Friday, March 31, 2017
"LẠI DỒ"
“LẠI DỒ” .
Ti vi của tôi hỏng rồi. Chưa thể sắm một
chiếc mới vì “ hắn đang tính mua laptop, rồi dựng một giàn sắt ngoài sân để trồng mướp đậu, còn
tính mua máy giặt, lại dồ…” Chị Hạ Em giải thích giùm tôi với các bà già đến nhà chơi, vì cổ họng tôi đang mắc
nghẹn bởi một củ khoai lang quá nhiều
bột . Chị Hạ Em và Bà Năm vừa chung nhau mua một ti vi
mới, chắc là loại… lớn nhất tiệm . Khung hình rộng như khuôn bàn giáo viên trên
trường tôi, sáng bóng, loáng thoáng bóng người qua lại. Khả năng của tôi chỉ có
thể sắm chiếc với diện tích bằng nửa thôi.Nhưng từ từ … Nhưng tôi sốt
ruột, có hôm ghen tỵ, vì lâu lâu chị lại
qua kể lể . Chương trình độ ni có nhiều
thứ hay, mà thiết thực. Phim đủ thứ, đủ cả trăm kênh, coi đã con mắt, mà cũng
không tốn bao nhiêu, lại dồ… Ý chị muốn nói thêm là không phải
nhướng mắt lên vì cái ti vi nhỏ
như của tôi, mà có hai người coi chung, bàn luận với nhau cũng vui. Nhớ dạo
mấy người con chị cả của tôi ghé trọ học, chúng luôn suýt soa chiếc ti vi
màu của ông nội chúng, một địa chủ ở Đất Làng, Cầu Đất ngày ấy. Ông bà có nhà ở đường Hồ Xuân Hương, đi thêm
một tí là đến “ Hồ Thở than êm đềm năm tháng trôi, du khách vui xuân còn nhớ
muôn đời”, tôi cũng “ nhớ muôn đời” lời đứa cháu . Dì biết không, màu bông
thược dược trong cái ti vi đẹp không thể
tả . Cánh thứ mà trắng xen đỏ đó, đẹp hơn bên ngoài nhiều, mà nó to như nón lá. Còn loại đỏ bạc đô, pha đen nhung, ngó ý như… thật. Đẹp không thể tả .Tiếc là chúng nó chưa “ lại
dồ” để khiến cái đầu ưa liên tưởng của
tôi phải thêm sáng bừng với cả một rừng hoa muôn sắc . Bây giờ là
ti vi đời mới của chị Hạ Em và bà dì Năm. Vừa nối cáp, lại có mạng FPT, màu sắc rực rỡ hơn hẳn chiếc ti
vi cũ của tôi .
Chị lại sang nhà tôi,
thì thầm . Đó là những ngà giáp tết con gà này . Nè, có phái đoàn của mấy người
trong thành phố Hồ Chí Minh đi chúc tết
Côn Đảo đó. Còn tặng cho đảo nửa
tỉ nữa. Đoàn của mấy ông thành ủy. Ông
Đinh La Thăng với mấy ông … lại dồ . Tôi hơi chột dạ. Trong bài viết trên trang blog, tôi kể lại khung cảnh
một chiều mưa, ngồi nép trước tam
cấp ngôi nhà nhỏ trong hẻm Đào Duy Từ,
bồi hồi nghĩ đến Côn Đảo , thổn thức mối tình
đơn phương câm lặng của mình, một
mối tình mà “ nỗi lòng ai ở trong lòng mới hay”của tôi, nhớ đến nơi tôi chưa hề
được đặt chân đến, vì nơi ấy có một người. Thấy vẻ mặt bỗng nhiên hơi là lạ của tôi, chị có vẻ hiểu, nhưng theo
cách nghĩ của chị. Có người đi thăm Chút
nhà mình rồi, tết năm ni vui hơn . Nói
chứ, hắn mà sống chừ cũng vui,nhưng đi
mà nhiều người thương như rứa cũng vui .
Tôi không nói được lời gì, dù chị là người chịu khó lắng nghe tôi kể lể .Tôi
thấy mình thở ra nhè nhẹ. Chị chưa đọc blog!Tôi không muốn
cho ai biết chuyện này. Tôi có lúc thấy
mình giống như nhân vật Việt của Nguyễn
Thi trong truyện ngắn Những đứa con
trong gia đình, cứ giấu chị như giấu của riêng mình vậy, vì cậu ta sợ mất chị
mà .
