Monday, April 22, 2024

LUẬT ( tiếp theo )

 LUẬT !

Cũng  như mọi công chức nhà  nước,   chúng tôi từ  lúc vào  nghề đã phải ghi nhớ  “ đúng luật”  trong   hai  thứ, là hồ sơ  giấy tờ và     nội qui  công việc. Tôi còn  có  một   chuyện   phải  ra luật, đó là   việc trường, việc  nhà phải tách bạch.Ba bé của tôi  được  bốn tuổi khi  tôi    ra  trường, nhận việc. Các  bé học mẫu giáo, cô  giáo lại có  con,có cháu là học trò của tôi. Tôi vì con nên lắm lúc  nương nương cho các nam nữ học sinh này, thế  nhưng ở  nhà tôi luôn dặn con :

- Đừng để cô giáo   méc má    chuyện    xấu  ba đứa gây ra ở trường nghe.  Bị phạt thì  ráng mà chịu.

  Con bé út  ngoan hơn hai ông anh buổi trưa thường trốn  ngủ ra  sân mở vòi  nước hay nghịch cát,   còn  đi  ngủ thì  cứ co chân, cô dùng roi   quất  nhẹ  mới chịu duỗi, rồi  thì đâu vẫn vào đó, còn  đưa lên múa vài   đường võ để cho  cả bọn cùng cười  . Khi chúng lớn dần, thì     chuyện điểm số.Tôi mặc  kệ, dù các cô ( có con cháu là học sinh  tôi đứng lớp hay chủ nhiệm ) có gợi ý. Tôi bảo : Cứ để vậy cho các cháu cố gắng chị ạ .

  Đồng  nghiệp của tôi  năm nào cũng có   một vài    cháu hay con  học  lớp của tôi.Họ o bế đủ  kiểu,  khi con  kém thì làm sao để  không bị ở lại  lớp,còn  trung bình  muốn lên khá và khá muốn đạt giỏi. Do điểm môn Văn có  hệ số cao, quyết định  nhiều thứ . Họ đi cửa sau, tức là quà cho  hai má. Lắm lúc tôi cũng phải tặc  lưỡi cho qua.  Thế  nhưng  khi  “ nhân vật “ ấy lên lớp  khác, không còn  mối liên quan nào đến tôi, thì  người đồng  nghiệp thân thiết ấy bỗng trở nên  thật  xa lạ với tôi. Chỉ  vì họ lại bận o bế người  khác. Họ và  người con đã đề  ra  một thứ  luật, đó là có   người quen tội gì  không  nhờ, và  khi  không cần nữa thì coi như  không  quen. Với ba đứa con, tôi hăm he : Học cho  mình,nên tự mà lo. Đi thi  không có ai chiếu cố đâu, nên tập từ bây giờ . Tôi nói hoài,nói hoài, đến độ  có bữa cả ba   dặn nhau, sau khi nghe tôi cằn nhằn thì chúng  đứng xếp hàng ngay trước mặt, nghiêm trang :Thưa má   nghiêm khắc,tụi con  xin  khắc cốt ghi tâm !  Càng về sau,khi có chút thời gian công tác tương đối lâu,   tôi không nhượng bộ bất cứ  học sinh hay phụ huynh nào, dù là  giáo viên trong  trường, đề  nghị “ chiếu cố”.Ngay cả khi làm  một Hiệu phó chuyên  môn,nắm giữ sổ điểm của mọi học sinh trong trường,tôi càng  nghiêm  khắc hơn với  mình . Tôi vừa e ngại  phụ huynh,là  người dân trong vùng   chê bai, mà tôi cũng  muốn làm gương cho con  cái.

 Có một lần tôi phá lệ. Hôm đó ( tôi còn là giáo viên  đứng  lớp)  có  một phụ huynh tìm tôi. Chị  chỉ gặp má tôi, bà đang lu bu bên nồi bún cá cho buổi sáng hôm sau.  Lý do chị tìm là  :  lớp tôi chủ nhiệm đi chơi, ra về thì  đứa con gái của chị làm mất chiếc  túi xách nhỏ mang theo. Má Mười bực bội :

- Con cô nó cũng  đã mười lăm, mười bảy rồi.Mất túi thì   nó tự  chịu chứ .

 Má Tư cũng ra dấu như  kiểu :không có cái luật nào đi chơi về mất đồ mà  đòi  cô giáo bắt đền.

Nhưng hôm sau chị lại đến.Biết hai má tôi,chủ nhân  một gánh bún cá,  rất cần thứ củ  ngãi, loại  gia vị còn có tên là của cà chơi, nấu bún cá  rất  ngon,chị đem đến  một bọc to , đèo sau  chiếc xe gắn máy mới tinh, ngoài  chiếc phong thư,chị đi vội  nên phải vờ   xin cọng bún rồi ra  nhà vệ sinh dán  , Chiếc xe,bộ trang  phục ,  lối chăm sóc  da mặt,tóc tai,tôi biết chị   có cuộc sống  khá giả . Tôi miễn cưỡng đón, vì   đã  nghe  hai má phàn nàn về  người này.  Chị kể và  gần như  sợ hãi, trong   dáng bất lực. Số là  có  một  bí mật để trong đó, một lá thư chị gửi cho   người chồng  cũ, cha của cô con gái . Người chồng mới  có chứng ghen dữ dội lắm,chị sợ lá thư ấy rơi  vào tay  anh này. Người chồng cũ đang đau rất nặng, thứ anh cần  không phải là  tiền bạc, thuốc men, vì nhà anh có hàng nước ngoài gửi về thường xuyên, nhưng anh vẫn đang sống  độc thân, rất muốn gặp con gái  lần cuối.. Chị  hẹn  một  buổi,một  không gian , nhưng thư chưa kịp gửi,thì  đứa con vớ chiếc túi  xinh đẹp ấy đi   dự một buổi thám du (  đi du lịch khám phá ) với  lớp.Chiếc ví  không biết ai đang   giữ .Hỏi con bé thì nó cứ ú ớ..

 Nếu đúng theo luật của  phạm vi công việc, thì việc tìm ví không phải là  nhiệm vụ của tôi. Nhưng  vì lá thư, vì hai   người đàn ông của chị, tôi   đành miễn cưỡng    hứa giúp chị . Hai má   nghe rõ câu chuyện,lại hiểu  luật “ có qua có lại “túm củ ngãi và chiếc phong bì dày ..,  khuyên tôi   không nên từ chối. Phải mất đến hai tuần, mà có lẽ  ông trời cũng thương tôi,thương  người phụ nữ hồng nhan kia. Một hôm tình cờ  đi ủng hộ    lớp chủ nhiệm thi  đấu  bóng  đá  ,  tôi ngồi cạnh đám  con trai  trong  lớp . Có  một đứa  hỏi tôi  về củ ngãi,( nhà tôi  gần  trường,nên học sinh    qua lại  luôn bắt gặp  mớ củ ngãi hai má tôi rửa,phơi ngay  cửa )  rằng  nó có chỗ bán cho tôi  giá rẻ mà lại tươi.Tôi nhớ đến bọc quà của chị phụ  huynh. Té ra “ chỗ bán “ ăn trộm  củ  ngãi của má  mình,  mang đến biếu má cô bé, vì   gia đình này  luôn nấu bún cá ăn sáng. Anh ta  muốn lấy điểm .Vậy thì chiếc ví có dấu lá thư ?  Chị phụ  huynh kể rằng thư viết bằng giấy pơ - luya rất mỏng,nhét vào trong khe vải viền túi, vì  chiếc túi nào cũng  lót  một lớp vải sau lớp da, nên  không ai  để ý . Tôi bèn    nói như  quan toà  kết án :

- Phải bữa đi chơi trò  lấy  chiếc túi xách của Thanh Trang không ?

 Đám con trai ồ lên đồng tình : Nó muốn giữ “ làm tin” đó cô !

 Không thể tả được niềm vui của   người mẹ này.  Rồi chị  theo gia đình ra nước ngoài,lâu lâu cũng gửi thư hỏi thăm tôi. Vài dòng ngắn ngủi, qua  một tấm thiệp nhỏ, nhưng tôi thấy có chút  vui   vui len nhẹ trong hồn.

 Cuộc sống của tôi, khi các con  chưa trưởng thành, không hề dễ dàng như đồng  nghiệp.

Khi sinh con, hai má lập tức chia “ ba nhà ba đứa” vì họ   chuẩn bị cho tôi  một chuyến lên xe bông,cứ nói thẳng là tái giá. Cô Kê là  người rất hiểu luật. Cô bảo, không  được, khi cô biết tôi cứ sống “ mình ên “ như vậy, bởi vì tôi chỉ yêu … phụ nữ,và  .. Cô bảo phải  dồn cả ba cho tôi, thì tôi mới được nhận những chế độ phụ cấp nhà  trường,công đoàn dành cho, diện con giáo viên.Cô lại đi  trấn an  hai má  , rằng  nếu mình có  phước,thì về sau nó   báo đáp,mà như.. Bây giờ cô lại đưa “ luật trời “ hay là luật nhân quả ra . Khi tìm được bà nội và các cô ( cũng chính  các cô và bà nội tìm chúng tôi )  thì họ nội đòi nhận cháu.Lại  một phen đổi khai sinh. Cũng may là chúng nó mới học  cấp một nên học bạ không  mấy rắc rối. Cũng là “luật trời”.  Tôi tình cờ gặp cô Kê trong một  buổi đi thi đại học,cô bảo cô thấy “quá tội “ vì cô từng ở vào hoàn cảnh  một mình nuôi con như tôi  .Cô  giúp  gia đình tôi  , tốt đến độ nhiều   người chưa biết cô là ai, chúng tôi là ai, cứ  nghĩ: hẳn có chị em  ruột rà,  dây mơ rễ má chi đây,với hai má tôi.Cô điềm nhiên bảo : luật tình  thương.   Về sau, khi   người con  gái út  của cô gặp nạn,cô  ngậm ngùi bảo: có lẽ ông    trời đã  qui đặt  luật  của ổng cho cô,  để cô  sống với  người con  không nhận ra mình,ra   người thân,thì xung quanh cô  vẫn  có rất  nhiều  người thân. Có   người lo lắng,hay là cổ muốn nhận mấy đứa con của mày,dụ nó làm con cháu  mình.   Cô không dụ dỗ  gì,chúng nó tự giác hiểu. Các con tôi nay đã ở tuổi mà xưa Trịnh Công Sơn viết “  Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” Tuổi tứ thập, tuổi  trưởng thành, ổn định mọi mặt.Họ  quí cô không thua quí hai  ngoại  Mười- Tư. Vì đó cũng là Ngoai của họ .

