NGÔI NHÀ MÀU TRẮNG …( phần 3 )
Tòa lâu đài màu trắng như
một bức tường thành sững sững ngay trước cổng nhà tôi , mang đến cho nơi
tôi ở một địa chỉ mới, lại mở ra một con
đường mới vào nhà . Lối cũ chỉ nện đất , nay đã được rải thêm mấy lớp xà bần,
rồi đang đổ bê tông, đủ rộng để ô
tô ra vào ngôi biệt thự có tới ba mặt tiền này , ô tô cũng có thể lên đến
tận sân nhà tôi. Muốn đi Sài gòn bây giờ chỉ cần xe gọi là ra cổng. Tôi hồ hởi
khoe với vợ chồng bà Đu Đủ và người thân
của họ như thế khi cả ba đến thăm tôi và dùng chung bữa
cơm trưa .
Người
thân đó là ông bố dượng của bà vợ . Sau khi ổn định cuộc sống gia đình, bà bạn tôi liền tìm cách đón ông cùng về sống
ở Dalat . Miệng thì bà ta bảo , đón ông vô “ đổi gió” một thời gian, nhân tiện giúp ông cai
thuốc lào,nhưng tôi biết bà này không
muốn ông cứ như chiếc lá dật dờ, lúc ra Bắc, lúc vào Nam, sống với gia đình hai
người con trai cùng mẹ với Giang, là những
công chức, bộn bề việc chung, việc riêng . Bà Đu Đủ xòe tay , nhà tao
bây giờ có đủ ba thế hệ nhé, U 80, 70, 60 đủ cả . Rồi thì thào, sẽ có U50 nữa .
Thỉnh
thoảng ghé quầy tạp hóa hay nhà riêng, tôi bắt gặp một phụ nữ độ tuổi Hoa Tre,
khỏe mạnh, sắc sảo, là chủ kho hàng Giang thuê tháng để dự trữ đồ đoàn, sống
đơn thân, có một cô con gái thuộc lứa
thích ô mai. Chị này còn là mối cùng bà Đu Đủ thu mua
các loại quả hồng - đang vào vụ
-và dâu tây – dù trái vụ nhưng không hề khan hiếm , giới thiệu mối để hai ông chủ trong nhà kinh doanh “cà
phê sân” và đồ uống, bánh kẹo cho những
người muốn cai thuốc lá, lại nhận tiêu thụ các
loại hộp giấy dựng hồng, dâu
do các ông dán . Một chục hộp giá thành là hai chục ( ngàn) , trừ tiền keo hồ, không tính công cán và khâu tận thu các
thùng giấy cũ, thì cũng lãi hơn một nửa . Cà phê ly một lời
một. Ngôi nhà nhỏ của Giang dựng đầu hiên nhà ông chú ( em ruột ông bố
dượng) chẳng rào chẳng cổng gì cả ,
vì bà chủ suốt ngày lang thang ngoài
đường ,tối về chỉ để ngủ, như Chí Phèo (
lời Giang ) .Giờ là một gia đình lớn, có hai ông lão cứ ngày ngày dẫn nhau đi dạo cũng buồn, nên bà
này đã bàn bạc cùng họ một công
việc mà theo Giang, vừa phù hợp sức khỏe, lại vui vì có bạn bè, khách khứa lại có thêm thu nhập. Ông chú thoạt tiên từ
chối tham gia, vì bà thím suốt ngày với
gian hàng khô trong chợ Dalat là đủ, ông
chỉ cần ở nhà “coi nhà” cho bà, mà ông
cũng thường xuyên nhức mỏi ; nhưng rồi sáng nào cũng lân la sang chơi,
rồi trở thành “ phụ việc” và bây giờ là “ thành viên chính thức” . Khoảng
sân rào lại, lợp mái che, hợp tác cả sân
nhà ông chú, thành một “ cửa hàng” nho
nhỏ . Ba ông lão bỗng trở nên khỏe khoắn, nhanh nhẹn, thấy yêu đời hơn. Chị U50 bỏ mối cho Giang hằng chục bịch hồng giòn gói trong những túi ni lông
dày,có bọc giấy báo, cột kín bằng giây chun ,thêm vài chục hộp nhựa dựng
dâu tây đỏ mọng, chẳng khác gì vải miền
Bắc xuất khẩu . Hồng ngay tại
vườn ở Cầu Đất là ba ngàn một ký, nếu mua nguyên cây; mua lựa thì mười ngàn, Giang
bán cho khách cứ ký mà tính, mười lăm
ngàn . Tôi mua, thì tao tính mày một chục, mà mày ăn thì cho mày một bịch,
tiền nong gì . Giang biết chị cả tôi có cả vườn hồng hằng