Rồi chị lại sang,
thì thầm, nè có mấy ông cán bộ cách mạng lão thành ở Quảng Ngãi được
mời ra Hà Nội chơi đó, được đón
tiếp đàng hoàng lắm đó,gặp được mấy ông
Thủ Tướng với … lại dồ… đâu phải ai cũng được gặp, được mời
.Tôi có kỹ năng quen nghe lũ học trò
phát biểu, có khi lòng thòng dây cà dây muống, nên nhanh chóng nắm được vấn đề
. Ồ, những người dân quê anh, cùng tuổi với anh ngày ấy , bám đất quê hương,
bám dân, mà sống , những đồng đội của
anh , họ đã được ra thủ đô thăm Bác Hồ,
như ước nguyện ngày nào của anh . Mấy ông nhà nước nhà mình trăm công nghìn
việc mà quan tâm đến những mong mỏi thầm lặng như thế, thật là vui quá
.Chẳng ai nói thêm một câu, chúng tôi
cùng đưa mắt nhìn trời. Sắp sang xuân,những
luồng gió đông vẫn còn mang theo nhiều
hơi nước, nhưng nắng dường như ấm hơn, trong hơn. Có một cụm mây trắng lang
thang. Hôm qua , chỗ hai chị em đang
ngồi nhìn lên là ngọn đồi cao , trước là nghĩa trang thành phố, đang đươc san
ủi để xây lên những công trình mới khác, có một đám mây đen thật to sà xuồng
tận đất. Đám mây như một con quái vật
lông lá , giăng kín chân trời, làm cho
dãy vườn dâu tươi tốt sắp đến mùa thu
hoạch quả cũng tối sầm . Chưa bao giờ tôi
bắt gặp một đám mây trông khủng
khiếp đến thế, nhưng bà dì Năm thì thản
nhiên, trời chưa qua mùa nắng đâu, mây như vậy thì còn mưa hết tháng giêng.
Mưa tháng giêng !
Khoảng sân hẹp trước hiên nhà, tôi sẽ cho dựng
một cái giàn sắt trồng các loại rau hoa có giây leo. Sáng kiến này từ cô Chi, chủ nhân
ngôi đền Linh Bửu gần nhà tôi. Đền vừa được trùng tu lại, ngôi nhà nhỏ
của cô kế bên có giậu rào tứ bề, có một
cái giàn cao trước hiên lủng lẳng những quả mướp nho nhỏ như ai gắn vào đáy giàn vô số chiếc ống thổi lửa ngộ nghĩnh. Tôi chưa tìm ra được hạt mướp
non,sẽ gieo đậu ngự. Gieo rồi, ngày ngày chịu khó tưới tắm để cây chóng lên
mầm. Nếu có mưa, cây sẽ phát triển nhanh .
Có một dạo tôi rất lấy làm bức bối vì khoảng
sân eo hẹp trước nhà. Bức bối vì dãy nhà trọ với muôn vàn trang phục xanh đỏ đủ kiểu ngày ngày giăng trước mắt. Sao không nghĩ ra chuyện trồng cây leo nhỉ .Có nắng, có gió, có
nước, rồi bón phân, thì cây sẽ sống nước . Còn đất, thì đào xi măng lên, đổ đất vào.Phân bón tôi mua lại từ kho phân nhà cậu Bé, loại phân bò khô giòn
, một bao đầy mà chỉ có giá ba chục bạc
. Bà Đu Đủ cũng bỏ một buổi chiều đi nhặt phân bò với tôi, trên mảnh vườn bỏ không gần nhà tôi, người ta chưa kịp dựng
biệt thự, mà đưa bò đến ăn cỏ những ngày mùa mưa . Mất hết ba tháng liền, một mình phá một
khoảng sân giáp hiên, đào dọc theo hiên, còn chiều ngang
độ hơn một mét,cũng đủ cho năm sáu bụi vừa đậu, có thể su su, mai mốt đi Cầu
Đất xin hạt mướp. Đất thì cứ ra vườn sả mà
thồ vào . Chỉ mới có một trong
hai ông chủ mua đất đến làm nhà, tôi cũng chỉ mất độ ba tiếng , thay
vì…ba mươi giây , thu hoạch sả để trả
đất , phần còn lại người ta đổ vôi vữa
lên khắp nơi, dọn dẹp rất mệt, lâu lâu tôi ra thăm bụi chuối mà thôi, còn vườn thì chuyển vào sân nhà vậy.
Ba tháng
ròng rã, tiền mua sắt và công thợ ngót
ngét cũng bằng hai phần ba chiếc ti vi 49 inch của bà chị “ lại dồ”,nên việc hằng ngày xem thời sự đành nhờ vả luồng thông
tin của chị. Đây, hôm nay lại một thông tin mới. Nè, người ta đến Tịnh Khê làm “ talk Việt Nam”
đó. Có chụp cổng trường Tịnh Khê với đám
học trò . Trường tiểu học hả chị, không biết trường hồi xưa anh Chút học
tên chi . Bỗng chị quát tôi, mi
với anh Thạch nhà tao hồi nớ ngốc bò tẹt . Con nhà ai,ở đâu, học trường nào,
không quan tâm chi cả . Tôi đùa, thì chị cũng muốn dấu anh làm của riêng mà.