 Tôi buồn lắm khi  ngồi gõ  những dòng này. Bây giờ  cuộc sống mới, khuyên con   người ta “ lấy cái đẹp dẹp cái xấu” thế mà chúng tôi, chị Giang và tôi, cứ cố bày cái xấu ra.Nhưng phải có cái xấu thì mới biết cái   khác là đẹp chứ .

Những  người thân của chị bạn tôi đều là   những   người tốt.Bởi   họ cần cù, vất  vả  nuôi dạy con cái,nay đàn con  trưởng thành cũng chỉ có  một mục đích duy nhất là làm sao  sống tốt hơn. Nhưng họ quên mất  người  khác cũng cần sống tốt như họ.Chị Giang bảo tôi,vì  mình là kẻ đứng ngoài,chứ nếu là  người trong cuộc thì ..

Giá như chuyện  sửa mái nhà   chỉ  giải quyết một cách  đơn giản:  người làm sụm lớp mái là ai?  Nay  sửa thì chịu trách nhiệm như thế nào ? Hai chủ nhân tương lai của ngôi nhà sẽ  nhận lấy   phần việc nào?  Có  luật qui đinh cả đấy :  làm hỏng thì phải bồi thường. Tài sản này mai kia chắc chắn là của mình,thì mình nên có trách nhiệm. Nhưng ba   nhóm  không nhìn nhau mà nhìn ra ba hướng.

 Người  làm hỏng,ai cũng  rõ, thì thản nhiên : ối nhà đó  bọn tui không dẫm thì nó cũng sụm,mái lợp lâu rồi mà . Vậy lỗi  không do tui, mà do ông trời .Ông trời phá, thì ổng phải  sửa, sao lại bắt tôi. ? Luật  sòng phẳng rõ quá.Chị thứ thì đưa ra ba điều :  nó - bạn tôi -  xài tiền quá cỡ, giờ nhà cho nó ở là may, vì giấy tờ đâu có tên nó sở hữu.Hỏi xài  những gì mà quá cỡ ? Thì nó  đi học, đi chữa bệnh,và đi...chơi . Chị cả : bọn tôi   đâu có giàu có  như dì kia,chị thứ ấy. Bà này có  cả  khách sạn, con cái  chả làm lụng gì hết,chứ con tôi   vất vả trần ai, mà tôi thì goá bụa. Như vậy,chiếu theo “luật công bằng “ thì  không ai phải bỏ công, bỏ của ra sửa mái nhà  cả .Vả lại,nhà rộng,  có  hỏng chỗ này thì chỉ làm nhà  khách, mấy khi có  khách đến, làm nhà kho, mà đồ đạc trong kho thi nên đốt hết đi .  Người trọ trong nhà có  lương, nên cứ   vậy mà sống cho  đến khi nào   ...ngáp,mà cũng sắp ngủm rồi,vì cái chứng bệnh nan y  đó, giỏi lắm là .. vài tháng ...  Với lại luật nhà nước, nhà cửa này đều do hai chị đứng tên, mai kia sẽ thuộc đàn con cháu họ,chị cả có   tám,tính thêm dâu rể, cháu chắt là ..Chị thứ có sáu con, cũng tính thêm là ...Hơn năm chục  người sẽ làm chủ  ngôi nhà này. Khi chị cả có vẻ xót thương  cô em  đau yếu , già cả, bảo rằng, hay là ta chu cấp cho dì ấy,thì lập tức  năm tiểu thư của chị nhao nhao: nhà tên mẹ, thì mẹ  tự tính. Rồi họ hăm he: mẹ  phụ cấp cho dì  ấy được bao lâu? Vì mẹ  cũng tuổi tác, nay yếu mai đau, tụi con cũng đang chia nhau  giúp mẹ . Đó là luật gia đình. Bà kia là con   cái trong nhà,  nhưng bà chỉ có  một mình,nên bà không có quyền quyết định. Cậu em út   vừa tạ thế , quả là  người từng  sáng suốt,vì  xót hai chị   không được học hành,lại con đông, nên chia cho hai chị hai phần  ngôi nhà. Con em kia,mày muốn kiện thì cứ tìm  đường xuống âm phủ mà gặp cậu ấy .  Đó là luật.Mà đã là luật thì ai cũng phải làm theo.Luật của số  đông tham lam,tàn nhẫn, bất nhân,đặt ra.Họ quí tiền hơn cả sinh mạng họ, thì bảo sao   sinh mạng  người em  ruột thịt,họ không xem  như rác rưởi chứ.



Nhưng luật trời    vẫn còn . Người bạn của tôi vẫn  đủ tỉnh  táo, đủ tài chính để  sống và sức khoẻ thể chất, tâm hồn mỗi ngày một tiến theo chiều hướng tích cực.Nhưng chị cứ im lặng. Chị cả và con cháu thì cắt liên lạc khi hay tin chị này có nhiều thiên sứ,luật trời định ra, đến sửa nhà.Họ là  những học sinh cũ  mà  bốn chục năm  mới gặp lại . Chị thứ ốm  bệnh, cũng có chút chạnh lòng khi  mỗi chủ nhật lại sai con  gái xuống nhà đứng tên mình, xem dì mày ra làm sao ,người  em vẫn vui mừng khi  cậu con  lớn  của chị thứ vác cuốc xuống  dọn vườn,đào hố trồng bầu bí, an ủi khi  biết những người con của  cậu út ức hiếp,đối  xử thô bạo và hỗn láo với dì mình .  Nhưng  chị em tôi,chị Giang và tôi, rất  mừng. Những  người con chị thứ  đa số  được học hành tử  tế, cả hai  người con  lớn làm nông,  nhưng họ không vì coi đồng tiền là tất cả,nên xem  việc của mẹ,  việc của họ, là  khác nhau.Chị thứ hay  như  mọi  người mẹ  đều thương và   muốn vun vén cho con, nhưng  không để cho các con “ lấn quyền”như chị cả .   Có lẽ ý trời muốn vậy. Chả nhẽ mấy chục đứa cháu đều vô tâm như nhau cả sao.Ông trời với luật trời sẽ  không bất công như con   người.

 Tôi nay mới ngoài sáu  mươi, chưa đủ  tuổi tác để bàn bạc chuyện đời, chuyện của   những  người lớn hơn mình.Chỉ là vì tôi cũng làm con, làm mẹ, lại là  một  công dân, ra  đường được gọi là “ trí thức, lại cảm thấy có chút trách nhiệm. Thấy báo chí ,đài phát thanh, truyền hình, các  phương tiện truyền thông,  kêu gọi rằng mỗi khi  đưa ra  một  quyết định,hoặc là giao tiếp, cũng  cần chú tâm bốn mặt : chính trị, pháp luật, đạo đức và văn hoá . Chị Giang và tôi,  những  người “còn lại” bên cạnh người bạn khi  ai nấy bỏ đi hết, đều là  những đảng viên, nên chúng tôi phát biểu mà tự tin rằng,  điều chúng tôi nói  đều vì  quyền lợi của   người dân  nước mình, điều không sai  phạm  luật Đảng qui định, Về mặt pháp luật,  chúng tôi cũng  dựa vào những luật lệ chung về tranh chấp,phân chia tài sản, luật con người.Mặt đạo đức và văn hoá,c húng  tôi  trân trọng tình   người, tình máu mủ,tình đồng loại.

Có lẽ trang blog này ít   người đọc, vì chủ nhân từ đã  rất lâu không mở ra.Chúng tôi,chị Giang và tôi, hai  người bạn của chủ nhân, viết như gióng lên  một hồi chuông, để nếu con cháu   người bạn, người thân của chị này, có dịp đọc, thì sẽ có  cái nhìn  khác về  người thân của  mình,về tiền. Ở đời tiền thì quí,nhưng có  thứ quí hơn,đó là tình   người. Mai kia , như qui luật, bạn tôi sẽ đi xa. Phần quà bố mẹ dành cho chị chỉ dành cho   những ai  xứng đáng,ít ra   kẻ  không quá tệ bạc với chủ nhân một thời của nó.Ai   đối  xử tốt với dì  mình  từ xưa đến nay. ? Điểm lại có   tới mấy    người  lận  đó , bọn tôi biết rõ lắm .

         HOA  TRE . 

Sunday, April 21, 2024

LUẬT !

 LUẬT  PHÁP!

  Ba  người  mẹ của  tôi bây giờ đang ở  chung  một  nhà . Trình độ của họ có sự chênh  lệch một trời  một vực,  người thì  học  đến trình độ  giáo sư đại  học từ trước  1975,  người chỉ  mới qua cấp  một. Nhưng tôi hết lòng  kính nể tất cả ,vì họ là  những người mẹ của tôi.

   Năm tôi  vào  lớp tư (  lớp hai bây giờ), được  chuyển lên một vùng    mà ở phố  nhiều  người   ngưỡng mộ   chuyến thiên di  và biết rằng  sẽ  định cư lâu dài  : đi  nghỉ mát.  Bởi  miền đất này,dưới con mắt  của  những người ở  khu lao động  nghèo thành thị ven đô thành Saigon ngày ấy, là  đất của  giới nhà giàu, dành cho   những  người có tiền, đi ăn chơi sau  những ngày  làm lụng nơi “ xứ nóng “ này .

