Wednesday, April 26, 2017

CÂU CHUYỆN TỪ NHỮNG CON CHÓ ..

              CÂU CHUYỆN TỪ NHỮNG CON CHÓ …
         Từ  ngoài hiên bước vô nhà, ông Đông tiện tay đóng cứng cánh dẫn ra vườn. Đây là cửa hậu và là cửa chính của ngôi nhà, vì hằng ngày chúng tôi vẫn ra vào,đón khách qua chính  khung cửa trước hành lang nối nhà trên và dưới này   . Trước  đây, khi chưa có nhà riêng, vợ chồng cậu Bé dùng nơi này để cất giữ thực phẩm cho bò lợn, bao giờ qua lại những nghe thơm nồng mùi bắp rang, đậu rang. Bây giờ, hành lang là phòng riêng của con chó Lu. Tối đến, các cửa phòng đều đóng lại, cửa  hành lang lại hé mở, chàng Lu cứ việc ra vào suốt đêm. Nó có nhiệm vụ canh phòng cho hàng trăm con người  trên khu vực đất đai cha mẹ tôi để lại cho con cái, khách  trọ,chủ nhà, cháu  chắt . Nó còn có bổn phận rượt đuổi không cho một con chuột nào đêm đêm mò vào  gian bếp kiếm ăn. Tính ra nó đã cắn cổ gần chục con chuột hôi, có con to bằng cả cổ tay tôi, tròn lẳn .Sao tôi lại sợ  chuột đến thế !

   Nghe tiếng cửa đóng mạnh,tôi lên tiếng: Ơ, sao ông không để cho con Lu hắn ra vô ? Mùa mưa đã về, con chó nhỏ bớt lang thang đùa nghịch với mấy con chó pet của khu trọ sinh viên lúc đêm về , mà rúc vào tấm bao tải dày, nằm tìm hơi ấm.
  Ông Đông cười thành tiếng: Chưa ngủ mà đã mớ rồi hả ? Con Lu giờ này đang canh rẫy cà phê Cầu Đất.
 Tôi hơi sững người.Anh  con rể chị cả tôi đã đón nó về đây mấy hôm rồi, khiến tôi luôn nhớ nó. Con chó nhỏ người ,chắc  nịch, lông nâu trắng sát da nên ai mới thoạt nhìn cũng nghĩ đến một chú nai con thơ ngây.Nhưng Lu đã bốn tuổi, cao chưa đến một mét, nặng gần mười ký, rất tinh khôn . Nó chẳng hề kén ăn, mà  dứt khoát không buồn ngó đến của ngon vật lạ người khác cho. Dáng  nhỏ, đôi khi cũng bị lũ chó to lớn trên khu cư xá của giảng viên đại học cắn sứt một mảng đuôi hay lưng, nhưng nó không chịu thua, không sợ hãi. Tiếng sủa rất to,chạy nhanh lắm . Khách Cầu Đất lên chơi luôn ngắm nghía, giá mà chó cái, nó đẻ thì xin về một cặp  để canh rẫy. Thế nhưng Lu không thể sinh nở, nên đành mang thân nam   nhi “ đi công tác”. Tôi không  thể  viện lý do là để nó coi nhà, bắt chuột , mà nể chị cả quá .Chị bảo  cho tụi nó mượn thời gian, rồi có chó cái nhà ai ở dưới đây đẻ, chị sẽ  xin cho một con khác. Như vậy là mượn rất lâu. Tôi nhớ vẻ mặt  vừa tiếc, vừa hận của người cháu rể : Tí nữa thì con ở tù. Cái thằng trộm chó may mà né được nhát rựa con phang. Bắt đi con chó lông đỏ rực,to như con bê, bọn trộm hẳn đông .
   Nhưng đột nhiên ông  Đông lại mở cửa bước  ra hiên. Hay là nước cờ đấu với anh Kem bây giờ mới nghĩ ra . Một lát sau ông về, giọng có vẻ hoan hỉ. Tôi nhờ  mấy đứa sinh viên lên mạng đăng ký mua con chó khác. Mấy con chó tụi nó  nuôi cũng mua trên mạng. Bà chịu khó chờ ít bữa. Tôi kéo chăn lên cổ, ừ  rồi mình sẽ có con chó khác . Trong đầu tôi vẫn còn hình ảnh hôm nào Lu được đưa đi. Ba người đàn ông trong những bộ trang phục mới cứng, trông như những tờ giấy bạc chưa ai dùng, đánh hai chiếc xe máy được lau chùi bóng lộn, sau một xe có cột hai cái giỏ nhựa mà  tôi quen nghe gọi là két ,két đựng bia, có luôn nhiệm vụ đóng rau chở đi ra chợ , qua tỉnh khác . Nhưng hai két chồng úp cột sau xe luôn ám ảnh tôi . Cách đây khá lâu, khi lũ con cậu Bé có đứa vừa chào đời mà nay đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm ba bốn năm, một chú ghé nhà tôi chở đi  những lọ thuốc trừ sâu cậu Bé nhượng cho, rồi tôi không bao giờ có dịp gặp chú nông dân này. Chiếc xe ngựa mang  rau từ vùng ngoại ô ra đã va vào ông khi họ tránh nhau ngay giữa ngã ba Hồ Xuân Hương . Mà bây giờ, con chó Lu được đón về phải đi qua ngã ba ấy. Mặt ba người đàn ông hơi đỏ . Họ vừa   đi dự tiệc cưới về  Tôi lo lắng thực sự : Nè, chở con Lu của tôi đi mà say vậy  làm sao ? Anh con rể, tuổi ngoài bốn mươi nhìn tôi,  phân trần : Dì, con uống “nhiên thân” một hớp một, tại  ông già  thằng rể năn nỉ quá. Anh này gia đình theo đạo Cao Đài,  một tháng ăn chay tám ngày , không hút thuốc, không nghiện rượu.Có thể anh ta nói thật . Một người khác đang loay hoay dùng thép vá cái lỗ thủng bên hông két. Anh ta vừa lấy  một miếng bìa cứng, che lại phòng  hờ con chó nhỏ thò đầu ra ,vừa ngẩng lên cười : Only one glass of beer. Người còn lại cũng phụ họa, only one glass of wine . Họ đều  có bằng tốt nghiệp cấp ba, hiểu rõ “ nhiên thân” là gì, rồi thì chơi chữ .Tôi cáu, không có âu li âu liếc chi hết, cứ để con Lu ở đây , rồi kêu tắc xi đi ,cho an toàn. Ba người đàn ông nhìn ông Đông như ăn nỉ, làm sao đây chú. Hai ông anh tôi trờ tới, thôi cho tụi hắn  chở   xe gắn máy cũng được mà. Ba trự hộ tống con chó con, không sao đâu !Tôi nhìn con  chó nhỏ đứng cúi đầu trong két,thích thú gặm mớ xương xẩu quà cưới .Bọn này cũng biết chiều chó đây.


