bác Nghĩa “.Bông có chứng say xe, nhưng cả nhà động viên :
- Có thuốc mà,với có bao nhiêu người bên cạnh,lo gì !
Mỗi người một tâm trạng. Bông thì vui lắm.Hai cô con gái m ới ngày nào còn đỏ hỏn, nay đã là những thiếu nữ đôi mươi,tươi như hai đoá hoa,hồn nhiên,lại tràn đầy tự tin.Cả xóm nhiều người khen pha nỗi tỵ nạnh: Nhà đó mà có hai đứa con gái thật.. ngon ! Các nàng từng nghe bố mẹ nhắc đến đầy tai về ông bác rất ư là đặc biệt này. Bố Hiếu còn gọi bác Nghĩa bằng một biệt danh đầy kính trọng,Tía; vì với Bố,cuộc sống hôm nay của Bố,có một nửa là của bác ấy,cứ như là “một cặp không thể tách rời”,mẹ thì hễ hai chị em có gây sự v ới nhau-thì bởi cùng sinh ra trong một thời điểm,lớn lên trong một nhà, cùng đi học, cùng vui chơi, mà là con gái,thì cũng có lúc bất đồng ý kiến, rồi cũng va chạm,rồi ghen tỵ, rồi giành giật, - là mẹ quát :
- Có thôi không ? Phải học gương bác Nghĩa với bố mày đấy.
Thế rồi mẹ ngồi kể lể,nào là,hễ ông này đau là ông kia lo sốt vó,ông kia có miếng gì ngon là nhịn cho ông này, Ông kia được ra phố học, trước đó phải tìm nơi gửi gắm ông này,ngày đêm không bao giờ quên ông này,còn hơn cả cha thương con nữa,rồi : ông Hiếu chỉ lấy mẹ vì mẹ đồng ý để ông ấy đón bác Nghĩa về sống chung,chứ các cô khác,họ nào chịu.
Hai nàng tò mò :
- Vậy bác Nghĩa hơn ba bao nhiêu tuổi ?
Hiếu ngần ngừ :
- Tại hồi ba vào trong Viện Dục Anh còn nhỏ lắm,đâu mấy tháng thôi,thì bác Nghĩa đã ở đó. Vì khi ba có ý thức, độ năm tuổi,thì bác ấy và ba được kết đôi,chỉ vì bác Nghĩa rất hiếu động,còn ba lại tật ở chân,đi nẹp,các cô luôn phải canh chừng .. Hình như lúc đó bác ấy cũng chỉ năm sáu tuổi thôi.
Giờ ra thăm thì chúng mình nên mua quà gì cho bác ấy đây .Áo quần vùng nhiệt đới,thì bố mẹ đã sắm, bánh kẹo thì nay bác ấy cùng độ tuổi với ba,là gần ngoài năm mươi,ai lại còn thèm ngọt.Bông bảo :
- Tụi bay sắm cho bác ấy một cây gậy , cả ba mày cũng vậy.Hồi trước hễ ông này có món gì, là ông kia cũng phải có. Mẹ nhớ ngày hai ông theo Bác Dương về quê, mẹ bế tụi bay tiễn ra cổng mà thấy buồn cười:hai ông hai nón,hai áo ấm,hai ba lô, hai đôi dép,y như nhau.
Hai cô gái kêu lên:
- Như tụi con,hai kẻ sinh đôi.
Hiếu gật gù :
- Ừ, sắm gậy tặng bác ấy, vì ông này cũng có tật đi nhón chân.Tuổi năm mươi,rồi qua sáu mươi,bảy mươi mấy hồi.
Sẽ có những nơi Hiếu muốn trở lại ở Quảng Trị.Bờ sông Thạch Hãn,hè năm 1973, cuộc tiễn đưa các tù binh hồi hương quê, nơi mà những du học sinh năm ấy về thăm nhà, được đưa ra đây,được nhắc nhở về trách nhiệm với quê hương, nơi Đường thì thầm vào tai Hiếu,rồi hoà bình sẽ đến thôi... ; và ngôi nhà thờ đổ ngày nào . Bây giờ còn một nơi nữa . Một ngôi trường tư thục trong thị xã,nơi này cả Hiếu và Đường đều có những người bạn cùng theo học, và họ cũng đều đã đi rất xa ..