  Người dẫn đường ngày ấy là  một  thanh niên  mới  ngoài  hai  mươi , sinh viên đại học trên đó,   đi học , đi  làm công nhật,làm kế toán, hay đi lượm gôn (nhặt bóng gôn ở  sân cù ).   Chú ấy có  một  người cô   họ xa, có ông chồng là   điền chủ,   vườn   nương đồng này đội nọ, cần thuê nhiều  người lên làm   mới  xiết.  Đàn ông thì   nỉa đất,   gánh gồng , tưới tắm  vườn tược , còn phụ nữ tuổi    còn  rất trẻ  như hai má  tôi  thì sẽ được giao cho việc :  nhổ cỏ vườn . Trước  kia, hai má được học  nghề may, về vùng  có   đồn điền cao su  tại  Xuân Lộc thì làm phu cạo mủ, nay   chỉ  vì  muốn cho tôi, đứa con chung của hai má, được  học hành, họ quyết “đổi đời “.  Họ    giao phó  tương lai  mình cho  một chàng trai  có cái mã bảnh bao,  và họ tin tưởng rằng  cuộc đời cũng .. bảnh được chút nào hay chút đó.  Đến bây giờ má Mười vẫn kể : có  nhiều  người cản.Nói   mình  hai chị đờn bà ,nách  một đứa con nít,thằng  kia cũng mới  ngoài hai chục, khoe là đang đi  học, thì   lỡ lên đó,  nó … bán vô   các  xì  nách ba  rồi làm sao ?  Đó, bước ra đường là  gặp lính Mỹ, là  …   Ngày ấy  các quán rượu,gọi là   snack  bar  được  mở  ra  rất  nhiều .  Quanh khu đồn điền  nhiều cô gái  tuổi mới  mười lăm, mười sáu,  da dẻ  xanh  mai mái do   khí hậu     khắc   nghiệt của rừng cao  su,  phải đi cạo mủ  thâu đêm  , ngày về  ngủ, mà công   cán  không  đủ thiếu gì, có  chị  mặt  lưỡi cày,nhiều  người   chấm con dâu chê bai này nọ, rằng mặt đó thì ..  rước nó về nó cày cho mà … nát    cửa tan nhà,  nhưng   chỉ  một  bận  theo  mấy cô  bận đầm,  thoa  son trét  phấn tè le,   lên  Sài gon, ra    Cấp  (  Vũng Tàu  ) là  sau   vài tháng thì    gửi về  nhà toàn   mỹ  kim  ( đô la ) về, ông ba bà má  hớn hở  ra tiệm  vàng đổi,  mua bò, mua  xe Suzuki  đỏ rực.  Nhưng   cuối năm thì  vác cái trống chầu về, nhà cửa đóng  kín, chị con gái  nằm ổ,  có  một đứa bé ,nhà thì   trắng tươi như búp bê,  nhà thì đứa bé     đúng kiểu bà con ông  Bảy chà quảng cáo kem đánh răng Hynos. ! Những   đứa bé  gửi  cho   ông bà,   người mẹ lại ra đi ! .. Hàng xóm ghẻ lạnh với đứa  nhỏ nhiều hơn là  thương  yêu  như bao  trẻ  khác,   mà đứa nhỏ  cũng tội quá  !  Đó, vậy mà  không hiểu sao,    thằng   này nó cù một tiếng  là nghe theo cái  rụp.Nó cù  rằng “ lên trên có nhà, có  công tử tế  cho hai cô  kiếm gạo, có trường học cho nhỏ Tre”. Hiểu “tử tế “ là    làm ăn đàng  hoàng .  Rồi nó dặn đi  dặn lại  mấy điều :  nhớ không  được làm chuyện phi  pháp, mà phải thật thà, siêng  năng, rồi thấy  ai cực khổ thì  đừng có giả  lơ không biết.  Tức là ba điều.  Nhưng có  một câu nó cứ nói  đi nói lại, nói riết đến độ  nhỏ Tư   bị câm điếc từ hồi nào cũng ra  dấu : thôi, cậu nói vậy là bọn  chị thuộc đầy bụng rồi ! Đó là  câu :  không được làm chuyện  phi  pháp !

  Cô  Kê có  học nên đồng tình ngay vế này . Cô sinh ra, lớn lên  khi   nước Việt còn    đầy bóng  người  Pháp, sau đó thì   chia cắt, hai  chế độ,hai chính quyền,hai   lực lượng quân đội.Sống theo pháp luật là   điều  mọi  người nhất nhất   phải  làm,bởi vì  chỉ sơ sẩy sẽ   nhận ngay cái án    khủng  khiếp,  đó là chống phá nhà  nước .  

 Ngày bé,tôi  đã  bị  khuyết tật ở tay sau  một  cơn  sốt bại liệt, nhưng cái  mồm thì ưa cãi cọ,nhiều  người  ôm đầu, thôi mai mốt mày đi học  ra làm thầy  kiện đi. Cái  nghề đó   chỉ cần cái  mồm rộng cả gang  tay như mày !   Nhiều  người đồng tình, phải đó, phải đó . Tôi  mơ làm một nhà văn,vì  ngày bé, tôi có dịp được đọc rất  nhiều sách. Tôi chỉ có hai bà má  , còn lại thuộc diện    bần cố nông,  nhưng tôi  lại thấy mình   thảnh thơi hơn bọn trẻ cùng  lứa, vì chúng nó phải giữ em,rồi đi  kiếm cỏ  cho heo,cho bò,gánh nước,  bổ củi, ra vườn tưới  rau…còn tôi,ngoài giờ học, đôi bữa  đi theo hai má đi   làm công  nhổ cỏ,rửa cà rốt,tỉa  rau,thì tôi ở nhà đọc sách. Xung quanh tôi có nhiều anh chị  lớn, con cái  những chủ  vườn  khá giả,họ  được học hành và hẳn nhiên có  tiền mua nhiều loại sách hay,họ không   tính toán   gì khi cho  một đứa bé ham đọc sách như tôi,miễn là đừng làm  rách,làm hỏng .

 Nhưng  rồi   người tính đâu bằng trời tính,tôi  lại là  một cô giáo .

   Ở  ngôi trường tôi về  nhận công tác  thuộc vùng miền Tây sông nước, nam nữ tuổi học trò chỉ cố chống chèo lên đến hết lớp chín là  ..thôi !Học cho lắm cũng  dzậy ! Ở nhà   có vườn đó, có ruộng, có ghe bầu,  ra vô thiếu gì công ! Rồi lấy chồng,cưới vợ, sinh con . Làm thầy  bà cũng   bấy nhiêu tiền, tiếng là   sạch sẽ, mà   cực thấy mồ . Đúng là cực. Cái     vất  vả của nghề giáo đã có nhiều  người  nói đến, tôi bây giờ đã  nghỉ hưu nên  không    nên nhớ lại làm gì,chọn  những  ký ức vui vui   để giữ . Tuy nhiên có  mấy  chi tiết  khiến tôi không thể    không  bị ám ảnh . Tổ Văn  của tôi  không chỉ rặt  là  giáo viên từ lò Sư phạm ra. Có một thầy  học  tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thi vào  khó lắm, điểm lấy cao hơn ngành sư phạm, học  cũng  căng thẳng,  và ra làm ông giáo ! Lại có  một cô  học  Luật,  có lẽ cũng có     ước mơ thành  một “ thầy  kiện” như tôi, nay làm  cô giáo.  Người bạn  tuổi nhỏ  so  với tôi, tâm sự : Em ở bển ngay sau khi  ra  trường,  nhưng rồi mỗi ngày  một  bi quan. Là bởi ( cô  bạn thì thầm )  mọi  người đã bẻ cong ngòi bút khi thực hiện các phiên xét xử .Là  một  người dẫu sao cũng  khá quen với chữ  nghĩa, tôi hiểu  hình ảnh “ bẻ cong ngòi bút” này . Cây bút mà bị bẻ cong  ngòi,thì  việc đáng    xử đúng thì cho sai, kẻ  sai lại là   người đúng . Nhưng  rồi, năm học sau,lại có  một cô  từ bỏ   những đêm miệt mài bên giáo  án,  để chuyển qua làm bên  ngành toà án ! Có  một dịp gặp lại, cô vui mừng bảo : Em sợ nhất mấy việc ở trường . Đó là họp hội đồng.  Ban giám hiệu đem hết   người này  đến  người  khác lên đoạn đầu đài, rất sợ,họp mà cứ nơm nớp  như ra pháp  đường . Thứ hai là  bị dự giờ. Dạy học trò chứ đâu phải biểu diễn ca nhạc, có tiết này tiết  khác,  nhưng mấy chục con mắt  thầy cô  cứ  chùm hum về mình,  sau đó   mọi kiến thức bị xới tung, chê nhiều hơn khen, dù mình cố gắng bám  sách chuẩn kiến thức của Bộ…Thứ ba là  thi đua trong chủ  nhiệm.Hễ ai thân với ban giám hiệu thì được  nhận  lớp   ngon,  tức là  ít học sinh cá biệt.Và thế là  mình  chỉ nhận toàn  lớp  bết bát,  trò  dở nên thầy cùng bị lĩnh án  tồi tệ .Chứ qua bên kia … Cô này  sung sướng kể một loạt  những điều tâm đắc . Rồi cô  kết  luận : giá như hồi trước  chị đi   học  luật, hẳn chị sẽ cảm thấy dễ thở hơn  bây giờ . Tôi đành cười :    nghề chọn mình, đành chịu.

 Tôi   tất bật  làm việc, nuôi dạy ba đứa con,  ngôi nhà có ba  người lớn, cô Kê ở xa  nhưng rất quan tâm, sau này có bà nội và mấy cô nữa,chị  và em gái của  ông xã tôi, cũng đều là phụ nữ,  cũng ở vùng với cô Kê,  tất cả đều đầu tắt mặt tối vì chúng nó.Họ hỗ trợ  hai má và tôi  chút đỉnh về tài chính, chứ  để “ tả xung hữu đột “ với bọn nhóc này, là ba  bà trong nhà .

 Tôi  nhớ những trang  sử tuổi học trường làng “ Vua Gia  Long lên ngôi,lập ra  bộ luật Gia Long thay cho bộ luật Hồng Đức của vua Lê Thánh Tôn “. Thầy giáo giảng đại khái, rằng  luật Hồng Đức của vua Lê Thánh Tôn  có  nhiều giá trị, nhưng  khi  vua  Gia Long lên ngôi, xây dựng nhà  Nguyễn, thì  ông thấy có  những điểm   cần bổ  sung . Để dạy dỗ  một lúc ba  đứa bé sinh ra cùng  một  thời điểm,   mà bên cạnh có hai bà má  với  kiểu chăm trẻ  năm 1945, tôi vẫn đùa, vì đó là thời điểm hai bà bị bán làm con  nuôi,  nhà giàu họ mua về để   trông con nhỏ cho họ,vùng nông thôn Trung Bộ,   thì  phải  định ra “ luật”.  Hai má đã có lúc giận dỗi,má Tư hiền nên đắp chăn  khóc và bỏ cơm, còn má  Mười tính  khí đàn ông thì đi .. đẩy ghe  ra sông  ! Tôi cứ theo luật mà làm. Tôi còn  cầu cứu cô Kê,  bà nội và các  cô của bọn trẻ, và rồi thấy bọn trẻ răm rắp tuân theo, hai “ngoại” rảnh tay làm nhiều  việc khác, nên  luật của tôi đã thuyết phục được hai bà . Ở trường làm chủ nhiệm  lớp,tôi cũng  buộc học sinh chấp hành tốt  nội qui của trường,  và có thêm “ nội qui  lớp”  để cho các hoạt động trôi chảy. Tôi  không chạy theo thành tích, ( dựa vào nội qui trường máy móc ) mà  linh hoạt,bởi luật nào cũng mang tính nhân đạo cả .