    Sau ngày  đăng ký mấy hôm, tôi bị chận lại ở vòi nước khi đem quần áo ra giặt . Đi coi chó  cô ơi. Có người ra bán trên mạng. Đi đâu? Lên thung lũng Vàng .Tôi quẹt hai bàn tay ướt lên  lưng áo, quay vào nhà tìm cái điện thoại . Tôi sẽ đi với anh xe thồ là người quen trong xóm. Phải đem  theo  bao hay cái giỏ hè. Bọc theo tiền,  nhân tiện đưa chó đi chích ngừa luôn .Nhưng chàng thanh niên đã đánh xe ra sân, nón bảo hiểm đội trên đầu,chiếc ba lô  cũ đeo ngang lưng .Con  đưa cô đi, bữa nay con rảnh cả ngày . Anh chàng này không phải là sinh viên mà là anh… của sinh  viên.Tôi quen cậu em học khoa Tin năm nhất trên trường Đại học Dalat, trọ ở gian buồng ngay trước sân nhà tôi , khi chiếc máy vi tính  của tôi có  bữa gặp vấn đề . Rồi tôi cũng quen với con chó con của họ, một con chó lông trắng xù lên như mớ bông gòn rối , bạn của Lu , quen luôn người anh có tay nghề làm mộc giỏi, ngày ngày phóng xe qua tận khu ấp Tân Lạc hồi xưa , làm thuê cho tiệm chuyên  đóng  bàn ghế giường tủ , sáng sớm đi làm, tối về lúi húi nấu nướng ,giặt giũ, quét dọn, y như ông bố để cho đứa em thiếu bố mẹ yên tâm học hành. Ông anh ba mươi mà chưa dám có bồ .(còn nữa )

Thursday, April 6, 2017

"TA PHI KIỆU CĂNG"

                                  "TA PHI KIỆU CĂNG  ..."
\

      Những tấm thiệp 20.11 của   hai chị em người học trò ấy thay nhau gửi, tôi luôn cẩn thận xếp vào một cái hộp giấy nhỏ,cũng với nhiều thiệp khác ,dù sao cũng là tấm lòng  .  Cô bé dường như cô độc và không hạnh phúc trong cuộc sống nên lòng nuôi giữ chồng chất oán hận,  rồi có lúc cô nàng sẽ hiểu. Ngày hè năm ấy, mấy chị em rủ nhau đi Cầu Đất thăm chị cả . Qua chợ Trại Mát, xe dừng để bốc những bao phân u-rê chở xuống Trạm Hành, cũng gần Cầu Đất, chúng tôi biết   có nhiều thời gian chờ nên ghé chợ chơi. Bà chủ hiệu  là mẹ của cô bé CB nhận ra tôi, cười gượng gạo. Chị phân trần rằng chuyện  con gái chuyển trường là " cha con nhà nó quyết định”, chị chỉ là mẹ kế. Một chú bé đội mũ len đỏ, độ bảy tám tuổi  đang đùa nghịch với lũ trẻ hàng xóm  Khuôn mặt tròn trĩnh, có lúc chiếc nón trật ra để lộ một món tóc  đen quăn tít. . Người mẹ ân cần mời chúng tôi vào chơi.Tôi  chợt phân vân, hẳn cô bé đang ở trong nhà, có nên gặp hay không . …Mà các chị đã rủ tôi  đi mua  bánh bèo . Tuy nhiên, tôi vẫn có  nỗi  bâng khuâng trong lòng suốt chuyến đi .  Tôi chỉ là một chủ nhiệm .Tôi nhớ  ngày nào anh Chút bảo “” ông thầy cũng  phải là chủ nhà, nếu không học  trò nó quậy ” . Nhưng tôi nhớ câu nói thứ hai cũng thấm đẫm màu sắc chính trị “” có đất,có dân, phải có một chính quyền thực sự thương dân”. Ngày ấy, anh tha thiết đi xây dựng một chính quyền như Bác Hồ mong mỏi, thương dân. Nhưng anh chưa kịp thực hiện được  sứ mệnh cao cả này . Ngôi nhà   của tôi bây giờ ở đây, chỉ là bốn bức tường của một lớp học, với  vài chục đứa học trò  và tôi, bà cô chủ nhiệm còn ngờ nghệch nhiều thứ ,nhưng tôi sẽ cố gắng. Thì cứ thương yêu chúng nó,xem   như là người nhà ,là được chứ gì . Nhưng không phải đơn giản , vì cuộc đời  vốn phức tạp.Khi tôi có trong tay cuốn kinh thánh,  tôi đọc được mấy câu : Thiên chúa là tình yêu. Hãy học cùng ta ,vì ta hiền lành và khiêm nhường. Ai vất vả vì gánh nặng hãy đến cùng ta , ta sẽ đỡ sức cho .Trong ” ông chủ trên trời “ vô hình ấy, tôi thấy một bác Hồ hữu hình, bác Hồ tình yêu bao la. Và  một con người mà tôi có trách nhiệm phải làm được những gì anh gửi gắm, dặn dò : Mình là ai, mình  phải làm  gì, cuộc đời mình sẽ đi về đâu ! Tôi không xem đấy là những  câu hỏi, mà là những vấn  đề . Không khó để hoàn thành,chỉ cần thời gian. Tôi ung dung tin tưởng. Tôi không ước mơ trở thành  hiệu trưởng  như các anh của tôi , mà chỉ là một chủ nhiệm   với vài chục đứa học trò .Nhưng đồng nghiệp lại nghĩ khác .