mẫu , dạo này chị đau ốm liên miên, giao hẳn cho vợ chồng cậu
út. Họ dựng một lều sấy theo kiểu Nhật rất lớn, phải đi thu mua
thêm hồng của hàng xóm, thuê thêm người hái, dấm, lột vỏ, xỏ giây,
chẳng có thì giờ mang đi biếu , mà tôi nghĩ cất công đi bốn chục cây số để ăn
một vài quả hồng giòn, thấy lười quá . Lòng nhủ lòng cứ chờ đến tết ông táo,
các cháu sẽ mang hồng lên biếu dì cậu , mình cũng có phần . Tôi bảo, để tao đi
qua nhà mày nhặt tai ( cuống hồng ) đóng hộp, dán hộp với các ông , kiếm hồng
loại ( bỏ đi ) ăn cũng được. Tao còn
phải tha ( mang ) thêm cho mày mớ đậu ngự, trừ công mày đi lượm phân bò .Chị chủ
nhà kho cười, chị qua đây dán hộp với
các ông, có cà phê bánh kẹo
phục vụ tận nơi. Rồi nháy mắt, chị nè,em sắp là thế hệ U50 của nhà này rồi
đấy, con bé nhà em sẽ là U20 . Rồi cô cười nắc nẻ. Đã có hôm tôi thấy họ trao đổi với tôi, vừa đùa vừa thật vô cùng sòng phẳng . Bọn chúng mình
( có cả tôi trong đó ) xa thì nhớ, gặp
thì chị em thân thiết vậy, chứ mà chung nhà là .. . có vấn đề . Bà tiến sĩ
Đoàn Hương trên TV cũng đã bảo thế mà
!
Tôi nhẩm tính, sáng bán cà phê, chiều dán hộp, tối đóng gói hồng dâu, vậy Giang để cho ba ông lão nghỉ ngơi vào giờ nào ? Tôi chỉ sang đây một chiều mưa, loay hoay cắt dán vài
chục hộp,mà tối về vai mỏi nhừ rồi . Giang nhìn tôi cười, việc thời vụ thôi mà,
cả quán cà phê cũng vậy,mai mốt khi các cụ chán, tớ cho người ta thuê lại . Chủ yếu là sức khỏe của các vị ấy . Ông bố
dượng bộc bạch, tôi thực tình cũng coi
hắn như hai thằng em hắn , có khi thấy chưa tốt với hắn , mà giờ hắn tốt với mình,chứ nhìn đi nhìn lại, mình chỉ là
ông bọ hờ mà thôi . Nhưng bỗng dưng tôi thấy thèn thẹn với mình. Đã nhiều lần
tôi có những lời lẽ không hay về cô bạn thân thiết này, đã khiến các ông anh quở trách, nhưng Giang chẳng hề giận
hờn tôi, vì theo nó, đó là sự thật, mà sự thật thì phũ phàng . Nhưng sự thật
bây giờ trong Giang đã khiến
tôi hết lòng ngưỡng mộ . Khoảng cách dì ghẻ-con chồng tôi chỉ không thấy
ở chị Hạ Em và bà Năm, bây giờ dù ông bọ bảo thế, nhưng với Giang, họ là cha
con ruột rà .Khoảng cách cha dượng –con
vợ không hề có ở Giang .
Tôi muốn kể điều này
với Hoa Tre, dù có thể Tre sẽ cho tôi
lên mặt dạy đời . Đó là một buổi trưa gần giáp Tết, khi tôi ở năm cuối đại học rồi. Cậu Bé nhà tôi hồi ấy
đang công tác bên sở Nông Lâm Thủy tỉnh
Lâm Đồng, nhân chuyến xuống thành phố
họp, xin cho tôi quá giang về quê ăn tết
. Nhà chị Châu hôm ấy sao bỗng vắng tanh.
Chị Châu sẽ đón tết ngoài
Trung nên bây giờ hẳn đi mua sắm đâu đó,
cả Tre cũng dạo phố với Lê từ sáng. Các sản phụ đã về nhà mấy hôm trước,
khu họ nghỉ ngơi là mấy chiếc giường vừa
được quét dọn sạch sẽ, đang phơi phóng ngoài thềm , để lộ ra những vạt nền nhà nghe lạnh dưới
bước chân, khiến ngôi nhà như rộng ra. Ở một góc phòng, trên chiếc chiếu trải rộng,
ba đứa bé đang
nhè khóc đòi dỗ ngủ. Cô Út ngồi quay lưng ra ngoài, búi tóc bới gọn để lộ vai áo cũ có một mụn
vừa vá , thấm đẫm mồ hôi . Trên tay cô cũng có một tấm áo cũ đang vá với một vị trí tương tự . Vai áo va chạm nhiều với nắng gió, khi nằm
cũng cọ vào gối chiếu, rất chóng rách .
