Friday, September 27, 2024

TRONG NGÔI NHÀ BÊN KIA ĐỒI .


 Mỗi bận gặp bà  Giang, cô Kê  đều  hỏi hai câu , chủ  yếu về sức khoẻ , dành cho ba ông lão quán cà phê, là câu thứ  nhất, đến câu thứ hai, dành cho bà  bạn già thân thiết của hai bà Giang Tre : ừa,còn cái con nhỏ   gì đó , nó kêu là ..   Cô đưa tay lên vỗ trán …  Có lần Tre mách  nước,  bả có tên  hơi giống cô đó , thay  chữ  đầu vô bằng chữ  bờ .. Bà giáo chuyên dạy  Anh Văn cho các thầy cô tương lai một thời, trò chuyện   phải dùng nhiều tiếng Pháp  thay cho   khối tiếng mẹ  đẻ  rất phong phú  mà từ  nhỏ  bà lại ít gần gũi . Là … Bê hả .Ủa vậy  tao là gà,còn nó là  ..bò con hả .  Ai nấy lăn ra cười . Cái tên đơn giản vậy  mà có lúc lại đâm ra  khó nhớ .

  Giang      nhân chuyến  xe  các em  con chú thím Q. đặt   xuống  thành phố thăm ông Bọ  đang trị  bệnh ,  tạt vào tìm  Tre,mục đích  là thế  này ,  chỉ vì      mớ cây  giống rau  ngót.Nhưng  nhà   hai cô Mười Tư và Tre đang sống là nhà cô Kê,nên phải   chào hỏi cô  trước .Có lẽ chuyện    chặt  đổ mấy buồng chuối,nay thì bứng luôn gốc năm sáu    cây ngót  vất đi  , các  cô được  nghe  Hoa  Tre  kể, nên Bà  Giang  chỉ tóm lược,thì  mỗi cô một thái độ,  góp lại là  ..  không mấy tán thành.

 Cô Kê chép  miệng :

- Bảy mươi tuổi trên đầu,con cháu đầy nhà,ngày đêm cứ rình  rập  những chuyện trời ơi, để thoả mãn cái tự ái   kỳ lạ,   làm cho con cái nó khóc thương,mẹ như vậy  thật có  xứng đáng là mẹ không.!

 Cô Tư vốn  hiền lành, chịu đựng từ buổi  phải chăm một lúc  ba đứa  nhỏ  sàn sàn tuổi nhau ,nghịch  ngợm, ương  bướng,  hằng  mười mấy năm liền , vì cô  Mười  và  Tre thường ra  ngoài, mỗi  người một việc, có lúc toàn thân  cô như  bị động kinh     vì giận,  nhưng cô dịu lại nhanh chóng. Cô chỉ có  thể  bộc  lộ  thái  độ ,tình cảm,suy  nghĩ của  mình     bằng mắt,bằng khối  óc và trái tim  một phụ nữ nhân hậu. Còn lắm khi phải dồn vào trong .Bây giờ  , cô   vung tay,  vặn người, há mồm,  bày tỏ    những cảm  nghĩ của mình. Cô Mười    vừa  nhìn vừa gật đầu thông hiểu  rồi thuyết minh cho khách  :

- Phải . Vườn cây chuối và sân trồng ngót, là nơi mà hai ông bà Tùng,với  ông  Minh Tiến,chú Hoa,từng lui tới, gặp gỡnhau,nay dù họ đi xa,nhưng  linh hồn họ vẫn ở đó, nương vô  những   cành lá  hoa trái vườn cây để  gần  gũi con cháu . Mình phải  tôn trọng, vì  mình là dâu con,   đâu phải  không ai đòi hỏi,mà là trách nhiệm,  bổn phận .   Lại  có ai phá nơi nhà mình thờ cúng tổ tiên,mà mình lại ngày đêm rình rập phá nhà  người ta , đánh đuổi  người ta  . Tội này nặng lắm đó.