Những ngày theo hai má  lên vùng   “ xứ lạnh” lập  nghiệp,tôi  đã lờ mờ học  ra  việc “ chấp hành luật “. Các  chủ vườn  ngày ấy      chỉ là  những nông dân Hai Lúa, nhưng tôi thấy cách họ  tổ chức công việc ,giờ giấc,những qui định  khá chặt chẽ và đầy tình   người.Vườn rộng, trai bạn nhiều, việc bộn bề,  nhưng  bà chủ  nhiều hôm vẫn có thể  ung dung đi thăm con  gái  ở  xa  sinh con cả tháng,  hay ông chủ  sáng  sáng cứ giao việc cho  họ,còn ông, vốn có tật nghiện  thuốc lào, nước chè xanh,lại hai vai gánh thêm việc  một ấp trưởng, một thành viên của  nhóm VC nằm vùng,nên ông cố tình lê la nhà nọ sang nhà  kia, trọn buổi sáng, có khi cả  buổi chiều, mà việc vẫn chạy.  Có mấy điều hai má tôi vẫn nhắc : hễ đêm đến, trừ  trường hợp hi hữu,còn lại  trai bạn được  ngủ yên giấc. Vào mùa  cần “ đổ phân”tức là    dọn nhà  WC  lấy phân ra ủ, thì họ    không được giao cho khâu nào cả. Đi lấy nước từ  suối về ao nhà  những đêm mùa  khô hạn thì  ông và  những  người con. Cả việc bổ củi,gánh nước, ông bà   giao cho con cái. Trông em  nhỏ cũng vậy,nếu cần thì thuê  một  người  khác . Qui định   tiền  lương, thưởng, quà tết, đau ốm .. rất chi tiết.

  Tôi có dịp gặp lại   một vài   người con,  thừa hưởng vườn tược  gia tiên để lại, trở thành những chủ nhân mới . Khoa học phát triển nên nông nghiệp cũng được cơ giới hoá, tuy nhiên có  nhiều  khâu vẫn cần đến sức lao động cơ bắp.Đó là  khâu “ vô chân”, bón phân.. Vô chân tức là  lấy đất đắp vào chân gốc rau  khi cây vừa qua giai đoạn phát triển, mục đích là   giúp  cây rau  tăng trưởng nhanh chóng, có  trọng lượng  như ý  muốn. Còn  vô phân tức là ,cứ gọi là cho rau ăn  thêm chất bổ  vậy.Muốn “ vô chân” thì  bước đầu tiên là   chọn đất giữa luống, cuốc bung lên bằng  một loại nỉa bốn chỉa . Dùng đất này,với một cây vá, xúc từng xẻng mà      ý tứ đắp vào từng gốc cây, cẩn thận nếu  không cây sẽ gảy, loại  rau như bắp sú, hoa lơ,  thân cao , to ,mà lại rất giòn.   Tính toán diện tích vườn,số  lượng cây  khắp vườn mà thuê thêm công,  bây giờ chủ  yếu là công nhật  chứ  không  mấy ai  nuôi thợ trong nhà . Chủ  một bên,thợ  một bên.



 Có chủ  ra sức cuốc  rất  khoẻ, như vắt hết sức lực ra, rồi hối hả xúc đất,rồi  vun gốc, rồi   người thợ  chưa  kịp thở để đi  uống nước, thì chủ đã thúc giục qua  luống  khác .. Hết ngày, người làm công   đến tìm chủ, xin nhận tiền (  nguyên tắc,  luật..vườn mà ) là sau  đợt vô chân,bón phân thì chủ mới trả ) Chủ ngạc nhiên, chú làm công vờ gãi đầu : dạ, tại nhà có chút việc. Chủ gặng,việc gì ,  mày  hứa làm cho tao    xong đợt này mà .Chủ có  linh cảm trực giác  rằng  hình như chàng làm công này  muốn..thôi. Mày thôi thì tao kêu công ở đâu ? Dạ thiếu  gì,chứ cháu bận thiệt mà . Rồi  anh  ta ù chạy, không kịp nhận tiền. Công cán đó, mai mốt sai vợ ra nhận.Mấy ngày bị chủ “ quần thảo “ anh chàng hãi hùng . Mà sao hai  vợ chồng chú ấy  giỏi thật,hùng hục cuốc  vun, cứ như là mai… chết đến nơi. Mình xin bái, kiếm chỗ  khác. Đi làm thuê lâu dài,  cứ bị  bóc lột như vầy,thôi  xin chào !Chủ chạy đi tìm công, nhưng cứ như có những cú “tin nhắn mồm “ truyền đi  rất nhanh, nên cuối cùng  hai vợ chồng  đành  gồng mình lên mà cuốc,mà vun,rồi đổ bệnh ! Vườn nhà  người tha thì  đầy trai bạn, mà hễ năn nỉ đi tìm “   giúp cho  vài bữa “ thì ai nấy   tìm cách tránh như tránh hủi ! Bà mẹ già của hai vợ chồng chủ vườn  ấy hiểu ra . Bà  đay nghiến con trai : có cái luật đâu mà lạ ! Thuê  người đến,  chủ cố làm  hết sức hết lực, tớ thấy  buộc phải theo,nhưng  một bữa một thôi.Con trâu con bò  chúng nó  còn nhận ra, mà đây là con   người !

Chủ ngộ ra,  nhưng  đã  muộn .Giao vườn cho con rể, và ..mất luôn vợ .Vì họ bỏ công ngày đêm     bên vườn,quên cả  sự có mặt của ông này .

  Có lẽ  vì cũng quen  “ định ra  luật “nên có nhiều  người phải sống với  “luật rừng “ hay “luật giang hồ”.

  Người bạn   cùng  tôi gắn bó  một thời niên thiếu là  nạn nhân của  những bộ luật mang khái  niệm “luật rừng “ hay “luật giang hồ”này . Chị    không kể,nhưng sự việc thì  rõ ràng.Có nhà  bố mẹ mà  không được ở,vì  “ nữ nhi  ngoại tộc” chỉ  do bà này và cậu em ở khung tuổi  kỵ nhau ,em cầm tinh con   heo mà chị là con  khỉ,   rồi con đầu  lòng của  người em     chết non,thầy bói nói  do kỵ với cô của nó, đang ở chung nhà (?) Khi  được về ,thì  tách  hộ ra . Bà này   mỗi dịp lễ lạc,tết  nhất,  được   phụ  huynh,học sinh tặng  nhiều quà, thì cả nhà  dùng chung.Cả nhà bây giờ là hai hộ,hộ kia có nhân khẩu gấp ba, thế mà  bà  giáo  thấy vui, ít ra là  làm cho bà mẹ, vốn rất yêu quí con trai một, vui  vẻ. Nhưng khi  bà này   ra vườn hái  vài trái su, giàn do hai vợ chồng dựng,    cây cũng do họ trồng,thì hôm  sau,giàn   héo queo,rồi bị giật sập.Chị Giang có  ăn mấy  quả su ấy, lỡ  nuốt vô bụng,mà  nghe đắng chát. Chị bảo, lỗi ở tớ. Vì hôm ấy tớ ghé qua,nhà hết cơm, người bạn vội chạy đi  kiếm quả su, chế  biến cho bà này món  mì xào , ngon lắm, vì những quả su non rất  ngọt,thêm món mì và chút gia vị nữa thì cứ  như  đi   rét tô răng vậy !  Tôi đùa : thì  luật sờ sờ ra  đó. Không   dựng giàn, không   gieo cây, ai cho phép hái . Còn quà  tặng  thì bà mẹ   dùng, mang cho bọn trẻ,chứ đâu cho   người lập giàn su !  Đúng luật là giá má giàn su  ấy do bà mẹ trồng ! Hai bà  lần ra vườn, lật tìm những  cọng su ,cành lá héo rũ, mà  nước mắt  lưng tròng . Vì cái tội  hành động phi pháp mà .. đã hại  cuộc đời giàn su tội  nghiệp !

  ( còn  nữa ) 

Friday, April 19, 2024

 Hai cây đinh ..

Sông Min hay Min Jiang là  con sông dài 735 km  ở trung tâm tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc,vốn là một nhánh của thượng nguồn sông Dương Tử   được coi là dòng chảy chính của thượng lưu Dương Tử .Khu vực này nằm ở phía tây đồng bằng Thành Đô , giữa lưu vực Tứ Xuyên và cao nguyên Tây Tạng . Ban đầu, nước  sông  Min sẽ lao xuống từ Dãy núi Min khiến các khu vực lân cận phía tây  dễ bị lũ lụt,còn  đồng bằng Thành Đô khô cằn phía bên kia,phía đông.

Do vậy cần  phải    “ chuyển nước” sang phía đông. Xây dựng một con đê dẫn nước giống như miệng cá  để chia  bớt  nguồn  nước sang  phía đông,  mất bốn năm , rồi sau tám năm làm việc, một con kênh rộng 20 mét  đã được khoét qua núi. Đó là kênh Đô Giang Yển, ra đời vào năm 256  trước Công Nguyên.

Hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển đã được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới vào năm 2000.

“ Chuyển hướng” hay “đổi giòng”là từ ngữ không chỉ dành cho  các công trình thuỷ lợi,mà  xét về mặt  hàm ẩn, nó  còn muốn nói đến  sự lựa chọn cách sống  mới cho cuộc đời một con người.

Vì ngôi nhà  cha mẹ để lại, bà  bạn tôi một mình đối đầu  với hơn năm chục người con,  người  cháu của ông bà . Cuộc chiến đang giằng co. Hai bên đang im lặng,thủ thế, nhưng dường  như mỗi bên đang  bàn mưu tính kế để tìm cách  kéo ngôi nhà về phía mình . Họ dùng những con bài chủ át. Người chị cả cùng  anh con trai đầu, chị thứ,họ kéo theo một người chị gái con bà cô,  rồi cô em dâu, và nay  là  gã hàng xóm của bạn tôi. Giai  đoạn một xem ra bà bạn thua.Phe bên kia   đồng tình  bỏ công bỏ  của  sửa mái nhà  , nhưng rồi cuối cùng nuốt lời hứa. Bà bạn, chỉ một mình  không thể gọi là “phe” bèn   cầu cứu hai bà “ lạch chạch “ một thời,  viết thư theo kiểu Nguyễn Trãi và Quân trung từ mệnh tập, khiêu khích giặc Minh. Bên kia im lặng. Sự im lặng đáng sợ,bởi trước mọi cơn dông bão, đất trời  luôn lặng thinh. Nhưng họ không im lặng. Họ đưa hai  tên tướng ra  khích . Một là bà chị trong họ. Bà này đang được cô  em hỗ trợ tài chính sửa sang lại ngôi nhà. Bà tìm gặp bà bạn tôi, nhún vai  đầy kiểu cách bề trên:

-  Dọn lại nhà, phòng nào  không dùng thì khoá cứng lại, vì trước sau cũng đâu thuộc về mình !

