Monday, September 30, 2024

HÀ NỘI ƠI !

 




Hướng về Thủ đô thân yêu  ngày  10.10.

      Lão Tăng nhà tôi,- gọi như vậy bởi   hồi   vừa  quen,  chúng tôi  nhận thấy  ông này  và một  người bạn    quê gốc Quảng Nam, có  thói  quen là  bao nhiêu  từ     vần  “ân” thì chuyển thành “ ăng”. Hai ông này  nghiên cứu và áp dụng  phương pháp  Tân dưỡng sinh của  người  Nhật, bữa cơm có nhiều rau,  cá,ít thịt,   và  dứt khoát  không  thể thiếu  món   mè  rang giã  nhỏ . Bây giờ vẫn vậy. Nhưng phát âm thì thế mà hát  thì   đâu ra đó . Bà Bê bảo hồi   bà ấy học tiếng Anh,   khi mới vào lớp đầu cấp hai,   nhiều cô  bé con  thụt lưỡi lại vì    buộc phải đọc to  những    âm điệu quá xa lạ.  Cô giáo   lo lắng :

- Hồi học   lớp dưới các trò có  hay hát không ?

 Ồ có  chứ .Nhiều cái mồm xinh xinh nhao nhao đồng thanh . Cô bèn bảo : mình hát làm sao thì học tiếng Anh này cũng thế. Tức là   phải ép  theo   các từ theo  giọng     của  người ta  , tức là    , cô đưa thí dụ,  phải chuyển là …Thế là các  cô  bé này   cảm  thấy   cái thứ tiếng   kỳ cục kia  có  rất  nhiều điều thú vị.   

  Khi tôi khoe rằng  nhà tôi có một “  danh ca”,tức là một ca sĩ  tiếng tăm,bà  Bê  ngạc nhiên lắm .Làm sao mà   không ngỡ ngàng,vì  bà này chỉ được nghe các vị ấy   nghêu ngao vài câu   để pha trò mà thôi.Hát hay  có nhiều yếu tố, chất giọng, nắm  vững kỹ thuật và cả cảm xúc nữa, theo tôi là thế. Tôi mới chợt  nhìn lại mình .  Hồi đi học  Cao Đẳng sư phạm,   cái biệt danh “ Đu đủ “  nảy mầm và theo tôi đến bây giờ, vì tôi  phát âm hai từ này  nghe như một. Khi  lớp tôi chung với  bọn  Ngữ Văn của bà Bê,-  bởi hai cô giáo   chủ nhiệm đều là  người cùng quê,con gái Hà Nội  lấy chồng  người miền Nam, sau  ngày thống nhất thì  theo chồng  vào thành phố Hồ Chí Minh,lập  nghiệp - cùng  hợp xướngmấy bài, trong  đó có bài   “Hà  Nội niềm tin và hy vọng  “ ,trong  buổi  lễ tốt  nghiệp, bọn    lớp tôi   hễ thấy tôi chen vào là kế  bên  ,hoặc hát rống to lên,hoặc là  nhường cho tôi, vì   nghĩ tôi bê theo duy nhất   một  nốt nhạc vào toàn bài hát, thì  sẽ làm hỏng đội  hình . Nhưng tôi thấy có   đứa  hơi sững sờ, cố  hát  nhỏ như để  nghe ngóng !  Tôi không bận tâm. Vì sợ chúng  bạn cùng lớp “ kỳ thị “ nên tôi   xin    tên nhạc  trưởng,học  lớp Văn,    cho tôi  được đứng  kế bên bà Bê.Lúc ra  về,  nhà xe rộng mênh mông,   còn lác đác vài chiếc xe đạp   dựng  khắp các  ngõ  ngách,  trời chạng vạng,   nghĩ là chỉ có  bà bạn và  mình  ,tôi hứng chí ngân nga  mấy  câu “   Đường lộng gió thênh thang năm Cửa Ô, nghe tiếng cười  không quên niềm  thương đau  .” thì   nghe sau lưng có  mấy tiếng vỗ tay rất giòn. Toàn là bọn lớp tôi.  Hôm sau tập trung để  ôn  hát ,chúng nó ( hẳn nghe mấy khán giả hôm  qua bàn tán )    xuýt xoa : mày  hát hay mà sao mày nói thì  nghe … ngộ  vậy ?Tôi lại trở về cái  giọng muôn thuở, nghĩa là chỉ một thanh ngang :   ô, tao biet đâu ! Có đứa le lưỡi :   mai mốt ông nào  để ý mày phải rủ mày coi  đại nhạc hội,  hay đi    học hát  ,thì mới hiểu mày muốn nói gì .

Ra  về, bà Bê lúc này đã xin qua  chỗ tôi trọ  để tối tối  đi    dạy  xoá nạn mù chữ bên vùng chợ  Đa- kao, cùng  thong dong đạp xe sánh đôi,   bảo :

- Hôm nay bồ  hát hay lắm, nghe rất   cảm  xúc  , rất tha thiết .

 Tôi  thành thật :

- Vì  bỗng dưng  tớ thấy  yêu thương và tự hào về  quê tớ.  Hồi  đó tớ   thấy bình thường,giờ  đi xa mới thấm  thía   về  những năm tháng chiến tranh,nói   bồ hẳn không hình dung được hết đâu,   trong bao  nỗi đau vì  nhà cửa   đổ nát, người chết,  khói bom khét lẹt, mà  người ta  vẫn đường hoàng sống, vẫn vui cười  mà   tự tin đi tới.

 Rồi  nước mắt bỗng ứa ra, khiến tôi phải dừng xe lại bên đường,lục tìm  khăn lau . Không ngờ bạn tôi cũng tuôn lệ.  Cô  bạn phương xa  thì thầm khi hai đứa lại    nhẹ nhàng đạp xe đi trong  ánh hoàng hôn rơi dần trên  phố :

- Tớ    chú tâm về Hà Nội khi nơi này bị dội  bom dịp Giáng  Sinh năm..hình như là   1972. Hồi đó nhà tớ có chiếc radio  ,    mọi khi   cả nhà chỉ   túm tụm để  nghe cải lương hay kịch, hay ca nhạc mỗi tối, chứ  ban ngày  thì  để ở  buồng bố tớ, nhưng  dạo  ấy ông lại   cho gác lên kệ chỗ bàn ăn cơm, nghe tin tức .   Đài  phát từ   Saigon này,nhưng  báo tin là  người ngoài quê  bồ    cảnh giác  người Mỹ dội bom, có  nguy cơ làm vỡ đê.

 Tôi nhớ ra những ngày  cuối năm  dương lịch  1972  ấy, hay là năm nào, tôi luôn mơ hồ về thời gian  những năm tháng ấy, nhưng tôi nhớ   bố tôi kéo tôi ra Hà Nội học , vì ở  trong  quê với bà ngoại, tôi  thường xuyên trốn học đi chơi một mình . Ở nhà   bố tôi,   mẹ Thu cùng các cô    làm ở viện Nông Nghiệp,  sống  trong khu tập thể  cách bờ sông Hồng độ cây số, hầu như  không mấy khi ở nhà .  Ngoài giờ lên cơ quan,họ lại ra đây, xúc đất, đẩy  xe,   đắp to bờ đê.Nơi đây ngày đêm hối hả  như một công trường . Có  người từ mặt trận về tạt qua nhà,   nhét vội lá thư nơi cửa rồi đi. Có cô gái vừa tốt  nghiệp đại học,  nhận quyết định     lên vùng cao,   vác ba lô   qua phố, đi tìm mẹ đang xe đất ngoài đê,  thì anh lính kia  ngồi trên xe thoáng trông thấy.Họ ở   trong  một khu tập thể,từ bé  vẫn đùa  nghịch, học  hành bên nhau . Sau này tôi đọc một truyện ngắn có  mô tả chi tiết này, lấy bối cảnh này, tôi cứ chảy nước mắt..

 Hồi  đi lấy chồng,   bọn tôi có  về   vùng Hoà Vang - Quảng Nam  để   làm lễ cưới, sau đó quay lại Dalat. Ông Nam rất muốn đưa tôi ra Hà Nội,  nhưng đâu còn ai. Mãi năm ngoái chúng tôi mới về  thăm quê cũ của tôi,nơi mỗi khi  nghĩ về ,tôi không sao  nguôi cảm xúc “ nghe tiếng cười không  quên niềm thương đau “. Nỗi đau của riêng tôi, một đứa  bé    luôn cảm thấy lạc lõng  hoà trong nỗi đau của quê  hương thời khói lửa . Nhưng  nỗi  buồn này khiến tôi thấy mình  vững tin và  mạnh mẽ  hơn .

 Có lúc tôi hỏi ông xã tôi :

- Hồi trước có khi nào anh nghe nói về Hà Nội không?

- Có chứ . Một vùng nhiều cây xanh và hồ nước, có nét giống Dalat bây giờ .