 Thứ hai là  nhổ bật  gốc cây đang  bén  rễ ,chặt ngang thân cây chuối đang trổ  quả,  có khác gì giết người đang có  thai,  đang  nảy mầm, tội này  lớn thứ hai . Cậy thế mình làm chủ, rồi không ai  hay biết,có  biết cũng không dám kêu,thì  con cháu còn cả đàn ra đó,con trai cưới vợ chưa sinh cháu,nó chào đời,nó gánh hết tội cho mẹ, cho bà . Có thấy lo sợ không ?

 Thứ ba, mình là nông dân,phận làm dâu từ nơi  khác đến, được người ta quí   vì  “ dâu hiền thì tốt hơn con gái trong nhà “  cuốc xới trên mảnh vườn mà ông cha đã đổ bao mồ hôi xương máu, mới có tên mình trong đó. Làm  nghề trồng rau mà đi phá cây rau, có phải là kẻ vô ơn không ?  Cây trái từ nay nó có  phát triển được không ? Giận cá chém thớt,  giận   chị phá cây của chị,  có khác chi tự thú : tôi  không cần cái nghề trồng cây, thấy cây là tôi băm nát. Cây nó có linh hồn, vườn có linh hồn,mình sống mà  vong ân bội nghĩa,thì chết đi, nhưng vườn  rau con cái vẫn canh tác, có tươi tốt nổi không !

 Hai bà   Tre và Giang ,ngồi chung trên một chiếc ghế xô pha,phía ngoài là cô Kê,bỗng nghe đổ lạnh mồ hôi lưng. Dù có suy  nghĩ như thế, nhưng chưa bao giờ bọn họ    dám nói ra . Nhưng vì  không thể bộc lộ bằng lời,chỉ  nghe qua  hình ảnh bà Giang  chụp gửi về,qua  những lời Tre kể khi  cả nhà  cô Kê rỗi rãi ngồi bên nhau  qua bàn trà này, Cô Tư  có nỗi  bức xúc gấp nhiều lần  hai bà này .  Bảo rằng nơi ngôi nhà  ở  ngay chân đình ấp  làng  vẫn có  năm  người đang sống, dù duy nhất chỉ thấy một bóng ra  vào,  nhưng hai cô Mười Tư và Tre vẫn đau đáu về chốn  cũ,vì họ  đã  gắn bó với  không gian này hằng chục năm ròng,nơi cho họ    cuộc sống    mà theo họ là  bình yên  hơn bao giờ . Cô Tư   hàm ân    mái nhà đó nhiều hơn tất cả,vì     cảnh ngộ  khuyết  khiếm của mình,  khó lòng mà cô    tự lập  nếu không có cô Mười, rồi thêm bé Tre, họ sẽ  sống ra sao khi  nghe theo lời chú Hoa lên đây lập  nghiệp, mà   không chốn  để dung thân .?   Cảnh hoang tàn  mà “ hàng xóm “   đổ xuống hai khu vườn, như    bày ra trước mắt cô,là  những vết  dao  cứa vào tim cô,  khiến cô đau đớn lắm . Trả  vườn chuối cho họ,còn mình  về vui với vườn rau,mà cũng không được yên thân.Còn có sự nhẫn tâm nào khác ? Người xưa khi  bất lực  trước  tội ác thường an ủi :   có vay có trả, cha ăn mặn con khát nước, gieo gió gặt bão,  và  khái quát bằng một câu : ồ,luật nhân quả, ông trời  có mắt !  Thì bây giờ cô Tư đưa cánh tay trái ra,tay phải  cứa   rẹc một cái thật mạnh,   dứt khoát,mặt đanh lại,rồi mới chịu    ngồi xuống ghế,thở một hơi dài,và quắc mắt nhìn mọi  người . Cô Mười thuyết minh nho nhỏ,mặt cô tái đi.  Cả cô Kê và  Tre  cũng thế . Bà Giang  nghe  và thấy sợ.  Chơi dao miết sẽ có ngày dứt tay . Nói theo ngôn ngữ bây giờ : tự bắn  vào chân mình .