     Có một lần trong lúc vui chuyện, tôi nghe hai ông anh   kể lể những công việc  của họ với lũ chúng tôi, bọn “” hậu sinh “ .  Các anh bảo :  Ở trường, người   Hiệu trưởng tin cậy là tổ trưởng chuyên môn . Tuy nhiên, cũng phải giữ lập trường. Có  tay cũng lẻo mép, bán đứng đồng nghiệp, vì nguyên tắc chung là có hạ người xuống thấp, mới tôn mình lên cao .Ở trường chừng dăm năm, qua  hai đời hiệu trưởng và hiệu phó, tôi bỗng thấy quanh mình có … vô số tổ trưởng .Bắt  đầu là gã” trong bao” ấy . Hễ bất cứ ý kiến nào của tôi về chuyên môn  đều bị hắn tùa  qua một bên,có khi còn buông lời miệt  thị khi tôi thi tay nghề,lại so sánh tôi , so sánh dạng thua , với cả những giáo sinh hắn ta hướng dẫn thực tập(Tổ chuyên môn tôi tham  gia sinh hoạt có nhiều thầy dạn dày kinh nghiệm,có người từng là hiệu phó chuyên môn , nhưng chẳng bao giờ được giao cho công việc, dù tuổi nghề của họ có thể bằng tuổi đời người thầy giáo trẻ này) 



 

           Tổ trưởng thường có những tiết dự  giờ đột xuất, đi cùng hiệu phó chuyên môn, và  những lớp tôi  được phân công thường xuyên   là nơi  chú ý, cả hôm họ thừa biết tôi vừa đi bệnh viện vào thuốc về .Nhưng ở hiền thì gặp lành . Ngoài  người thầy dạy môn Tin học, tôi còn có những hiệu phó và tổ trưởng đáng tin cậy. Ngày tôi vừa về nhận công tác, thầy hiệu phó , tôi đã nghe những đứa em trong giòng tộc ca ngợi ở sự công bằng, cẩn trọng của thầy, tôi còn biết thêm mém tí nữa thì thầy đã là con rể họ tộc tôi , tỏ ra cảm thông khi biết tôi về trường vì lý do sức khỏe. 

           Hiệu trưởng nhắc nhở   đừng để ảnh hưởng đến sinh hoạt chung  nhà trường . Hiệu phó  khuyên tôi thêm: cô cứ chú  tâm hai chuyện, đó là đảm bảo chuyên môn và rèn nhân cách học sinh.  Đó  cũng là lương tâm người thầy .Sau đó,đột nhiên ông về tổ chúng tôi, chỉ nhận hai công việc  bình thường như chúng tôi.Thời gian còn lại, ông vui bên gia đình, có  cô con gái  đáng yêu, người vợ là hoa khôi của các giảng viên đại học , và ông đi chùa, nhưng ông rất có trách nhiệm với đàn em. Tiết thi tay nghề , mà chúng tôi gọi là thao giảng, của đứa nào có ông dự cũng bị”cạo sát ván”, nhưng đó lại là những góp ý chân tình . Điểm số ông cho chính xác, công tâm,  Điểm thì của trời, và dù là thầy cô, chúng tôi vẫn sầu não hoặc như lên mây với những con điểm “của trời”ấy, bởi nó quyết định nhiều thứ : năng lực, danh dự và nhất là tiền thưởng cuối năm . . Những năm đầu tôi có buồn,tôi cũng là con người mà, nhưng tôi tập cho mình nhiều bản năng, không dị ứng với những lời  chê bai,những tia nhìn kỳ thị .   

    Cũng có một năm tôi được khen thưởng . Suốt năm ấy,tổ tôi có hai cô nghỉ ốm kéo dài. Họ đều bị sảy thai ở tuổi không còn trẻ . Tôi nhận hết công  việc của họ,mà thấy mình rất vui Công đoàn Tỉnh  tổ chức đi biển Nha Trang. Món tiền thưởng,tôi mua cho mẹ một bộ đồ đẹp . Đó là năm 1997, tôi tròn  tứ thập nhi bất hoặc .

                  Rồi thôi.Nhưng nhờ đó, cô giáo tôi dạy thay, nay là Giám đốc sở, có cái nhìn khác về tôi. Tôi cũng nhận ra con người mà  chúng tôi vẫn xuýt xoa “” khéo ôi là khéo” .  Các tiết dạy được đánh giá công bằng Có tiết còn được  cô đưa ra Bộ, nhập vào sách giáo viên ( lớp 11 )để thầy cô giáo cũng xem như đó là một chút  tư liệu  Nếu nói về  kể công, kẻ đón nhận phải là  vong linh các anh tôi, anh Thạch và anh Chút. Tôi nhớ có một chiều sau tết, trời cao nguyên ấm ấp, cả nhà tôi đi đền cúng rằm tháng giêng, tôi có nhiệm vụ coi nhà.Tôi  ngồi bên bàn học, có một số bài tập phải làm cho buổi học ngày mai, đang  bí rị . Ngoài sân cây mai anh đào nhỏ trơ cành, nhìn kỹ còn vài đóa be bé khoe sắc hồng bên những nụ non vừa chớm . Đó là cây mai ông Xu  Hiến,chú ruột của cha tôi, đem cho . Ông chính là có công mang giống mai rừng này về làm mai phố,và  nơi đầu  tiên ông gây giống là khu ấp Tân Lạc bây giờ.   Cây mai lớn lên cùng chúng tôi .



  Anh Thạch bị ốm,  ngồi co ro trong buồng riêng, anh  Chút từ ngoài quê  mới vào ,mang theo những bọc đường phổi, loại đường hạng nhất,  vì anh kể rằng công nấu gian nan lắm . Loại đường này có một đặc điểm là tan rất nhanh,nên cái từ “” tiêu táng đường “ ra đời, hàm ý sự thất bại nhanh chóng, sự hủy diệt tận cùng . Táng là miếng to ,bèn bẹt, trông  thuôn đẹp hơn “ cục,miếng,thỏi “ . Anh lý giải như vậy,rồi bỏ sang thăm người bệnh .  Tôi bèn đóng cửa , ôm tập vở đi theo, bụng bảo dạ nhờ anh  chỉ vẽ gở rối mấy  bài tập Toán Tôi chui vào một góc buồng sách, ngồi chờ, rồi  mê mẩn với những trang    giấy đầy chữ . Bên trong, hai  chàng trai thì thầm tâm sự . Chàng ca sĩ đang yêu, đang chia sẻ hạnh phúc với  đàn anh   Họ cùng đọc một bài thơ tình thật hay của Puskin , rồi cười  khùng khục với nhau. Tôi vểnh tai lên nghe .Ái chà, ông Chút có bồ rồi đó, một  nữ sinh sài thành  đàng hoàng , sắp lên đại học .Họ có vẻ rất thích thú  với câu thơ cuối Có lạy Trời, em (mới lại) được ai khác yêu chân thành, nâng niu đến thế 

 Với hai ông anh độc thân vui tính ,đây dường như là một câu chốt lại vừa để khẳng định tình yêu của mình , vừa là thông điệp gửi đến người tình rằng, trên thế gian này anh là người duy nhất yêu em đến vậy và đang hiện hữu.