 Ông kể có   một  buổi tối ở  khu lưu xá ( cách gọi   ký túc xá bây giờ )  bọn ông ấy   lần mò một chương trình đài Hà Nội.Một   nhà báo  người Anh nói tiếng Việt giọng Hà Nội    bảo rằng bà  mới đến nơi này, rằng không khí  bom dạn dừng lại nơi đâu, chứ bà  vẫn đi dạo quanh hồ,  nghe  dân ca  và sáng dậy   ăn một món ăn Hà Nội rất ngon, hình như là bánh cuốn . Ông bảo đọc  các truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà  văn Tự Lực  Văn  đoàn, thấy  người ta     viết rất  nhiều về Hà Nội. Hồi đó ông ấn tượng về một loài hoa,  mà sau  ngày hai miền thống nhất, dù gặp  người Hà Nội  vào Nam cùng làm việc,  nhưng họ  có vẻ ngơ ngác khi ông nhắc về hoa thuỷ tiên.  Nhà văn Vũ Bằng  mô tả  tỉ mỉ  trong tuỳ bút “ Thương nhớ mười hai “. Là  người miền Trung, nơi hoa chỉ có vài chủng loại, hoa  vạn thọ,mào  gà, mười giờ… nên khi  nghe tả về  hoa thuỷ tiên dịp Tết ở vùng giá  rét, ông bỗng tò mò . Hồi đó ông có   tìm lên vùng cao nguyên  Lâm Viên này,  nhưng   người dân  nơi đây không  hề   biết  đến tên,nói chi là   củ hoa, cánh hoa..Hoa  bắt  nguồn này chổi từ củ, mà phải gọt tỉa,rồi ngâm trong nước . Ông bỗng mơ ước,  có dịp  đi ra Bắc… Bởi rồi chiến tranh mãi  cũng kết thúc, khi  hiệp định Paris   vừa ký xong.

  Do  công việc nên ít khi ông Nam có dịp hát . Giữa hai ông  già  cùng kinh doanh một quán cà phê nho nhỏ,  tôi    không mấy  khi  ở đó, hát chỉ tổ làm   các cụ  kêu ồn ào,ông bảo vậy. Nhưng có một  hôm   cả nhà cùng đi dự đám cưới con chú Q,    những khách hàng     nài  nỉ “ chú Nam hát  lên hát đi “ Tôi đùa, chắc là bài “ năm anh em trên xe tăng” . Nào ngờ ông    xăng xái bước lên, đến bên nhạc công  nói   nhỏ,  rồi ung dung cầm mic , đưa lên môi.

 Hàng cây xanh bao mùa lá đổ,gió sông Hồng  rì rào sóng vỗ.Mùa thu đi qua từng phố nhỏ,ôi Hồ Gươm như một bài thơ ..

  Cả  sảnh cưới  ồn ào,  chen chúc bỗng như rộng ra và lặng đi . Trước đó đã có  nhiều nam thanh nữ tú  lên nhảy rầm rập   những bài có tiết tấu  rộn ràng,  sôi nổi Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao.. bây giờ  nhiều nốt trắng, nhịp chậm rãi,  cứ lướt qua. Tôi có cảm giác  như mình đang   thả  bước trên con đường nhiều cây xanh toả bóng một ngày  cuối thu mát dịu ,nghe gió lùa mơn man dưới  gót hồng, nghe  tóc bay nhè nhẹ, thấy tự hào,tin yêu và  thương mến quá   Hà Nội   của tôi .. Hà Nội ơi có tự bao giờ,bốn ngàn năm chói chang rực rỡ..

Tôi lại thấy khung cảnh một   đôi nam nữ bịn rịn chia tay, mắt lưu luyến  chờ ngày hội ngộ .. Một chàng trai là chiến sĩ  biên phòng,một cô gái lên đường đi xa, vẫn thuỷ chung với cả tấm lòng,Hà Nội ơi,một trái tim hồng .. Khi ca sĩ  đã cúi  chào và thong thả bước khỏi sân khấu, một  khoảng lặng  kéo dài, tưởng như nghe rõ bước chân anh ta đi, rồi hơi thở của hằng mấy trăm thực khách.Mãi sau đó,  người người mới bừng tỉnh và rồi tiếng  vỗ  tay rào rào vang  lên.

  Ra  về,chúng tôi ghé thăm cháu gái một bà bạn cùng quê  cũ ông Nam   đang bị ốm, trọ nơi khu phố nhà bà Bê. Thật bất ngờ nơi cô gái trọ  là toà nhà ba bốn tầng nằm ngay trước, hay là sau nhỉ,vườn chuối nhà bà này .Đứng ở trên cao nhìn xuống mới thấy  khu vườn  thật rộng.Chỉ có điều rất  bí, vì bốn bên đều bị vây quanh,  nhà trước , nhà sau, nhà hai bên.Lối ra duy nhất là    một ngách ven con đường chung dẫn từ   cổng  nhà có con số dễ nhớ, mà   chủ nhân xưa chỉ lưu mãi    cặp  41 Ấp Nghệ Tĩnh . Trông từ trên cao  ,  những thân chuối  xúm xít tựa vào nhau, ngọn vươn lên vút bầu trời. Lá bị tước vì gió bão vừa rồi,cỏ dại mọc um tùm  vây quanh.   Nhìn cây thì tìm quả . Có mấy  buồng nom trái đã  già .Từ khi  người em  phá dỡ  khu  chuồng trại, chuyển sang  dựng nhà trọ để có thêm thu nhập,   có hai chủ đất đến mua,  và họ chỉ thỉnh thoảng mới ghé  xem chừng,   có lẽ thấy nó bị bỏ hoang, rồi sau đó có  người trồng sả, trồng bắp, nay thì trồng chuối. Trồng    sả và bắp là do ông Linh mục Minh Tiến chỉ, còn trồng chuối khi  đã bị  bệnh, với một niềm tin tâm linh rằng  chuối lớn thì mình khoẻ .  Có nhiều  buồng chuối chín  đã  thu hoạch rồi, giống từ một bụi  đầu tiên, hình như  bên hàng xóm   đem ở đâu đến, rồi  vất  qua, bụi chuối cứ thế mà lớn . Tôi bỗng thấy cỏ xung quang cháy khô, như có  người  vừa phun thuốc  diệt. Chợt ân hận vì khuyên bà bạn đừng nên chăm nó nữa .Nơi đây có  người vẫn đến, mà  sao lại không chăm, ông  Nam ngạc nhiên. Bỏ công trồng biết bao  năm, nay sao lại bỏ . Quả không   dùng,thì  biếu  người khác . Và tôi thấy bàng hoàng,c ó lẽ cây  biết chúng tôi  từ biệt nên lá bỗng  bị tước như   sâu cắn  tận  cuống giữa . Chúng nó buồn đấy. Tôi   bấm điện thoại gọi cho bà  bạn vườn chuối. Ừ thì  bên kia họ thấy cỏ lấn ra khu nhà họ nên họ dọn,chứ chuối thì vẫn tớ chăm chứ. Mà có   giao hẳn họ cũng không nhận đâu,mình đã bảo có  nhiều vong linh người thân  của mình nương náu ở đó, họ  cũng e dè .  Ông Nam lắng nghe bọn tôi   trò chuyện  có vẻ yên tâm.   Cây có linh hồn đấy, chủ đâu nó biết cả .  

  Chúng tôi đang đứng nhìn qua mái nhà bà Bê tìm mấy luống  cây ngót vừa trồng. Cây   khoẻ hơn đợt trước, giá vẫn vậy.Bà kia vẫn đáp,mắt ngóng lên chỗ tôi. Tôi   dặn: Mai mốt tớ  sẽ đem phân qua nhé . Hôm nay đi ăn cưới nên chỉ ghé chơi thôi, mà  không thể ghé nhà .

 Bà Bê bỗng cười :

- Thì cứ ghé,   còn  bà ấy có  theo dõi, cứ xem như bả gác giang, thì phải   đề phòng kẻ ra  người vào .

 Rồi bà này thêm:

-Hãy tập  nghĩ tốt về họ.Họ cũng có nỗi khổ của họ .

 Ông Nam vẫn trầm ngâm nhìn ngắm  khu vườn, hẳn ông mơ hồ như đang gặp mấy bóng  người dạo chơi đâu đó.Tôi thì  thào qua điện thoại:

-Cho  dù tớ biết họ   còn giận tớ, nhưng tớ chỉ làm vì  công lý mà thôi.Nếu họ hiểu,thì họ  sẽ  thôi oán tớ. Chứ tớ luôn cố  nhìn ra mặt tích cực của họ từ lâu rồi mà . Với lại,bây giờ cả chuối và  ngót thì các cô Kê và Mười -Tư bỏ tiền thuê rồi .  Ngoài số tiền  mua  giống và phân, còn có cả  một lạng yến   họ gửi biếu bà  bạn ốm  vừa khỏi đang  ăn trả bữa . Yến đấy là  tiền đặt cọc rau ngót và chuối đó. Có một túi   để biếu bà chủ, mai mốt tớ sẽ mang qua,  như cũng muốn nhắn :  xin hàng xóm đừng phá , hãy để cô ấy yên .    

Này,tớ nhớ một câu của Nam Cao   viết về  Chí Phèo :   Những  người yếu  đuối vẫn hay hiền lành.Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa . Và có lúc hắn ngẫm mình  mà lo..

 Bà chủ nhà tung hoành một thời, nay thấm mệt,như kẻ lao vào tường,đầu u  rồi. Nay  sẽ “ngẫm mình  mà lo….”.