- Tôi nè,sửa lại nhà  rồi cho thuê,tôi chỉ giữ đúng bốn phòng: phòng thờ,phòng ngủ, phòng  khách, bếp,ở nhiều phải quét dọn,mệt lắm !

Biết bà này thuộc  nhóm “gái già lắm chiêu”nên bạn tôi chỉ cười.

 Rồi gã hàng xóm. Ý đồ của họ đã  rõ.Họ muốn  vừa xoa ( người chị ) vừa đấm (  người cháu hàng xóm ) để uy hiếp tinh thần, một kiểu bạo hành tâm lý, để cho bạn tôi vốn đau  yếu, cơ thể suy kiệt, rồi lao tâm khổ tứ, mà  kiệt quệ dần.Người con  đầu lòng của chị cả   xưa nay vốn  kín kẽ. Tôi biết chị cả vốn không có lập  trường và bản  lĩnh như chị thứ, nhưng đám các cô con gái của chị thì rất  mưu mô.Vì tài sản  của bà dì sớm muộn cũng thuộc về họ   một khi   cái tên bà mẹ còn nằm chễm chệ trên sổ đỏ . Chị thứ thì  bệnh trạng ngày một tăng, nhưng thật kỳ lạ, nhất định không tái  khám ,mà toa thuốc đem đi “ ép pờ lát tíc” rồi  cứ thế mua thuốc uống dần !

 Cuộc chiến sang giai đoạn thứ ba !

 Một phe giữ thế phía  tây, còn bạn tôi chuyển sang đông, dù phải xẻ núi.Bạn từng nghĩ  phải cậy dựa   chị  cả, rồi chị thứ, sau khi  bố mẹ  qua đời, nhưng nay: tớ  dựa vào chính mình .Bạn tôi có cây đèn thần và chiếc nhẫn thần, cây đèn là sổ  gốc  về  nền nhà,và chiếc nhẫn thần là niềm tin vào pháp luật.

 Điều tôi   rất mừng là  tình trạng sức  khoẻ của bà bạn mỗi ngày một  tiến triển tốt hơn.  Ở quanh vùng thung lũng Tình Yêu,  cách nhà bà bạn dăm cây số,  nhiều  ngôi biệt thự ở đây được sửa sang như  những khu lưu trú  đặc biệt. Nhiều  người cao tuổi tìm đến sống, chữa bệnh,an dưỡng, tịnh tâm. Những đồi thông xanh êm ả, khí hậu trong lành, không gian  yên tĩnh, bạn tôi không bỏ tiền ra  thuê  như mọi người mà vẫn có dư thừa. Dù  không có tình thương máu mủ thì có  nhiều  người know và like bà này , là tình bạn. Đối phương dùng chiêu “  ào ạt tấn công  qua hai giai  đoạn ,   từ  việc   lên án, bêu diếu, sau đó qua  công kích, hăm doạ,  bạn tôi cứ bình tĩnh mỉm cười. Hung hãn là cái vỏ của kẻ có một tâm hồn yếu đuối.Từ  dạo nào có  một  người đã nhận định về người chị thứ, nay cả phe nhóm của chị, như vậy  .Chúng tôi có lần cùng đọc một câu chuyện cổ, mà thích thú lắm . Một tên cướp hung bạo,mưu mô,hoành hành nhiều thôn làng t rong  suốt  một thời gian dài mà  nhiều viên quan cai quản   bất lực.Vì hễ bắt giam, hắn ta vượt ngục dễ  dàng.Rồi khi hắn đã ở ngoài vòng pháp luật, đây là mối kinh hoàng của quan  quân triều đình và dân chúng.

 Một ngày kia, hắn cũng bị bắt,bị gông  dẫn ra  công đường.Trước mặt hắn là  một ông lão gầy  gò, râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền lành.Hắn cười khinh bỉ . Nhưng viên quan võ  cường tráng ,    quân sĩ vây quanh,  binh khí ba bề bốn bên ta còn chưa khiếp sợ, huống chi nay  chỉ có  một lão già ốm yếu.Mấy gian nhà vắng lặng. Trên bàn bày một dĩa đá  lửa rửa sạch, một dĩa  quả  ngọt Sao là đá và quả ngọt ? Tên tướng cướp  được lệnh  cởi trới, cầm dao và mời quả, còn viên quan già lão thì nhón tay  với một cục đá lửa cho vào miệng, bắt đầu nhai.Hừ,hắn ta răng cọ lung lay mà còn ăn được đá, ta    trai tráng mà đi ăn thứ quả ngọt dành cho hạng trẻ ranh ư ? Hắn bỏ dao, nhón một viên đá.Hắn nghe buốt đến tận óc, còn viên phá thì bị hắn phun bắn bay lăn công cốc  trên nền gạch. Viên quan cứ  thong thả nhón viên thứ hai,thứ ba, nhai rau ráu, như trẻ nhai kẹo, và nuốt ngon lành .

Cuộc sống hiện tại của bà bạn tôi là thế. Cứ ung dung chọn những viên đường phèn trộn lẫn trong dĩa đá lửa để nhai,nhường  đá cho đối  phương. Bởi chúng tôi  nắm thế chủ động. Tiền bạc thì rất cần, nhưng biết cách chi tiêu thì  không thiếu,bởi “ tri túc tiện túc hà thời túc”.Nhưng  tài sản tổ tiên  dành cho mình,phải thuộc về mình .

       Đinh  Thị   Thu   Giang

 Hai  cây  đinh và  bốn cây đèn .

Như thường lệ, cứ trưa thứ bảy, sau tiết học cuối là tôi  phóng xe đạp xuống trường cô bạn, cách  thị trấn nơi tôi  làm việc độ bảy cây số. 

Bao giờ tôi đến nơi,sân trường luôn vắng lặng. Học sinh đã  kéo về hết, các thầy cô trong nhà tập thể  cũng đã  kịp đón  những chuyến xe đò  xuôi phố thị,   tranh  thủ   những giờ  khắc hiếm hoi của  ngày cuối tuần.

 Nhưng hôm nay, khi dừng xe  tại con dốc dẫn lên trường nằm  trên đỉnh đồi,

 tôi bắt gặp cô bạn đứng ở đây,  tay bê chiếc rổ có mấy quả mướp và  chiếc lọ chao đựng dầu ăn, cô nàng hẳn vừa đi chợ về - chợ chỉ  là   một vài hàng quán  lèo tèo ,bán mớ cá khô,bìa đậu mớ rau,nhiều nhất là chuối đặc sản cây nhà lá vườn. Bọn học sinh mười mấy đứa đứng vây quanh. Câu chuyện họ trao đổi là buổi chiếu phim lưu động của huyện sẽ có mặt  ở  xã  tối nay. Tôi thường ghé   xã  mỗi cuối tuần nên có nhiều lần được xem  những buổi  phim ngoài trời như thế, có năm họ chọn  bãi đá bóng  của xã,nằm ven quốc lộ,có năm chọn khuôn viên nhà trường,vì  ngôi trường xã có  khoảng sân, rồi vườn , bao quanh sân, rất rộng. Địa điểm tối nay sẽ là sân trường. Chà, thế là  chúng tôi không còn  sự yên tĩnh để tập trung soạn giáo án, nhưng bù lại, cứ bắc  ghế ra hiên nhà tập thể là   được tận hưởng toàn buổi chiếu phim .Đa số là phim tài liệu,đôi  khi  cũng có phim truyện Việt Nam.Một  học sinh sung sướng :

-Phim nước ngoài nghe cô,hay lắm !

- Mà phim gì ?

- A,dạ là …

Chú bé học trò thấp lũn cũn,đeo chiếc  khăn quàng đỏ mới tinh,đôi mắt tròn đen lay láy, kéo tay  một đứa  khác lại  có dáng to   khoẻ,khuôn mặt đường nét hiện rõ  thiếu niên mười ba mười bốn rồi.Do chiến tranh nên rất nhiều học sinh làm khai sinh mới, nhỏ đi  bốn năm tuổi là  chuyện bình thường . Bất chợt tôi nhớ đến    câu chuyện kể về tình bạn của một chú  voi và chú chó con. Ở đoàn xiếc,chúng  khá thân thiết với nhau.Rồi do có một biến cố xảy ra,   họ  phải  chia xa. Chú voi  đến nơi mới ,bỏ ăn,khiến chủ đoàn xiếc rất lo  lắng.Một hôm  ông này  có thuê  một  thiếu niên dọn cỏ vườn, anh chàng này dẫn theo con chó con của nhà  mình.Chú này  đột nhập vào chuồng voi rất tình cờ. Anh bạn voi lại thấy vui lên,thèm ăn …

- A,nhớ ra rồi,phim …Hai cây đinh với ..

 Người bạn tôi  nhíu mày .Nghe cái tên có   cái gì đó  quen quen, mà là lạ.  Học sinh “con voi”bất chợt nhìn xuống “ cún con” đang đứng như rúc vào nách, còn tay kia  bíu chắt lấy tay bạn,  giọng trêu đùa :

- Hai cô ơi, phim  Đinh  một tấc  với cây đèn dầu.!