 Khi tôi ngồi soạn  giáo án, khung cảnh êm đẹp một chiều xuân xưa lại hiện về .Bài thơ trong sách giáo khoa có câu cuối lại khác đi ,hay là dị bản, cầu cho em có được người tình như tôi đã yêu em, nhưng tôi phải tôn trọng bản này. Nếu  dù bản nào, hạnh phúc đang tràn đầy  trong  con tim chàng trai  là chiến sĩ  tình báo cách mạng yêu đời  không hề vướng chút vấn vương .  Và  tôi vẫn thấy sự mạnh mẽ  sự chín chắn, sự chân thành, sự độ lượng  trong tâm hồn họ. Có một khoảng cách giữa em và tôi, không phải do cô gái, hay như Em của nhạc sĩ Thanh  Tùng  một bông hoa sắc thắm, một cành khô không chồi, mà là chiến tranh. Nhưng  anh luôn  mong một ngày đón nàng về dinh, xây một  tổ uyên ương ở   trên đồi Triệu  Việt Vương . Nước mắt tôi lặng lẽ rơi .   




 Thầy cựu hiệu phó cũng  đối xử công tâm với tôi. Lúc tôi được xếp dạy một lớp duy nhất sau nửa năm “ được biệt phái” sang thư viện,  một buổi chiều  tôi thấy thầy đi lao động cùng học trò, và rồi tạt vào đây hướng dẫn tôi cách dạy theo phương pháp mới. Năm 2004-05 lại có đợt thay sách,thay đổi cách dạy môn  Văn. Cũng là một chiều xuân,sau  tết, từ khung cửa sổ rộng của thư viện,tôi bắt gặp một nhành mai anh đào muộn, gầy guộc níu giữ những cánh hoa mỏng manh như kết bằng một loại vải thật mềm, thật mịn,thật mỏng . Nó mỏng manh,ẻo lả trước gió như người ốm, nhưng nó vẫn mang cho tôi một niềm tin, rồi mọi chuyện lại bắt đầu,tốt đẹp hơn. Vẫn còn  tổ trưởng  và "trợ lý ", nhưng tiết thi tay nghề ấy, sau nửa năm bị gián  đoạn, lại cho tôi vị ngọt của táng đường phổi, không tan nhanh mà rất thấm thía, đến tận bây giờ. Tôi phải dạy một bài thơ chữ Hán, thể hành của Cao Bá Quát. Tiết dạy bị xếp trung bình, vì  , có đứa học trò nghịch ngầm mà “ giáo viên không chịu bao quát”  .Thầy cựu hiệu phó đánh giá như thế.  Tôi lo lắng, coi chừng lại bị vào  thư viện lần nữa.  Nhưng   qua tuần sau,cũng có một đồng nghiệp dạy bài này, thầy ấy nhận xét, kín đáo so sánh và  nhân đó khen “ bài cô dạy sâu ,hợp lý, ý tưởng minh bạch” khi gặp tôi một mình . Chỉ bấy nhiêu,tôi cũng cảm t hấy như đi trên mây, hay theo lời bà đu đủ, các thiên sứ thưởng cho mày đấy. Tôi có tới  ba thiên sứ độ lượng, hiểu biết .

 Rồi tôi nghỉ  hưu.  . Tôi chuẩn bị sẵn   mấy lời trong buổi chia tay này. Nhìn lại, vẫn là những tấm lòng tôi muốn gửi lời tri ân , cả lời tạ tội,vì   cũng  có lúc gây hiểu nhầm, rồi lời tạ từ .Tôi thấy mình ngày nào một cô bé tuổi mười một, lụng thụng áo dài, nón lá cặp táp  trĩu vai , hớn hở bước vào cổng trường, bây giờ  bước ra  là một bà già với mái đầu  đã  lớm chớm vài sợi bạc, mắt mờ, chân mỏi . Tôi chợt hạnh phúc vì  thấy mọi người ồ cười. Ta phi kiệu căng , những âm tiết  có nghĩa mà lại vô nghĩa  khi đứng bên nhau, nhưng những năm qua tôi đứng bên họ,rất có nghĩa . Tôi còn có cơ hội gặp họ, không bằng cách này thì cách khác. Ta phải hiểu rằng,có lẽ cô bé CB muốn nói thế , hãy nhìn đời bằng một lăng kính màu tươi hơn,đẹp hơn 

 Tôi muốn nói lời tạ ơn ba  đồng nghiệp đáng quý của tôi: Thầy Trung,Cô Kinh và Thầy Khánh .

                                                                                 Nguyễn Xuân .




THẾ GIỚ MÀU HỒNG

      THẾ GIỚ MÀU HỒNG
   Những ngày chưa về hưu, thời gian biểu của tôi cũng không khác nhiều đồng nghiệp, rất bận rộn  .Một ngày của tôi  bắt đầu từ … ba giờ sáng , lúc mà mọi người còn say ngủ .Rồi kéo dài cho đến khỏang bảy giờ chiều. Vậy khoảng thời gian còn  lại ? Tôi… đi ngủ !