Cô Mười đang ru cháu, không hiểu sao cũng chọn cái điệu buồn thấm thía ấy . Chẳng thương cái cổ em có hột soàn,chỉ thương áo vá vạt, vá quàng là
anh cũng thương …
Hai chị em từ
dưới bếp đi lên, đến chào từ biệt chủ nhà . Sao hôm nay cả hai cô đều buồn. Có lẽ
lời chúc tết sớm của chúng tôi chưa phù
hợp vào lúc này. Đúng thế, cô Mười cười
gượng gạo, tết đất khách, không vui cũng ráng mà vui, chứ hai cháu về nhà , có
cha có mẹ, không gì vui bằng, chưa ăn tết cũng thấy đủ rồi. Cậu Bé tỏ vẻ ngạc nhiên rồi an ủi : Hai cô ở đây có cả mấy mẹ con Hoa
Tre là một gia đình lớn rồi, cũng là nhà là cửa, là quê, sao lại không vui hả
cô . Tôi đế thêm : Hoa Tre mà không có hai cô, giờ không biết ra sao nữa .
Cô Út buông tấm áo, ngồi thừ người,
rõ ràng cô rất hiểu những lời chúng tôi trao đổi. Cô Mười ngậm ngùi . Ừ thì
vậy, mà là con hờ, cháu hờ, má hờ, ngoại hờ . Rồi cô nhìn ra sân, giận dỗi. Đó,
giờ nhà cửa bộn bề vậy đó, mà đường nó nó đi . Tôi ngồi xuống ôm lấy vai cô. Có
nhiều buổi trưa nhà vắng, Tre về cùng cô
bạn ăn cơm để đi thư viện suốt chiều, có khi họ dạo phố với nhau, chị Châu
nghỉ lại trong cơ quan, bé con
học bán trú , các sản phụ say ngủ, tôi cũng bắt gặp các cô ngồi thẫn thờ, mệt
nhọc trên manh chiếu cũ trải ở một góc nhà, đám trẻ khóc nhè vòi vĩnh, lưng áo
hai bà ngoại đẫm mồ hôi, Cô Út thấy tôi
thì cười như mếu, còn cô Mười thở dài, hồi trước gánh cả ngày hàng chục
gánh đất đổ vườn mà không thấy mệt, giờ
ngồi không vậy mà rã rời . Tôi chỉ biết ngồi xuống cạnh hai cô, im lặng,
như lòng tôi muốn nói, hai cô à,con rất hiểu, cuộc sống vốn vậy.
Tôi chợt
nhớ đến người chị kế tôi, chị Nhụy, nhân vật mà các chị dâu rất ngạc nhiên, sao
O Em với O Xí cứ như mặt trăng với mặt trời, hễ gặp nhau là có chuyện . Hồi ấy
vừa kết hôn là một đám nhóc con xuất
hiện, chị tôi phải lao ra vườn gồng gánh như
mọi người . Gánh đất mới bồi cho vườn là công việc hình như năm nào cũng cần khi trời vào mùa khô nắng. “Đổ vườn”
có nhiều mục đích, vừa có một lượng đất mới để bổ sung cho lớp đất cũ đã bạc
màu,vừa có thêm những diện tích mới, vốn trước đây là đồi hay mép bờ vách
ta-luy ,để che chái thêm khu vực nhà ở, chuồng trại, hay té thêm dăm
ba luống rau. Cứ ngỡ đây là việc của các chú đàn ông, nhưng rồi các cô các chị
cũng lao vào. Mẹ tôi kể dạo mới đến vùng đất
giá lạnh này lập nghiệp, cũng là lúc cơ sở trường lít –xê (Cao đẳng sư phạm bây giờ ) mở rộng
khu vực chung quanh , cần nhiều phu làm la tách
, là làm đất, vỡ đồi, khiêng đi đổ, san nền…,thì đám cư dân phương xa cũng khởi
đầu cho một công cuộc mưu sinh, lập làng ở chốn đất lạ .
Ban đầu, các chị nhận công xúc đất đổ vào gánh ( chứ ít dùng xe
cút-kít, vì đường dốc ngoằn ngoèo khó đẩy vô cùng ), nhưng không kịp cho giới
mày râu quảy đi, hơn nữa khâu bê từng
tảng đất to nặng đặt vào trong các mủng
không hề nhẹ nhàng đâu. Khi tôi “ vui
thú điền viên” một mình “ gỡ đất vá hiên” trồng đậu, tôi mới thấm thía cái công
việc lao động đầy nặng nhọc này . Trong
lúc cả nhà lao vào việc “đổ vườn”, tôi
có nhiệm vụ nấu một nồi chè đậu đen lớn,
ngọt và thơm mùi gừng, bê ra đặt trên hiên, bên cạnh là
một nồi nước chè tươi. Giữa vườn, mọi
người cứ kìn kìn lao ra từ một hốc đồi, người ngợm lấm lem bụi đỏ,nét mặt đầy khí thế, nhưng tôi chú ý vẻ lửng thửng,
rã rời khi họ vừa trút đổ một mẻ đất
nặng, đang trên đường quay về với mẻ tiếp theo
. Chị Nhụy có hôm đã vặn tôi như thách đố, có phần ghen tỵ, vì ở tuổi
mười tám như chị, tôi vẫn chưa biết gánh gồng,
đó là đặt lên vai một chiếc đòn gánh tre, tha theo một đôi quang gióng,
trong đó có thúng chứa vài chục ký lô
rau củ, nặng nhất là đất và nước ( nước thì cần thùng chứa ) quảy đi trên quãng
đường cả cây số, mà vai không cảm thấy
có một vật nặng siết chặt lấy vào xương,
đau tận cổ , kêu oai oái như la làng, và còn biết đổi vai, nghĩa là trở đòn
gánh chuyển từ vai này sang vai kia .