Người em rể của ông cụ Tính bây giờ đã chuyển sang làm quản lý một công ty vận tải lớn ở miền Trung,nên giúp các vị khách phương xa thuê một chiếc ô tô với giá thật đặc biệt, khiến việc đi lại những nơi mọi người dự định thật dễ dàng. Hiếu nắm chặt tay Nghĩa.Ông này về đây, hợp cảnh,hợp người, da dẻ hồng hào,tóc vẫn đen nhánh,ngó như trai ba mươi. Nghĩa vẫn cứ vô tư như ngày nào. Không bao giờ buồn, không hề một giây lo lắng, đến bữa thì ăn, đến giờ thì ngủ, chân tay không lúc nào ngơi việc, ai trêu cũng chỉ cười,ai nói khích cũng không giận, mà lặng thinh, coi ti vi thì chỉ mê đá bóng, à thế là vẫn không ưa phụ nữ,các cô có chân cẳng như ..chân con nhái (?) vẫn thích chơi đùa cùng trẻ.Hai thiếu nữ thì vô cùng thích thú vì bác Nghĩa vẫn nhận ra chúng nó :
- Con Mi chị mặt tròn,con Mi em mặt thon nhọn.Đứa giống cha, đứa giống mẹ.
Hai nàng đều bất giác đưa tay lên sờ má.Câu nói “Đứa giống cha, đứa giống mẹ.” chúng nó đã nghe cả ngàn vạn lần,mỗi khi có người thắc mắc, từ dân làng, bạn bè của bố mẹ, thầy cô, bạn bè của chúng, cả những người đi đường “ ừ biết là sinh đôi, cùng tuổi tác,vóc dáng, trang phục,mà mặt mũi thì ..hơi khác “. Ông bác mấy chục năm mới gặp lại,ngày ông rời quê cũ ra đây,hai đứa bé chỉ mới biết đi lẫm chẫm,mà ông nhớ :
- Con Mi em là khóc dai,con Mi chị thì gào to phải biết.
Cả xe cười ồ. Vậy là đâu có đứa nào thua đứa nào. Tên Mi cũng do bác đặt cho. Bông nói,khi đưa hai contừ nhà thương đẻ về,là phải đón bác đang gửi ngoài nhà ông bà Đảm mấy hôm cùng về, vì bố Hiếu lo mẹ đi đẻ,bố đi làm , không ai canh chừng.Ở nhà ông Đảm, mọi người rất vui vì biết vợ Hiếu sinh một lúc hai “con mèo “, vậy là bác Nghĩa buột mồm:
- Hai con mi mi .
Gọi là mi mi vì nhà Hiếu có con mèo cũng đặt tên đó. Dù đã ghi tên khai sinh là Phùng Hằng,Phụng Hằng,gọi gọn là Phùng,Phụng, nhưng gọi Mị chị,Mi em nghe gần gũi hơn. Bà Phượng là hàng xóm kế bên lại có anh con trai tên Phùng,chị con gái tên Phụng,nên,dù là ngẫu nhiên,vợ chồng Hiếu cũng rất ít gọi con bằng tên khai sinh,vì ngại đụng chạm.Ở đây, có người tức khí hàng xóm, bèn lấy tên ông ấy đặt cho đứa bé con mình,thế rồi suốt ngày cứ mắng con, mà thực ra là xỉ vả hàng xóm cho bõ tức . Ông Đảm còn bảo, khi sinh Đài,cứ đặt tên nó theo ý mẹ nó, nhưng một hôm,có ông cụ trong họ tộc bảo,gọi tên khác,vì tên này … là tên bố ông ấy.Thôi khai sinh đã lỡ,ở nhà gọi nó là Bé, cho tiện .
