Sunday, April 2, 2017
lại dồ
Đi học, dù là “ “ học hè, học
thêm” ai chẳng muốn được khen là thông minh, để vô trường sau mùa hè này cũng
được điểm cao, đứa học trò nào mà
chẳng thích . Thì chỉ có hai cách : bắt chước y chang,rồi dần dần “ sáng chế thêm cho hay” . Đó là “ bí
kíp học “ thầy truyền, không chỉ môn
tiếng mẹ đẻ mà các môn khác nữa . Học làm văn các loại, thầy chú ý cách
diễn dạt và sắp xếp ý tưởng .Đầu óc lũ trẻ con chúng tôi nghĩ chuyện lung tung thì giỏi, nhưng tư duy cho ra đầu
đũa lại lười. Thầy khuyên, chịu khó đọc sách, quan sát, suy nghĩ, thì lượng ngôn ngữ của mình sẽ khá. Có ngôn ngữ
khá, học môn gì cũng thông, làm việc gì cũng giỏi .Thầy khuyên trước mắt phải
sắm một cuốn từ điển tiếng Việt. Thầy
kể,có người chưa học Anh Văn đã lo mua
nào là tự điển, rồi là sách Gờ ram ma (
Ngữ pháp) mà tiếng mẹ đẻ lại xem
nhẹ . Muốn vốn ngôn ngữ nhiều thì phải hiểu nghĩa của nó
.Mà ai cắt nghĩa cho? Từ điển .
Mùa hè cao
nguyên quê tôi là những ngày mưa dầm
thối đất, nhưng bọn “ dân nhà vườn”
chúng tôi chẳng trốn một buổi nào,vì những giờ học vui và bổ ích như thế. Chúng tôi cũng quý mến thầy dạy Lý Hóa. Các anh chị tôi có người đã học ở trường này
bốn năm năm liền, bảo thầy T. khỉ đàn hả, ui, học thầy thích lắm. Hôm đầu,
chúng tôi tò mò nhìn hai cánh tay dài quá đầu gối của thầy , khuôn mặt xương
xương, khóe miệng rộng, đôi mắt luôn cười ( mắt thầy dạy Việt Văn cũng thế ),
nhưng rồi lại bị cuốn hút bởi sự nhiệt
tình của thầy . Tôi nhớ hồi đó đám con gái ngồi bàn gần bảng thường lật đật gập tập vở lại mỗi lần
thầy đến gần, ghé sát đầu hỏi to “ Hiểu
hông, hiểu hông, có chỗ nào không hiểu không ?”, nước miếng thầy văng ra, khăm
khẳm . Thầy bị chứng a xit trào ngược. Nhưng chúng tôi dễ đồng cảm với thầy .
Bất chợt một hôm, trong số sách báo của anh chị tôi, tôi vớ được cuốn đặc san xuân của ngôi trường này.
Có một bài viết của thầy, một tùy bút. Tôi biết quê thầy ở miền trung, nơi
có nhiều vùng đồi hoang mọc đầy sim dại,
vùng sông Côn .Đã lâu thầy chưa có dịp về thăm. Hẳn lúc này thầy nhớ quê lắm.
Trong đầu tôi, một cô giáo trẻ cũng đang
đi lại con đường thầy chọn năm nào, hiện lên hình ảnh một người thầy thường mặc áo len xám đan trơn ( không dệt hoa văn ) cổ trái tim ,tuổi
ngoài ba mươi, thâm thấp, cái đầu dường như khá to so với vóc dáng thầy, khuôn mặt có đôi mắt đen láy
biết cười và giọng trung pha cao nguyên nên
cách phát âm dễ hiểu. Tôi nhớ
thầy dặn, hễ khi nào không phân biệt được thanh hỏi ngã thì tìm ai đó có giọng
Bắc “hô” giùm. Ôi chao, điều kiện quá
dễ, lũ bạn ấp Hà Đông của tôi rất hào phóng chuyện này . Bỗng trong tôi vang lên những vần thơ:
Không thể nào quên hai với ba là năm.