Nhà anh ở đâu, đến mấy lần, mà ai hỏi thì ôm đầu kêu ôi, tau không biết đường. Chị lại nhìn
tôi,cười như thú nhận. Ừ he, chừ đi một mình tau cũng… không biết đường. Bữa có
tụi bay đi với tau mới biết thôn xã nhà
hắn (anh Chút ) .Những ngày ấy sắp đến
giỗ anh Thạch,chúng tôi rất nhớ anh, lại
nghĩ nhiều đến anh Chút . Tuần trước,hai
chị em lại lặn lội về đây tiễn đưa mẹ anh đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Miền trung vừa qua mùa giông bão . Con
cháu khấn khứa, bà thương cháu chắt nên đi
trong ngày trời khô ráo, xin luôn thương yêu,che chở chúng con . Xin luôn thương yêu,che chở chúng con .Đêm
đêm tôi luôn cầu nguyện như thế.
Nhưng bây giờ, tôi
quyết định hoàn thành mục “ lại dồ” của chị Hạ Em. Chiếc truyền hình của tôi
không lớn ,nhưng cũng có cáp và nối mạng
như mọi người, vì tôi còn dùng cho
laptop . Nhân viên nối mạng đến, lại đi cùng một người bạn.
(còn nữa )
Thursday, March 16, 2017
HIỆP SĨ ÁO XANH (1)
Bàn về phẩm chất này , người Anh có một truyện cổ rất thâm thúy.
Truyện kể rằng một vị vua nọ có mười người con trai, tinh thông võ nghệ, nhưng lần lượt chín người bị rơi đầu bởi một kiếm khách tuổi trung niên, mang tên gọi Hiệp sĩ áo xanh. Người này có phép thuật kỳ lạ : có thể sống lại sau khi đầu đã bị chém lìa khỏi cổ. Các lãnh thổ của nhà vua bị thu hẹp dần , rơi vào tay gã Hiệp sĩ áo xanh này .
Hôm nay lại đến dịp hẹn đấu kiếm với gã hiệp sĩ, chàng hoàng tử út hăng hái lên đường, mặc cho vua cha nhiều lần cản ngăn. Lãnh thổ , vua không quan tâm nữa, mà bây giờ chính là sinh mạng hoàng tử, kẻ duy nhất gìn giữ ngôi báu của vua cha .Chàng hoàng tử hẹn sẽ trở về trong vinh quang. Chàng đi , một mình một ngựa, đi mãi, cho đến khi trời tối mịt, bỗng thấy trước mắt hiện ra một tòa lâu đài nguy nga,tráng lệ. Lính canh ân cần mở cổng cho chàng vào.Ngựa được nghỉ ngơi, còn người được thay đổi trang phục để sang dự một buổi yến tiệc linh đình, kéo dài đến khuya . Sáng hôm sau,chàng hoàng tử út dậy muộn, lơ mơ hồi lâu mới nhớ đến mục đích chuyến đi của mình. Nhưng chủ nhân tòa lâu đài đã xuất hiện. Đó là một người đàn ông tuổi trung niên, dáng dấp khỏe mạnh, nai nịt gọn gàng, đến mời chàng đi săn. Săn bắn là thú tiêu khiển vị hoàng tử út rất yêu thích, nhưng hôm nay chàng mệt mỏi quá nên đành từ chối, hơn nữa chàng có buổi hẹn với hiệp sĩ áo xanh; nơi hẹn cách khu vực của tòa lâu đài độ vài ngày đường. Chủ hứa nếu săn được bất cứ con thú nào, cũng nhường phân nửa cho chàng . Chiều tối, người đàn ông chủ tòa lâu đài đi săn về. Số thú ông săn được chia làm hai , một nửa để tặng khách. Tất cả đều được dùng chế biến các món ăn trong thực đơn yến tiệc tối nay. Hễ khách đến dự tiệc hỏi người săn được thú đó, ông chủ đều nêu tên hai người . Hôm sau cũng thế. Buổi yến tiệc linh đình với ê hề rượu thịt khiến chàng hoàng tử say túy lúy, không thể nào ngồi dậy nổi .Nhưng khi người đàn ông chủ nhà vừa đi khỏi, một mỹ nhân xuất hiện. Đó là một thiếu nữ ,nhan sắc rực rỡ,xiêm y lộng lẫy. Bên ly trà, cô gái xinh đẹp đó than khóc với hoàng tử út, rằng nàng chính là phu nhân của người đàn ông chủ tòa lâu đài này, nhưng nàng không hạnh phúc. Nàng van nài hoàng tử hãy đưa nàng đi trốn.. Cô gái đó ôm hôn hoàng tử ba lần,sau đó rút giải lụa xanh trên áo trao tặng chàng, như vật làm tin. Hoàng tử hứa sau ngày chinh chiến trở về sẽ ghé lâu đài đón nàng . Họ chia tay, vừa kịp chủ nhân đi săn về. Người đi săn bảo : Tôi cũng sẽ chia cho chàng một nửa số sản phẩm . Chàng hoàng tử vui vẻ đáp : Ồ, tốt quá. Hôm nay tôi cũng săn được hai thứ, xin tặng ông một nửa . Nói xong, chàng rút giải lụa, cắt làm hai phần bằng nhau, tặng ông một đoạn, sau đó đặt lên má ông một... rưỡi nụ hôn. Đêm hôm đó,chàng cương quyết đi ngủ sớm,vì mai là đã đến lúc hẹn gặp gã hiệp sĩ áo xanh.