 Năm phụ nữ  ra  phố để mua ít quà, hai  gia đình cô Kê và Tre  muốn gửi biếu ông Bọ bà Giang ,để  cầu    mong cho ông  mau khoẻ .Cô Kê và cô Mười, cô Tư đi trước, ba  đứa tôi,  người con  cô Kê, Tre và Giangđi sau.  Tre luôn phải   cầm chặt tay  cô này,vì ra phố kẻ qua  người lại chen chúc.  Nhớ có lúc quá mệt mỏi vì bao công việc,  Tre  bảo tôi : Cứ vô tư thanh thản như chị Lan Anh mà khoẻ.  Bà  Giang bảo :  Nói thế tội cô Kê.

Với     nỗi đau tận cùng  khó nói thành lời,   cô Kê từng an ủi khi  nghĩ về  con gái :  Nó gánh chịu hết bao   kiếp nạn cho cả nhà cô.

 Xét về khoa học, cô Kê từng học  trường  Pháp từ lúc sáu tuổi, rồi du học ở Pháp, sau đó về lại quê  hương  làm  cô giáo  tiếng Anh,   nền văn minh bắt  nguồn từ hai ngôn ngữ  cô thông thạo, hẳn chưa bao giờ dạy cô    cách tư  duy đậm màu mê tín, phản khoa  học . Cô từng bảo : con gái cô bị san chấn tâm lý  nặng quá, mà   không có ai  chia  sẻ với nó . Mẹ bị  kẻ cướp uy hiếp,con lao ra cứu mẹ thì bị    tên cướp  hãm hại ngay trước mặt, mà mẹ bị trói nên bất lực.Hai , ba hay nhiều nỗi đau   chất lên. Cô Kê bảo, khi đó,vợ chồng Lan Anh có nhiều bất hoà,cô  bỏ nhà dẫn con về đây, cô Kê  không hiểu lại còn mắng. Người chồng cũng trước đó tìm đến kể tội cô. Người em gái của cô   vừa từ  Pháp gửi thư cho cháu, cũng  khuyên  là  hãy nhận lỗi để níu kéo chồng .. Chỉ mỗi đứa con gái  đang học lớp mười  là thấu hiểu mẹ .  Và rồi mẹ lại không cứu được con.  Vì thế là trong đầu người phụ nữ mới  qua tuổi bốn mươi ấy cứ  nghe thấy tiếng khóc thương kêu gào thảm thiết của  đứa con   gái tội  nghiệp,  cả ánh mắt  khiếp hãi đến tột độ của nó .. Cô thấy  mình như bơi trong  một vùng  biển hoang lạnh giá, bốn bề chỉ sóng nước và bầu trời lồng lồng gió .. Và  cô cố  quên,cố quên,bao nhiêu năm tháng qua ..