Tài sản thầy cho, không thể khác.
Dẫu bóng hình thầy có mờ trong xa cách
Nhưng kiến thức kia đã thành cuộc đời em .
(
Thư gửi thầy giáo cũ- Kim Chuông )
Năm học của lớp 10A8 ấy, tôi còn có dịp gặp thầy
một lần nữa, họp phụ huynh, và rồi thôi.
Người con cầu tự của thầy chuyển trường
ngay đầu học kỳ hai. Mấy năm sau, tôi mới hiểu ra lý do, qua một chị phụ
huynh là bạn thân của vợ thầy . Hình như
buổi h ọp hôm ấy thầy có ý kiến khá gay gắt về một tình huống gì đó. Với chúng
tôi, đó là sự biến bình thường của mọi
kỳ họp, sau nửa năm học hoặc cuối năm.
Phụ huynh có hai nhóm, hoặc nhẫn nại ngồi dự , hoặc nêu ý kiến. Ý kiến
luôn bị đẩy lên cao trào, nhưng
rồi, dù có ghi biên bản, cuối cùng dường như cũng nằm mãi trong biên bản. Nhưng người thầy
cũ của tôi hẳn lại nghĩ và hiểu khác …
Tôi chỉ biết đem tâm
sự với bà Đu Đủ. Giang sáng nào phóng
xe qua Vườn Hoa
cũng tạt vào tôi.Bà ấy thường ghé
ăn tối chung ,có khi ăn trưa nữa , nên tôi có chuyện buồn vui vẫn chỉ có t hể “ lòng đầy thì miệng phải nói ra”
trút hết cho Giang . Không ngờ Giang cười bảo” Mày chưa kịp nghĩ ra thì thầy ấy dẫn con
cưng đi mất rồi!”. Quả là tôi chưa bao giờ có ý đồ được mặc định
bình thường này. Mà dù có nghĩ
đến,người con thầy hẳn tôi không nỡ lòng
nào chăng! Nhìn quanh,tôi thấy các anh
chị vô cùng vất vả vì lũ con . Chuyện lo cho chúng ăn uống làm sao để khỏe
mạnh, và rồi chuyện học hành.Họ vô cùng khổ sở mỗi khi có đứa nào
được cô thầy quan tâm đặc biệt.
Sự quan tâm trong ngoặc kép .Hàng xóm láng
giềng cũng thế .Tôi nhớ những giòng chữ cha tôi lễ mễ và nắn nót quá mức
thận trọng mỗi khi ký phiếu thông tín
của tôi : trăm sự nhờ thầy .
Tất cả nhân cách, trí tuệ đứa con phó
thác hết cho thầy .Mấy chục năm rồi, những giòng chữ này không chỉ một lần nhắc
nhở lũ con, có đứa làm thầy, không được quên kỳ vọng cao đẹp đó của người dân
mình . Tôi làm ra vẻ xởi lởi, nhưng có
cảm giác nằng nặng ở ngực. Người thanh niên vẫn vui vẻ kể . Nó cũng về
ăn đám cưới chị con, nhưng nó vô Sài gon lại rồi. Tụi con làm cùng chỗ trong đó, nhà cũng liền kề. Còn
thầy… Tôi ngập ngừng hỏi, dạ thầy cô đều còn khỏe, Đ. ở chung với nhà . Thôi
thế mọi chuyện cũng qua .
Nhưng rồi lại một
chuyện khác. Chàng kỹ sư lập hồ sơ nối mạng cho tôi có cái tên rất dễ nhớ .