Nơi hẹn là một ngọn đồi hoang vắng. Trong tấm áo xanh lá cây quen thuộc, gã hiệp sĩ bất tử đang đứng chờ. Chỉ vài đường kiếm, chàng hoàng tử út đã nằm dài trên cỏ, cổ bị mũi kiếm nhọn dí sát,nhúc nhích là đứt họng. Thế nhưng hoàng tử vẫn nói được.Chàng dõng dạc: Hỡi gã hiệp sĩ áo xanh, hãy cắt đầu ta như ngươi đã hành động đê tiện với các anh ta . Nhanh lên,đừng chần chừ.
Thật bất ngờ. Lưỡi kiếm bỗng bị thu lại, gã hiệp sĩ quỳ xuống đỡ chàng hoàng tử út ngồi dậy. Ông nhoẻn miệng cười: Ta chả dại gì mà đi giết ngươi, bởi làm thế, ta đã hủy hoại một nhân cách .... trong ngươi ! Đó là nhân cách gì ?
Nơi hẹn là một ngọn đồi hoang vắng. Trong tấm áo xanh lá cây quen thuộc, gã hiệp sĩ bất tử đang đứng chờ. Chỉ vài đường kiếm, chàng hoàng tử út đã nằm dài trên cỏ, cổ bị mũi kiếm nhọn dí sát,nhúc nhích là đứt họng. Thế nhưng hoàng tử vẫn nói được.Chàng dõng dạc: Hỡi gã hiệp sĩ áo xanh, hãy cắt đầu ta như ngươi đã hành động đê tiện với các anh ta . Nhanh lên,đừng chần chừ.
Thật bất ngờ. Lưỡi kiếm bỗng bị thu lại, gã hiệp sĩ quỳ xuống đỡ chàng hoàng tử út ngồi dậy. Ông nhoẻn miệng cười: Ta chả dại gì mà đi giết ngươi, bởi làm thế, ta đã hủy hoại một nhân cách .... trong ngươi ! Đó là nhân cách gì ?
Đã nhiều lần tôi đem câu chuyện này kể cho lũ học trò nghịch ngợm nghe, lúc rảnh rang độ dăm phút cuối một tiết dạy. Tôi luôn thất vọng vì chưa một đứa nào giải được đáp số. . Bình quân mỗi năm tôi kể ba lần ( cho ba lớp dạy ) ,mà tôi về trường này đúng hai mươi lăm năm, vị chi là … Chưa kể những lớp tôi bất ngờ bước vào trong những tiết dạy thay cho đồng nghiệp .Và tôi vẫn miệt mài kể .
Có một năm học, bỗng dưng có hôm tôi thấy mình dạy một tiết Lịch sử ở khối lớp Chín. Hồi đó trường tôi có hệ phổ thông cơ sở rất hùng hậu, chỉ riêng khối cuối cấp học buổi sáng chung với các anh chị lớp trên. Dạy thay thú vị lắm ,vì không phải kiểm tra bài cũ, rồi tập vở, không phải miệng giảng, tay viết mà mắt phải canh chừng lũ quỷ nghịch ngầm, mà từ chuyên môn chúng tôi gọi là “ không tập trung,làm việc riêng”. Nhưng học trò vốn khôn ngoan. Có thầy cô lạ đến, chúng rất nghiêm túc,ít ra là để tạo tiếng tăm cho lớp chứ. Mà cũng vì thầy chả hề đe nẹt, hình sự với đứa nào cả . TIết học trôi qua rất nhanh . Còn mấy phút cuối, thầy không dám ra khỏi lớp, và để cho học trò không lấy cớ “ xin đi vệ sinh “, thế là tôi kể chuyện. Cùng chuyện “Hiệp sĩ áo xanh” ấy. Không hiểu sao hôm ấy tôi cao hứng bảo : Trò nào tìm được đáp án,cô sẽ tặng một cây bút . Bọn trẻ lớp chín, phổng phao, cũng xúng xính áo dài tươm tất như các chị, có một đứa giong tay xin trả lời. Đấy là một chú bé ngồi cuối lớp, người tròn ục ịch, khuôn mặt thông minh, làn ra rám nắng, khỏe mạnh. Chúng tôi thường có cảm tính với những kẻ ngồi ở vị trí xóm nhà lá này. Đó là những cán bộ lớp, hay ít ra là đối tương không để thầy cô lo lắng . Nhân vật đứng lên, kéo thẳng vạt áo len bị co lại vì ngồi lâu, nhìn thẳng bà cô , thủng thẳng đáp : Thưa cô, đó là … Lũ bạn vỗ tay rầm rầm, mắt nhìn tôi đắc thắng, như muốn khẳng định cô thua tụi con rồi nhen.Vừa lúc đó chuông reo . Tôi đưa hai tay lên cao, dấu hiệu ổn định trật tự, mà rồi vẫn phải gào lên: Con tên gì ? vừa loay hoay lật úp cuốn sổ Đầu bài, bao giờ giáo viên chủ nhiệm cũng cho dán sẵn một bản sơ đồ lớp học. Lũ trẻ đã ùn ùn kéo nhau ra hành lang. Chúng nó còn phải xếp hang ngay ngắn ở sân, chờ cờ đỏ cho phép mới được tiến ra cổng.Tôi theo nhân vật “ trúng số” đến cuối hàng.