  Tre   từng thì thầm với bọn Giang Bé , cô Kê có đi coi thầy cúng , họ bảo là  bị    .. trả thù . Số là người ba của cổ   hồi xưa có  nhiều nhân tình lắm .Một vị quan    lớn của triều đình nhà Nguyễn  , một mình  một cõi  trấn  giữ  đất phương Nam, thì  cảnh năm thê bảy thiếp không có gì lạ .Ngôi nhà mà   má con Tre từng sống   dưới miền tứ  giác Long Xuyên ,nay  người con gái Tre ở đó cùng gia đình ba  người con,ông   xã cũng là thầy giáo,   từng là chốn  đi  về của ông bố cô Kê   mỗi khi  tạt qua  phố,  thăm một  người mà ai cũng gọi “ vợ nhỏ    Q uan Tổng” Còn có  rải rác mấy  nơi nữa .  Cô ở  Long  Xuyên  đã có một đời chồng,  có  một cô con gái   lên mười .  Họ không có con chung,khi bà mất vì ốm ,cô con gái được mẹ gửi vào chùa, ngôi nhà bỏ hoang, vì không  ai dám ở,mãi đến  sau ngày thống nhất mới có  hai vợ chồng một  người làng, từ quê  ra phố  làm công nhân, rồi họ lại quay về làm ruộng,   cả nhà Tre kéo xuống, lúc ba đứa bé vừa lên bốn . Rồi một cô “ vợ nhỏ  Quan Tổng”  ở nơi khác ,có sinh con,  nhưng đứa bé đột ngột qua đời, chính  trong ngôi biệt thự mà   gia đình cô Kê từng sống  khi     về giảng dạy ở trường  sư phạm thành phố ,khi ấy gọi là  “ đô thành Sài  gòn” .  Bọn Giang  đã ghé   lúc   cả nhà Tre từ Long Xuyên  chuyển lên khi  Tre về  hưu, phụ giúp cô chủ dọn nhà .Một  ngôi biệt thự thật  đẹp,   không to,mà không nhỏ,nhìn bề ngoài qua vuông     rào kín đáo,cổng không  trổ ngay đường mà   chèn vào một con hẻm nhỏ,chỉ thấy một phía bờ hiên,   lại  có   những khóm hoa giấy chen   chắn  đầy ý tứ,  bao quanh là  nhiều cây chùm ruột    mát mẻ,  nhưng vào trong, có   hiên hình bát giác ngắm trăng,  đón gió nắng,   vào trong thì ôi thôi là phòng .  Cô chủ kể, khi gia  đình cô dọn về sống,  sau   buổi  đám cưới,  cô  đã nghe gia nhân thì thào .. Dù không mấy tin,  nhưng cô cho  dựng bàn thờ  cúng , ai bày  vẽ kiểu bàn thờ nào, cô  lập kiểu đó, ở sân nhà, ở bếp, rồi nhà  trên ..Năm tháng qua, cô sinh tới bảy  người con, ai nấy ngoan ngoãn, học hành tấn tới,   công việccủa hai vợ chồng   trôi chảy , cô    luôn  phập phồng,dù có lúc quên đi, rằng trong ngôi nhà này … Hồi đó chồng cô  là bác sĩ  khoa sản, người ta  gọi nôm na là đỡ đẻ. Ông làm ở  nhà thương của chính phủ, rồi mở phòng khám  riêng, tiền  nhiều lắm . Nhưng đột  ngột ông biến mất trong một ngày .. Cứ  ngỡ  ông có nhân tình như  bố cô.  Chiến tranh,bom đạn  khắp nơi, biết đi đâu mà tìm, hồi đó   mấy ai  dám  ra khỏi đô thành Saigon ..Cô cũng  không dám hỏi ai, vì họ sẽ đồn thổi rằng  vợ chồng  cô  đang  gây sự .. Mãi mới biết ông   bỏ  ra tận Huế,là quê nội của ông, có bố mẹ anh chị ở đó,  nhưng ông   cũng bỏ  nghề luôn. Ông dựng chùa   đi tu !  Thư ông gửi cho cô  dài lắm,ông bảo cứ sống kiếm tiền,  mà  thấy ba bề bốn bên  khói lửa, ông thấy như mình có tội .

 Hồi đó báo chí     có đăng câu chuyện một viên bác sĩ  khác, giữa đất Sài  thành hoa lệ này,   cũng bỏ đi mất tích. Người ta đồn rùm beng nhiều thứ, rằng  chắc vợ bỏ theo Mỹ, hay con trai nghiện xì ke, rồi ổng chữa bịnh bị oan  hồn  về ..kêu đi . Có   tin ổng đi theo cách mạng, vô  chiến  khu . Vợ con  không biết đâu mà lần .  Về sau có  người gặp ông mãi  tận vùng núi đá Tây Ninh, vì họ  làm  phóng viên,bị bên Cách Mạng bắt, bị dẫn đến chỗ   ông này ,gọi là  Chương Thiện hay là   gì  gì đó,cô Kê  quên mất rồi .  Ổng làm ông sư một ngôi chùa, có một chú tiểu. Họ trồng mít, trái nhiều lắm, ăn không hết xẻ ra phơi trên đá,mấy ông tù binh được chén một trận đến  nê sình ruột luôn . Vì từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, mới biết trên đời có một thứ  mít rất ngon, là mít chín phơi .. một nắng .Nắng Tây Ninh ngày ấy khủng khiếp lắm .  Ổng về đây để chăm sóc các thương binh cách mạng từ   các mặt trận ,ngày ấy nơi này nóng bỏng  kinh hồn .  Người ta còn đồn  rằng ông sư đó còn làm  đám cưới cho mấy cặp ..ma ,  những cô giáo từ xa đến đây dạy học, rồi   bị bom đạn mà   mất,yêu những chàng trai, có  người cầm súng cho bên này,bên kia,cũng  tử trận.  Họ chưa kịp kết hôn,vì hẹn ngày hoà bình . Bởi họ thấy giữa chốn trận mạc mà có một  nhà sư,đêm đêm   ngồi đọc kinh cầu nguyện cho chiến tranh kết thúc, cho  những lứa đôi sớm   về bên nhau, thì    họ tìm đến..

