NGÔI NHÀ MÀU TRẮNG …( phần 1 )
Tôi đặt hàng, đặt nhật
báo Tuổi Trẻ qua mạng, mấy lần phải chỉ nhà loanh quanh. Nhà bà số 41 mà 41
nào? Có tới ba nhà số 41 lận. Nhà tôi dưới chân đình Nghệ Tĩnh .Con đang đứng
chỗ nhà văn hóa làng hoa Hà Đông, họ
bảo đây thuộc khóm Đông Tĩnh… Ôi, vậy
anh chịu khó qua trường Phù Đổng, đi hết đường Lý Nam Đế , rồi đứng lại trước
nhà hàng tiệc cưới Thảo Nguyên nhé, tôi sẽ ra đón. Có hôm tôi đứng trên hiên, luýnh
quýnh chỉ đường như thế thì có hai cô bé sinh viên mang quần áo đi phơi bảo tôi
như trách cứ ,sao bà không đăng ký rõ
cho họ biết nhà mình gần đình , lát sau lại bày
vẽ bà cứ nói ngay chỗ tòa nhà trắng mới xây đầu đường Lý Nam Đế, lên một đoạn
đường đất là tìm ra. Con đón xe về Phan Rang nói vậy mấy lần, họ hiểu ngay.
“Tòa nhà trắng mới
xây” là ngôi là lầu ba tầng đồ sộ vừa được dựng lên trên mảnh đất rộng sát bên vườn nhà tôi, mới hôm nào bà
ĐuĐủ và tôi quảy quang gánh ra đây nhặt
phân bò về bón cho giàn đậu ngự . Vườn đã bị bỏ hoang khá lâu, từ khi người
chủ qua đời và anh con trai độc nhất của ông bán đi .Hình như cả ngôi nhà ông
sống mấy chục năm liền bên khóm Đông Tĩnh (ấp Hà Đông trước đây ) cũng đã có chủ khác . Tôi luôn nhớ hình ảnh
một người đàn ông tuổi ngũ tuần, dáng tầm thước, trang phục luôn tươm tất
như các viên chức bình dân, trong
đó có cha tôi mỗi khi ông phải lên Khu phố Đệ Cửu ( ủy ban Phường Tám
bây giờ )làm việc, áo blouson kéo phéc mơ tuya tận cổ, quần tây phẳng phiu,
xăng đan da . Ông người Hà Nội, có nhà bên ấp Hà Đông, nhưng được phân chia
vườn bên ấp tôi .Ông cũng thuê nhiều người làm công, và có lẽ do ông sống độc
thân nên tất cả các chú, các chị đều thuộc dạng hưởng lương ngày ( công nhật )
, sáng đến vườn , tối ai về nhà nấy, buổi trưa nhiều người mang cơm theo. Ngày
nào ông cũng đến chơi nhà tôi,ngay khi mọi người đang vội vã ăn cơm sáng để ra
vườn. Ông rít một điếu thuốc lào, tợp vài
hớp nước chè xanh, rồi hấp tấp
sang khu vực vườn mình .Ông không hề mó tay vào việc gì, chỉ đứng trên bờ chỉ huy, nhưng vườn luôn
trúng vụ . Giải vườn rộng từ ngang sân nhà tôi đến tận suối cũng trồng toàn lê-guym ( rau củ ) thay vì
hoa các loại và dâu như lối trồng trọt
bên thôn ông, có lẽ ông muốn “nhập gia tùy tục”.Mà đúng như thế, một năm xuân
thu nhị kì, khi làng tôi cúng đình, ông
có chân trong ban tổ chức, chịu trách nhiệm mời gọi những người trong ấp ông ,
người cùng quê ông đã chuyển vào canh tác và sinh sống trong vùng Đa Thiện sang
tế lễ .Ông nói nhiều, luôn cười tươi,
chưa bao giờ thấy ông quát tháo mắng mỏ ai . Cho đến khi ngoài tuổi
năm mươi, ông mới lập gia đình , một chị
y tá trên bệnh viện. Người phụ nữ phố thị ấy chúng tôi chỉ gặp đôi lần, mỗi khi
bà tạt qua vườn lấy rau vào thời vụ .