Vậy mà rồi công việc khiến tôi quên bẵng lời hứa. Dãy khối chín nằm chung với khối 11, lại ở trên lầu , khá biệt lập, tôi không được phân công ở những khối này , nên không có dịp lại qua .Nhưng lũ trẻ thì không quên. Có hôm bất ngờ tôi đi trực giám thị thay cho một đồng nghiệp có chút việc riêng. Cô giáo tìm đến tận nhà, năn nỉ, lại để cho tôi một bao bì có tờ giấy bạc màu đo đỏ .Tôi làm sao từ chối . Công việc nhẹ nhàng,có điều phải đi sớm, về muộn. Nhờ đi sớm hơn mọi khi, tôi bị lũ lớp chín ấy túm áo .Tôi hẹn, để ra chơi cô sẽ lên lớp, 9a10 phải không. Chúng nó dạ ran sung sướng. Điểm qua những khuôn mặt, hình như không thấy chú bé ục ịch, khuôn mặt có làn da rám nắng. Tờ giấy bạc được nhận “ phụ trội” chi cho mớ bút , hai cái bánh cho chị Thủy tạp vụ và tôi( vì tôi nhờ chị đi mua hộ tất cả ), thầy trò đều rất vui. Tôi thăm dò chú bé lớp 9a10 ấy, một lớp phó lao động, nhà ở trong tận Thung lũng Tình yêu,sát “khu vườn kiểu mẫu” ngà y tôi còn bé đã có dịp đến vườn cùng các chị . Ông bố cùng tuổi với tôi, có cậu con trai đi bộ đội, sĩ quan ở bộ Chỉ huy Tỉnh , ngay trước cổng trường , là láng giềng hàng xóm thân thiện của trường tôi . Anh chàng là cũng là cựu học sinh trường này. Chi tiết làm tôi cảm động là : tại anh con kể chuyện này mà con biết . Hồi đó ảnh cũng đố tụi con .
HIỆP SĨ ÁO XANH ( 3)
HIỆP SĨ ÁO XANH ( 3)
Dạo trường có hai cấp lớp, tổ Văn dù không sinh hoạt chung, nhưng có một chị hơn tôi dăm tuổi và tôi khá gắn bó, có lẽ cùng cảnh ngộ chống ề, ở với mẹ . Chị kể mẹ chị rất dễ tính, sáng sáng chị nấu cơm ,là ăn luôn cả ngày; có ngày ăn cháo, ngày ăn xôi, ngày ăn bún . Rồi bỗng chị nghỉ hưu .Hè đến, chị đưa mẹ đi cùng ,một chuyến đi xuyên Việt. Bà vốn là cô giáo lớp năm của tôi , nói năng từ tốn, đi lại nhẹ nhàng . Chị rủ thêm cô em dâu và đứa cháu độ mười tuổi .Họ được ưu tiên những phòng trọ, còn ăn uống thì độc lập . Bà giáo không khỏe lắm,đôi khi đi nhiều phải có người đỡ, nhưng đến đâu bà cũng không chịu bỏ lại. Trở về,thế là bà thành thản đi xa .Bà mất vào một ngày hè, tôi phải xuống thành phố Hồ chí Minh để điều trị căn bệnh nan y của mình, biết tin mà chỉ có thể gửi lời chia buồn với chị. Trở lại Dalat,tôi vội ghé thăm chị. Ngôi nhà nhỏ ở gần một ngã ba , đi lên độ trăm mét là trường tôi, hồi trước thỉnh thoảng tôi hay tạt qua chơi, bây giờ bỗng vắng lặng quá . Chị buồn bã tâm sự không nghĩ bà đi nhanh đến thế . Nhưng chị lại tự an ủi dầu sao cũng đưa bà đi chơi xa một chuyến. Bỗng nhiên tôi ân hận. Nếu như hôm ấy tôi cũng biết chuẩn bị chu đáo như chị, là rủ thêm một “ người lớn nữa” , có chế độ ăn uống như “đoàn” của chị ! Chị lại an ủi tôi, dù sao tôi cũng đã cố gắng hết lòng rồi, đừng dằn vặt mình nữa.