 Khi cô Kê  kể đến đây, trừ  người con gái của cô  đang  ngủ    say sưa ,thì   mọi  người đang vây quanh cô  bỗng   co chân lên,tựa vai vào nhau …

  Cô Kê nghĩ, thôi ông chồng  “ có  tiếng  gọi đặc biệt “  của mình , cô bảo  vậy, đã chọn một  hướng đi mà theo ông là tốt đẹp,thì để cho ổng đi .Nhưng có lúc cô mơ hồ nghĩ,hay là  vì ngôi nhà có  oan hồn mà ổng  chồng cô mới có ý  định   đầy đánh đổi  như vậy , để  nhờ  những tiếng cầu kinh  và  cả sự dâng hiến của bản thân mà cứu chuộc lại  những linh  hồn đó  . !  Một  nghi thì mười ngờ . Đến khi cô con gái   ngã bệnh  tâm thần, chữa chạy trăm phương ngàn kiểu,  vẫn không hề thuyên giảm,thì cô lờ mờ tin . Nhưng nhà chỉ có hai má con,  cô không thể dọn đi chỗ khác . Cho đến khi , cô bảo,     lôi kéo được má con nhà Tre từ dưới   miền Tây lên , thì cô  nhất  tâm đổi chỗ ở .

 Bây giờ cô Kê luôn tin, rằng  sau  bức màn thần bí có cả một thế giới của  người đã khuất…