Bây giờ thì tên
gọi “ vườn ông Sắc” đã được thay bằng
một tên khác .
Mảnh đất thật
rộng, có thể đem đặt tất cả mấy ngôi nhà của các anh em chúng tôi vào
đấy, giờ sừng sững một tòa nhà ba
tầng với vô số phòng lớn, maí lợp ngói tím ấm áp, bờ rào gắn kính thủy
lực trong suốt, có thể nhìn rõ hàng
hiên rộng chạy quanh nhà, những bụi cây
cảnh bày khắp sân vườn. Nhưng bây giờ từ sân nhà tôi nhìn xéo sang để phóng tầm mặt được xa hơn , sân trước đã có dãy nhà trọ án ngữ ,bây
giờ là tòa nhà mới toanh này .
Hôm nào chúng tôi
ra đây nhặt phân bò, một ngày nắng khô hanh giáp tết , nhân bà Đu Đủ rảnh rang
và đàn bò đi vắng . Dù đã trùng trình
vài hôm để chờ phân khô đi trong nắng
gió, nhưng vẫn có nhiều bãi còn tươi và hăng mùi cỏ nằm khuất dưới đám rễ cỏ già . Những thỏi phân màu xanh
mốc, tròn và cứng như những viên thuốc tể cực lớn, hay những tảng bèn bẹt và to như hai chiếc dép người lớn,
chỉ một lần dùng chiếc bay của thợ hồ và
cái hốt rác bằng nhựa tùa và hứng, thế là có thể tính bằng một góc rá ngô khô .
Con chó Na rất giỏi, nó đánh hơi và suả
to vài tiếng khi phát hiện ra kho báu.
Còn con Mum như giành công với
chúng tôi, có khi đã đổ vào thúng,nó lại bươi ra .Mấy con con chó đực ở
bên khu nhà cô Bi, con gái ông Cửu
Miên, cũng chạy sang nhập bọn. Chúng
đuổi nhau qua những bụi sim dại, cắn
nhau kêu ăng ẳng. Cứ ngỡ chỉ có hai chúng tôi giữa khu vườn hoang vắng vẻ, không ngờ lại ồn ã .
Giang dùng bay gõ lên đòn gánh, hát theo điệu hô lô tô trong hội
chợ Tết : Thì ra con mấy, con mấy
này đây. Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ hốt cứt bò thì ăn con mấy, con mấy nàng Xi…í … ta . Xita là
một nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ. Dạo này trên truyền hình phim Ấn
được chiếu nhiều, hai phụ nữ luôn “kề vai sát cánh” với tôi theo dõi đến mê mẩn. Chị Nhụy bảo Giang, nếu người ta có tuyển diễn viên đóng thế, mi đi thử vai coi .Giang có làn da ngăm ngăm mịn
màng, mũi rất cao , mắt to đen, đúng là chị Nhụy có tầm nhìn của một đạo diễn . Xita là bà ấy .Da Tre
trắng hồng như người siêng trang điểm , với Giang, là do
thượng đế khi nướng cục bột Hoa Tre non lửa quá,
còn bà ta lại do ông ấy ngủ
quên, để quá giờ hẹn . Tôi là kẻ may mắn, được nướng “ thơm ngon vàng giòn”. Có
dạo tôi bị sốt, mặt mũi đỏ ửng, nóng bừng, bà này đùa, bữa nay ông trời bôi
tương nướ ng mi hả , ngon quá ! Về chuyện vườn đậu, tôi nhớ đã bảo: thì
chia mày một nửa giàn đậu đó.
Giang rất thích ăn đậu ngự nấu xôi, hay hầm với xương heo cùng
các loại củ .