      Tôi nhớ ngày đầu tiên về nhận công tác ở trường Đống Đa , cách nhà độ  năm cây số, nhưng  do  con  đường Xô Viết Nghệ Tĩnh có  nhiều dốc đứng nên thấy rất xa . Trường thường tổ chức cho học sinh đọc báo, ôn tập  khoảng ba mươi  phút trước tiết học đầu lúc bảy giờ , nên  đôi khi giáo viên chủ nhiệm  có việc gặp lớp phải  đến   trước sáu rưỡi . Tôi  rời nhà  sau năm giờ. Ăn cơm sáng  lúc bốn giờ hơn. Vậy muốn nấu nướng cho cả ngày cho hai mẹ con, thì dậy lúc ấy là hợp lý .
     Gian bếp rộng và thoáng, có một khung cửa kính lớn  gắn  song sắt trông ra vườn rau. Bên ngoài vườn là con đường làng chạy thẳng góc với vườn, sáng sáng có nhiều người từ khu Nguyễn Công Trứ hoặc  ấp Hà Đông muốn qua Đa Thiện, hay sinh viên trọ ở các khu này đều  đi băng qua con đường nhỏ này . Trước kia, đây là một phần của cái bể đá đựng nước rất lớn. Cậu Bé đã cho cải tạo lại thành hai gian buồng  riêng cho bốn    đứa con mà cô vợ đẻ rất khéo, cặp nữ, cặp nam, rồi một gian bếp cho mẹ và tôi, để chúng tôi “ ra riêng”. Tôi vừa loay hoay chế biến các món ăn vừa xem truyền hình ,  vừa sắp xếp trong đầu những  việc phải làm một ngày, có khi nghiền ngẫm một trang giáo án đang soạn dở chiều tối hôm qua . Khung kính có che rèm, ti vi tôi vặn volume vừa đủ nghe, nhưng cũng khiến có người  để ý . Có hôm tôi  vừa dắt xe đạp ra  ngõ thì gặp một cô  gái cùng qua mé Phan Đình Phúng với tôi. Chúng tôi thong thả đạp một đoạn Nguyễn Công Trứ trong không khí thoáng đãng, se lạnh của buổi mai cao nguyên. Cô gái hỏi: Nhà   chị  mới cho ai thuê hả ? Tôi ngạc nhiên,  ai thuê chứ, nhà tám người , chật đút à . Chứ có ai dậy sớm lắm, ở khu bể nước, rồi coi ti vi nữa . Tôi phì  cười .  Thưa chị, người thuê là em đây. Cô  gái  giương mắt nhìn tôi, cứ ngỡ tôi  đang  dấu chuyện gì . Chứ không phải người ta đi buôn nên phải dậy sớm dữ vậy. Tôi lại cười, bộ cứ đi buôn mới dậy sớm hả . Tôi trần tình với nó rằng  mắt tôi bị quáng gà,   chạng vạng là mù,  thì chỉ còn cách đi ngủ từ khi  trời vừa tối, mà giờ đó mẹ tôi cũng vô mùng rồi . Ngủ sớm thì dậy sớm. Tôi thường soạn giáo án trong bếp luôn .Hèn  chi . Bây giờ thì cô ta tin . Hôm sau tôi lại gặp cô gái. Bây giờ thì người kể lể là tôi, rồi hai  phụ nữ lại cười suốt quãng đường. Hôm ấy cô gái không rẽ ra Phan Đình Phùng mà  có việc qua trường  Đa Thành, cũng gần Đống Đa,thế là tôi bỗng có bạn. Mặt trời phía vườn nhà tôi cứ đuổi theo lưng hai người , phả thêm hơn ấm , con đường như  ngắn lại. Đà Lạt có nhiều con đường đẹp,bởi  nhờ những hàng thông cao vút chạy hai bên, hay len lỏi qua những ngọn đồi vắng  . Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh  chạy men theo chân nghĩa trang, trông  xuống một thung lũng lác đác nhà và vườn có dạo chỉ chuyên trồng dâu của làng hoa nổi tiếng , Hà Đông .Những ngôi nhà có mái sát lề đường, cổng trông ra vườn, vì  vậy mà con đường lúc  bình minh thật vắng vẻ ,chỉ có đám học trò miệt  Phước Thành  gần Lạc Dương  theo học các trường chuyên  dưới phố mới  đi sớm, cắm cúi đổ dốc, hay  một vài người vội vã ra khu trung tâm để  đi làm . Giáp đông.quỳ nở vàng rực,  từ đồi sà xuống đường, hay từ cổng nhà ai nghiêng qua sân , trông như những bức tranh hoa ai đó vừa phóng bút .Trong đầu tôi vẫn còn hình ảnh một bà bác lụm  cụm lần vào bếp, ngỡ ngàng nhìn tôi như  chủ nhà phát hiện ra kẻ gian, sau đó bà thì thào với mẹ tôi :  Có con mệ mô thuê nhà ả hả. Mần nghề chi mà dậy sớm dại. Mẹ tôi ngạc nhiên về tôi, còn tôi thì ngạc nhiên về bà . Bà ở Nghệ vào chơi, ghé nhà khi tôi đã đi ngủ . Sau đó cả ba cùng cười.  Bà lại tò mò, đi dáy mà phải dy nửa đêm ga gáy rứa tê ! Đi dáy, đó là động tôi nghe lần thứ hai, người đầu là Bà Bác . Cô giá ngửa cổ ra cười ,thấy chưa, đâu phải mình em thắc mắc về  khung cửa nhà chị sáng  đèn giờ đó . Dạo các bà thường ghé chơi, khi mẹ tôi đã đi xa ,chỉ còn tôi  một trong nhà,  tôi khuân người bạn này vào phòng khách .
 Nhưng những buổi sáng bắt đầu như thế lại tạo cho tôi niềm hứng khởi về một ngày bận rộn mà bạn bè luôn mồm kêu, có một tỉ việc phải làm .
     Tivi mới hôm nay tôi lại đem  treo trong bếp . Sau khi sang nhà mới, Cậu Bé cũng cho sửa sang lại ngôi nhà cũ theo  lập lăng ( plan ) của mẹ . Buồng mẹ và buồng tôi cùng “lên đời”, lên khu hồi xưa chỉ ưu tiên cho nam giới , phòng đặt ban thờ vẫn ở giữa.   Hai gian buồng  của lũ trẻ chính là phòng khách và phòng dành cho khách nghỉ  qua đêm, hay ban ngày các bà ghé tập yoga .   Dãy nhà ngang có buồng cho đám phụ nữ,lùi phía bếp là buồng ngủ của các chú làm công , bây giờ niêm phong lại, có ai cần làm nhà sẽ bán. Đó là hồi môn mẹ dành cho   tôi khi về già , của để dành .  Ý định đó nảy sinh khi tôi bị đình chỉ giảng  dạy một  năm, cứ lo lắng phải về vườn sớm, người  thì khuyên mở nhà trẻ, kẻ hiến kế lập hiệu may ( mà mắt tôi rất kém !) có người  đến hợp đồng tu sửa làm nhà trọ, còn tôi thì …  lại dồ . Nghĩ chưa ra . Nhưng bây giờ  đứa con lớn  của Cậu Bé chưa có nơi ở, tôi đã ưu tiên cho nó. Có một chút vốn gửi tiết kiệm, cô cháu còn xin nợ một nửa, tôi  vui vẻ ô kê ngay. Mới thấy thương mẹ nhiều, lại thấy cuộc sống mình vẫn đủ đầy .

     Tôi vẫn giữ nếp sinh hoạt như xưa, đi ngủ và dậy cùng với .. gà .Có những chương trình  trên ti vi , theo lời chị Hạ Em, càng về khuya càng hay, rồi ban ngày phát lại,  nhưng tôi vẫn chưa thể canh được giờ để theo dõi. Này, hôm nay chị lại thì thầm, mấy ông bà tình báo  đội A mấy, tao không nhớ- chị ngắc ngứ, tôi thì kiên nhẫn chờ hai từ “ lại dồ” của chị - bữa ni trên ti vi, được gặp ông chủ tịch nước đó . Ở đâu chị? Trong  thành phố Hồ  Chí Minh . Thấy các bà nhiều hơn các ông, bà nào cũng áo dài, đủ màu,cười chúm chím .Cười chúm chím. Tôi nhớ đến người bạn gái , cô sinh viên  Saigon của anh H.  với lá thư viết bằng tay  trái, nét chữ vụng về và hẳn đã cố gắng hết mức .Có lẽ  lúc  viết cô cũng chúm chím      Dalat có nhiều điều lạ và  vui anh à . Anh ở nơi nào, hãy  yên lòng anh nhé. Ti vi chương trình Cà phê sáng đang chiếu một khung cảnh tràn ngập màu hồng của một phụ nữ yêu mùa hồng . Quanh tôi cũng  đâu thiếu màu hồng, có  cả  màu xanh của những cành đậu ngự đang lần leo lên giàn cao , để hướng về nắng và gió , và ... lại dồ . 
                              NGUYỄN XUÂN .