    Xe chuồi theo con dốc bên hiên nhà bà bạn để ra lối  Nguyễn Công Trứ,  về khu nhà tôi. Trong  ngôi nhà hàng tiệc cưới  vẫn còn  có người ra vào. Tôi nghe như vắng bên tai   câu hát  Hà  Nội ơi có tự bao giờ .. ,  nhưng tôi ngâm nga một câu của tôi : Hà  Nội có Hồ Gươm, nước xanh tựa pha mực,..Bất ngờ   có giọng hoà  theo của  người   ngồi phía trước :

 bên hồ ngọn Tháp  Bút,viết thơ lên trời cao . ( thơ Trần Đăng Khoa)

                                Thu  Giang .

 

Friday, September 27, 2024

TRONG NGÔI NHÀ BÊN KIA ĐỒI .


 Mỗi bận gặp bà  Giang, cô Kê  đều  hỏi hai câu , chủ  yếu về sức khoẻ , dành cho ba ông lão quán cà phê, là câu thứ  nhất, đến câu thứ hai, dành cho bà  bạn già thân thiết của hai bà Giang Tre : ừa,còn cái con nhỏ   gì đó , nó kêu là ..   Cô đưa tay lên vỗ trán …  Có lần Tre mách  nước,  bả có tên  hơi giống cô đó , thay  chữ  đầu vô bằng chữ  bờ .. Bà giáo chuyên dạy  Anh Văn cho các thầy cô tương lai một thời, trò chuyện   phải dùng nhiều tiếng Pháp  thay cho   khối tiếng mẹ  đẻ  rất phong phú  mà từ  nhỏ  bà lại ít gần gũi . Là … Bê hả .Ủa vậy  tao là gà,còn nó là  ..bò con hả .  Ai nấy lăn ra cười . Cái tên đơn giản vậy  mà có lúc lại đâm ra  khó nhớ .

  Giang      nhân chuyến  xe  các em  con chú thím Q. đặt   xuống  thành phố thăm ông Bọ  đang trị  bệnh ,  tạt vào tìm  Tre,mục đích  là thế  này ,  chỉ vì      mớ cây  giống rau  ngót.Nhưng  nhà   hai cô Mười Tư và Tre đang sống là nhà cô Kê,nên phải   chào hỏi cô  trước .Có lẽ chuyện    chặt  đổ mấy buồng chuối,nay thì bứng luôn gốc năm sáu    cây ngót  vất đi  , các  cô được  nghe  Hoa  Tre  kể, nên Bà  Giang  chỉ tóm lược,thì  mỗi cô một thái độ,  góp lại là  ..  không mấy tán thành.

 Cô Kê chép  miệng :

- Bảy mươi tuổi trên đầu,con cháu đầy nhà,ngày đêm cứ rình  rập  những chuyện trời ơi, để thoả mãn cái tự ái   kỳ lạ,   làm cho con cái nó khóc thương,mẹ như vậy  thật có  xứng đáng là mẹ không.!

 Cô Tư vốn  hiền lành, chịu đựng từ buổi  phải chăm một lúc  ba đứa  nhỏ  sàn sàn tuổi nhau ,nghịch  ngợm, ương  bướng,  hằng  mười mấy năm liền , vì cô  Mười  và  Tre thường ra  ngoài, mỗi  người một việc, có lúc toàn thân  cô như  bị động kinh     vì giận,  nhưng cô dịu lại nhanh chóng. Cô chỉ có  thể  bộc  lộ  thái  độ ,tình cảm,suy  nghĩ của  mình     bằng mắt,bằng khối  óc và trái tim  một phụ nữ nhân hậu. Còn lắm khi phải dồn vào trong .Bây giờ  , cô   vung tay,  vặn người, há mồm,  bày tỏ    những cảm  nghĩ của mình. Cô Mười    vừa  nhìn vừa gật đầu thông hiểu  rồi thuyết minh cho khách  :

- Phải . Vườn cây chuối và sân trồng ngót, là nơi mà hai ông bà Tùng,với  ông  Minh Tiến,chú Hoa,từng lui tới, gặp gỡnhau,nay dù họ đi xa,nhưng  linh hồn họ vẫn ở đó, nương vô  những   cành lá  hoa trái vườn cây để  gần  gũi con cháu . Mình phải  tôn trọng, vì  mình là dâu con,   đâu phải  không ai đòi hỏi,mà là trách nhiệm,  bổn phận .   Lại  có ai phá nơi nhà mình thờ cúng tổ tiên,mà mình lại ngày đêm rình rập phá nhà  người ta , đánh đuổi  người ta  . Tội này nặng lắm đó.

 Thứ hai là  nhổ bật  gốc cây đang  bén  rễ ,chặt ngang thân cây chuối đang trổ  quả,  có khác gì giết người đang có  thai,  đang  nảy mầm, tội này  lớn thứ hai . Cậy thế mình làm chủ, rồi không ai  hay biết,có  biết cũng không dám kêu,thì  con cháu còn cả đàn ra đó,con trai cưới vợ chưa sinh cháu,nó chào đời,nó gánh hết tội cho mẹ, cho bà . Có thấy lo sợ không ?

 Thứ ba, mình là nông dân,phận làm dâu từ nơi  khác đến, được người ta quí   vì  “ dâu hiền thì tốt hơn con gái trong nhà “  cuốc xới trên mảnh vườn mà ông cha đã đổ bao mồ hôi xương máu, mới có tên mình trong đó. Làm  nghề trồng rau mà đi phá cây rau, có phải là kẻ vô ơn không ?  Cây trái từ nay nó có  phát triển được không ? Giận cá chém thớt,  giận   chị phá cây của chị,  có khác chi tự thú : tôi  không cần cái nghề trồng cây, thấy cây là tôi băm nát. Cây nó có linh hồn, vườn có linh hồn,mình sống mà  vong ân bội nghĩa,thì chết đi, nhưng vườn  rau con cái vẫn canh tác, có tươi tốt nổi không !

 Hai bà   Tre và Giang ,ngồi chung trên một chiếc ghế xô pha,phía ngoài là cô Kê,bỗng nghe đổ lạnh mồ hôi lưng. Dù có suy  nghĩ như thế, nhưng chưa bao giờ bọn họ    dám nói ra . Nhưng vì  không thể bộc lộ bằng lời,chỉ  nghe qua  hình ảnh bà Giang  chụp gửi về,qua  những lời Tre kể khi  cả nhà  cô Kê rỗi rãi ngồi bên nhau  qua bàn trà này, Cô Tư  có nỗi  bức xúc gấp nhiều lần  hai bà này .  Bảo rằng nơi ngôi nhà  ở  ngay chân đình ấp  làng  vẫn có  năm  người đang sống, dù duy nhất chỉ thấy một bóng ra  vào,  nhưng hai cô Mười Tư và Tre vẫn đau đáu về chốn  cũ,vì họ  đã  gắn bó với  không gian này hằng chục năm ròng,nơi cho họ    cuộc sống    mà theo họ là  bình yên  hơn bao giờ . Cô Tư   hàm ân    mái nhà đó nhiều hơn tất cả,vì     cảnh ngộ  khuyết  khiếm của mình,  khó lòng mà cô    tự lập  nếu không có cô Mười, rồi thêm bé Tre, họ sẽ  sống ra sao khi  nghe theo lời chú Hoa lên đây lập  nghiệp, mà   không chốn  để dung thân .?   Cảnh hoang tàn  mà “ hàng xóm “   đổ xuống hai khu vườn, như    bày ra trước mắt cô,là  những vết  dao  cứa vào tim cô,  khiến cô đau đớn lắm . Trả  vườn chuối cho họ,còn mình  về vui với vườn rau,mà cũng không được yên thân.Còn có sự nhẫn tâm nào khác ? Người xưa khi  bất lực  trước  tội ác thường an ủi :   có vay có trả, cha ăn mặn con khát nước, gieo gió gặt bão,  và  khái quát bằng một câu : ồ,luật nhân quả, ông trời  có mắt !  Thì bây giờ cô Tư đưa cánh tay trái ra,tay phải  cứa   rẹc một cái thật mạnh,   dứt khoát,mặt đanh lại,rồi mới chịu    ngồi xuống ghế,thở một hơi dài,và quắc mắt nhìn mọi  người . Cô Mười thuyết minh nho nhỏ,mặt cô tái đi.  Cả cô Kê và  Tre  cũng thế . Bà Giang  nghe  và thấy sợ.  Chơi dao miết sẽ có ngày dứt tay . Nói theo ngôn ngữ bây giờ : tự bắn  vào chân mình .

 Năm phụ nữ  ra  phố để mua ít quà, hai  gia đình cô Kê và Tre  muốn gửi biếu ông Bọ bà Giang ,để  cầu    mong cho ông  mau khoẻ .Cô Kê và cô Mười, cô Tư đi trước, ba  đứa tôi,  người con  cô Kê, Tre và Giangđi sau.  Tre luôn phải   cầm chặt tay  cô này,vì ra phố kẻ qua  người lại chen chúc.  Nhớ có lúc quá mệt mỏi vì bao công việc,  Tre  bảo tôi : Cứ vô tư thanh thản như chị Lan Anh mà khoẻ.  Bà  Giang bảo :  Nói thế tội cô Kê.