![]() |
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa |
Ở tổ, nhiều người lấy cớ này cớ nọ “ ăn hiếp” tôi, chị lên tiếng bênh vực. Các anh chị em trong nhà chị cũng đều theo đuổi nghiệp gõ đầu trẻ, bố chị dạy tiếng Pháp ở trường hồi anh Chút, Chị Nhụy nhà tôi học. Ông cũng là Giám học ( hiệu phó chuyên môn ) Chị bảo tôi: Tổ mình ai cũng tốt,chỉ có một người tao ghét nhất . Lẽ ra không nên làm thầy. Lúc đó chúng tôi đang rảo bước trên đường.Tôi quay đầu nhìn vẻ chị mím môi,mắt chị long lên giận dữ , tôi hiểu nỗi lòng vì chân lý của chị .
Nhưng một hôm, chị tìm tôi tận cửa lớp học trao cho một cuốn sách mỏng, tập truyện ngắn của một nhà vănNga. Có những trang trong truyện “ Người trong bao” chị tô đậm giòng chữ một gã ton hót, mách lẻo ,là kẻ cố leo lên bậc thang công danh bằng mực vàng, còn những giòng gần cuối truyện thì chị dùng viết đỏ chấm bài học trò gạch dưới hai lần , nhẫn nhục trước những lời lăng mạ,không dám nói thẳng rằng mình yêu trung thực và tự do , vì cốt sao kiếm được miếng ăn,ấm thân, vì một chức tước hèn mọn nào đó chỉ đáng mấy đồng xu” Và chị chú thích : Đó là chúng ta . Vậy là chị buông cờ trắng rồi. Tôi hiểu chị, một lần chị chợt đi qua lớp tôi đang dạy, bất chợt chị nắm chặt bàn tay,đâm lên không trung, tín hiệu động viên tôi cố lên . Tôi vội chạy ra , đấm vào tay chị, vừa lúc đó cái gã gã ton hót, mách lẻo ,là kẻ cố leo lên bậc thang công danh đi qua .
Hắn là đồng hương của chị, nhà người cô cũng là láng giềng của chị. Hồi hắn mới về trường, chúng tôi khá thân thiết với nhau , xem chúng tôi như những bà mẹ đáng quí . Bất chợt có dạo chúng tôi thấy hắn thường xuyên ra vào phòng Hiệu trưởng, và thế là lên chức Thư ký hội đồng , không thua gì một hiệu phó, và thế là “ các cô cứ việc đi đường các cô”, nhưng “ Tôi chỉ muốn báo trước cho các you rằng có thể có người đã nghe cuộc nói chuyện này, và để cho không ai có thể xuyên tạc câu chuyện vừa rồi,và để khỏi có điều gì chẳng lành xảy ra ,tôi sẽ báo cáo với ngài hiệu trưởng nội dung câu chuyện hôm nay… trên những nét chính. Tôi sẽ làm việc đó” ,( những hàng chữ này, chị cũng bôi vàng ) khiến chúng tôi luôn dè chừng trước hắn
. Bấy giờ có một thầy giáo trẻ trong tổ Tin học cũng được Hiệu t rưởng gọi đến liên tục,vì anh chàng này có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng chưa tinh thông chuyện sử dụng máy computer. Một anh chàng dễ mến, rất gẫn gũi với cô con gái cưng của một thầy giáo Hiệu trưởng đã đứng tuổi mới lập gia đình . Tôi nhớ có hôm bỗng dưng chúng tôi tập trung rất đông ở Thư viện. Cô bé tiểu thư đang đùa nghịch ở đấy. Gã trong bao không biết trêu chọc thế nào mà cô bé cáu bẳn rồi hăm he “ Mai mốt nhà tao có giỗ không mời mày đâu” Ai nấy sững sờ. Cô quản thủ thư viện mắng, Ly hư nhé .Nó ngúng nguẩy, ai biểu hứa xạo. Mọi người bèn quay sang trêu chàng trong bao này, lêu lêu,đại biểu thường trực ăn giỗ không mời nhe . Mặt mũi anh ta đỏ bừng như người say rượu. Rồi cuối cùng anh ta lỉnh đi đâu mất,chẳng ai hay , còn chúng tôi nhìn cô bé bằng ánh mắt tin tưởng” ra đường hỏi người già, về nhà hỏi con trẻ “.Riêng tôi bỗng thấy tội nghiệp .Bây giờ thì anh ta đã đạt được ước mơ,sau nhiều năm chịu khó nâng khăn gói nhiều đời Hiệu Trưởng . Mùa hè vừa rồi, hai bà lão chúng tôi quá giang chuyến du lịch về miền Tây của trường cũ, mục đích là thăm gia đình Hoa Tre. Cô vợ Hiệu phó ngày nào vốn cởi mở , thân thiện, hôm nay sao bỗng khó gần Trên đường về, xe dừng lại bên bờ sông La Ngà cho thầy cô ngắm làng bè hoàng hôn, cô ta cũng đứng ở đó. Giang bèn bảo : Hồi xưa bọn cô… Nhưng lập tức cô giáo quay phắt đi , tỏ thái độ không thèm nghe. Với tôi, hẳn tôi bỏ cuộc, nhưng Giang không phải tay vừa.Bà ta vui vẻ ngâm nga rất to : Phu nhân cơ sơ vơ chơ, lỗ tai nay hơi bị đơ . Tôi thoáng bắt gặp nét mặt tái đi,giận dữ của cô giáo trẻ .