Sunday, April 2, 2017

lại dồ

             Người thanh niên độ ba mươi,gương mặt tròn tròn với làn da đầy mụn đỏ,mái tóc quăn tự nhiên khiến tôi có cảm giác anh ta trẻ hơn tuổi , lại thật bất ngờ khi người khách lạ niềm nở chào hỏi tôi bằng một cử chỉ  đầy chân tình . Lâu quá rồi con mới gặp lại cô. Thấy cô cũng không khác hồi trước mấy. Hẳn là một học sinh cũ. Tuy nhiên tôi cũng hơi ngỡ ngàng, con là… Người khách kiếm chỗ treo nón bảo hiểm, rồi tự nhiên  ngồi vào ghế. Con không học lớp cô dạy, nhưng con  ở gần nhà  Đ. Đ. ở  10A8, con thầy N. Tôi nhớ rồi  .

                    Đ ngồi dãy bàn đầu, ở ngay giữa lối đi, vị trí được phụ huynh đề nghị trong  buổi đầu tiên tôi nhận lớp . Tuổi  lớp 10, nhưng người con trai “”tôi lập gia đình muộn,mẹ sinh cháu cũng vất vả “ ( người bố tâm sự )trông nhỏ nhắn, hiền lành như một học sinh  mới qua ngưỡng cấp 2.Người bố là thầy dạy ở ngôi trường tư thục  rất được những học sinh không thi đậu hệ công lập  phải vào đây học ngưỡng mộ, ở sự tận tâm và lòng say mê nghề nghiệp  của thầy.

                  Một mùa hè, chuẩn bị cho lớp đệ lục ( lớp 7)sắp tới, tôi” đi học hè” ở trường này.Thày dạy môn  Việt Văn, hướng dẫn học sinh làm các dạng miêu tả,tự sự, rồi  nghị luận, rất tỉ mỉ và nhiệt tình .Lớp học đông , bọn con trai ở Trần Hưng Đạo( trường nam công lập) qua ngồi hết các dãy bàn sau, thường thậm thụt nghịch ngầm, buổi đầu thầy nhắc nhở rất nhẹ nhàng nhưng thấm thía,hôm sau thì ngóng cổ lên nghe, vì thầy có lối giảng bài,có lẽ trong đời, tôi chưa tìm được người thứ hai .Hồi đó chúng tôi gọi môn Tập làm văn bây giờ là Luận văn, nhưng theo thầy, gọi “Tập làm văn” thì đúng nhất, vì   Tập vừa có nghĩa là  “” học rồi đem ra thực hành”, tạo thành thói quen. Tập cũng có nghĩa là  chim  mới ra ràng mà học bay”. Tóm lại,theo thầy, tập cũng có nghĩa là bắt chước .

                   Những người được khen là  thông minh vì họ bắt chước giỏi, từ đó” chế biến thêm “ để sản phẩm của mình hay hơn,  người xem dễ hiểu, dễ đồng tình với mình .Đấy là mục đích cuối cùng của môn học này.

                      Đi học, dù là “ “ học hè, học thêm” ai chẳng muốn được khen là thông minh, để vô trường sau mùa  hè này cũng  được điểm cao,  đứa học trò nào mà chẳng thích . Thì chỉ có hai cách : bắt chước y chang,rồi  dần dần “ sáng chế thêm cho hay” . Đó là “ bí kíp học “ thầy truyền, không chỉ môn  tiếng mẹ đẻ mà các môn khác nữa . Học làm văn các loại, thầy chú ý cách diễn dạt và sắp xếp ý tưởng .Đầu óc lũ trẻ con chúng tôi nghĩ chuyện  lung tung thì giỏi, nhưng tư duy cho ra đầu đũa lại lười. Thầy khuyên, chịu khó đọc sách, quan sát, suy nghĩ, thì  lượng ngôn ngữ của mình sẽ khá. Có ngôn ngữ khá, học môn gì cũng thông, làm việc gì cũng giỏi .Thầy khuyên trước mắt phải sắm một cuốn từ điển  tiếng Việt. Thầy kể,có người chưa  học Anh Văn đã lo mua nào là tự điển, rồi là sách  Gờ ram ma ( Ngữ pháp) mà tiếng mẹ đẻ lại  xem nhẹ  . Muốn  vốn ngôn ngữ nhiều thì phải hiểu nghĩa của nó .Mà ai cắt nghĩa cho? Từ điển .

       Mùa hè cao nguyên quê tôi là những ngày  mưa dầm thối  đất, nhưng bọn “ dân nhà vườn” chúng tôi chẳng trốn một buổi nào,vì những giờ học vui và  bổ ích như thế.  Chúng tôi cũng quý mến thầy dạy Lý Hóa.  Các anh chị tôi có người đã học ở trường này bốn năm năm liền, bảo thầy T. khỉ đàn hả, ui, học thầy thích lắm. Hôm đầu, chúng tôi tò mò nhìn hai cánh tay dài quá đầu gối của thầy , khuôn mặt xương xương, khóe miệng rộng, đôi mắt luôn cười ( mắt thầy dạy Việt Văn cũng thế ), nhưng rồi  lại bị cuốn hút bởi sự nhiệt tình của thầy . Tôi nhớ hồi  đó  đám con gái ngồi bàn gần bảng  thường lật đật gập tập vở lại mỗi lần thầy  đến gần, ghé sát đầu hỏi to “ Hiểu hông, hiểu hông, có chỗ nào không hiểu không ?”, nước miếng thầy văng ra, khăm khẳm . Thầy bị chứng  a xit trào  ngược. Nhưng chúng tôi dễ đồng cảm với thầy .

                    Hai tháng học hè, mỗi đứa học trò có thêm thầy, thêm bạn, nhưng thầy hẳn không nhớ cụ thể một đứa nào. Sau đó, hè đến tôi đã biết cách tự học, hoặc nhờ anh chị trong nhà chỉ vẽ thêm, tôi không có cơ hội gặp lại thầy .  