Với     nỗi đau tận cùng  khó nói thành lời,   cô Kê từng an ủi khi  nghĩ về  con gái :  Nó gánh chịu hết bao   kiếp nạn cho cả nhà cô.

 Xét về khoa học, cô Kê từng học  trường  Pháp từ lúc sáu tuổi, rồi du học ở Pháp, sau đó về lại quê  hương  làm  cô giáo  tiếng Anh,   nền văn minh bắt  nguồn từ hai ngôn ngữ  cô thông thạo, hẳn chưa bao giờ dạy cô    cách tư  duy đậm màu mê tín, phản khoa  học . Cô từng bảo : con gái cô bị san chấn tâm lý  nặng quá, mà   không có ai  chia  sẻ với nó . Mẹ bị  kẻ cướp uy hiếp,con lao ra cứu mẹ thì bị    tên cướp  hãm hại ngay trước mặt, mà mẹ bị trói nên bất lực.Hai , ba hay nhiều nỗi đau   chất lên. Cô Kê bảo, khi đó,vợ chồng Lan Anh có nhiều bất hoà,cô  bỏ nhà dẫn con về đây, cô Kê  không hiểu lại còn mắng. Người chồng cũng trước đó tìm đến kể tội cô. Người em gái của cô   vừa từ  Pháp gửi thư cho cháu, cũng  khuyên  là  hãy nhận lỗi để níu kéo chồng .. Chỉ mỗi đứa con gái  đang học lớp mười  là thấu hiểu mẹ .  Và rồi mẹ lại không cứu được con.  Vì thế là trong đầu người phụ nữ mới  qua tuổi bốn mươi ấy cứ  nghe thấy tiếng khóc thương kêu gào thảm thiết của  đứa con   gái tội  nghiệp,  cả ánh mắt  khiếp hãi đến tột độ của nó .. Cô thấy  mình như bơi trong  một vùng  biển hoang lạnh giá, bốn bề chỉ sóng nước và bầu trời lồng lồng gió .. Và  cô cố  quên,cố quên,bao nhiêu năm tháng qua ..

  Tre   từng thì thầm với bọn Giang Bé , cô Kê có đi coi thầy cúng , họ bảo là  bị    .. trả thù . Số là người ba của cổ   hồi xưa có  nhiều nhân tình lắm .Một vị quan    lớn của triều đình nhà Nguyễn  , một mình  một cõi  trấn  giữ  đất phương Nam, thì  cảnh năm thê bảy thiếp không có gì lạ .Ngôi nhà mà   má con Tre từng sống   dưới miền tứ  giác Long Xuyên ,nay  người con gái Tre ở đó cùng gia đình ba  người con,ông   xã cũng là thầy giáo,   từng là chốn  đi  về của ông bố cô Kê   mỗi khi  tạt qua  phố,  thăm một  người mà ai cũng gọi “ vợ nhỏ    Q uan Tổng” Còn có  rải rác mấy  nơi nữa .  Cô ở  Long  Xuyên  đã có một đời chồng,  có  một cô con gái   lên mười .  Họ không có con chung,khi bà mất vì ốm ,cô con gái được mẹ gửi vào chùa, ngôi nhà bỏ hoang, vì không  ai dám ở,mãi đến  sau ngày thống nhất mới có  hai vợ chồng một  người làng, từ quê  ra phố  làm công nhân, rồi họ lại quay về làm ruộng,   cả nhà Tre kéo xuống, lúc ba đứa bé vừa lên bốn . Rồi một cô “ vợ nhỏ  Quan Tổng”  ở nơi khác ,có sinh con,  nhưng đứa bé đột ngột qua đời, chính  trong ngôi biệt thự mà   gia đình cô Kê từng sống  khi     về giảng dạy ở trường  sư phạm thành phố ,khi ấy gọi là  “ đô thành Sài  gòn” .  Bọn Giang  đã ghé   lúc   cả nhà Tre từ Long Xuyên  chuyển lên khi  Tre về  hưu, phụ giúp cô chủ dọn nhà .Một  ngôi biệt thự thật  đẹp,   không to,mà không nhỏ,nhìn bề ngoài qua vuông     rào kín đáo,cổng không  trổ ngay đường mà   chèn vào một con hẻm nhỏ,chỉ thấy một phía bờ hiên,   lại  có   những khóm hoa giấy chen   chắn  đầy ý tứ,  bao quanh là  nhiều cây chùm ruột    mát mẻ,  nhưng vào trong, có   hiên hình bát giác ngắm trăng,  đón gió nắng,   vào trong thì ôi thôi là phòng .  Cô chủ kể, khi gia  đình cô dọn về sống,  sau   buổi  đám cưới,  cô  đã nghe gia nhân thì thào .. Dù không mấy tin,  nhưng cô cho  dựng bàn thờ  cúng , ai bày  vẽ kiểu bàn thờ nào, cô  lập kiểu đó, ở sân nhà, ở bếp, rồi nhà  trên ..Năm tháng qua, cô sinh tới bảy  người con, ai nấy ngoan ngoãn, học hành tấn tới,   công việccủa hai vợ chồng   trôi chảy , cô    luôn  phập phồng,dù có lúc quên đi, rằng trong ngôi nhà này … Hồi đó chồng cô  là bác sĩ  khoa sản, người ta  gọi nôm na là đỡ đẻ. Ông làm ở  nhà thương của chính phủ, rồi mở phòng khám  riêng, tiền  nhiều lắm . Nhưng đột  ngột ông biến mất trong một ngày .. Cứ  ngỡ  ông có nhân tình như  bố cô.  Chiến tranh,bom đạn  khắp nơi, biết đi đâu mà tìm, hồi đó   mấy ai  dám  ra khỏi đô thành Saigon ..Cô cũng  không dám hỏi ai, vì họ sẽ đồn thổi rằng  vợ chồng  cô  đang  gây sự .. Mãi mới biết ông   bỏ  ra tận Huế,là quê nội của ông, có bố mẹ anh chị ở đó,  nhưng ông   cũng bỏ  nghề luôn. Ông dựng chùa   đi tu !  Thư ông gửi cho cô  dài lắm,ông bảo cứ sống kiếm tiền,  mà  thấy ba bề bốn bên  khói lửa, ông thấy như mình có tội .

 Hồi đó báo chí     có đăng câu chuyện một viên bác sĩ  khác, giữa đất Sài  thành hoa lệ này,   cũng bỏ đi mất tích. Người ta đồn rùm beng nhiều thứ, rằng  chắc vợ bỏ theo Mỹ, hay con trai nghiện xì ke, rồi ổng chữa bịnh bị oan  hồn  về ..kêu đi . Có   tin ổng đi theo cách mạng, vô  chiến  khu . Vợ con  không biết đâu mà lần .  Về sau có  người gặp ông mãi  tận vùng núi đá Tây Ninh, vì họ  làm  phóng viên,bị bên Cách Mạng bắt, bị dẫn đến chỗ   ông này ,gọi là  Chương Thiện hay là   gì  gì đó,cô Kê  quên mất rồi .  Ổng làm ông sư một ngôi chùa, có một chú tiểu. Họ trồng mít, trái nhiều lắm, ăn không hết xẻ ra phơi trên đá,mấy ông tù binh được chén một trận đến  nê sình ruột luôn . Vì từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, mới biết trên đời có một thứ  mít rất ngon, là mít chín phơi .. một nắng .Nắng Tây Ninh ngày ấy khủng khiếp lắm .  Ổng về đây để chăm sóc các thương binh cách mạng từ   các mặt trận ,ngày ấy nơi này nóng bỏng  kinh hồn .  Người ta còn đồn  rằng ông sư đó còn làm  đám cưới cho mấy cặp ..ma ,  những cô giáo từ xa đến đây dạy học, rồi   bị bom đạn mà   mất,yêu những chàng trai, có  người cầm súng cho bên này,bên kia,cũng  tử trận.  Họ chưa kịp kết hôn,vì hẹn ngày hoà bình . Bởi họ thấy giữa chốn trận mạc mà có một  nhà sư,đêm đêm   ngồi đọc kinh cầu nguyện cho chiến tranh kết thúc, cho  những lứa đôi sớm   về bên nhau, thì    họ tìm đến..

 Khi cô Kê  kể đến đây, trừ  người con gái của cô  đang  ngủ    say sưa ,thì   mọi  người đang vây quanh cô  bỗng   co chân lên,tựa vai vào nhau …

  Cô Kê nghĩ, thôi ông chồng  “ có  tiếng  gọi đặc biệt “  của mình , cô bảo  vậy, đã chọn một  hướng đi mà theo ông là tốt đẹp,thì để cho ổng đi .Nhưng có lúc cô mơ hồ nghĩ,hay là  vì ngôi nhà có  oan hồn mà ổng  chồng cô mới có ý  định   đầy đánh đổi  như vậy , để  nhờ  những tiếng cầu kinh  và  cả sự dâng hiến của bản thân mà cứu chuộc lại  những linh  hồn đó  . !  Một  nghi thì mười ngờ . Đến khi cô con gái   ngã bệnh  tâm thần, chữa chạy trăm phương ngàn kiểu,  vẫn không hề thuyên giảm,thì cô lờ mờ tin . Nhưng nhà chỉ có hai má con,  cô không thể dọn đi chỗ khác . Cho đến khi , cô bảo,     lôi kéo được má con nhà Tre từ dưới   miền Tây lên , thì cô  nhất  tâm đổi chỗ ở .

