Wednesday, April 26, 2017

CÂU CHUYỆN TỪ NHỮNG CON CHÓ ..

              CÂU CHUYỆN TỪ NHỮNG CON CHÓ …
         Từ  ngoài hiên bước vô nhà, ông Đông tiện tay đóng cứng cánh dẫn ra vườn. Đây là cửa hậu và là cửa chính của ngôi nhà, vì hằng ngày chúng tôi vẫn ra vào,đón khách qua chính  khung cửa trước hành lang nối nhà trên và dưới này   . Trước  đây, khi chưa có nhà riêng, vợ chồng cậu Bé dùng nơi này để cất giữ thực phẩm cho bò lợn, bao giờ qua lại những nghe thơm nồng mùi bắp rang, đậu rang. Bây giờ, hành lang là phòng riêng của con chó Lu. Tối đến, các cửa phòng đều đóng lại, cửa  hành lang lại hé mở, chàng Lu cứ việc ra vào suốt đêm. Nó có nhiệm vụ canh phòng cho hàng trăm con người  trên khu vực đất đai cha mẹ tôi để lại cho con cái, khách  trọ,chủ nhà, cháu  chắt . Nó còn có bổn phận rượt đuổi không cho một con chuột nào đêm đêm mò vào  gian bếp kiếm ăn. Tính ra nó đã cắn cổ gần chục con chuột hôi, có con to bằng cả cổ tay tôi, tròn lẳn .Sao tôi lại sợ  chuột đến thế !

   Nghe tiếng cửa đóng mạnh,tôi lên tiếng: Ơ, sao ông không để cho con Lu hắn ra vô ? Mùa mưa đã về, con chó nhỏ bớt lang thang đùa nghịch với mấy con chó pet của khu trọ sinh viên lúc đêm về , mà rúc vào tấm bao tải dày, nằm tìm hơi ấm.
  Ông Đông cười thành tiếng: Chưa ngủ mà đã mớ rồi hả ? Con Lu giờ này đang canh rẫy cà phê Cầu Đất.
 Tôi hơi sững người.Anh  con rể chị cả tôi đã đón nó về đây mấy hôm rồi, khiến tôi luôn nhớ nó. Con chó nhỏ người ,chắc  nịch, lông nâu trắng sát da nên ai mới thoạt nhìn cũng nghĩ đến một chú nai con thơ ngây.Nhưng Lu đã bốn tuổi, cao chưa đến một mét, nặng gần mười ký, rất tinh khôn . Nó chẳng hề kén ăn, mà  dứt khoát không buồn ngó đến của ngon vật lạ người khác cho. Dáng  nhỏ, đôi khi cũng bị lũ chó to lớn trên khu cư xá của giảng viên đại học cắn sứt một mảng đuôi hay lưng, nhưng nó không chịu thua, không sợ hãi. Tiếng sủa rất to,chạy nhanh lắm . Khách Cầu Đất lên chơi luôn ngắm nghía, giá mà chó cái, nó đẻ thì xin về một cặp  để canh rẫy. Thế nhưng Lu không thể sinh nở, nên đành mang thân nam   nhi “ đi công tác”. Tôi không  thể  viện lý do là để nó coi nhà, bắt chuột , mà nể chị cả quá .Chị bảo  cho tụi nó mượn thời gian, rồi có chó cái nhà ai ở dưới đây đẻ, chị sẽ  xin cho một con khác. Như vậy là mượn rất lâu. Tôi nhớ vẻ mặt  vừa tiếc, vừa hận của người cháu rể : Tí nữa thì con ở tù. Cái thằng trộm chó may mà né được nhát rựa con phang. Bắt đi con chó lông đỏ rực,to như con bê, bọn trộm hẳn đông .
   Nhưng đột nhiên ông  Đông lại mở cửa bước  ra hiên. Hay là nước cờ đấu với anh Kem bây giờ mới nghĩ ra . Một lát sau ông về, giọng có vẻ hoan hỉ. Tôi nhờ  mấy đứa sinh viên lên mạng đăng ký mua con chó khác. Mấy con chó tụi nó  nuôi cũng mua trên mạng. Bà chịu khó chờ ít bữa. Tôi kéo chăn lên cổ, ừ  rồi mình sẽ có con chó khác . Trong đầu tôi vẫn còn hình ảnh hôm nào Lu được đưa đi. Ba người đàn ông trong những bộ trang phục mới cứng, trông như những tờ giấy bạc chưa ai dùng, đánh hai chiếc xe máy được lau chùi bóng lộn, sau một xe có cột hai cái giỏ nhựa mà  tôi quen nghe gọi là két ,két đựng bia, có luôn nhiệm vụ đóng rau chở đi ra chợ , qua tỉnh khác . Nhưng hai két chồng úp cột sau xe luôn ám ảnh tôi . Cách đây khá lâu, khi lũ con cậu Bé có đứa vừa chào đời mà nay đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm ba bốn năm, một chú ghé nhà tôi chở đi  những lọ thuốc trừ sâu cậu Bé nhượng cho, rồi tôi không bao giờ có dịp gặp chú nông dân này. Chiếc xe ngựa mang  rau từ vùng ngoại ô ra đã va vào ông khi họ tránh nhau ngay giữa ngã ba Hồ Xuân Hương . Mà bây giờ, con chó Lu được đón về phải đi qua ngã ba ấy. Mặt ba người đàn ông hơi đỏ . Họ vừa   đi dự tiệc cưới về  Tôi lo lắng thực sự : Nè, chở con Lu của tôi đi mà say vậy  làm sao ? Anh con rể, tuổi ngoài bốn mươi nhìn tôi,  phân trần : Dì, con uống “nhiên thân” một hớp một, tại  ông già  thằng rể năn nỉ quá. Anh này gia đình theo đạo Cao Đài,  một tháng ăn chay tám ngày , không hút thuốc, không nghiện rượu.Có thể anh ta nói thật . Một người khác đang loay hoay dùng thép vá cái lỗ thủng bên hông két. Anh ta vừa lấy  một miếng bìa cứng, che lại phòng  hờ con chó nhỏ thò đầu ra ,vừa ngẩng lên cười : Only one glass of beer. Người còn lại cũng phụ họa, only one glass of wine . Họ đều  có bằng tốt nghiệp cấp ba, hiểu rõ “ nhiên thân” là gì, rồi thì chơi chữ .Tôi cáu, không có âu li âu liếc chi hết, cứ để con Lu ở đây , rồi kêu tắc xi đi ,cho an toàn. Ba người đàn ông nhìn ông Đông như ăn nỉ, làm sao đây chú. Hai ông anh tôi trờ tới, thôi cho tụi hắn  chở   xe gắn máy cũng được mà. Ba trự hộ tống con chó con, không sao đâu !Tôi nhìn con  chó nhỏ đứng cúi đầu trong két,thích thú gặm mớ xương xẩu quà cưới .Bọn này cũng biết chiều chó đây.