Bây giờ hai con Mi Mi, với hai ông một thời là hai gã dính lẹo, và bà mẹ,ngẩn ngơ đứng trước ngôi nhà thờ đổ ngày nào. Hiếu vẫn có cảm giác như Đường đang đứng bên cạnh, nét mặt đầy thành kính . Đường được một người con của ông Định nhận đỡ đầu trên con đường hoạt động cách mạng, để tạo một vỏ bọc an toàn,vì vậy anh được rửa tội, nhận tên thánh, đi nhà thờ dự các thánh lễ thì được nhận bánh thánh ,trở thành kẻ tái sinh làm con Chúa. Về đây, lòng Hiếu chợt chùng xuống. Bao lo toan, bon chen , giành giật, xuôi ngược bôn ba, tâm trí căng thẳng, nay thật an bình . Hình ảnh ba bức tường màu trắng, nền nhà ngổn ngang cây gỗ vụn khi chiến tranh như tạm dừng ở đây , ngày ấy có Đường bên cạnh, nay trơ ra mấy bậc tam cấp rất rộng và dài, bao quanh cỏ dại dày và xanh um, phủ kín lối đi. Từ mấy bậc tam cấp nhìn lên,bức tường trên cung thánh không còn cây thánh giá, nhưng các ô cửa hình chữ nhật, hiện lên rất rõ, dựng song song, cân đối,khiến cho khu khung thánh sáng sủa hơn, vì bên trong ba bức vách, qua thời gian, rêu xanh phủ kín,màu mốc xám, màu gạch đỏ loang lổ ,hẳn nếu tìm đến một mình,hẳn sẽ thấy lành lạnh,bóng tối vây bủa . Như có tiếng Đường bên tai :
-Nào,cậu cầu nguyện với tớ nhé. Xin Ơn Trên ban bình an cho tất cả chúng con.
Họ chớm đi ra thì có một phụ nữ bước vào. Chị có dáng cao dong dỏng, gương mặt hiền dịu và nghị lực của người miền gió cát,tóc búi dài, cầm chiếc nón lá vừa vội gỡ ra để hai tay chắp lại, cúi lạy.Chị bận chiếc áo xanh biển đậm,quần vải đen,đi đôi dép nhựa hồng.Theo sau chị có một chú chó ngộ nghĩnh, chân rất dài, lưng cũng dài, lông trắng tinh, ngắn như dính sát vào da khiến vóc dáng chú cún này tròn lẳn, nhưng cặp mắt rất sắc.Chủ nhẹ nhàng,khép nép đi trước,tớ lon ton bước theo. Người phụ nữ khẽ khàng để chiếc nón lá trắng lật úp ngay ngắn qua một bên,rồi dọn tư thế quì đầy nghiêm trang, ngưỡng vọng, chú chó nhìn lưng chủ,rồi có lẽ nó biết đoàn khách phương xa cũng đang âm thầm theo dõi một giáo dân tìm đến viếng cung thánh, nên chú cún lập tức quay người ra,đứng thẳng một hàng với chủ đang quì, đầu nó hướng về các vị khách, miệng khẽ gầm gừ,mắt long lên sòng sọc, như muốn bảo : hãy để cho chủ tôi cầu nguyện, đừng có gây sự. Ai nấy bấm tay nhau, như bảo , thôi ta nên đi.Nhưng vừa khi ấy,một bóng người cao to, tóc vàng, kính cận trắng, đeo máy ảnh. Anh ta đã kịp nâng khung máy lên, và một tia đèn chớp loé.Mấy cú bấm liên tiếp. Người phụ nữ vẫn lặng lẽ cầu khấn, còn chú chó vẫn gầm gừ rất dữ dội trong cổ họng,mắt không ngớt ném những tia cảnh giác về đoàn khách,nay có thêm một nhiếp ảnh gia nước ngoài .