 Bây giờ cô Kê luôn tin, rằng  sau  bức màn thần bí có cả một thế giới của  người đã khuất…

 Cô kể sau ngày hai miền thống nhất, tự dưng một bữa cô có   nhiều  người  tìm   đến,rồi thư   tín  tới tấp.     Có  người   sống gần chỗ cô, có  người  đã ra  nước ngoài, chủ yếu bằng đường vượt biên, họ từng là  chỗ   quen biết trước đây,là  đồng  nghiệp, hàng xóm, học trò.. Họ cho cô danh sách toàn những  người đã chết,  chết ở đâu, vì lý do  gì,mồ mả ra sao..họ không hề  biết.Chỉ  nhớ  ngày cuối cùng còn liên lạc,biết tin nhau .Và họ đều là   người Công Giáo .  Bọn  Giang,  Bé, Tre  tò mò,nhưng cô  thờ Phật từ hồi nào giờ mà ! Ừ,nhưng tui có một chuyện chưa hề kể. Ông già tui  có với má tôi  mười bốn  người con, cả trai  cả gái, mà nay còn mình ên tui ở đây.Là  bởi họ  sang Pháp ,rồi qua  Mỹ, hết cả . Có hai ông anh lớn, cùng tuổi,  vì má  sinh  đầu năm một đứa, cuối năm một đứa . Họ được sang Pháp học,rồi không hiểu vì lý do  gì  đó mà .. giận cả ba lẫn má, cắt đứt liên lạc luôn, khi họ  đã hoàn thành chương trình học, ra đi làm .Má tui thì thương,chứ ông ba ổng giận lắm,cho cắt luôn. Mà hồi đó mấy bà vợ sợ chồng khiếp lắm, nói gì là phải nghe nấy.Mãi sau này,khi các  anh  mất, mà cả hai ông  đều   không  lập  gia đình , lại chuyển sang đạo Công Giáo,  cô  em  gái  mới tìm cách hỏi thăm  . Tuổi tác, không vợ con cháu chắt gì cả,  tôi hay thì  thấy thương.Mới làm giỗ.  Cô Kê kể tiếp,nước mắt chan hoà .  Người ta bày bên đạo  mỗi  buổi trước giỗ thì  cố vô nhà thờ,tìm ông  cha, gọi là xin lễ, là gửi cho Linh mục nhà thờ nào gần  gần nhà mình, đưa cho cha một tờ giấy khi tên thật,tên thánh, ngày qua đời của thân nhân,  để  buổi thánh lễ sáng hôm  sau ổng  cầu nguyện cho , rồi giáo dân đi dự lễ hôm đó cũng hiệp lời cầu cho luôn. Tôi cứ âm thầm đi  xin lễ, bị vì hai ông anh   mất   những thời điểm khác nhau, cho nên  tôi đi nhà thờ   đi liên tiếp, nhiều năm,   có người tò mò,rằng bà cô này   đâu có đi đạo mà siêng năng đi lễ  sáng sớm dữ vậy, còn đi tìm ông  trùm xứ dẫn đến gặp cha xứ .. Tôi đành nói thật. Rồi  cứ  người này  kể với  người kia, vậy là.. Có một dạo, ngày nào tôi cũng đi tìm ông  trùm xứ, rồi qua nhà thờ gặp Cha xứ,mà đã đi xin lễ thì hôm sau phải cố thu xếp dự lễ..  Đi  không thì  ..kỳ,bị vì thấy  người ta có kèm một phong bì,  là để   phụ  cho nhà thờ chi phí điện nước,bông hoa,   mà mình thì toàn được nhờ … miệng, vậy là phải trích lương ra ..  Có  người bày cô  giáo dồn vô  một  tờ  ,cho nó .. đỡ hao, nhưng có  người lại kêu,một  tờ lỡ ông cha,đa số các linh mục  xứ hồi đó đều lớn tuổi lắm ,ổng quên thì sao ..  Tôi ôm đầu,  cho nên có bữa vô nhà thờ tôi  quì gối cầu nguyệnlâu lắm, cả khi ai nấy ra về cả,  rằng   Chúa Trên Trời có thấu hiểu, có …  quen ai thì   cử thêm cho con  ..một vài  người, phụ con . Chứ một mình con mần hổng xuể .Hồi đó đang nghỉ hè, con nhỏ tôi còn   khoẻ, nên tôi tha hồ mà  cầu xin van  vái .   

 Bỗng nhiên tôi gặp con nhỏ Tre này đi thi   vô  đại  học , nó vác  cái  bụng bầu mà lại có tướng  tá đến chín phần chín  là đàn ông,ngay cả tôi cũng có ý định  điều  tra, đình chỉ thi .  Giờ  nghĩ lại , hú hồn .  Rồi tôi lần ra nhà chị Châu,nơi nhỏ này  trọ khi đi thi ..Tôi  mừng tưởng muốn..chết,là khi tôi  nói tôi đi dâng lễ miết, triền miên, nay tôi  muốn  có   ai đó  phụ với . Chị Châu  kéo tới cho tôi  một xâu  sáu bảy cô nữa. Giang có bảo ê kíp này từng phụ  cái bà Bê bò đó gom sách chở  về trường cho học trò làm thư viện , cho nên họ chẳng nề hà . Cô Giang nhớ hoài cái bữa họ  hò nhau học vần đến   trẹo quai hàm khi  ngồi  xếp sách,moi được  cuốn học vần,  ở nhà chú  cổ, nhưng rồi  sau đó thì  nước mắt  lưng tròng. Họ là  những   yêu đời và trách nhiệm,khiến tôi tin tưởng lắm .   Rồi  sau đó là  hai bà má nhỏ Tre này.Tôi còn được   gặp ông bố cô Giang. Bữa đó cô Bê bò dẫn qua,  nhân lúc ông xã tôi từ ngoài Huế trốn mưa cũng vô, vậy là họ kéo nhau đi nhà thờ. Tôi không  ngờ nhen, vì nghĩ mấy ông  cộng sản này thì  mấy khi mà đi  xin lễ,dự lễ  ở nhà thờ .!  Họ  tìm gặp ông trùm xứ,rồi cha xứ,nói  chuyện cảm động lắm .Họ  bảo,dù là  lương dân hay giáo dân, đều là  người Việt Nam máu đỏ da vàng . Khi ở dương gian có thể hai  bên hai chiến tuyến, nhưng khi quá vãng , mà hơn nữa nay đã hoà bình,đều là đồng bào,tức là cùng một  bụng mẹ sinh ra, cho nên cũng giọt máu hồng, thì  nghĩ đến nhau,   tưởng nhớ nhau,vừa là  trách nhiệm, còn là tình  người một mẹ,một nhà nữa .    Sau đó,cô con gái đổ bịnh mà  y học cũng không thể chữa trị, cô  bà giáo già càng siêng năng đi lễ. Bà  cầu xin ơn trên ban cho   cả con gái và bà đủ  nghị lực để  chống chỏi với  kiếp nạn này.

 Ra  về,ông  bố  cô Giang còn  dúi vô tay tôi một chiếc phong bì  ,nói nhỏ là  góp phần dâng lễ,bị vì ổng ít có  dịp ghé,  nghe ổng  kể con gái ổng cũng đang lên Dalat định cư,nhà đang làm trên đó, hễ  khi nào nó  về đây thì ổng   sẽ nhắc nó   đi dâng lễ,xin lễ với cô. Mới hay cô này có ông bố dượng cũng là  người có đạo.

 Sau này   số  người từng nhờ cô  Kê  xin lễ cho thân nhân  đều gửi chút định  hỗ trọ  cô   ,   có  người  còn tìm  cách gửi thuốc men cho  người con của cô nữa . Cô lại đem tấm lòng đó san  sẻ cho  nhà má con Tre,mà theo cô, là món quà ông trời gửi tới, bắt  nguồn từ những buổi cô đi xin lễ và quì gối dự các thánh lễ  trong nhà thờ . Tre làm bộ dỗi : Cô  kết “ mô- đen” với con chẳng  qua là  cù rũ con đi .. dâng lễ với cô .Bà giáo già bèn vung tay cú con nhỏ    khó trị  này với một câu mắng sặc mùi Nam Bộ:

-Mồ tổ cha mày,chỉ được cái mỏ  dài  ngoác. !

  Bà Giang   ra xe,cả nhà cô Kê cùng tiễn . Ở cổng,cô Kê trao cho khách     một  túi nhỏ :

- Có tiền  mua  cây giống với ít phân bón, chăm cây cho tươi tốt. Giao cho   bạn Giang đi điều đình với bà hàng xóm,  rằng vườn  rau này bà chị chồng cho bọn tôi thuê,bốn bà ở thành phố,mảnh đất của  những con  người sống đoàn kết,nhân ái,cùng bạn Giang, người luôn hăng hái, nghĩa khí, bà kia chỉ bỏ công   ngó,còn chăm thì bạn Giang thuê  người khi cần.Bà em dâu có  gặp chuyện   bất bình   thì cứ báo công an, để có luật pháp can thiệp,chứ còn phá vườn rau  ,không chỉ mấy bụi ngót,mà trong sân nhà bà này,thì bọn tôi kiện đó .