 Cô kể sau ngày hai miền thống nhất, tự dưng một bữa cô có   nhiều  người  tìm   đến,rồi thư   tín  tới tấp.     Có  người   sống gần chỗ cô, có  người  đã ra  nước ngoài, chủ yếu bằng đường vượt biên, họ từng là  chỗ   quen biết trước đây,là  đồng  nghiệp, hàng xóm, học trò.. Họ cho cô danh sách toàn những  người đã chết,  chết ở đâu, vì lý do  gì,mồ mả ra sao..họ không hề  biết.Chỉ  nhớ  ngày cuối cùng còn liên lạc,biết tin nhau .Và họ đều là   người Công Giáo .  Bọn  Giang,  Bé, Tre  tò mò,nhưng cô  thờ Phật từ hồi nào giờ mà ! Ừ,nhưng tui có một chuyện chưa hề kể. Ông già tui  có với má tôi  mười bốn  người con, cả trai  cả gái, mà nay còn mình ên tui ở đây.Là  bởi họ  sang Pháp ,rồi qua  Mỹ, hết cả . Có hai ông anh lớn, cùng tuổi,  vì má  sinh  đầu năm một đứa, cuối năm một đứa . Họ được sang Pháp học,rồi không hiểu vì lý do  gì  đó mà .. giận cả ba lẫn má, cắt đứt liên lạc luôn, khi họ  đã hoàn thành chương trình học, ra đi làm .Má tui thì thương,chứ ông ba ổng giận lắm,cho cắt luôn. Mà hồi đó mấy bà vợ sợ chồng khiếp lắm, nói gì là phải nghe nấy.Mãi sau này,khi các  anh  mất, mà cả hai ông  đều   không  lập  gia đình , lại chuyển sang đạo Công Giáo,  cô  em  gái  mới tìm cách hỏi thăm  . Tuổi tác, không vợ con cháu chắt gì cả,  tôi hay thì  thấy thương.Mới làm giỗ.  Cô Kê kể tiếp,nước mắt chan hoà .  Người ta bày bên đạo  mỗi  buổi trước giỗ thì  cố vô nhà thờ,tìm ông  cha, gọi là xin lễ, là gửi cho Linh mục nhà thờ nào gần  gần nhà mình, đưa cho cha một tờ giấy khi tên thật,tên thánh, ngày qua đời của thân nhân,  để  buổi thánh lễ sáng hôm  sau ổng  cầu nguyện cho , rồi giáo dân đi dự lễ hôm đó cũng hiệp lời cầu cho luôn. Tôi cứ âm thầm đi  xin lễ, bị vì hai ông anh   mất   những thời điểm khác nhau, cho nên  tôi đi nhà thờ   đi liên tiếp, nhiều năm,   có người tò mò,rằng bà cô này   đâu có đi đạo mà siêng năng đi lễ  sáng sớm dữ vậy, còn đi tìm ông  trùm xứ dẫn đến gặp cha xứ .. Tôi đành nói thật. Rồi  cứ  người này  kể với  người kia, vậy là.. Có một dạo, ngày nào tôi cũng đi tìm ông  trùm xứ, rồi qua nhà thờ gặp Cha xứ,mà đã đi xin lễ thì hôm sau phải cố thu xếp dự lễ..  Đi  không thì  ..kỳ,bị vì thấy  người ta có kèm một phong bì,  là để   phụ  cho nhà thờ chi phí điện nước,bông hoa,   mà mình thì toàn được nhờ … miệng, vậy là phải trích lương ra ..  Có  người bày cô  giáo dồn vô  một  tờ  ,cho nó .. đỡ hao, nhưng có  người lại kêu,một  tờ lỡ ông cha,đa số các linh mục  xứ hồi đó đều lớn tuổi lắm ,ổng quên thì sao ..  Tôi ôm đầu,  cho nên có bữa vô nhà thờ tôi  quì gối cầu nguyệnlâu lắm, cả khi ai nấy ra về cả,  rằng   Chúa Trên Trời có thấu hiểu, có …  quen ai thì   cử thêm cho con  ..một vài  người, phụ con . Chứ một mình con mần hổng xuể .Hồi đó đang nghỉ hè, con nhỏ tôi còn   khoẻ, nên tôi tha hồ mà  cầu xin van  vái .   

 Bỗng nhiên tôi gặp con nhỏ Tre này đi thi   vô  đại  học , nó vác  cái  bụng bầu mà lại có tướng  tá đến chín phần chín  là đàn ông,ngay cả tôi cũng có ý định  điều  tra, đình chỉ thi .  Giờ  nghĩ lại , hú hồn .  Rồi tôi lần ra nhà chị Châu,nơi nhỏ này  trọ khi đi thi ..Tôi  mừng tưởng muốn..chết,là khi tôi  nói tôi đi dâng lễ miết, triền miên, nay tôi  muốn  có   ai đó  phụ với . Chị Châu  kéo tới cho tôi  một xâu  sáu bảy cô nữa. Giang có bảo ê kíp này từng phụ  cái bà Bê bò đó gom sách chở  về trường cho học trò làm thư viện , cho nên họ chẳng nề hà . Cô Giang nhớ hoài cái bữa họ  hò nhau học vần đến   trẹo quai hàm khi  ngồi  xếp sách,moi được  cuốn học vần,  ở nhà chú  cổ, nhưng rồi  sau đó thì  nước mắt  lưng tròng. Họ là  những   yêu đời và trách nhiệm,khiến tôi tin tưởng lắm .   Rồi  sau đó là  hai bà má nhỏ Tre này.Tôi còn được   gặp ông bố cô Giang. Bữa đó cô Bê bò dẫn qua,  nhân lúc ông xã tôi từ ngoài Huế trốn mưa cũng vô, vậy là họ kéo nhau đi nhà thờ. Tôi không  ngờ nhen, vì nghĩ mấy ông  cộng sản này thì  mấy khi mà đi  xin lễ,dự lễ  ở nhà thờ .!  Họ  tìm gặp ông trùm xứ,rồi cha xứ,nói  chuyện cảm động lắm .Họ  bảo,dù là  lương dân hay giáo dân, đều là  người Việt Nam máu đỏ da vàng . Khi ở dương gian có thể hai  bên hai chiến tuyến, nhưng khi quá vãng , mà hơn nữa nay đã hoà bình,đều là đồng bào,tức là cùng một  bụng mẹ sinh ra, cho nên cũng giọt máu hồng, thì  nghĩ đến nhau,   tưởng nhớ nhau,vừa là  trách nhiệm, còn là tình  người một mẹ,một nhà nữa .    Sau đó,cô con gái đổ bịnh mà  y học cũng không thể chữa trị, cô  bà giáo già càng siêng năng đi lễ. Bà  cầu xin ơn trên ban cho   cả con gái và bà đủ  nghị lực để  chống chỏi với  kiếp nạn này.