Một người Mỹ, một nhà báo,đi du lịch kết hợp công việc. Anh ta cho mọi xem những bức ảnh vừa chụp. Qua ống kính,hình ảnh khuôn viên bên trong gian nhà thờ đổ bỗng hiện lên thật sống động,ấm áp với khoảng không có rất nhiều vuông cửa chữ nhật chứa đầy ánh sáng trên vách tường rêu xanh xám, vóc người giáo dân ngoan đạo nhỏ bé, khiêm nhu, tín cẩn,khép nép trước khung thánh, bên cạnh màu trắng nổi bật của chiếc nón lá lật úp, tạo thành một khối tam giác, ngay phía sau là chú chó lông trắng toát, cổ ngước lên cao, tư thế bảo vệ. Toàn khung cảnh của ngôi nhà thờ bỗng tươi sáng, sinh động với những gam màu khá hài hoà,màu xanh của rêu,của cỏ,màu trắng của chiếc nón lá, người phụ nữ áo quần màu tối, đôi dép hồng và chú bạch khuyển . Cảnh không còn tĩnh mich, mà đầy sự sống. Đường vẫn ở đây, Hiếu chợt có cảm giác thật rõ .
Họ đứng đấy ,chờ đợi.Người phụ nữ lặng lẽ ra ngoài ,nét mặt đã bình thản hơn.Chị đội nón ,bước đi,chú chó trắng lon ton bên cạnh. Hẳn chị đã đến đây nhiều lần lắm rồi..
Đoàn khách phương xa, cả người phóng viên ngoại quốc,lại chia nhau các bậc tam cấp trước khung thánh.Họ đứng, chắp tay , mỗi người một lời nguyện chân thành
. Cả người khách cùng đoàn của Hiếu tìm đến Trường Bồ Đề ngày nào .Người bạn của Đường, ngày tuổi học đệ thất từng đến học ở đây. Đường kể anh ta bị đọc tên đuổi ngay giữa lớp,một ngày cuối đệ thất, mùa hè vừa tới. Người bạn bảo nhỏ với Đường,hôm qua chị tao,đang học sư phạm tiểu học ngoài Bình Định cũng bị kêu lên văn phòng,buộc thôi học. Vì người bố của họ bị bắt và hy sinh trong nhà lao Thừa Phủ,Huế. Lúc đó, Đường cũng chuẩn bị vào miền cao nguyên. Mấy năm sau, bỗng Đường nhận thư gửi từ Quảng Trị vào. Bạn kể đang theo học ở đây,vì do bị đuổi,nên không có trường công lập nào nhận hồ sơ cả. Bạn viết thêm,tớ học ở đây, cũng gặp các anh từng có bố mẹ đang hoạt động vùng như nhà tớ. Rồi bạn cũng gia nhập đội điệp báo miền,và hy sinh.
Ngày bọn Hiếu tìm đến,năm 1973, cả khuôn viên trường đầy cỏ dại,bờ rào sập đổ, cây cối nghiêng ngả, những bức vách tường chi chít vết đạn, có nhiều chỗ trống hoác, nhìn thấy bầu trời trong xanh trên cao, mọi khung gỗ gắn cửa cũng đều biến mất,chỉ còn những khoảng vuông trống rất to trên vách. Lan can chạy quanh lầu đổ sập xuống đất từng thanh dài, trơ nền xi măng, khiến cho người vừa leo lên mấy bậc thang từ tầng trệt dẫn lên đây ngập ngừng khi muốn bước thêm, tất cả đều vụn nát, chỉ có những khung thép của hai dãy tầng lầu vẫn sừng sững, nhưng thoạt trông vẫn có thể hình dung một cơ sở giáo dục khang trang một thời. Hiếu chợt nhớ , dạo anh làm việc ở khách sạn HD, trên Dalat, sau biến cố Mậu Thân,có một đoàn lính lên cao nguyên dự đám cưới, vì cô dâu là nhân viên khách sạn,chú rể là đồng đội của họ, tất cả đều là những thanh niên còn rất trẻ.Có một người nhận ra Hiếu, vì bàn chân đi nạng và bàn tay sáu ngón của anh . Bạn từ thời ở viện Dục Anh. Nhưng chính anh này cũng là bạn của Đường , lẫn cả anh chàng từng là bạn thân thiết của Đường từ trường Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi chuyển ra . Hiếu tò mò, cả hai phá lên cười : là dân Bò Đá cả !. Anh bạn tạm gọi số một, từ mái trường thuộc họ Bồ Đề ra đi, và anh số hai này cũng từng là học sinh ở Bồ Đề Quảng Trị. Anh bạn bảo, khi Hiếu rời viện mồ côi,người bạn vẫn được ở lại, khi lên trung học đệ nhị cấp,lớp đệ tam,( lớp mười ) thì có người bảo lãnh ra đây, nhận làm giám hộ. Rồi anh đỗ tú tài,đi sĩ quan Thủ Đức. Ba thằng,đứa Dalat, hai đứa Quảng Trị,mà quen nhau, thiệt tài.Họ nháy mắt, bảo quen vì có lần dự trại các quân khu, Đường thuộc Quân khu Hai, hai anh kia Quân khu Một ,tình cờ kết nghĩa.Hiếu phải tin,vì cả ba đều có những cuốn đặc san do trường Bồ Đề Dalat in, cùng thuộc “ Bồ Đề hành khúc “,cùng từng tự hào ngân nga “ đức trí trau dồi luôn nhớ ghi công ơn bao người”.