 Tre bảo :

- Bả không thèm tiếp đâu,mấy lần rồi .Mới bước lên thềm là mặt mũi lạnh tanh hà !

 - Thì mình gửi lời qua  cái   trang gì đó của  mấy cô  trên đó,chắc bả đọc thôi. Bả không đọc thì con cái bả đọc.  Cô Mười thêm .

  Cô Kê  lại tiếp

- Hãy cứ tin tưởng vào những người con của   cô em dâu này .Nếu nói “nó lú có chú nó khôn” thì  mẹ nó  nghĩ   không thấu ,nhưng con cái họ có ăn học,được giáo dục,  sẽ nhìn ra vấn đề rất nhanh.Thì có gì mà không nhìn ra .Hai năm rõ mười : hai bên chỉ là  láng giềng, bà  sai  con cái chửi mắng tôi, phá phách, khủng bố tôi, tôi nhờ chính quyền can thiệp, đó là chuyện phải làm . Không cần thắng thua, mà đòi hỏi sự công bằng .

  Đó là xét về mặt pháp lý,còn  về mặt tâm linh,  tôi nghĩ họ  thường mua hoa quả khấn vái ông bà tổ tiên mỗi ngày rằm và   đầu tháng, chính  vì họ tin xung quanh họ có một thế  giới  siêu hình nhưng đầy quyền năng, cũng như bà bạn tôi .Họ  sẽ   dành thời gian suy    ngẫm về ba điều mà cô  Tư nhận ra,  hẳn các cô kia cũng  nghĩ đến.

  Cô Kê  buồn rầu nói thêm  : thật ra  nghe   các cô   ruột của họ kể,mới biết  đàn con cháu   đều tốt, hai con  rể,các cô con gái, con trai  út, rồi dâu con ở xa, đều tốt, họ  chăm chỉ, hiểu biết,  chẳng qua là họ phải làm theo lệnh của bà mẹ, rồi cớ  sự   nó mới thế này . Trách  nên trách bà mẹ . Bà này thương con,  mà thương không phải cách ,cuối cùng  vừa hại mình vừa hại con  cháu .

 Bà  Giang  vốn say xe nên được  dành cho  chỗ ngồi sau tài xế,nhưng bà này  vẫn có cảm giác  ngồi  cuối xe,lưng cứ nghe lành lạnh .Từ sau dạo   bà bạn   có ý đồ  “hồi trả “ vườn chuối, bà  Giang  cũng   có dịp  ra đây, để ủ các mớ rác hữu cơ,chợt  thấy ..sờ sợ. Vườn chuối bao giờ cũng âm u,nay như càng hoang lạnh hơn.Giá không xung đột,hai bà   sẽ bỏ công dọn cỏ, xẻ mương cho nước thoát, rồi ra đây hằng ngày . Ghé ngôi nhà bà này, bà  Giang  cũng có cảm giác   như có nhiều gương mặt đang theo dõi mình từng bước chân.Lũ cháu khi đến,đó là lần thứ mấy thôi, vì họ có đến khu vực này chỉ ghé nơi có đặt bàn thờ ông bà là nhà bên, xúm xít cúng bái và ăn uống rồi ra về.Họ kêu lên,bịt mũi chê bai,bởi mái nhà từng là nơi bọn mèo kéo về lập “ căn cứ” suốt mùa nắng, chúng   xem đây là nhà xí , mà hẳn họ kêu la vì cảm thấy ngôi nhà có  bầu không khí  của cõi âm dương hoà hợp. Cả chị gái bà này ,có  bận cô con gái mua cho chị một hộp  túi xông nhà, vì nhà trọ bỏ hoang,chị lại đem cho cô em, chị b ảo:  Ghé nhà nó cứ có cảm giác như nhà .. không có  người ở  vậy. Nhà rộng, từng  vắng lặng nhiều năm vì  chủ nhân  đi xa, nay quay về mới hồi sinh dần .

 Nhưng ngôi nhà này đã hồi sinh dần một cơ thể  từng bị    bệnh tật dày vò nhiều năm, mà có người còn ngỡ ngàng,như một phép lạ.

 Và ngôi nhà này sẽ  trừng phạt những kẻ có dã tâm  tàn phá, dù là phá vườn,chặt quả, đào gốc.

 Vì ngôi nhà này có  những con  người  đã từng sống, gắn bó, dành trọn cuộc đời  của mình, không chỉ cho con cháu, xóm làng, mà cho cả mảnh đất này .

                                  Giang Tre . 

Thursday, September 26, 2024

BÂY GIỜ SỨC KHOẺ QUÍ HƠN KIM CƯƠNG .

 

Ông Bọ của  chúng tôi   nay ở tuổi  chín mươi ba,  nhập viện mấy  hôm rồi vì  bị  chứng  tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong bên trái.    Cụ có hai   con   trai  đều   nghỉ  hưu,    một từng sống  và làm việc tại Hà Nội,  người  kia thì định cư  ở   Thành phố Hồ  Chí Minh  mấy chục năm, nay  đều          đến  sống   trong một chung cư,  người anh  ở cùng cô con gái  út   gần ba  mươi sắp kết hôn,  vợ phải ra  Hà  Nội  chăm    dâu sinh con so,   người em thì  hai vợ chồng có một   cơ  ngơi riêng.Họ vẫn  lên thăm   ông    cụ thường xuyên,  và  những  lúc mà cụ thấy có thể   đi chơi  hoặc là  những dịp    lễ lạc của gia đình,  ông  con  lại gặp  nhau  dưới   đó.

Sau đám hỏi  cô cháu dạo  tháng    tám  năm nay,  cụ lại    xuống vì một đứa cháu    đi  công tác  tại cao nguyên, ghé qua   năn nỉ “ ông xuống chơi “, rồi cụ    bị  đột  quị.

 

Cụ  được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong trái giờ thứ ba  và được chỉ định can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ qua đường động mạch. 
Sáu  mươi   phút kể từ khi vào viện, mạch máu của c được tái thông hoàn toàn. C tiếp tục được điều trị, chăm sóc tích cực. 
Sau ba  ngày,ông bọ  của  chúng tôi  tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Hiện, người bệnh đang được tập phục hồi chức năng tích cực

Các  bác sĩ ở   bệnh viện bảo đây là ca bệnh khó bởi là người cao tuổi, thành mạch đã yếu,

 mạch máu đã "xuống cấp", và có biến dạng.

Cụ sẽ   phải   điều trị lâu dài hơn, do não tổn thương bị "chết"đi, cần thời gian điều trị tái tạo tế bào não. 
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với người cao tuổi. 

   Tôi    nghe    những  người đàn ông trong nhà,       hai   cậu em,    các con của họ, rồi hai ông  lão nhà tôi,   chú  Q. và ông xã,  toàn là  những thuật  ngữ  chuyên môn ngành y    khó  hiểu, khó nhớ,   mà tính tôi lại  chậm tiếp thu, nên đành nhờ ông  xã   cóp cho một đoạn trên    internet. Có  một điều tôi   chú tâm, là     câu cuối trong  văn bản :"Người già có quá trình lão hóa cao hơn quá trình tái sinh nên   việc  điều trị sẽ kéo dài so với người trẻ".     Như vậy thời gian  để  ông cụ   tôi được   về  gặp các khách  hàng  thân  quen    trong quán cà phê ở Thung Lũng   Cần Tây này   hẳn còn      xa lắm .  Việc đầu tiên là chúng tôi chuyển   tất cả  những  khoản tiết  kiệm cụ có cho    hai  người con của cụ,   sau đó là đi  tìm thuê một  người phụ    việc. Chú  Q.    sáng  sáng đi  dự thánh lễ sớm  , mọi khi thỉnh thoảng  ông vẫn đi,    dốc lòng  cầu  nguyện cho    người anh    hiền lành mạnh mẽ chịu đựng những con đau và theo ông “  kiên trì  vác   khổ giá  của  người già “

  Tôi  ngồi        mở  trang   word  và   gõ ngay  những từ đầu tiên, đó là  “ bây giờ  sức  khoẻ là kim cương”.

 Bà bạn thân thiết của tôi  nhớ lại :   năm  2010, ông bố đỡ đầu     có  được một khoản  dôi dư    do  nhiều năm     dành dụm  lương hưu  , mới quyết định   tặng bà này  ,mục đích của ông là “  để  phòng lúc ốm đau”. Bà  bạn hỏi tôi  nên gửi  tiết kiệm hay là  làm sao ? “ Làm sao “ có  nghĩa là   “ mua  vàng để dành “. Vì số tiền lúc ấy  có giá trị  bằng    sáu tháng lương  ì ạch    dẫn xe  đạp leo dốc đến trường của  bà này ( dù  mỗi tháng  năm  triệu là khoản    thu không hề tồi )  Tôi  đùa :  thôi  bồ mua  .. kim cương đi ! Bà này bèn hỏi ý  kiến   nhóm học sinh ,từng là đội viên  thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh  mấy chục năm   trước,nhân chuyến họ lên cao  nguyên nghỉ mát  vào  đầu năm học   năm ấy,một   nhân vật tên Chiến,   khuyên  ngay :    để dành bằng vàng là tiện nhất.