 “Cún con “ có cái tên dễ nhớ, trầm bổng,Đinh Ngọc Nhã. Cùng độ tuổi mười hai ,chú bé này không ở trong diện “ làm lại  khai sinh” nhưng Nhã nhỏ nhắn,trắng trẻo,hiền lành,như     trẻ     cấp   một, thế là bạn bè gán cho  danh hiệu  này. Đinh đóng gỗ thì có đinh mười là  đinh  dài bằng  ngón tay trò, đóng cột nhà,cũng gọi là “ đinh  một tấc”. Nhưng dáng  người mà “ một tấc”thì  như    mọi  người vẫn trêu một đồng nghiệp của tôi ở trường thị trấn, một hiệu phó,  vóc  người thấp nhỏ,  sông có  khúc, người cũng có … một khúc . Tôi cùng ba năm ở nhà chú Toàn tại  TP Hồ Chí Minh dạo sau  1975, ngôi nhà mà theo tôi có  nhiều  sách nhất    sau  những nơi tôi  tìm đến, đọc rất nhiều  tiểu thuyết tây tàu mán mường,  tức là hằm bà  lằng, thì  nhan đề có liên quan   đến ..hai cây đinh và  cây đèn thì chỉ có  .. truyện Alađanh và cây đèn thần.Hồi đó,  ngay sau  ba mươi tháng tư vài tháng,hai anh em bố tôi  và chú Toàn   nối được dây liên lạc,    biết chú sẽ phải đi học cải tạo-chú là  kỹ sư, làm việc trong phi trường Tân Sơn Nhất -  thím lại sắp sanh, nhà chú thím  xưa nay  luôn có  một hai  người giúp việc,nay tôi nhận  sứ mệnh  này,  vì tôi cũng đang rỗi,chờ thi đại học. Em bé nhỏ   ban ngày ngủ li bì,thôi thì chị  Giang tha hồ lục lọi kho tiểu thuyết của bà thím,  nào là   truyện của bà Tùng Long, cô Thuỵ Vũ, cô Quỳnh Dao (  người Đài Loan ).. và bộ Ngàn lẻ một đêm.Ở ngoài Bắc  tôi cũng có đọc, nhưng không được đầy đủ như ở đây.

 Hai cô giáo  trẻ phì cười, còn đám học trò thích thú ,hân hoan chờ đợi.

 Ngày ấy-bây giờ, đã gần  hơn bốn chục năm. Tôi  có bận  thường về thành phố để chăm nom  Bọ tôi và ông xã   ốm  nằm bệnh viện.  Bà bạn năm nào cũng  phải  về đây trị bệnh. Chị  bạn   mấy năm ròng  cho tôi chung buồng trong  khu  cơ quan Phòng Giáo dục Huyện  cũng  nhận việc chăm  người em  ốm  kéo dài Tuổi trẻ cùng làm việc,    già thì  đi với bệnh, bệnh mình, bệnh  người thân. Chúng tôi chở nhau đi trên hai chiếc xe máy,   hoà nhanh vào dòng  người cuồn cuộn,hối hả . Bỗng qua  một quán nước,  chị bạn Phòng Giáo dục với vẻ  hoảng sợ  gọi tôi và bà bạn:

- Hình như có… ai đó.. đuổi theo tụi mình !

Đuổi theo ba bà già,  túi  xách   có chút tiền,còn hai chiếc xe, đều  là  xe  mượn, thì khá mới ?  Không có gì nghi ngờ nữa . Bốn gã  theo  sau, bốn xe,  người nào  người nấy đều đã ở tuổi trung niên, tóc tai bờm xờm,  mặt mũi sương gió, bặm trợn.Chị Phòng Giáo dục  tính toán rất nhanh, hẳn ở phố và  không ít  chứng kiến những “ ca” như thế này :

- Tụi mình  phóng đến chỗ có mấy chú Công An thì tấp vô nghe !

  Cả ba  cùng tấp vào,thì  bốn  người đuổi theo cũng… tấp theo luôn ! Hai bên  mở  to mắt  nhìn nhau. Các bà vẫn cuống cuồng sợ hãi, còn   các ông thì   cười  xoà :

- Trời ơi ! Mấy cô ngó vậy mà phóng xe chạy dữ, tụi em  đuổi theo muốn khùng !

 Mấy cô, tụi em ! Mỗi cô  có mấy chục năm    bén duyên với nghề được gọi là “ cô”    đưa biết bao nhiêu đám  khách trẻ qua sông,  có biết  các vị này đến từ tỉnh thành nào, trường  lớp nào !

- Cô ơi, em là “Đinh  một tấc”, bữa  ghé trường coi phim “Hai cây đinh và bốn cây đèn”.!

 Trời,  Đinh một tấc hôm nay đây !  Anh ta  cao đến hơn mét bảy,người to khoẻ, da đỏ hồng .Bác sĩ bệnh  viện tỉnh . Đều ở  dưới đó hết, bữa nay  nghỉ lễ về phố vi  vu, không cho vợ con bám theo,vì biết sẽ gặp các cô mà . Ba bà giáo chạnh lòng: mình  không nhận ra họ mà còn ..bỏ chạy ! Đám học trò  năm  cứ đứng cười khoái chí. Đời thuở nào mà  có cuộc hội ngộ  kỳ quặc  như hôm nay . Trao đổi số điện thoại, địa chỉ  nhà, nhưng rồi  cất đấy ! Cuộc sống cứ cuốn mọi  người   trôi về phía trước. Ngày nào chúng tôi đến miền đất  ấy, đến để mà đi, như  lối   ví  von câu chữ, thì bây giờ cũng vậy, gặp để mà chia  tay. Ngay cả chị bạn   ở Phòng Giáo dục cũng vậy,chị bảo có lên  Dalat mấy lần,cũng có  ra chỗ Vườn hoa, mà ..Tôi cũng kể lể rằng về Saigon nhiều chuyến lắm, vì  các con ông  chú  trở lại đây, có  năm chú Toàn mất, họ về tổ chức lễ cúng khá linh đình, tôi nán lại  nhà  chú cả tuần… Bà bạn kể,nói chi xa, ba chị em nhà tớ , có  a lô ( điện thoại ) hoặc nhà cách nhau chỉ vài bước chân,mà có khi hằng tháng  không gặp nhau.Vì hễ  ngồi kẻ hỏi  người đáp,kẻ  nói  người nghe và cuối cùng là … Rồi  một  người đùng đùng bỏ vào nhà,  người kia sượng sùng ra  về .  Có  một năm chị em sát cánh bên nhau  tương đối lâu, nửa tháng, là bởi  cùng về thăm quê cha đất tổ . Chị cả từ chối vì chị cùng  cậu út  đã ra   quê từ  năm năm trước.Họ đi theo  mấy chị em  khác,  lịch trình do “ ban tổ chức “ đưa ra  nên   phải phục tùng .

- Có  một nơi tớ ân hận là chưa ghé được. Đó là Bara ( đập nước ) Đô Lương. Hồi mẹ còn sống, bà nhắc hoài,nhắc đến độ tớ  nêu quyết tâm: hễ  về quê là phải  đến thăm nơi này .

 Tôi chợt thấy tiếc. Bởi có  lần,thuở còn là học trò,  bố tôi đã rủ bọn tôi đến đây trong một chuyến công tác của ông, nhưng chúng tôi từ chối. Có gì hay ho khi đứng trước một đập nước vô hồn. Cho  thù  ông bố mê nước và lúa cố gắng thuyết minh: do hoàng thân Xuphanuvong của Lào  dựng đó. Trong Phan Thiết thì có Tháp nước. Tôi nhớ mài mại như vậy. Nhưng  Đập Đô   Lương là  ký ức một thời của  người mẹ thân yêu, một bà lão   theo chồng xa  quê ở tuổi hai mươi,sau nửa cuộc đời mới quay lại, hối hả đi thăm  người thân hai bên họ ngoại  rồi lại   vội vã vào  cao nguyên,vì nào   con cháu,nhà cửa, vườn tược, heo gà.. đang chờ !  Ông xã tôi  thì  nuôi giấc mơ đi thăm một công trình thuỷ điện ở Trung Quốc, mà ông tình cờ đọc được qua internet : kênh  đào  Đô Giang Yển .Tôi trề  môi:  Trời,người ta đi thăm Vạn  Lý trường thành, đi  Tử Cấm thành,hay là Cửu trại câu,chứ nơi kênh đào  thì có  gì mà coi. Xứ  mình bao nhiêu là  kênh, cứ xuống miền tây là gặp … Ông xã tôi cười : có ít người tìm mới  thấy  độc . Như bà đó, bao nhiêu  người gặp bà,  mà có mỗi tôi..tìm bà !  Nhưng câu này  khiến tôi  bừng tỉnh :    Di  sản  thế  giới được Unesco công nhận đó  nghe bà !

 

 

 Một kênh  nước trên sông,mà là  một Di sản thế giới!   Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói, không ngờ bà bạn lại đang bỏ công tìm hiểu. Bà kể có  lần   tìm  mấy bài tập Yoga, bà mở ra  một trang  có  cái tết  rất gần gũi “  Lều tranh”.  Tác giả     giới thiệu thêm   hàng loạt những công trình  nổi tiếng trên khắp thế giới,  thiên tạo hay nhân tạo, là làng mạc, phố xá, dinh thự, cầu cống, đến hang động, đập nước,rồi kênh đào.  Thuở đi học, có môn tiếng Pháp,biết  chút đỉnh về  kênh đào Midi.Tôi cướp lời : kênh đào Panama, kênh đào Suez  này !

   Tôi bỗng tò mò,bỏ ra nhiều giờ lên mạng tìm hiểu cùng chồng.Hai con  người này có “ thần giao cách cảm “ hay sao mà cùng  khao khát được đến thăm một con  kênh  đào nơi xa xôi vạn dặm.  Có lẽ là đây  chăng :

 

Friday, April 12, 2024

, THUỘC GIÁO ÁN

    Dalat  1990

THUỘC  GIÁO  ÁN .

  Xin cám ơn shop    hàng gia dụng Thanh Vân,   TP Hồ Chí Minh

    Thành thật xin lỗi  Nguyên, người hàng xóm tốt bụng.

 Một ngày bình thường trong tuần,mọi người đều làm việc mà tôi thì lại được đi chơi. Không, tôi có công việc từ  bốn giờ  chiều  hôm nay đến     rạng sáng hôm  sau. Có  người nghe ra  cái thời  khắc     hơi  kỳ quặc thì  nghĩ đến  một nghề  rồi   kinh ngạc khi  nhìn ngắm bà lão U70: ở cái tuổi  này thì còn bảo vệ cái  gì,bảo  vệ ai  ? Thuê  người đi canh cho mình ngủ thì có ! Tôi  phải phân trần : bán  một cái cửa hàng tiện lợi,  do ban ngày ế lắm, đêm lại  có rất đông khách du lịch tìm đến,mà xung quanh hàng quán đóng cửa cả ! À thì ra vậy.Ừ thì làm đêm ngủ ngày .  Các bà già ngồi quanh  đã  lọt  đầu đuôi  câu chuyện    bèn đồng tình,ừ, thì phải làm mới có ăn, kẻ  làm ngày, người làm đêm, có  sao đâu.Một bà bổ  sung,  Như tôi đây nè, giá mà có   chỗ bán buôn như  vậy tôi cũng làm được. Tôi có tật ban ngày  ngủ, vì ở  không mà, rồi đêm thì mắt thao láo ..  Bà bạn  tri  kỷ  bổ sung : có hai  người, hễ  khách đông thì phụ nhau,khách ít thì chia  ca ra ngủ .