                        Bất chợt một hôm, trong số sách báo của anh chị tôi, tôi vớ  được cuốn đặc san xuân của ngôi trường này. Có một bài  viết của thầy, một  tùy bút. Tôi biết quê thầy ở miền trung, nơi có nhiều vùng đồi hoang  mọc đầy sim dại, vùng sông Côn .Đã lâu thầy chưa có dịp về thăm. Hẳn lúc này thầy nhớ quê lắm. Trong đầu tôi, một cô giáo trẻ cũng đang  đi lại con đường thầy chọn năm nào, hiện lên hình ảnh một người   thầy thường mặc áo len xám  đan trơn ( không dệt hoa văn ) cổ trái tim ,tuổi ngoài ba mươi, thâm thấp, cái đầu dường như khá to so với  vóc dáng thầy, khuôn mặt có đôi mắt đen láy biết cười và giọng trung pha cao nguyên nên  cách phát âm dễ hiểu.  Tôi nhớ thầy dặn, hễ khi nào không phân biệt được thanh hỏi ngã thì tìm ai đó có giọng Bắc “hô” giùm. Ôi  chao, điều kiện quá dễ, lũ bạn ấp Hà Đông của tôi rất hào phóng chuyện này .  Bỗng trong tôi vang lên những vần thơ:

   Không thể nào quên hai với ba là năm.

   Tài sản thầy cho, không thể khác.

    Dẫu bóng hình thầy có mờ trong xa cách

   Nhưng kiến thức kia đã thành cuộc đời em .

         (  Thư gửi thầy giáo cũ- Kim Chuông )

                 Năm  học của lớp 10A8 ấy, tôi còn có dịp gặp thầy một lần nữa,  họp phụ huynh, và rồi thôi. Người con cầu tự của thầy   chuyển trường ngay  đầu học kỳ hai. Mấy năm  sau, tôi mới hiểu ra lý do, qua một chị phụ huynh  là bạn thân của vợ thầy . Hình như buổi h ọp hôm ấy thầy có ý kiến khá gay gắt về một tình huống gì đó. Với chúng tôi, đó là  sự biến bình thường của mọi kỳ họp, sau nửa năm học hoặc cuối  năm. Phụ huynh có hai nhóm, hoặc nhẫn nại ngồi dự , hoặc nêu ý kiến. Ý kiến luôn  bị đẩy lên cao trào, nhưng rồi,  dù có ghi biên bản,   cuối cùng dường như  cũng nằm mãi trong biên bản. Nhưng người thầy cũ của tôi hẳn lại nghĩ  và hiểu khác …


                    Tôi chỉ biết đem tâm sự với bà Đu Đủ.  Giang sáng nào phóng xe  qua  Vườn Hoa  cũng tạt vào tôi.Bà ấy thường  ghé ăn tối chung ,có khi ăn trưa nữa , nên tôi có chuyện buồn vui vẫn  chỉ có t hể “ lòng đầy thì miệng phải nói ra” trút hết cho Giang . Không ngờ Giang cười  bảo” Mày chưa kịp nghĩ ra thì thầy ấy dẫn con cưng đi mất rồi!”. Quả là tôi chưa bao giờ có ý đồ  được mặc định  bình thường này. Mà dù  có nghĩ đến,người  con thầy hẳn tôi không nỡ lòng nào chăng!  Nhìn quanh,tôi thấy các anh chị vô cùng vất vả vì lũ con . Chuyện lo cho chúng ăn uống làm sao để khỏe mạnh, và rồi chuyện học hành.Họ vô cùng khổ sở mỗi khi  có đứa nào  được cô  thầy quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm trong ngoặc kép .Hàng xóm láng  giềng cũng thế .Tôi nhớ những giòng chữ cha tôi lễ mễ và nắn nót quá mức thận trọng mỗi khi ký phiếu thông tín  của tôi : trăm sự nhờ thầy . Tất cả  nhân cách, trí tuệ đứa con phó thác hết cho thầy .Mấy chục năm rồi, những giòng chữ này không chỉ một lần nhắc nhở lũ con, có đứa làm thầy, không được quên kỳ vọng cao đẹp đó của người dân mình .          Tôi làm ra vẻ xởi lởi, nhưng  có cảm giác nằng nặng ở ngực. Người thanh niên vẫn vui vẻ kể .  Nó cũng về  ăn đám cưới chị con, nhưng nó vô Sài gon lại rồi. Tụi con  làm cùng chỗ trong đó, nhà cũng liền kề. Còn thầy… Tôi ngập ngừng hỏi, dạ thầy cô đều còn khỏe, Đ. ở chung với nhà . Thôi thế mọi chuyện cũng qua .

  Nhưng rồi lại một chuyện khác. Chàng kỹ sư lập hồ sơ nối mạng cho tôi có cái tên rất dễ nhớ . Lê  Ý. Không thể có tên nào ngắn gọn hơn nữa .Anh ta quay sang bạn,còn anh này,tên  ảnh  cô mà nhớ liền là con cũng chết liền. Nguyễn Chế Văn Lê Công  và hai danh từ riêng đầy hoa mỹ và ý nghĩa nữa .  Trong đầu tôi chợt hiện lên khuôn mặt có làn da ngăm ngăm , có đôi mắt to và hai bờ chân mày rậm , mái tóc  dài và quăn như luôn  được uốn ép, của một cô bé tuổi mười lăm, mười sáu . Tôi hỏi : Con có bà con  cho với C.B. Chàng Lê Ý thản nhiên đáp, tay thu dọn xấp hồ sơ vừa soạn . Chị hai ảnh  đó cô.Mấy bữa tụi con đi đưa dâu chỉ, hôm qua mới về .  CB mới cưới hả. Bả kén quá mà .

  CB,cô học trò đã từ lâu tôi để nó vào  góc “lại dồ” như chị Hạ Em, nghĩa là nghĩ chưa ra . Bốn  mươi  nhăm   tuổi rồi, CB nhỉ .