Chúng tôi có dịp đón ông thầy “ được bé Ly mời giỗ “ ghé ki-ốt trong Vườn hoa Thành phố . Bây giờ người thầy dạy Tin đã lên Sở công tác rồi. Giang hỏi, sao chưa có “ ai” hết ta, thầy bình thản, cứ để vậy đi hai cô. Tôi nói với Giang, hồi tôi phải chuyển sang công tác ở Thư Viện, nếu không có thầy làm nhân chứng,thì tôi tiêu táng đường rồi. Ông thầy trẻ khiêm tốn : cô ơi, không có con thì có nhiều người khác đến giúp cô,đó là qui luật cô à .Dù sao,đó cũng là con người yêu trung thực,tự do .
Ông thầy có vẻ khá thích thú với những vần thơ rất đời, bất ngờ vì tác giả là một tu sĩ . Hoa trong thành phố thiếu gì, Sao anh lại chọn dã quỳ mà thương ? Không vì sắc,chẳng vì hương. Yêu em là bởi anh thường hay yêu.
Và những vần thơ phảng phất chất cổ xưa. Quỳ muộn hay quỳ sớm quá đây, cho lòng bở ngỡ, mắt mê say. Giữa ngàn lá biếc xanh xưa ấy, lạc một đóa vàng rực sáng nay. Tôi bước tình cờ không biết hẹn, Hoa chờ bất chợt có ai hay ! Ai hay trong vẻ vô tình ấy, Em nhắc riêng tôi chuyện những ngày .
Tôi có một niềm an ủi nho nhỏ từ lời động viên của ông thầy bói nghiệp dư và trách nhiệm những ngày vừa về trường. Cô sẽ có nhiều lúc có cảm giác như bị đẩy ra giữa giòng, nhưng lại có người quẳng cho cô một tấm ván để cô bíu lấy, lội vô bờ . Bàn tay cô có ngôi sao may mắn nè, cô cứ vững lòng. Cô phải giữ cho mình có một niềm tin .Khao khát danh lợi là tốt, nhưng cô phải làm chủ nó, đừng để “tụi nó” sai khiến.
![]() |
Hinh ảnh chỉ mang tính chất minh họa |
HIỆP SĨ ÁO XANH (2)
HIỆP SĨ ÁO XANH. (tiếp theo)
Nhưng anh chàng góp ý : Cái ông hoàng tử đó nằm dài người ra,làm sao mà dõng dạc được cô. Phải là “ thều thào chứ” . Tôi nghĩ cu cậu học Văn tốt đây.
Nhưng qua năm sau, anh chàng theo học ban Hóa bên trường chuyên của tỉnh . Việc Khúc theo học trường này,gia đình cũng bất ngờ. Mùa bầu cử hè năm ấy, gặp người mẹ đi bỏ phiếu, tôi nán lại nghe chị kể kể . Bà nội đổ bệnh rồi đi, nhà lại đang lo cưới vợ cho anh nó, cưới chạy tang , mọi thứ rối mù, nó thi cử ở đâu ,chẳng ai để ý . Áo len nâu đồng phục, nó âm thầm nhờ con chị nó lấy chồng tận Xuân Thọ đan cho , rồi đi học thì cứ áo nu-dông ( blouson ) hồi lớp cũ mặc ngoài. Xe đạp thì cà xịch cà đụi, đường xa gấp đôi, cứ lủi thủi đi về. Miết đến bữa họp phụ huynh, ba nó mới ngã ngửa ra . Lên đại học, Khúc đi du học. Một lá thư dịp 20.11 gửi thăm bà giáo già “bán tự vi sư” , Khúc tâm sự, câu chuyện cô kể đã ám ảnh con một thời gian dài. Con thấy bạn bè quanh con sống che đậy, thủ thế ,mới thấm thía rằng văn học là nơi nhà văn thổ lộ những ước mơ mà trong cuộc sống họ không thấy, không làm được . Mấy năm sau, vẫn chưa về . Người anh bảo, nó đang đi nghiên cứu chất trung thực và dũng cảm Bây giờ ông thầy Hóa đang giảng dạy tại một đại học của thành phố Hồ Chí Minh, và hẳn lại đang miệt mài với điều “ trong cuộc sống cần có “ . Ông bố chép miệng, có ai nghĩ nó đi dạy đâu . Nhưng làm thầy là hợp. C ái thằng thật quá mà !