Không gian hôm đó thật yên vắng, nếu không có
lũ chó rượt đuổi nhau, hay thỉnh thoảng vài chiếc xe gắn máy chạy qua, chúng
tôi nghe rõ tiếng người gọi nhau từ dãy nhà nép mình dưới chân đồi ở bên thôn láng giềng . Con đường Lý Nam Đế
bao đời là một đường đất ngăn đôi hai làng. Những khu vườn ven đường đã “lên
phố” với những cửa hàng, biệt thự,nhưng những nếp nhà lưng chừng đồi, dù đã
được sửa sang kiên cố hơn xưa, nhìn xa vẫn không mấy thay đổi . Bây giờ lại
gần mới thấy khác .Còn bóng một vài cây
hoa ngọc lan lá xanh thẫm suốt bốn mùa, hoa búp trắng thơm nồng nàn, khoảng sân hẹp,
nhà này sang nhà kia chỉ một bước chân, nay đã có giậu rào, cổng chắn, như bên
thôn tôi vậy.Nhưng vẫn còn một con đường chạy quanh các nhà, vừa là sân, vừa là
đường làng, nay giữ trọn vị trí thứ hai,
bên thôn tôi thì bỗng “ gần nhà xa ngõ” lâu rồi .
Ngày bé chúng tôi đến
trường Trung Bắc không chịu theo con dốc Lý Nam Đế bây giờ,gọi là dốc bà Liên ( vì nhà bà có
vườn ngay sát dốc ) mà len vào đây, gọi
là đi tắt, nhưng thực sự lại lòng vòng xa hơn .Qua nhà bà Quynh này, nhà ông Võ
này, nhà ông Lý này, nhà ông Bái chủ tịch khu phố này, nhà bà cụ Đồ này, rồi rẽ sang tay phải, gặp ngôi đình làng nép mình dưới hai
gốc ngọc lan xanh um tùm, hương hoa ngào
ngạt, chỉ nhận ra nhờ những hàng cột sơn đỏ và những câu đối chữ nho màu đen,
ngoài thềm có hai con nghê đá, rồi qua nhà chị Gái, nhà ông Sắc, hàng xóm với
vườn nhà tôi, đến nhà ông Việt có ba chị cùng độ tuổi và rất thân với chị Nhụy
của tôi, một chị lớn, hai chị song sinh, đến nhà ông Uyển, thế là đụng cổng
trường . Nhà chị Gái góa bụa có mở một quầy tạp hóa nhỏ, bán nhiều món hàng
phục vụ cho lũ học trò : những viên mực nho nhỏ như viên thuốc trị chứng cao huyết áp bây giờ,những tờ
giấy thấm ( để nét mực chóng khô, không bị lem hoen ra )những ngòi viết lá tre
( để viết nét đậm nhạt ) ngòi lá chuối ( viết nhanh), những cuốn vở dạng rẻ
tiền, có bìa mỏng, giấy xấu,thế mà bọn
tôi rất thích, vì mặt bìa in những thiếu
nữ mặc áo dài “thả eo” ( không mặc áo len như các chị quê tôi ), tóc dài, yểu
điệu, bên dưới ký tên Lê Minh, hẳn là hoa sĩ,mặt cuối hiếm có cuốn vẽ in bản cửu chương, kẻ sẵn một
cái khung để người dùng viết thời khóa biểu, mà là những câu chuyện ( mãi về
sau này tôi mới biết là truyện thơ dân gian ) được tóm tắt cực kì ngắn gọn mà đầy đủ. Cả một tác phẩm đồ sộ được minh họa trong
số mười mấy khung vẽ sống động, bên dưới
được chú thích bằng hai câu lục bát rất cụ thể . Tôi nhớ mãi hai câu “ Tào Thị
độc ác tinh ma, tay đánh miệng chửi hành hà Nghi Xuân”( nhiều đứa tinh nghịch