Câu đố của chị là, theo mầy “đi không” hay “ đi gánh” ( nghĩa là gánh đầy
và gánh chỉ có quang gióng ) thứ nào
khỏe hơn? Tất nhiên là “gánh không” rồi. Chị nhìn tôi đầy khinh bỉ. Mi là đứa
đẻ bọc điều, mai mốt cho mà biết thân,
chị còn hăm he như thế . Khi tôi phải “ở không” để chữa bệnh, khi phải sang thư viện trường làm công việc giới thiệu sách, hay khi vừa được nghỉ hưu, rồi khi mẹ mất, rồi bây giờ,
thấy ngày tháng thật dài, mới thấm thía thế nào là “ gánh đầy, gánh vơi” .
Các cô ấy bây
giờ cũng như người quảy gánh đi mà thúng
mủng trống không , vai thấy nhẹ mà lòng nặng lắm . Tôi nhớ mình đã nói với Tre
như thế, khi chúng tôi nằm gác chân nhau trong căn phòng nhà trọ bình dân ở một
con hẻm trên đường Lý thường Kiệt của thành phố Hồ Chí Minh dạo cuối hè năm nay . Bà Đủ Đủ đang
ngửa mặt nhìn trần nhà , tay dằn tờ báo to đặt trên ngực , vội đặt trang báo rộng qua một bên, nghiêng đầu
nhìn tôi , ánh mắt như muốn nói , sao tự dưng mày “liên hệ” lãng nhách vậy. Lúc
ấy chúng tôi đang thuyết phục Tre hãy đi
tìm người thân cho hai bà mẹ nuôi của mình, cho cả chính mình nữa , nhưng cô nàng cứ nhùng nhằng thanh minh
rằng các bà sẽ chẳng vui đâu , vì thấy bà kia buồn. Bà Đu Đủ đã nói hết nước miếng về chuyện nhà ông
Ngọ, nhà Tre. Vợ
chồng ông rời Đalat, lên Daklak lập
nghiệp, nhận nuôi một cô bé gái, không ngờ mấy năm sau bà sinh một cô nữa. Hai
cô “ Gái chị và Gái em” được học hành tử tế, như Tre vậy, quyết tâm đi tìm
giòng tộc cho bố mẹ mình . Thì bây giờ
mình cứ lần theo dấu vết này, họ là đồng
hương, tất trong số họ
sẽ có người biết được anh chị em, cháu chắt hai bà . Vậy mà Tre cứ ngập
ngừng. Mới hay bên ngoài cái vẻ cứng
cởi, mạnh mẽ ấy, Tre vẫn có chút gì đó yếu đuối. Tôi há miệng định nói
tiếp nhưng bị bà Đu Đủ cấu một cái thật
đau. Tôi nhớ khi Tre vừa nán lại nhà tôi
chơi ít hôm, bà này đã nhắn một mẩu tin chỉ có tôi hiểu . Go to WC, talk long .
Trời đang mưa ( cho nên chủ quán mới rảnh ) .Tôi nhắn lại. Tre is in it . Rồi tôi vội chui vào chăn, mở
to loa. Tiếng bà bạn già lào thào,mi nói năng ý tứ nghe, tao biết những người …
bà ta ngập ngừng .. như Tre thường rất hay tự ái, tủi thân. Tôi nói liền, họ có
lòng tự trọng cao lắm. Bà ta đáp Ô kê,
rồi cúp máy. Khi Tre đã về đến Long Xuyên rồi, bà Đu Đủ kể với tôi về một câu chuyện đã khiến
bà có nhận định trên về những người mang số phận như Tre. Họ rất dễ bị tổn
thương. Có một phụ nữ giàu sang dự định
sẽ giúp hội những người khuyết tật một
khoản tài chính lớn, nhưng bà vô tình
than thở sao đó, họ biết được, thế là họ từ chối , một mực.
( còn
nữa )
No comments:
Post a Comment