Một hôm chợt Đường tìm Hiếu, bảo,có nhớ cái tên thiếu uý hồi đi đám cưới,là dân Bồ Đề vớ i tớ không ? Nó hy sinh rồi,mà là người của ta đó.Của ta ? Như vậy, anh ta dù là sĩ quan từ lò Thủ đức ra, mà là đồng chí của Đường ! Và một hôm, có tin cũng từ Đường, người bạn cùng quê, cũng từ một họ Bồ Đề, từ Quảng Ngãi ra Quảng Trị, anh này vô chiến khu, cũng đã bị đày ra Côn Đảo, và có lẽ.. Hiếu bỗng ứa nước mắt. Khi rời Viện Dục Anh, Hiếu vẫn mong có ngày cùng Nghĩa gặp lại nhiều người bạn. Nhưng phút giây đoàn tụ thật ngắn ngủi, mà giờ khắc biệt ly sao lê thê quá !
Ngôi trường vẫn vẻ đổ nát mấy chục năm họ trở lại. Khu dân cư vùng lân cận đã đông đúc, đẹp đẽ,vui tươi với nhiều biệt thự khang trang ,cổ kính,ngôi trường nay bao quanh khuôn viên có bờ rào,nhưng bên trong vẫn nhữ ng lan can sập xuống, những bức vách trống hoác do bom đạn, khung cửa trơ khoảng trống,nhữn g mảng trét tường bị bong đi, bày ra những tầng gạch táp lô xây nhà. Trường cũ của ba chàng trai họ Bồ Đề nay là một di tích chiến tranh, được bảo vệ chu đáo. Nhưng,đây còn là những chiến binh kiêu hãnh, ưỡn ngực ra che chở cho cư dân phố thị, mang hình bóng hai người bạn của Đường, và có thể và cả Đường,cả người chị gái vốn là một cô giáo, dẫn em ra đây gửi gắm, khi cô miễn cưỡng phải giã từ ước mơ bảng đen phân trắng.
Có dịp Hiếu về một miền quê ven Đồng Nai,nơi Đường vẫn ghé thăm anh con trai ông Định, trạc tuổi Đường, một thời làm phó quận trưởng ở đây, rồi ghé thăm khi Đài đến đây làm cô giáo trẻ, anh gặp những người dân có hẳn một thôn, đều là những bàn chân từ nơi có ngôi nhà thờ đổ, ngôi trường họ Bồ Đề hoang tàn, mà tìm vượt ngàn dặm, vào tận sâu trong miền đất đỏ Nam Bộ, hẳn có người ra đi từ mái trường này,có một lần đi ngang và lặng thầm cầu nguyện trước cổng nhà thờ,họ thấy an lòng.
Chốn quê nhà vẫn còn đó bức tường gạch có dấu thánh giá, những vuông cửa nằm nguyên bên bức vách táp lô và vô số những nẹp sắt giữ cho khung của nhiều lớp học còn mãi đến hôm nay và ngày mai . Ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27.7.2024
GIANG, BÉ VÀ TRE
( trích tiểu thuyết Ven hồ )
No comments:
Post a Comment