  Bọn tôi chưa bao   giờ được trực tiếp ngắm một   viên kim cương (  có      biết  sơ qua  trên tivi,hay báo chí )  cả  hột  xoàn,hay ngọc trai thật.Bạn tôi còn  nói nửa đùa nửa thật: mãi đến khi bán một phần nhà  vào    thời gian cách  ngày ấy năm năm ,tớ  mới có  cảm giác  cầm trong tay   …một trăm triệu. Phải,với  những kẻ    nhọc nhằn mưu sinh  nhờ  đồng  lương    nhỏ nhoi thì   những món    gọi là   cao  cấp như thế mấy khi mà  được     chạm  đến,  hoặc  có  nghĩ đến cũng chẳng bao giờ .

Bà  bạn  cầm món tiền ấy rủ  tôi dạo một vòng   phố thị, cuối cùng thì  rồi   sắm được khá  nhiều    những chiếc

nhẫn     đeo tay,    và không ngờ, với món  nữ trang quí giá ấy,    bà   già này đã có  thể cầm cự  trong  những tháng ngày dài  nằm viện vì chứng  bệnh   nan y  khó chữa  và tốn  kém .  Tôi  lại  đùa,  giá mà   mua kim cương như tôi     chỉ vẽ hẳn  còn có nhiều    công dụng hơn nữa.  Nhưng bà   bạn   bỗng trầm  tư  suy tưởng. Người Việt Nam,   nhất là các ông bà cụ luôn   có tâm  lý : làm khi  lành để dành khi đau.  Dù    ngoài món nữ  trang quà tặng  đắt tiền , thì   cả  gian nhà  phải  ra đi để đổi lấy sự sống  thể  xác và tinh thần  của   chính bản thân mình.  Mới thấy    sinh mạng con  người quí giá   ngần nào .

  Sau ngày lễ Quốc Khánh, nhà  người chị của  bà bạn tôi   đang rộn rịp     con cháu ở xa  về,khách ghé  homestay    để   “ đổi  gió”  bỗng   vắng lặng.  Bọn tôi ghé  đây   để hẹn bà bạn  vì   … không dám  tạt qua nhà . Bà chủ kế bên luôn có  sẵn  một cây chổi ở  hiên, lập tức    bước ra   quét và  theo dõi khách là ai từ  khi  họ thò đầu  vào cổng rào , bao nhiêu  người,  đến để làm gì , ngồi chơi bao lâu . Khi   không tiện  vừa   quét  hiên vừa đón  khách  thì bà   chủ   sẵn sàng lên hàng lang trên tầng lầu,nhìn chòng chọc và   khuôn cửa   kính ra  vào, và   kiên nhẫn chờ chúng tôi bên trong … Bọn tôi  phòng xa không phải cho      chúng tôi,mà cho bà bạn già .  Biết đâu rồi   ..  Thôi tôi không dám  nghĩ tới, bởi Hoa Tre ở xa mấy trăm cây số   không quên nhắn tin  nhắc mỗi tối  trước khi   bà  lão Đu đủ  này đi ngủ :Hôm nay  chị    có hỏi han chị  B, xem   chị ấy    thế nào  không ?   Chị  gái  bà bạn   gặp chúng tôi thì thở dài :  xóm mình mới   thoáng mà đã ba  người đi  về với ông bà .  Hai    cụ là thế hệ kế  tiếp thân sinh    các  bà lão này,  như vậy  người chị đã  vươn lên thế hệ   “ dẫn đường “rồi . Tôi đùa, nhưng chị     nghiêm trang bảo : còn tới mấy   người  nữa  ấy chứ , rồi chị đọc tên ra . Chị ngậm ngùi bởi   cô gái thứ ba   vừa  đi xa,chỉ mới  tuổi  ngũ tuần,  là một hàng xóm khá thân thiết với chị. Chị bảo,  từ lúc cô này  ốm liệt,chị  bỗng ngại đi  khám hằng tháng, vì  không có ai đi cùng . Thảo , cô con  gái lớn che miệng bảo nhỏ :  chứ  đâu có  kêu là tao sợ tốn tiền . Thảo  kể như   muốn     cho khách biết trọng trách mình được  các em,  bốn  người-,mà ba đã  có gia đình,con cái,- giao cho,  rằng phải nhớ mỗi tháng đưa mẹ  đi tái  khám.Nếu sợ chờ lâu thì khám ở “phòng yêu cầu..” Hẳn  nhiên tài chính thì  cả mẹ và Thảo không phải lo.  Vậy thì ổn quá rồi.

 Gặp bà  bạn này ở nhà chị  gái, bà  kể : tớ    từng trồng hẹ sau khi ăn hết hành dạo sau tết - à,trồng vào ngày   1.6. 24  , cái ngày bọn tôi bị  bắt làm con tin-   nhưng  do mưa nên   không lớn, tớ bèn chuyển sang trồng cây rau ngót.  Trồng vào tháng  tám   , nay  hẳn bén rễ rồi .  Một thứ bảy tôi      mò đến để giúp bà này lau  nhà,quét dọn,vì sau một trận ốm, bà này   than  thở  , tôi thấy tội  nghiệp quá. Hồi trước , khi còn ra   lớp, tôi    làm việc bên Vườn Hoa thành phố,  bà này vẫn cố thu xếp qua “ tổng vệ sinh  “ hộ tôi. Tôi có  một “ ổ chuột “ nho nhỏ, vì  đi lang thang cả ngày, tối mới mò về chỉ để    báo cáo  cho ông bà  trên bàn thờ  biết mình có mặt  và   .. hết, nên tôi không  mấy bận tâm nhà cửa thế nào .  Một hôm bà bạn ghé chơi,   kinh hồn khi thấy tôi bày biện   tứ tung, như một gian hàng xén,  và   sững sờ hơn khi hễ  bà ấy cần món gì, là giữa trận đồ bát quái ấy, tôi vẫn  nhặt ra món  cần cho mình và cho khách. Bà bạn kia khen : Hồi tớ đi sinh hoạt hướng đạo,có trò chơi Kim,tức là     bọn tớ được dẫn đến một gian bày hằng trăm món, rồi ngắm nghía và phải nhớ, sau đó  khai báo lại. Có một đứa   xuất sắc  vô cùng, ờ bà Vĩnh Tiến  ấy. Không ngờ bây  giờ  lại có kẻ thứ hai - Nhưng khi bà này  đi tìm chiếc khăn mùi soa để quên  cả tháng, đầy bụi bám thì ..le lưỡi .. vì thấy khăn vẫn nằm y nguyên chỗ cũ .

 Tôi  trở lại câu chuyện  vườn ngót   .    Thấy  vườn  rau ngót  đầy cỏ,  hình như từ  lúc trồng đến nay   chưa  hề chăm  sóc .  Trời thì mưa,  và người thì   bệnh.Mở ti vi nghe bão lụt kinh hoàng ngoài Bắc, nhà đổ, cầu sập, người  chết,thật đau lòng . Chúng tôi  ngẩn ngơ   nghe  những bản tin  thấm  đẫm nước mắt,lòng  người này  cũng     cảm  nhận rõ  những nỗi  xót thương, đồng cảm, chia  sẻ trong lòng  người kia . Bà bạn  bỗng bồi hồi nhớ lại  những dạo  hè chuyển qua thu như thế này,ngoài Trung lụt khủng khiếp,  bọn học trò bê những chiếc  thùng giấy cứng  đi   khắp các     hang cùng ngõ hẻm trong  thành phố để quyên góp cứu trợ. Mỗi  người  tặng tiền được  nhận một  mẩu     giấy  in  nho nhỏ,có khi được cài luôn lên áo . Tôi nhớ khi   ngồi   xếp  đống   sách báo cũ ở nhà chú  thím  Toàn,  lúc  họ  bỏ đi vượt biên,   để lại ngôi nhà trống hoác và rất  nhiều sách,  có  một chị làm ở  ngân hàng   ngoài đường Hàm Nghi cùng  với chị Châu  đến  giúp,  bỗng   vơ phải một cuốn   “ Em học vần”  lớp năm ( lớp Một bây giờ ),   có từ  năm  1963, và chị   lật ra   một trang ,   đọc to : Trời  làm lụt lội/ dân đói lầm than/ hạt cơm ta bớt/ dân làng đỡ lo . Bài học ghép  vần L  thật khéo léo, vì vừa dạy  văn hoá vừa giáo dục lòng nhân ái. Sáu chị kia cùng ngồi thần  người ra.Họ đang sống   giữa năm 1979, với biết bao  bận tâm về một   thành phố  vừa    hồi sinh sau chiến tranh .  Bây giờ,mấy chục năm sau,   gặp lại các chị    lạc quan hơn,  vững lòng hơn,  và mừng mừng tủi tủi .  Bởi qui luật cuộc sống là thế,   để có   một nền thịnh trị thì  hẳn  có một giai đoạn   giao thời với  nhiều   biến cố  khó lường.   Dịch hoạ từ   Covid  19,nay thì thiên tai,   mà con  người vùng đất “ sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa” vẫn kiên gan cùng  năm tháng”.  