    Sau ngày  đăng ký mấy hôm, tôi bị chận lại ở vòi nước khi đem quần áo ra giặt . Đi coi chó  cô ơi. Có người ra bán trên mạng. Đi đâu? Lên thung lũng Vàng .Tôi quẹt hai bàn tay ướt lên  lưng áo, quay vào nhà tìm cái điện thoại . Tôi sẽ đi với anh xe thồ là người quen trong xóm. Phải đem  theo  bao hay cái giỏ hè. Bọc theo tiền,  nhân tiện đưa chó đi chích ngừa luôn .Nhưng chàng thanh niên đã đánh xe ra sân, nón bảo hiểm đội trên đầu,chiếc ba lô  cũ đeo ngang lưng .Con  đưa cô đi, bữa nay con rảnh cả ngày . Anh chàng này không phải là sinh viên mà là anh… của sinh  viên.Tôi quen cậu em học khoa Tin năm nhất trên trường Đại học Dalat, trọ ở gian buồng ngay trước sân nhà tôi , khi chiếc máy vi tính  của tôi có  bữa gặp vấn đề . Rồi tôi cũng quen với con chó con của họ, một con chó lông trắng xù lên như mớ bông gòn rối , bạn của Lu , quen luôn người anh có tay nghề làm mộc giỏi, ngày ngày phóng xe qua tận khu ấp Tân Lạc hồi xưa , làm thuê cho tiệm chuyên  đóng  bàn ghế giường tủ , sáng sớm đi làm, tối về lúi húi nấu nướng ,giặt giũ, quét dọn, y như ông bố để cho đứa em thiếu bố mẹ yên tâm học hành. Ông anh ba mươi mà chưa dám có bồ .(còn nữa )

No comments:

Post a Comment