![]() |
Hình ảnh mang tính chất minh họa |
Quả là bình an mọi thứ,vì chiều tối hôm sau,khi cả đoàn về đến Sài gòn, thì mẹ và tôi cũng về đến… nhà .Cụ bỗng thư thả, như gặp lại người thân sau một thời gian xa cách rất lâu . Lũ cháu có đứa tạt qua láu táu, bà đi du lịch vui không? Đi chơi những đâu ? Tôi kể: thác Giang Điền ở huyện Trảng Bom, rồi về Biên Hòa. Vậy là đi hết Đồng Nai rồi.Ừ, hết cả Sài gòn luôn nữa . Đêm ấy , ba giờ sang,tôi phải nhờ khách sạn gọi taxi đưa cụ lên bệnh viện . Cả đêm cụ chẳng hề đặt lưng xuống giường,chỉ vì cái máy lạnh . Tắt thì thằng cháu kêu nóng . Thôi chỉ còn nước … Tôi chỉ kịp vội ghi mấy giòng cho trưởng đoàn… Bây giờ,được ngồi trong ngôi nhà của mình,cụ chẳng tỏ ra mệt mỏi. Tôi vội vã đi nấu cơm, nấu cháo ( cháo phần tôi,cơm phần cụ già .Mẹ tôi không chuộng món thứ hai cho lắm ) Đứa cháu lại bảo : Đi du lịch,ăn nhà hàng không sướng hơn về ăn cơm trứng luộc à . Cụ bảo ,ăn mà chi, uống mà chi,chỗ đâu mà đi đấy,đi ẻ .Ai nấy rú lên cười. Đó là tôi chưa “ tường thuật “ lại thời khắc trước đó .Ở bệnh viện Hòa Hảo,hai mẹ con kéo nhau đi hầu như không chừa một ngõ ngách nào ở đây,vì đều khám tổng quát. Mọi thứ, cụ đều đạt yêu cầu hơn tôi, kể cả huyết áp . Đến mục thử nước tiểu,cụ và tôi giống nhau trăm phần trăm , vì… Sau đó,tôi phải gọi điện cho cô chị- đang theo học ở đây- của thằng nhóc ra đón nó. Thằng bé gần hơn chục tiếng đồng hồ ngồi ôm mớ hành lý ,mấy chai nước lọc và bọc bánh kẹo, nay như được xổ lồng, tôi lại dúi cho mấy trăm , cười khoan khoái .Nó,cái thằng quỷ sứ, tấu trình với bố rằng cô Xí đưa bà đi Bình Dương,thành ra con phải ghé chị Dung . Có biết đâu tôi còn đầu óc nào mà đi Đại Nam Đại Bắc nữa . Xe rộng rãi, ghế ngồi, mẹ tôi cứ lang thang khắp nơi, có chút loạng choạng ,nhưng xem ra không làm cụ ngã .Lý do: Xí, xuống con,xuống mà đi chặt ( cắt )sú .Chú ơi, chú tài ,cho tui xuống tui đi vanh ( rọc bớt lá vàng ) sú cải ( cải thảo, cải bắp ) .Bác tài rất tâm lý, luôn miệng dỗ dành,cụ ơi, cứ chịu khó chờ, khi nào có vườn rau là con dừng xe cho cụ xuống ngay tức thì . Chớ đây đang ở Ngã Ba Giầu Dây,chưa có ai trồng sú cải hết trơn .Anh lơ thì bực bội vì phải luôn đi theo canh chừng bà,sau đó thì chịu thua. Bác tài an ủi,má tụi mình mai mốt cũng vậỵ. Một bà khách đế vào: Sợ còn hơn bà nữa . Phải, còn hơn nữa, bà Đu đủ cũng an ủi tôi như thế . Nó thêm, mi khi nớ chắc cũng kêu, ung ơi,cho tui xuống chỗ cây số 108 quốc lộ 20 , tui đi đào khoai mì với Liên đội nì. Tôi cũng không chịu thua ,bèn nhái giọng nó. Xuống Xí,xuống chỗ phòng giáo dục huyện, chỗ cây số 112 ,tao còn có mấy tiết đứng lớp …khuya ni . Hai bà lăn ra cười mà chảy nước mắt ,chỉ thương mẹ tôi một đời lam lũ, một đời chỉ biết đi cắt bỏ lớp lá vàng để dành lá xanh cho con ,sống chân chất thật thà .
Subscribe to:
Posts (Atom)