sửa thành Thị Xuân khiến tôi khổ sở bôi đi gôm lại mấy lần), còn bà Thiên lý
nhãn, tên nó là Quý,hẳn mẹ nó muốn
nó có cuộc sống đầy đủ như bây giờ, lại
buồn bã vì nó có mẹ ghẻ, cũng có lúc bị đòn roi, dù không thể luôn vung mạnh
roi, với vẻ mặt nanh ác, quất lên đầu một đứa bé gầy gò, rách rưới, nép mình dưới chân chịu đòn, van
xin và sợ hãi như mụ Tào Thị. Khi qua sân nhà bà cụ Đồ,chúng tôi thường chậm
chân, nhìn vào vuông sân, có khi bắt gặp
bà đang nhặt những chùm hoa lan rụng, có khi thấy bà lui cui nhặt rau, bổ củi,
hay cặm cụi phơi những túm lá vối ra mẹt
để làm trà . Những ngày ấy, bà là ngừơi duy nhất của hai thôn có tuổi cao và còn mặc
váy .Bên thôn tôi, các bà thường mặc quần “chân què”, loại quần có đáy rất
rộng,như quần các chàng nài ngựa hay thích môn thể thao vượt chướng ngại vật
bây giờ. Chị cả của tôi khéo may đan, nhưng mỗi khi muốn sắm một chiếc quần
kiểu này cho mẹ, chị phải loay hoay vẽ cắt rất lâu . Khi tôi thắc mắc tại sao
các bà, các mẹ yêu chuộng kiểu trang
phục này, Cô Mười mẹ Hoa Tre, một thợ may chuyên nghiệp giải thích rằng phụ nữ xưa rất ý tứ và kín
đáo. Chiếc váy bà cụ Đồ mặc cũng rộng thùng thình, dài trên mắt cá,vải dày và
cũ, cứ sột soạt, phù hợp với dáng lưng còng và bàn chân giao chỉ hiếm hoi chỉ có
ở bà. Ông Sắc là người cùng họ Nguyễn
Hữu với bà, kể rằng giòng họ ông nhiều
chi có cùng một bàn chân giao chỉ ( hai ngón cái chìa ra khỏi bàn chân, như muốn giao thoa với nhau ), rất giỏi mọi chuyện,
khỏe mạnh, sống thọ .Tôi nhớ bà cụ Đồ có đôi mắt to rất sáng, hai dái tai trĩu
xuống vì đôi khuyên vàng nặng. Lũ chúng tôi kéo nhau đi hàng một, vì lòng đường
chỉ đủ rộng như thế, qua làng, như bộ đội đi hành quân,đứa nào cũng nhanh nhẩu,
con chào bà, râm ran một quãng đường vắng, thì bà lão tám mươi cũng từ tốn,
giỏi, đi học đấy à. Có khi bà dừng chổi,
chìa ra cái rá tre, trong đó có những chùm hoa ngọc lan trắng muốt, thuôn gọn
như ngón tay út , thơm nồng. Chúng tôi
vội cất vào cặp, sau đó về nhà mới ngắt ra từng cánh, ép vào giữa những trang giấy,
thơm rất lâu, cả đến khi những cánh hoa
trắng như sữa chuyển sang màu nâu như
cọng cỏ khô,mà hương thơm ngọt ngào cứ phảng
phất . Lúc giành nhau nhận hoa, có đứa tò mò ý tứ nhìn xuống hai bàn chân trong đôi dép
nhật mòn cũ của bà, bắt gặp những ngón chân cái dị dạng, những ngón còn lại cũng tỏe ra . Các bà trong thôn tôi thường đi
guốc lúc rửa chân sau chiều muộn, còn khi ra vườn làm lụng thì đi chân đất, đi
ủng. Mẹ tôi còn có dép nhựa, hay dép nhật như bà cụ Đồ, vợ một ông thầy đồ chốn quê nhà . Bà mất khi
tôi học đến cuối cấp ba, hẳn bà thọ nhất làng .
( còn nữa )
No comments:
Post a Comment