 Ra  về,ông  bố  cô Giang còn  dúi vô tay tôi một chiếc phong bì  ,nói nhỏ là  góp phần dâng lễ,bị vì ổng ít có  dịp ghé,  nghe ổng  kể con gái ổng cũng đang lên Dalat định cư,nhà đang làm trên đó, hễ  khi nào nó  về đây thì ổng   sẽ nhắc nó   đi dâng lễ,xin lễ với cô. Mới hay cô này có ông bố dượng cũng là  người có đạo.

 Sau này   số  người từng nhờ cô  Kê  xin lễ cho thân nhân  đều gửi chút định  hỗ trọ  cô   ,   có  người  còn tìm  cách gửi thuốc men cho  người con của cô nữa . Cô lại đem tấm lòng đó san  sẻ cho  nhà má con Tre,mà theo cô, là món quà ông trời gửi tới, bắt  nguồn từ những buổi cô đi xin lễ và quì gối dự các thánh lễ  trong nhà thờ . Tre làm bộ dỗi : Cô  kết “ mô- đen” với con chẳng  qua là  cù rũ con đi .. dâng lễ với cô .Bà giáo già bèn vung tay cú con nhỏ    khó trị  này với một câu mắng sặc mùi Nam Bộ:

-Mồ tổ cha mày,chỉ được cái mỏ  dài  ngoác. !

  Bà Giang   ra xe,cả nhà cô Kê cùng tiễn . Ở cổng,cô Kê trao cho khách     một  túi nhỏ :

- Có tiền  mua  cây giống với ít phân bón, chăm cây cho tươi tốt. Giao cho   bạn Giang đi điều đình với bà hàng xóm,  rằng vườn  rau này bà chị chồng cho bọn tôi thuê,bốn bà ở thành phố,mảnh đất của  những con  người sống đoàn kết,nhân ái,cùng bạn Giang, người luôn hăng hái, nghĩa khí, bà kia chỉ bỏ công   ngó,còn chăm thì bạn Giang thuê  người khi cần.Bà em dâu có  gặp chuyện   bất bình   thì cứ báo công an, để có luật pháp can thiệp,chứ còn phá vườn rau  ,không chỉ mấy bụi ngót,mà trong sân nhà bà này,thì bọn tôi kiện đó .

 Tre bảo :

- Bả không thèm tiếp đâu,mấy lần rồi .Mới bước lên thềm là mặt mũi lạnh tanh hà !

 - Thì mình gửi lời qua  cái   trang gì đó của  mấy cô  trên đó,chắc bả đọc thôi. Bả không đọc thì con cái bả đọc.  Cô Mười thêm .