  Bọ (  bố,cách gọi  cha  của  người vùng Hà Tĩnh ) tôi đùa: hồi nào hắn  mơ  được bán   ở  một quầy   Bách hoá,nay thì đã thoả.! Có lẽ vậy. Tôi từng là  một “ bà Địa “ một giáo viên    môn Địa Lý   bậc cơ sở . Ngày tôi  ra trường,bố đẻ (  người sinh ra tôi) động  viên :     chịu khó đứng lớp độ  năm năm là thuộc lòng giáo án . Ông  quen biết  nhiều  thầy cô  thường xuyên đứng  lớp  ở trong ngành giáo dục,  lại là  người chu đáo, thương con và  rất thông cảm với  cô con  gái ương  bướng, nên  theo ông “thuộc lòng giáo án”    phải hiểu là nắm tường tận  mọi  kiến thức,  để khi  không có  giáo án vẫn    truyền đạt trọn vẹn, sinh động cho bọn trẻ . Đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên  những tiết học Môn Sinh ở  những năm cấp ba. Thầy giáo dạy thỉnh giảng do  trường ở quê  ngoại tôi  nằm  sâu trong núi, mỗi tuần thầy chỉ    tạt qua trường vài tiết cho bọn cuối  cấp ,học để thi tốt  nghiệp. Thầy   có chiếc cặp mỏng để cuốn sổ điểm,cuốn sách giáo khoa, còn   chữ  nghĩa thì  một bụng ! Ông  giáo tuổi  ngoài tứ tuần, giản  dị, thân  thiện, cứ thế là giảng,  rồi đọc cho học  sinh  ghi  những phần quan trọng, mà chỉ  liếc qua sách  giáo  khoa  để   nhắc nhở  học sinh theo dõi cho giờ  học thêm  lôi cuốn.

  Chúng tôi cứ  nghĩ chắc thầy    chỉ chú ý hai dạng, một là   giỏi, hai là bết bát, nhưng   buổi học nào,  thầy cũng dành  vài phút, lật sổ gọi tên từng đứa.  Có lẽ vì  vậy mà chỉ sau  dăm    tiết học, ông nhớ tên  rất nhiều đứa, có vài trường  hợp ông  nhầm với đứa  khác vì chỗ ngồi,hay   nét mặt, ánh mắt.. Các thầy  cô dạy Toán Văn  chả bao giờ làm thế, dù  họ  có  nhiều tiết  mỗi  lớp,rồi chấm bài, rồi gọi chúng phát biểu,nên họ chả bỏ công   cầm sổ gọi từng đứa, bắt chúng đứng lên (  đi học mà bị thầy  kêu tên, đứng lên, dù thế nào cũng thấy  sường sượng, nên tư thế  hơi miễn cưỡng) nhìn vào mặt,  như cố nhớ  lấy cái con bé nọ,  cái thằng nhóc kia. Ngày chia tay ở tiết học cuối, có đứa cắc cớ nêu thắc mắc, thầy   chân thành bảo :   để xem   bạn  ấy  sức khoẻ thế nào , nếu   có mệt  thì   thầy tìm cách       giảng  sao cho dễ hiểu hơn. Thật  là cảm động. Lúc ấy tôi  dợm hỏi : bố con nói dạy năm năm là thuộc giáo án,có đúng  không thầy ? Nhưng qua bao ngày  tháng, khi  không còn   được gắn bó  với   nghiệp bảng đen phấn trắng, tôi   tự trả lời :  “ thuộc  giáo án “  không chỉ là nắm vững  kiến thức, mà   còn sống có trách nhiệm với học trò, với đồng  nghiệp ,với cuộc đời .”

  Trang  blog này của bà bạn, tôi  viết ké   vì  mục đích là  cùng bà này  giãi toả nỗi  lòng . Do  công việc  kinh doanh, hay cứ gọi là  “buôn bán “  nên tôi    có nhiều  mối quan hệ,từ đó  đâm ra    số bạn bè không ít.  Nhưng có lần  trong  một  lớp  học Tiếng Anh ( tôi  phải cố học  khi đã  tuổi tam thập nhi lập,  vì công việc )  thầy giáo định nghĩa : bạn là   người mà  ta  biết và   thích ( thầy dùng hai   động từ know và like  )  nhưng không có quan hệ bà con huyết thống. Đơn giản  vậy thôi, nhưng với tôi,  đằng sau  động từ  know để đi đến  like, thì chỉ có  một vài   người. Trong con số “ vài “ ấy có  bà này.

 Bà này đang   chữa bệnh, chứng bệnh   mà  nhiều học sinh cũ nghe đến là  ái ngại, thật khó chữa .  Qua mấy năm  lăn lộn , thôi dùng từ khác cho dễ chịu hơn,   là  khăn gói qua  nhiều bệnh viện, thì nay…   Nỗi  khổ lớn nhất là   … đầu tiên ! Mua sắm thứ gì cũng phải tính toán ,cân nhắc . Bà này thèm đọc báo,   tôi bèn cùng  một cô bạn khác (   chúng tôi cùng  diện  không có quan hệ bà con huyết thống, mà đều  know  và  like nhau )   đặt cho     độc giả này   một quí . Nhưng  chủ nhân dè dặt đề  nghị: tớ   cần  một chiếc bình giữ nhiệt và mấy con dao. Bình để  ủ   hạt đậu đen  rang chín, còn dao thì  gọt dứa, nhà có dao  nhưng  cũ mèm, mỗi lần gọt từng mắt dứa  là  lôi hết cả ruột gan quả dứa ra ! Bà     bạn  cùng   đồng chủ nhân cửa hàng tiện lợi   giao cho  người mẹ lên mạng tìm hộ. Bà cụ gần tám mươi, giỏi sử dụng  laptop,mua hàng online , bỏ  ra  một  buổi  mò mẫm rồi kêu lên :  như sao trên trời,  không biết chọn  hiệu nào!  Bệnh nhân nhớ ra hôm đi họp lớp   của  học  sinh  cũ, các  thầy cô  được tặng  một chiếc  bình giữ nhiệt nho nhỏ, hiệu Con  lừa .Bà này    bê theo  đi khắp các bệnh viện,   rong ruổi các cung đường  trên không, dưới đất ( chưa đi tàu thuỷ )   và khen  bằng hai từ “  tiện lắm “. Thế rồi, cuối cùng những  “chị đẹp đạp sóng rẽ gió “  cũng tìm được  một  shop. Chủ nhân  shop tiện lợi kêu lên :  ôi,  shop của tớ này. Mấy cái đầu    chụm vào màn máy tính. Tôi bảo,  ê nhận vơ.! Người ta là.. còn bà là  Vân Thanh kia mà ! Ừ, thì  hơi  ngược.  Tên tớ nó  ngược ngạo  như  không xuôi chảy như  hiệu kia. Có lẽ lúc sinh ra bố mẹ đã  cảm nhận con  người   “ mây xanh “ hay là “ xanh như mây “này !  Giá thật phải chăng, chủ shop còn miễn hoàn toàn  ship,  lộ trình từ mảnh đất Saigon hoa lệ lên tận cao nguyên giá lạnh này, ba  trăm cây số ! Chúng tôi   cảm  động lắm,   ngỏ lời cám ơn và    cầu cho shop   buôn bán   may mắn . Có lẽ vì     thấm thía hai  từ “ bệnh nhân “ mà      người chủ  không ngại ngần  hỗ trợ.

  Chúng tôi,  hai bà chủ  cửa hàng,  thừa nhận, đã đi buôn thì khó mà giữ chữ tín, nhưng là con  người, chúng tôi cũng dễ động lòng. Có  một hôm đã  khuya,     vừa bán vừa ngáp, vì  cửa hàng   hơi ế, hai bà già cũng     khá mệt, cứ  muốn đóng cửa về nhà . Chợt  một  người đàn ông  râu ria,  lảo đảo bước vào,  khoác một chiếc áo jacket  field màu  cứt   ngựa  cũ và bẩn , loại áo  đi trận mạc của  lính tráng trước đây,  hai vạt áo có thể nhét kín  một cặp  gà. Chúng tôi  tỉnh người, trố mắt  nhìn  vào phần nhô lên như bà bầu của  người khách có  đôi mắt vàng ệch, mệt mỏi dưới ánh đèn tù mù về khuya.  Ông ta  lôi ra, không phải  gà, mà là  một chiếc blouson màu cà phê,   con mắt nhà buôn cho chúng tôi biết: áo  rất mới  và  đây là  đồ đi trộm.    Một vài giọt  nước nhễu xuống sàn: áo vừa giặt xong, đang được phơi ! Người đàn ông thú nhận , rằng kẹt tiền quá, vì con bé    cần   mua sách,mà ở nhà, bà vợ lại đau nằm liệt mấy hôm rồi, một mình    người này  đi làm công nhật trong vườn,   lo  cho sáu miệng ăn. Rồi ông bố thương con   giải thích : nhà này  khá lắm,  có  nhiều  buồng trọ. Hay là áo  ..? Ồ  không, khách trọ họ ở trên lầu cả,  nhà chủ ở  ngay cổng, áo này tôi bắt gặp ông chủ mặc đi .. đi đám cưới .Bà Mây xanh hay là  xanh mây  bảo ngay :  Để bọn tôi  mua cho anh như giá chợ nhé. Chiếc áo chuyền qua hai  phụ nữ, những con buôn giàu kinh nghiệm  chưng diện,   tôi bảo :  để tặng cho  anh chàng Quang trong  vườn. Quang   là  mối bán  dâu,  ắc-ti -sô,  nhiều  loại hoa đẹp cho chúng tôi.Anh này đã  bốn  mươi,  mải lo cho các em học hành,nay mới cưới vợ và ra riêng, con còn nhỏ nên  nom ông bố  luộm thuộm lắm. Áo diện ăn cưới là áo đẹp, chỉ   tiếc là   áo ướt, dưới ánh đèn và qua  bốn con mắt đeo  kính lão ngái  ngủ, nên “nhà ngói cũng như nhà tranh “. Có  một chàng trai   cao  nghều   chạy đến mua bút bi, bảo mai  có bài  kiểm tra mà bút của con  cũ quá, mực chảy, bà  Mây Xanh   bèn gom  một  lố vở và vài cây bút làm quà cho cô con gái,   nàng công chúa  đầu lòng đang học  lớp cuối cấp. Cuối buổi,chúng tôi kiểm tiền trước khi đóng cửa hàng ra về. Hôm nay   chúng tôi  dù bán ít hàng mà vẫn lãi, đó là  lòng thấy ấm áp, vui  vui. Có lẽ chỉ  mô tả như thế,  khi  Sơn  và Lan, những nhân vật có thật trong các  truyện ngắn của Thạch Lam, mô tả .Mỗi bà lại đeo lên vai chiếc túi nhỏ đầy tiền,  nhét vào  dưới yên, thong thả ra về  khi  những  người đi chợ   sáng vun vút trên  những chiếc  xe lao ra chợ, cho  kịp phiên chợ nhỏ của  một ngày mới . Trong túi áo phải  có  một bọc tiền. Chúng tôi vẫn đùa : có tiền, mà   đâu phải   dễ tiêu. Vì đó là cả cơ  nghiệp. Bà bạn ốm đau của tôi là chủ nhân một ngôi nhà,  không, một nền nhà,  vì ngôi nhà dựng từ thuở bà này bước vào  lớp  Một trường làng,  nhưng  là kiểu… Thôi tôi không  thể nói.Bố mẹ  dành cho cô con gái. Khi  người em trai muốn mua một phần cho con mình,phải làm giấy tờ là  “ cho” thì  chính quyền mới chấp nhận. Chị cho em trai, em cho con gái. Hai phần còn lại   thì nhờ hai chị gái đứng tên , với ý đồ của người em trai : phòng khi về già. Và xung đột, rồi ly tán,   bắt đầu từ đây.