 Vườn cây rau  ngót,  bọn tôi  , Tre  và  hai đứa tôi, quyết chăm cho tốt, để có rau ăn,mà  cũng để an  ủi bà lão,  vì  vườn chuối  vốn  không phải là  sở hữu của mình,chỉ là mượn thôi, nay  có mấy buồng chờ ngày chín, thì cả bọn  cùng nhất trí, thôi trả cho  người ta.Chăm vài chục bụi rau là được. Ở đây còn có mấy gốc chanh,  chưa ra hoa, có  cây  chanh leo,rồi mấy bụi lá mơ…

 Tôi bỗng  nhận ra một điều , đến khi  Hoa Tre thổ lộ,tôi mới  hiểu, rằng ở thành phố này, xứ ngàn hoa, mà không mấy  khi bắt gặp  những chiếc xe  đạp  đưa hoa từ vườn ra phố bán  cho khách,  còn cư dân ở đây có mua hoa thì mua loại hoa   để thờ cúng, chả bao giờ ,tôi   hiểu không biết đúng hay sai, mua hoa về bày biện mà ngắm.Hẳn  bước ra hiên là đã có hoa  nở  đầy   mé sân,   lối cổng, hai bên ngõ  vào nhà rồi.Bà bạn tôi cũng không trồng lấy một bụi hoa,có hai khóm  hoa cứ lâu lâu mới nở,là     những cánh hoa lan rừng,  và hoa leo.. sao tôi bỗng quên tên nhỉ,  một màu đỏ  , một màu trắng,còn trong nhà thì   có nhiều bình hoa hồng vàng  bằng vải và nhựa. Lý do thế nào, tôi không dám hỏi. Ai cũng có những nỗi niềm không thể ngỏ cùng ai .  Bạn tôi chỉ bày hoa    giả trong nhà, không dám  trồng hoa thật vì hẳn  hiểu  rằng hoa thì chóng tàn . Có lẽ vậy.

Hôm qua, một sáng nắng đẹp, bà bạn ra dọn cỏ.Lúc ấy tôi  gọi  điện hỏi han,do  rỗi ở quán cà  phê, độ  chín giờ.Bà này bảo :  Sao  biến mất đi đâu độ năm sáu cây. Lối này tớ trồng  trước nhất khi  người ta giao cây, nên chọn cây khoẻ . Bỗng nhiên như có thần giao cách cảm,Tre cũng gọi ra . Thống nhất là : sâu cắn . ! Hoa Tre vốn  nhiệt thành,  vội hỏi  han :  hồi trước chị đặt mua chỗ nào,   giờ gọi họ giao cho   vài cây trồng ngay cho kịp  lớn,  với lại đang mùa mưa nè. Xướng lên như thế có nghĩa là  “ em sẽ mua ủng hộ chị”.  Tôi bèn  hùa theo: mà tớ thấy trồng  ở vườn cách quãng xa quá,  dễ làm chỗ cho cỏ mọc.  Cấy thưa thì thừa thóc, nhưng cấy   dày thì cóc được ăn .  Vậy thì ..ừ thì trồng  dày lên, cho đỡ cỏ. Tre  chốt đơn.  Giờ  đặt mua thêm,  trồng dày,  cây nhiều,  vì  như thế tiền   ship sẽ nhẹ bớt. Xem ra  bà già vườn   rau ngót có vẻ vui,   ừ để nhổ cỏ  xong rồi  tính,có thể  phải đến mai mới    tính ra. Tối đến  Tre  gọi cho tôi, giọng thì thào  nghiêm trọng :  chị có sợ   mua thêm cây cho chị ấy, thì .. “ sâu cắn “  cây tăng lên không ? Em   hơi lo, vì chỗ ấy  gần   xịt  bên  sân hàng xóm  hà . Tôi cũng thì thào,  cứ như có ai đó ngồi rình nghe lỏm,  thì phải   trồng chứ , lỡ mà “ sâu cắn “thì lại   kiếm cây dặm  vào . Tre hơi xót, một cây năm ngàn chứ chị,  vì người ta    ươm ra bầu cứng cáp lắm rồi .. Tôi   làm bộ liều : kệ, sâu cắn tới đâu, thì  trồng lại tới đó . Tôi   còn  nói ra vẻ  như  chị hai  của Hoa Tre :  bà ấy giờ còn niềm vui nào mấy câu rau ngót. Bọn mình không thể thấu hết  những đêm   nhức buốt ruột  gan, những cơn sốt chảy máu cam của bả, thì tiếc chi mấy cây  rau nhỏ xíu đó. Đây là cách xoa dịu những cơn đau của bả.Giờ bả còn ai đâu,ngoài tụi mình .Có nhà bà chị kế, nhưng tụi mình ghé thăm nhiều lần,mỗi lần về là lòng nặng ưu tư. Bởi  gia đình của chị  với nhiều lo toan đặt cả lên đôi vai gầy của chị,làm sao là chỗ dựa cho cô em  bệnh hoạn này  được . Hoa Tre  dường như gật đầu thấu hiểu .

 Bà bạn xem ra bình tĩnh hơn chúng tôi, vì  đã có  nhiều  kinh nghiệm,  cái quí nhất là cây ngót,nhưng quí hơn là    con  người . Đâu vì năm cây rau  giống bé tí bị “sâu cắn “ mà mất ngủ .. Sáng ra, bà này đi đặt cây trên    shop mãi ngoài vùng Phú Thọ,phải lần tìm vì   đặt đợt trước rồi làm lạc số  điện thoại  shop này. Có  nghĩ là bị “ sâu cắn “ đâu cơ chứ !  Rồi ung dung ra vườn  đào lỗ,chờ cây  giống mới  sẽ về sau dăm ngày nữa .

 Nhưng bên kia có  người mất ngủ . Sáng  dậy, sương mù giăng  trắng  xoá như   có  người tung bông gòn ra   dựng hoạt cảnh chốn thần tiên, báo hiệu chiều sẽ có  một cơn dông,  họ hối hả tìm  người  gắn camera mới  toanh,  chĩa vào luống rau nhà bên. Bà bạn tôi cứ     từ tốn  nhổ cỏ, đào lỗ, bón phân, và  lòng thấy nhẹ nhàng, vì có  người   ủng hộ cây giống,nay lại có mắt thần canh chừng.

 

Tôi nhớ  khi chúng tôi  ngồi    nhắc đến món quà   đầy ý  nghĩa đó của   người cha tinh thần năm  xưa, dạo sau  lễ Quốc  Khánh  năm nay, thì  mọi biến cố -   từ sau khi  người em  trai bà bạn   đi xa-  đến và bây  giờ thì, theo cảm nhận trực giác của  tôi, đã đến hồi kết . Tôi     tấu trình  với  Hoa  Tre  như   Táo  Công ngày  hăm ba tháng chạp   dâng lên  Ngọc Hoàng : bà lão này   đã  khoẻ lại sau một  trận bị rối loạn tiêu hoá ,        thời khoá biểu   như mọi ngày, sáng      đi bộ,     chiều tập thiền,   viết mỗi ngày  một vài trang bịa chuyện trên trời, dưới đất,  rồi   làm vườn .  Tôi không  quên  bổ  sung : hai tháng rồi có  người đóng tiền điện cho,  chắc chắn không phải tôi, Hoa Tre hay   những  người đứng tên trong   hồ sơ,    người con chị thứ.Hẳn chính   quyền địa phương đã thấu cảnh ngộ của bà này .    Ba  người chúng tôi    vui  vô  cùng, niềm vui khó tả thành lời . Chúng tôi không thể  không nhớ   nguồn cảm xúc trào dâng khi nghe  vị  Bí thư Tỉnh Uỷ    hứa “ sẽ đem nắng đến “. Xin chân thành cám ơn  Ông.



Khi giao chiến,  hẳn  ai cũng mong phần thắng  về mình . Nhưng   bọn tôi cảm thấy mình thua và lại  nghĩ : thua  như vậy mà lại hay . !  Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên tiếng   khóc  nấc như  oán trách, tức tưởi , như dồn  nén vì một nỗi đau đớn cùng quẫn , bế tắc, cam chịu, cả bất lực,khi tôi     có ý định nhắn tin cho một     người,- mà tôi thì    biết rõ  anh ta  nhưng  có thể  người bạn này     sẽ bảo khi gặp “ con không nhớ nổi,lâu rồi cô à”- thì lại bấm nhầm qua nút gọi. Tôi ân hận lắm, vì    chính chúng tôi,     và cả  đấng sinh thành ra   người thanh niên   trẻ trung này,   có lỗi   đẩy bạn ấy   vào    cảnh ngộ bi thương   này .

  Nhưng  tôi đành thú nhận: tôi làm thế  vì  muốn kéo dài sự sống cho một  người mà tôi  vô  cùng yêu mến.  Đó là  người thứ     năm  sau hai  ông bố và mẹ tôi,cùng  ông xã .

 Vì tôi hiểu,   không có gì quí bằng sự sống của con  người .

                        Dalat,  ngày cuối   thu  2024.

                        Thu  Giang .