  Cô Kê  lại tiếp

- Hãy cứ tin tưởng vào những người con của   cô em dâu này .Nếu nói “nó lú có chú nó khôn” thì  mẹ nó  nghĩ   không thấu ,nhưng con cái họ có ăn học,được giáo dục,  sẽ nhìn ra vấn đề rất nhanh.Thì có gì mà không nhìn ra .Hai năm rõ mười : hai bên chỉ là  láng giềng, bà  sai  con cái chửi mắng tôi, phá phách, khủng bố tôi, tôi nhờ chính quyền can thiệp, đó là chuyện phải làm . Không cần thắng thua, mà đòi hỏi sự công bằng .

  Đó là xét về mặt pháp lý,còn  về mặt tâm linh,  tôi nghĩ họ  thường mua hoa quả khấn vái ông bà tổ tiên mỗi ngày rằm và   đầu tháng, chính  vì họ tin xung quanh họ có một thế  giới  siêu hình nhưng đầy quyền năng, cũng như bà bạn tôi .Họ  sẽ   dành thời gian suy    ngẫm về ba điều mà cô  Tư nhận ra,  hẳn các cô kia cũng  nghĩ đến.

  Cô Kê  buồn rầu nói thêm  : thật ra  nghe   các cô   ruột của họ kể,mới biết  đàn con cháu   đều tốt, hai con  rể,các cô con gái, con trai  út, rồi dâu con ở xa, đều tốt, họ  chăm chỉ, hiểu biết,  chẳng qua là họ phải làm theo lệnh của bà mẹ, rồi cớ  sự   nó mới thế này . Trách  nên trách bà mẹ . Bà này thương con,  mà thương không phải cách ,cuối cùng  vừa hại mình vừa hại con  cháu .

 Bà  Giang  vốn say xe nên được  dành cho  chỗ ngồi sau tài xế,nhưng bà này  vẫn có cảm giác  ngồi  cuối xe,lưng cứ nghe lành lạnh .Từ sau dạo   bà bạn   có ý đồ  “hồi trả “ vườn chuối, bà  Giang  cũng   có dịp  ra đây, để ủ các mớ rác hữu cơ,chợt  thấy ..sờ sợ. Vườn chuối bao giờ cũng âm u,nay như càng hoang lạnh hơn.Giá không xung đột,hai bà   sẽ bỏ công dọn cỏ, xẻ mương cho nước thoát, rồi ra đây hằng ngày . Ghé ngôi nhà bà này, bà  Giang  cũng có cảm giác   như có nhiều gương mặt đang theo dõi mình từng bước chân.Lũ cháu khi đến,đó là lần thứ mấy thôi, vì họ có đến khu vực này chỉ ghé nơi có đặt bàn thờ ông bà là nhà bên, xúm xít cúng bái và ăn uống rồi ra về.Họ kêu lên,bịt mũi chê bai,bởi mái nhà từng là nơi bọn mèo kéo về lập “ căn cứ” suốt mùa nắng, chúng   xem đây là nhà xí , mà hẳn họ kêu la vì cảm thấy ngôi nhà có  bầu không khí  của cõi âm dương hoà hợp. Cả chị gái bà này ,có  bận cô con gái mua cho chị một hộp  túi xông nhà, vì nhà trọ bỏ hoang,chị lại đem cho cô em, chị b ảo:  Ghé nhà nó cứ có cảm giác như nhà .. không có  người ở  vậy. Nhà rộng, từng  vắng lặng nhiều năm vì  chủ nhân  đi xa, nay quay về mới hồi sinh dần .

 Nhưng ngôi nhà này đã hồi sinh dần một cơ thể  từng bị    bệnh tật dày vò nhiều năm, mà có người còn ngỡ ngàng,như một phép lạ.

 Và ngôi nhà này sẽ  trừng phạt những kẻ có dã tâm  tàn phá, dù là phá vườn,chặt quả, đào gốc.

 Vì ngôi nhà này có  những con  người  đã từng sống, gắn bó, dành trọn cuộc đời  của mình, không chỉ cho con cháu, xóm làng, mà cho cả mảnh đất này .

                                  Giang Tre . 

No comments:

Post a Comment