                       Ngày đó tôi mới về  ngôi trường ngói đỏ này nhận công tác .  Ba lớp 10,thêm mấy tiết chủ nhiệm nên  chỉ phải đứng lớp những buổi chiều. Học sinh từ khắp nơi trong thành phố kéo về, đa số thuộc diện “ con ngoan trò giỏi” vì chúng  đã phải chen nhau qua một kỳ thi tuyển gian nan. CB nhà ở tận Trại Mát, địa chỉ có trong hồ sơ đăng ký của cô bé. Có lẽ vì thế mà tôi dễ thông cảm với rất nhiều buổi trễ tiết, trễ nãi bài vở, không riêng môn tôi mà nhiều môn học quan trọng khác . Mẹ  CB là một phụ nữ  có lẽ cùng  thế hệ với tôi, luôn miệng phân trần mỗi khi tôi mời lên gặp, nhà xa quá cô, mong thày cô quan tâm cháu…

                   Cô học trò nhỏ   đến lớp bao giờ cũng hốt hoảng, trang phục lôi thôi, ba lô  căng phồng. Những hôm nào lớp có  tiết ngoại khóa hay lao động, hoặc dự sinh hoạt dưới cờ cùng với  hai khối học sáng là CB đều vắng mặt.Tôi đi điều tra, rồi đây là sự thật: cô bé  dành buổi sáng học trường chuyên! Tôi lại phải đi gặp người mẹ. Chị lại cứ thản nhiên, nó học được nên tôi  muốn cho cháu học. Rồi tương lai nó nữa cô à !Tôi nghĩ,chỉ còn cách gặp riêng CB. Hôm ấy có tiết trả bài viết về nhà. Đề bài không khó,  nêu cảm nhận về bài ca dao bông sen .  Bài làm về nhà  là cơ hội cho học sinh “kéo điểm”,vì chúng có nhiều thời gian “nghiên cứu tài liệu”.Có đứa còn chép nguyên xi những bài văn mẫu . CB không thế . Nhưng  buồn một nỗi là cô bé chắp vá lung tung, lại “vá” khi đang buồn ngủ , nên chữ tác đánh sang chữ tộ. Có một câu tôi nhớ hoài. Ta phi kiệu căng là gì ? 

                      Hồi ấy tôi mới đi dạy lại sau cả năm ở nhà dưỡng bệnh, lấy làm rất thích thú với  công việc chấm bài , nên chấm kỹ lưỡng,thống kê  tỉ mỉ mọi sai sót .   Kinh nghiệm chấm bài   nhắc ông  thầy  chớ nhìn tên học trò t rước khi chấm, nhưng hễ cầm những trang giấy xé vội vàng từ tập vở ra  ,có khi lủng một lỗ to do đinh gắn quá chặt, các ô kẻ xô lệch, nét chữ cẩu thả, thì  nhận ra ngay tác giả .Giờ chơi, cả lớp ùa ra sân, riêng CB bao giờ cũng gục đầu lên ba lô ngủ mệt nhọc, nước giãi tràn ra khóe miệng, mặt mũi phờ phạc, tôi rất ái ngại .

                             Tôi ngồi xuống bên cạnh  giây lâu nó mới giật mình . Chờ cô bé đi rửa mặt cho tỉnh táo, cô trò mới tâm tình. Tôi muốn nó kể, nhưng bé ta   quá mệt nhọc,nên tôi nhớ tôi nói mấy câu. Ta phi kiệu căng  nghĩa là gì, hả B ?Cô bé nổi cáu liền, cô chấm bài thì  chữ học trò  xấu,cô phải đoán chứ .Tôi vẫn nhẹ nhàng, vì đoán  không ra nên cô mới hỏi,chứ chữ con đâu có xấu.Thôi, giờ cô hỏi nội dung bài nè. Con  không hề nghiên cứu một tài  liệu nào  cả,thật đáng khen . Nhưng cô đọc đi đọc lại mà …không biết  con muốn diễn dạt điều gì . Mặt cô bé vẫn sưng sỉa , khiến đôi mắt như to hơn, hai gò má đỏ ửng hơn, tóc như rối hơn( bây giờ tôi mới biết tóc bé quăn tự nhiên, nhưng ít khi được chải kỹ ).Đã có tiếng chuông reo, học trò í ới gọi nhau ra  sân xếp hàng .  CB cũng dợm đứng dậy. 

                       Tôi vẫn bình tĩnh ngồi nán thêm, vì đã chuẩn bị câu nói cuối này. Học là cho mình, nhưng còn cho mọi người. Con nên tập trung vào một trường, một lớp, thì mới có thời gian làm tốt mọi chuyện . Bây giờ cô  muốn con viết lại , hiểu  sao viết vậy, khi nào nộp cũng  được, để cô báo điểm cuối học kỳ này ( khi ấy mới độ tháng 10 ). Vẻ mặt cô bé dịu lại. Tiết học sau, cách đó hai ngày, CB nộp bài cho tôi, chép nguyên một bài văn mẫu,chép trong lúc buồn ngủ ,nét chữ lên rừng xuống biển. Rồi hôm sau, nhà trường báo  CB đã chuyển sang trường chuyên .

                Dịp lễ 20.11 năm ấy,có một tấm thiệp không hề có tem,có dấu bưu điện, lại được một người  bưu tá  tuổi trung  niên trao tận nhà. Một trang  vở học trò xé vội, bên trong ghi  nét chữ  theo kiểu  in.Thưa cô,con là đứa học trò không biết học cho mình và cho mọi người  . Tôi toát  mồ hôi.

               Và hai mươi cánh thiếp liên tiếp như thế, cứ đến hẹn lại …  gửi .

               Tác giả là đây.  Thôi chuyện qua lâu rồi,con kể cô đừng giận, chứ hồi Đ nó chuyển trường, tụi con cay cô lắm. Tại trước đó con cũng đã  giúp chị làm thiệp gửi cô . Hồi đó, con nhớ có lần  con lẻn vô lớp cô tiết cuối, vẽ … cô, hồi đó côn nhớ cô có hai răng cửa bị hô . Nhưng hôm sau, cô vô lớp sớm lắm, mà con thấy cô bình tĩnh xóa . Nhưng gửi qua bưu điện mà không tốn tem, hay cái chú đưa thư..? Dạ,chú cũng ở gần nhà, mỗi   dịp ấy con chỉ chạy qua đưa cho chú.

 Tôi đưa  khăn xì mũi,va phải hai chiếc răng giả . Một lần Giang chở tôi và cả hai té chổng vó, nó bị lọi tay còn tôi thì dập môi, gãy răng .

               Chừng chục năm rồi cô không nhận  được thiệp, ngỡ CB hết giận rồi, hay là chú bưu tá nghỉ hưu? Đâu, ổng còn đi làm mà.Tại tự dưng bữa 20.11 đó ông  làm rách cái phong bì, mới moi ra coi, rồi ổng   giũa một tăng ,trời sập luôn. Mà lúc con cũng chuẩn bị thi ra trường, thấy mình sắp đi làm rồi mà con nít quá. Con cũng kể lại  với bà CB .Bả không nói gì, chỉ biểu con có gặp cô thì gửi lời thăm. Đến bữa nay nghe Ý nói có biết tin cô  đăng ký nối mạng,con đi theo…


  ( còn nữa )