 Dạo đi học, tôi chỉ mê phim , tiểu thuyết, chứ bao áng thơ hay ho tôi  không nhớ  nhiều.Hai bố và hai mẹ thì trái lại, họ thường đọc  Kiều, rồi  ru con bằng  Kiểu, rồi ví   von cũng  qua  những câu  Kiều. Có hôm   xem ti vi thấy     có câu “ máu tham hễ thấy hơi đồng thì  mê”. Tôi giật mình . Tất cả là ở đấy.

 Người thân của bà này  không nhiều  nhưng so với tôi, là  rất nhiều .Tôi có  bốn anh em trai, cùng mẹ, cùng cha, bây giờ họ có cuộc sống riêng  nhưng  không bao giờ anh chị em   không nhớ đến nhau.Nhưng ở đây thì   người ta dứt  tình đúng nghĩa .Hơn năm chục con  người     và một con  người !   Với họ, bạn tôi  được đi  học,  rồi  đã bán  một phần nhà  để chữa bệnh, lại tiêu pha lãng phí, nên bây giờ cứ  “ chết khô” cho đáng đời ! Họ còn cho  ở ( nhà mang tên họ)    do bà này còn chút phúc bảy mươi đời ông bà để lại ! Đi học  để có  kiến thức   là tội lỗi ! Ôi  vậy  người  xưa dạy “ Ấu bất học, lão hà vi? “ ( trẻ  không học, già làm gì ? ) Bạn tôi  nhiều lúc ngậm ngùi: nếu  không đi học, để nay có chút lương hưu,thì  có lẽ  tớ đã đi theo ông bà từ lâu rồi. Học hành là  một trong những quyền của con  người. Mục đích  làm cách mạng của bác Hồ là “   người dân có cơm ăn, áo mặc,  ai cũng được học hành”.

  Đau ốm cũng là tội lỗi  ? Vì tiêu hết tiền mà  các bà này,  dù  bệnh hoạn nhưng vẫn  ngại đi bác sĩ,   cân nhắc khi mua thuốc.Khoản tiền ấy con cái rất cần. Đành hy sinh mẹ để cho con được đầy đủ  ( ! ? )Và tiêu pha lãng phí: vậy thế nào mới là tiết kiệm ?   Bạn tôi  có điện thoại mà   dường như  không bao giờ gọi cho ai, trừ những trường hợp thật cần: đặt vé tàu xe, mua hàng online.Vì bà này bảo, rồi có  người hỏi han, kể lể,   dễ não lòng lắm . Nhưng tôi biết bà ta  tiết kiệm. Có  ba thứ cần phải  chi của  một bệnh nhân: thuốc, cơm cháo và tập thể dục. Vì   bà này bảo,mỗi khi đi  khám bác sĩ  luôn hỏi : chế độ  ăn, ngủ  và đi  ngoài của   bác thế nào ? Muốn được bình thường như bao nhiêu  người bình thường thì cần phải chi tiêu , không thể hà tiện được. Tôi nói hộ,do thấy bạn tôi cứ im lặng khi bị những  người thân kết tội, như muốn đưa lên giàn hoả thiêu vì ba  tội này. Tôi không  dám mượn lời Khổng Tử, nhưng  ông   đúc kết  một câu  rất sâu sắc : nhân bất học bất tri  lý .



   Người thân của bạn tôi   đều vất  vả nhọc nhằn  trên nương  vườn ngày đêm, kiếm được từng món tiền    vất vả vô cùng. Có lần chúng tôi trồng cây sả. Trồng nửa năm,  một cây con đẻ  bốn năm cây khác, bán  chỉ có hai ngàn !Vâng, vì người mua còn nhặt nhạnh lại, rồi chuyên chở,  khi  đến tay  khách hàng mới lên  đến  giá bốn ngàn !    Trồng một  bụi  chuối,  tôi  mượn loại  thực vật này, vì đây là  loại  cây ăn quả  dễ chăm nhất, do ít phải tưới, nhưng tôi biết chuối Dalat, được  trồng xen trong các  vườn cà phê ở Cầu Đất, cũng  kén khâu chăm sóc lắm: phân tro, tỉa tót. Từ lúc trồng là cây con,mấy năm sau mới  trổ bông. Rồi kết nải.Nếu sinh một em bé,khi em chào đời,  đến lúc bé bi bô  học nói,  mới có chuối mà ăn.Thế mà giá rẻ vô cùng.Người bạn tôi bảo:  tớ hiểu mà . Người ta quí tiền hơn cả mạng sống, thậm chí cả danh dự, nhân phẩm , quan hệ.. là thế.

Hôm nay   tôi đến chơi,  người bạn  kêu lên như  kẻ bị đẩy ra  giữa  dòng vớ được phao:Ôi trời, tớ  muốn   đẩy xe ủ rác này ra  ngoài vườn chuối mà ì  à  ì ạch mãi.

 Tôi xót xa : Ừ, có lẽ vì vậy mà  sáng dậy cứ   máy mắt, biết là có  người mong.

 Mấy hôm trước   một  chị hàng xóm của  bà này, cũng là chỗ quen biết  về kinh  doanh  hoa quả của tôi, bảo: Cái bà ấy, ốm đau vậy mà dám  đi xịt thuốc diệt cỏ khắp vườn. Ừ thì bảo là  đuổi chuột, nhưng chuột thì có bã,  với lại vườn    ấy đã bán cho   người ta,  loay hoay trồng nào chuối,nay tính trồng bí ngô.Tôi bảo  ăn vô độc lắm  đó nghe, toàn là thuốc diệt cỏ . Tôi ân hận. Tôi   đang tìm   người đến giúp   kẻ tôi know và like (  tôi  mượn  nguyên  từ gốc, vì  dịch ra  nhiều tầng  nghĩa lắm )thì  cỏ dại trong vườn đã   cháy rụi rồi ! Cho nên hôm nay tôi mò qua để phụ việc  di dời thùng rác ủ men vi sinh . Khi đẩy ra hiên, hai bà  già nghe đói bụng,  bèn vào thổi cơm. Lúc đẩy thì  nước rau có  chảy ra ngoài mép, bay mùi,dù bà bạn đã vội vàng đổ vào ba chai men  vi sinh. Một hàng xóm đi qua . Động tác đầu tiên của   chú này là đập cửa. Bước thứ hai là     nêu lý do   trong  chuỗi tiếng quát và chửi thề.Bước thứ ba là hăm thuê máy cày   xới tung   khoảnh vườn ở hiên lên. Bước thứ   tư là  đe doạ sẽ   “ gọi Công An  môi trường đến” và   dặn lúc leo lên xe đi đón vợ “ chuẩn bị mấy triệu nộp phạt”. Bà bạn đau yếu không nói nên  lời . Tôi bảo : nè cháu, chứ rác cháu chất đầy vườn,  hai bà già ỳ ạch đi đổ,  bà thì   tay chân yếu, bà thì   ốm liệt, có ai kêu ca  gì đâu.  Chú này gào lên : nhưng rác đó không hôi. Và  hăm : mấy đứa nhỏ nhà tôi đang đau  đó, cũng vì các bà . Nhà  không  có  cầu tiêu hay sao mà  đi ra cả sân !  Chú này từng  tốt  nghiệp đại học,   có  việc ngay một cơ quan trong thành phố, nhưng thấy  lương hưu thấp quá nên hoảng, chuyển đi học làm bếp, rồi nay   lo chăm con, đưa đón con đi học, nói chung  khá nhiều  áp lực, thế là đành  trút lên… xe  phân vi sinh !

  Giờ mới thấm, rằng, không phải

“ Nhân bất học bất tri lý”

 Mà  còn cần phải một điều :

“Ngọc bất trác, bất thành  khí .”

Những món hàng  hiệu Con lừa  vừa về đến,   rất tiện ích. Lừa vốn thế nào,tôi không rành lắm .

 Còn những con  người quanh chúng tôi, họ rất tốt. Tôi nhớ thời điểm 1976, gặp bà bạn nhà quê đúng hiệu, lớ ngớ giữa đất tỉnh thành, tôi hăm :  người ở đây họ dữ dội lắm, lôi thôi là họ lột áo bồ ra,   tước lấy chỉ đó. Nhưng bây giờ,  họ chả hề lột áo lấy chỉ  của bọn tôi, mà còn trao  chia  những gì chúng tôi cần, hơn cả  những thứ họ có. Đó là chị Châu, ông Mầu ,cô Kê, và nay là đại  gia đình Hoa Tre,  có  cô Kê, hai bà má của Tre và cô nàng “lạch chạch” , vẫn khó bảo, ưa thắc mắc  nhưng rất tốt bụng.

Và  những láng giềng lại luôn hăm he lột áo lấy chỉ.Vì tất cả  đều qui  ra thứ mà ai cũng  cần, như bà bạn  không cần báo  để đọc hàng ngày  mà cần chiếc bình   giữ nhiệt và mấy con dao .

  Đinh thị Thu  Giang