Lê Ý. Không thể có tên nào ngắn gọn hơn
nữa .Anh ta quay sang bạn,còn anh này,tên
ảnh cô mà nhớ liền là con cũng
chết liền. Nguyễn Chế Văn Lê Công và hai
danh từ riêng đầy hoa mỹ và ý nghĩa nữa . Trong đầu tôi chợt hiện lên khuôn mặt có làn
da ngăm ngăm , có đôi mắt to và hai bờ chân mày rậm , mái tóc dài và quăn như luôn được uốn ép, của một cô bé tuổi mười lăm, mười
sáu . Tôi hỏi : Con có bà con cho với C.B.
Chàng Lê Ý thản nhiên đáp, tay thu dọn xấp hồ sơ vừa soạn . Chị hai ảnh đó cô.Mấy bữa tụi con đi đưa dâu chỉ, hôm qua
mới về . CB mới cưới hả. Bả kén quá mà .
CB,cô học trò đã từ
lâu tôi để nó vào góc “lại dồ” như chị
Hạ Em, nghĩa là nghĩ chưa ra . Bốn mươi nhăm tuổi rồi, CB nhỉ .
Tôi vẫn bình tĩnh ngồi
nán thêm, vì đã chuẩn bị câu nói cuối này. Học là cho mình, nhưng còn cho mọi
người. Con nên tập trung vào một trường, một lớp, thì mới có thời gian làm tốt
mọi chuyện . Bây giờ cô muốn con viết
lại , hiểu sao viết vậy, khi nào nộp cũng được, để cô báo điểm cuối học kỳ này ( khi ấy
mới độ tháng 10 ). Vẻ mặt cô bé dịu lại. Tiết học sau, cách đó hai ngày, CB nộp
bài cho tôi, chép nguyên một bài văn mẫu,chép trong lúc buồn ngủ ,nét chữ lên rừng
xuống biển. Rồi hôm sau, nhà trường báo
CB đã chuyển sang trường chuyên .
Dịp lễ 20.11 năm
ấy,có một tấm thiệp không hề có tem,có dấu bưu điện, lại được một người bưu tá tuổi trung
niên trao tận nhà. Một trang vở
học trò xé vội, bên trong ghi nét chữ theo kiểu
in.Thưa cô,con là đứa học trò không biết học cho mình và cho mọi người . Tôi toát
mồ hôi.
Và hai mươi cánh
thiếp liên tiếp như thế, cứ đến hẹn lại …
gửi .
Tác giả là đây. Thôi chuyện qua lâu rồi,con kể cô đừng giận,
chứ hồi Đ nó chuyển trường, tụi con cay cô lắm. Tại trước đó con cũng đã giúp chị làm thiệp gửi cô . Hồi đó, con nhớ
có lần con lẻn vô lớp cô tiết cuối, vẽ …
cô, hồi đó côn nhớ cô có hai răng cửa bị hô . Nhưng hôm sau, cô vô lớp sớm lắm,
mà con thấy cô bình tĩnh xóa . Nhưng gửi qua bưu điện mà không tốn tem, hay cái
chú đưa thư..? Dạ,chú cũng ở gần nhà, mỗi
dịp ấy con chỉ chạy qua đưa cho chú.
Tôi đưa khăn xì mũi,va phải hai chiếc răng giả . Một
lần Giang chở tôi và cả hai té chổng vó, nó bị lọi tay còn tôi thì dập môi, gãy
răng .
Chừng chục năm rồi cô không nhận được thiệp, ngỡ CB hết giận rồi, hay là chú
bưu tá nghỉ hưu? Đâu, ổng còn đi làm mà.Tại tự dưng bữa 20.11 đó ông làm rách cái phong bì, mới moi ra coi, rồi
ổng giũa một tăng ,trời sập luôn. Mà lúc con cũng
chuẩn bị thi ra trường, thấy mình sắp đi làm rồi mà con nít quá. Con cũng kể
lại với bà CB .Bả không nói gì, chỉ biểu
con có gặp cô thì gửi lời thăm. Đến bữa nay nghe Ý nói có biết tin cô đăng ký nối mạng,con đi theo…
( còn nữa )
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment