\
Những tấm thiệp 20.11
của hai chị em người học trò ấy thay nhau gửi, tôi luôn cẩn thận
xếp vào một cái hộp giấy nhỏ,cũng với nhiều thiệp khác ,dù sao cũng là tấm lòng
. Cô bé dường như cô độc và không hạnh phúc trong cuộc sống nên
lòng nuôi giữ chồng chất oán hận, rồi có lúc cô nàng sẽ hiểu. Ngày hè năm
ấy, mấy chị em rủ nhau đi Cầu Đất thăm chị cả . Qua chợ Trại Mát, xe dừng để
bốc những bao phân u-rê chở xuống Trạm Hành, cũng gần Cầu Đất, chúng tôi
biết có nhiều thời gian chờ nên ghé chợ chơi. Bà chủ hiệu là
mẹ của cô bé CB nhận ra tôi, cười gượng gạo. Chị phân trần rằng chuyện
con gái chuyển trường là " cha con nhà nó quyết định”, chị chỉ là mẹ kế.
Một chú bé đội mũ len đỏ, độ bảy tám tuổi đang đùa nghịch với lũ trẻ hàng
xóm Khuôn mặt tròn trĩnh, có lúc chiếc nón trật ra để lộ một món
tóc đen quăn tít. . Người mẹ ân
cần mời chúng tôi vào chơi.Tôi chợt phân vân, hẳn cô bé đang ở trong nhà,
có nên gặp hay không . …Mà các chị đã rủ tôi đi mua bánh bèo . Tuy
nhiên, tôi vẫn có nỗi bâng khuâng
trong lòng suốt chuyến đi . Tôi chỉ là một chủ nhiệm .Tôi nhớ ngày nào anh Chút bảo “” ông thầy cũng phải là chủ nhà, nếu không
học trò nó quậy ” . Nhưng tôi nhớ câu nói thứ hai cũng thấm đẫm màu
sắc chính trị “” có đất,có dân, phải có một chính quyền thực sự thương dân”.
Ngày ấy, anh tha thiết đi xây dựng một chính quyền như Bác Hồ mong mỏi, thương
dân. Nhưng anh chưa kịp thực hiện được sứ mệnh cao cả này . Ngôi nhà của tôi bây giờ ở đây, chỉ là bốn bức tường của một lớp học, với
vài chục đứa học trò và tôi, bà cô chủ nhiệm còn ngờ nghệch nhiều
thứ ,nhưng tôi sẽ cố gắng. Thì cứ thương yêu chúng nó,xem như là
người nhà ,là được chứ gì . Nhưng không phải đơn giản , vì cuộc đời vốn
phức tạp.Khi tôi có trong tay cuốn kinh thánh, tôi đọc được mấy câu :
Thiên chúa là tình yêu. Hãy học cùng ta ,vì ta hiền lành và khiêm nhường. Ai
vất vả vì gánh nặng hãy đến cùng ta , ta sẽ đỡ sức cho .Trong ” ông chủ trên
trời “ vô hình ấy, tôi thấy một bác Hồ hữu hình, bác Hồ tình yêu bao la. Và
một con người mà tôi có trách nhiệm phải làm được những gì anh gửi gắm,
dặn dò : Mình là ai, mình phải làm gì, cuộc đời mình sẽ đi về đâu !
Tôi không xem đấy là những câu hỏi, mà là những vấn đề . Không khó
để hoàn thành,chỉ cần thời gian. Tôi ung dung tin tưởng. Tôi không ước mơ trở thành hiệu trưởng như các anh của
tôi , mà chỉ là một chủ nhiệm với vài chục đứa học trò .Nhưng đồng
nghiệp lại nghĩ khác .
Có một lần trong lúc vui chuyện,
tôi nghe hai ông anh kể lể những công việc của họ với lũ
chúng tôi, bọn “” hậu sinh “ . Các anh bảo : Ở trường, người
Hiệu trưởng tin cậy là tổ trưởng chuyên môn . Tuy nhiên, cũng phải giữ lập
trường. Có tay cũng lẻo mép, bán đứng đồng nghiệp, vì nguyên tắc chung là
có hạ người xuống thấp, mới tôn mình lên cao .Ở trường chừng dăm năm, qua
hai đời hiệu trưởng và hiệu phó, tôi bỗng thấy quanh mình có … vô số tổ
trưởng .Bắt đầu là gã” trong bao” ấy . Hễ bất cứ ý kiến nào của tôi về
chuyên môn đều bị hắn tùa qua một bên,có khi còn buông lời
miệt thị khi tôi thi tay nghề,lại so sánh tôi , so sánh dạng thua , với
cả những giáo sinh hắn ta hướng dẫn thực tập(Tổ chuyên môn tôi tham gia
sinh hoạt có nhiều thầy dạn dày kinh nghiệm,có người từng là hiệu phó chuyên
môn , nhưng chẳng bao giờ được giao cho công việc, dù tuổi nghề của họ có thể
bằng tuổi đời người thầy giáo trẻ này)
Tổ trưởng thường
có những tiết dự giờ đột xuất, đi cùng hiệu phó chuyên môn, và
những lớp tôi được phân công thường xuyên là nơi chú ý,
cả hôm họ thừa biết tôi vừa đi bệnh viện vào thuốc về .Nhưng ở hiền thì gặp
lành . Ngoài người thầy dạy môn Tin học, tôi còn có những hiệu phó và tổ
trưởng đáng tin cậy. Ngày tôi vừa về nhận công tác, thầy hiệu phó , tôi đã nghe
những đứa em trong giòng tộc ca ngợi ở sự công bằng, cẩn trọng của thầy, tôi
còn biết thêm mém tí nữa thì thầy đã là con rể họ tộc tôi , tỏ ra cảm thông khi
biết tôi về trường vì lý do sức khỏe.
Hiệu trưởng nhắc nhở đừng để ảnh hưởng đến sinh hoạt chung nhà trường . Hiệu phó khuyên tôi thêm: cô cứ chú tâm hai chuyện, đó là đảm bảo chuyên môn và rèn nhân cách học sinh. Đó cũng là lương tâm người thầy .Sau đó,đột nhiên ông về tổ chúng tôi, chỉ nhận hai công việc bình thường như chúng tôi.Thời gian còn lại, ông vui bên gia đình, có cô con gái đáng yêu, người vợ là hoa khôi của các giảng viên đại học , và ông đi chùa, nhưng ông rất có trách nhiệm với đàn em. Tiết thi tay nghề , mà chúng tôi gọi là thao giảng, của đứa nào có ông dự cũng bị”cạo sát ván”, nhưng đó lại là những góp ý chân tình . Điểm số ông cho chính xác, công tâm, Điểm thì của trời, và dù là thầy cô, chúng tôi vẫn sầu não hoặc như lên mây với những con điểm “của trời”ấy, bởi nó quyết định nhiều thứ : năng lực, danh dự và nhất là tiền thưởng cuối năm . . Những năm đầu tôi có buồn,tôi cũng là con người mà, nhưng tôi tập cho mình nhiều bản năng, không dị ứng với những lời chê bai,những tia nhìn kỳ thị .
Cũng có một năm tôi được khen
thưởng . Suốt năm ấy,tổ tôi có hai cô nghỉ ốm kéo dài. Họ
đều bị sảy thai ở tuổi không còn trẻ . Tôi nhận hết công việc của họ,mà
thấy mình rất vui Công đoàn Tỉnh tổ chức đi biển Nha Trang. Món tiền
thưởng,tôi mua cho mẹ một bộ đồ đẹp . Đó là năm 1997, tôi tròn tứ thập
nhi bất hoặc .
Rồi thôi.Nhưng nhờ đó, cô giáo tôi dạy thay, nay là Giám đốc sở, có cái
nhìn khác về tôi. Tôi cũng nhận ra con người mà chúng tôi vẫn xuýt xoa “”
khéo ôi là khéo” . Các tiết dạy được đánh giá công bằng Có tiết còn được
cô đưa ra Bộ, nhập vào sách giáo viên ( lớp 11 )để thầy cô giáo cũng xem
như đó là một chút tư liệu Nếu nói về kể công, kẻ đón nhận
phải là vong linh các anh tôi, anh Thạch và anh Chút. Tôi nhớ có một
chiều sau tết, trời cao nguyên ấm ấp, cả nhà tôi đi đền cúng rằm tháng giêng,
tôi có nhiệm vụ coi nhà.Tôi ngồi bên bàn học, có một số bài tập phải làm
cho buổi học ngày mai, đang bí rị . Ngoài sân cây mai anh đào nhỏ trơ
cành, nhìn kỹ còn vài đóa be bé khoe sắc hồng bên những nụ non vừa chớm . Đó là
cây mai ông Xu Hiến,chú ruột của cha tôi, đem cho . Ông chính là có công
mang giống mai rừng này về làm mai phố,và nơi đầu tiên ông gây
giống là khu ấp Tân Lạc bây giờ. Cây mai lớn lên cùng chúng tôi .
Anh Thạch bị ốm, ngồi co ro trong buồng
riêng, anh Chút từ ngoài quê mới vào ,mang theo những bọc đường
phổi, loại đường hạng nhất, vì anh kể rằng công nấu gian nan lắm . Loại
đường này có một đặc điểm là tan rất nhanh,nên cái từ “” tiêu táng đường “ ra
đời, hàm ý sự thất bại nhanh chóng, sự hủy diệt tận cùng . Táng là miếng to
,bèn bẹt, trông thuôn đẹp hơn “ cục,miếng,thỏi “ . Anh lý giải như
vậy,rồi bỏ sang thăm người bệnh . Tôi bèn đóng cửa , ôm tập vở đi theo,
bụng bảo dạ nhờ anh chỉ vẽ gở rối mấy bài tập Toán Tôi chui vào một
góc buồng sách, ngồi chờ, rồi mê mẩn với những trang giấy
đầy chữ . Bên trong, hai chàng trai thì thầm tâm sự . Chàng ca sĩ đang
yêu, đang chia sẻ hạnh phúc với đàn anh Họ cùng đọc một bài
thơ tình thật hay của Puskin , rồi cười khùng khục với nhau. Tôi vểnh tai
lên nghe .Ái chà, ông Chút có bồ rồi đó, một nữ sinh sài thành đàng
hoàng , sắp lên đại học .Họ có vẻ rất thích thú với câu thơ cuối Có lạy Trời, em
(mới lại) được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế
Với hai ông anh độc
thân vui tính ,đây dường như là một câu chốt lại vừa để khẳng định tình yêu của
mình , vừa là thông điệp gửi đến người tình rằng, trên thế gian này anh là
người duy nhất yêu em đến vậy và đang hiện hữu.
No comments:
Post a Comment