CÂU CHUYỆN TỪ NHỮNG CON CHÓ…(tt)
“ Hoàn
cảnh tác động nhiều đến con
người, nhưng ngược lại, con người cũng có thể cải tạo hoàn cảnh” . Tôi không
nhớ ai đã nói câu này, còn theo Giang đu đủ, chính là Các Mác. Câu nói đó rất hợp với cuộc sống cô bạn nhỏ của tôi .
Khung cảnh “ khu phố Ngọn cây” ngày ấy đìu
hiu vắng vẻ vô cùng . Chị Thủy bảo nơi này có tất cả 52 ngôi biệt
thự, nhưng bây giờ, sau gần ba chục năm, ngoài những khu biệt riêng cho việc lập dựng trường, vài căn có người ở, còn
lại đều bị bỏ hoang . Nhà văn Lại Văn Long cũng đã đến sống ở đây lúc năm tuổi
, trong một ngôi biệt thự trông ra hồ. Cảm nhận đầu tiên của ông về hồ nước
mênh mông, lặng lẽ giữa thung lũng hoang vắng này là nỗi sợ hãi . Ông kể nhiều
buổi cùng người chị mười một tuổi, độ
tuổi chúng tôi ngày ấy, ra đồi thông
ven hồ để lượm củi . Không một
bóng người . Hai đứa bé đi dọc theo khu
nhà hoang bốc mùi ẩm mốc, lạnh lẽo,, dùng than
vẽ bậy bạ lên vách, hay đi săn những con
ốc sên bám trên các móng nhà xây bằng đá phủ rêu xanh, ghè vào nhau, con nào bể vỏ thì thua . Chán
làm họa sĩ và đá ốc sên, thì đi
hái những đóa hoa ngũ sắc mọc um tùm
quanh nhà,ven hồ, ra sức hút chất nước
ngòn ngọt trong từng cuống hoa, hay bứt
những đóa bồ công anh thổi tung những sợi
tơ trắng lên trời , rồi nhổ những bụi cỏ me hé bông vàng thắm, có rễ hình củ cải nhỏ xíu bằng nửa cây bút chì ,
rửa dưới nước hồ Vạn Kiếp và chia cho đứa em, cả hai vừa nhai vừa nhăn mặt vì vị chua chua của nó .
Hồ rộng ba héc ta, mênh mông, giá buốt , quạnh quẽ, những ngày mùa mưa càng
buồn vắng và lạnh lẽo hơn bao giờ .
Tôi đã đến
ngôi biệt thự Vĩnh trọ học trong một ngày vào hè, trời Dalat mưa dầm dề . Bầu trời xám xịt,
những đám mây đen nặng triũ nước, như chờ “ có ai thọc gậy là ào ào chảy
xuống”. Mặt hồ như càng rộng hơn, nước cuồn cuộn sóng ,có khi vật vã như có
thủy quái đang sống trong hồ . Vĩnh đưa
tôi ra ban công, vừa ăn bắp rang, vừa giải những bài tập Toán khó, ngắm nhìn những
luống rau muống cạn mà bố con nó đã bỏ nhiều ngày công vỡ luống, gieo hạt Chỉ
mới gieo khi trời vào đầu hè, mà bây giờ cọng nào cọng nấy căng tròn , mỡ màng.Mùa
mưa rất hợp với loại rau này Vĩnh hứa tạnh mưa sẽ xuống cắt cho tôi một bó to
mang về xào tỏi .
Trong nhà, bố Vĩnh đang tiếp khách . Ông có dáng người vạm vỡ, khuôn mặt hồng
hào,. khỏe mạnh , hai hàng ria mép vểnh
lên, rất hợp với chiếc mũ rộng vành, bẻ ngược lên của những kỵ mã ,giọng nói ồm
ồm, hay bông đùa. Một con người thân
thiện . Ông kể ông đã từng đi lính cho Pháp, giống như ông Cửu Miên, người chú ruột giàu có của cha tôi .Có lẽ vì thế mà tôi
không lấy làm ngạc nhiên khi ông quen biết anh
Chút , chàng thư sinh đang trọ
nhà ở nhà ông Cửu . Khách cũng chính là
nhân vật này . Họ trao đổi với nhau về môn vẽ mà Vĩnh đang mong mỏi được học thêm , bởi nó đang nuôi ước
mơ trở thành một kiến trúc sư . Không biết từ đâu mà họ có một bức ảnh chụp những họa sĩ trẻ nổi
tiếng ngày ấy, Đinh Cường, Trịnh Cung ,
và cả những nhân vật được nhiều người biết đến , yêu mến, ca sĩ
Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cô giáo dạy
môn Mỹ thuật ở ngôi trường anh
Chút đang học cũng có mặt trong bức hình này.Cô được đứng giữa , nhân vật quan
trọng .
Có lúc tôi thấy họ trầm ngâm trước một bức ảnh mà theo tôi không có gì đặc
biệt. Hình như ở phi trường . Nhiều người đàn ông trang phục lịch sự đang vây
quanh một người bận com -lê,đội mũ đen,tay ôm cặp ,có vẻ là một chính khách .
Những người trong ảnh và hai người già
trẻ này có mối liên quan gì với nhau ? Tôi hơi tò mò, nhưng đó là “ chuyện của
người lớn” .
Hè 2014, khi ra Quảng Ngãi thắp nhang cho anh Chút ở nhà mẹ đẻ , tôi lại thấy bức ảnh này được phóng to hơn, lồng
trong khung kính mới nguyên, treo trang trọng trên ban thờ gia tiên, ngang hàng
với ảnh của những người thân yêu trong
gia đình .Câu hỏi năm xưa, nay tôi mới tìm được đáp án . Năm ấy, tình cờ tôi
đọc được nhiều trang tả cảnh Dalat của người đội nón,ôm cặp trong ảnh ấy , vị đại tướng tài ba ,từ cuốn
sách Những chặng đường lịch sử .
Xuống sân bay, thấy thời tiết khác hẳn. Khi chúng tôi
ở Pắc Xế, trời nóng bức. Không khí ở đây thì mát lạnh như một ngày cuối thu. Đà
Lạt là một nơi nghỉ mát, một thành phố du lịch dành cho người Pháp và những
người Việt Nam thuộc giới gọi là “thượng lưu”. Khắp nơi đều thấy những biệt thự
lớn, nhỏ, những khách sạn, những con đường để dạo chơi ngắm cảnh. Chung quanh
thành phố là những đồi thông nối tiếp. Một thành phố xinh đẹp. Đoàn ta ở khách sạn Lang Biang. Khách
sạn này trông ra một cái hồ yên tĩnh, có những hàng cây bao quanh. Bên kia hồ
là núi.
Ngày 18 tháng Tư(1946), hồi 9 giờ sáng,
Ngày 18 tháng Tư(1946), hồi 9 giờ sáng,
. Một người Pháp rủ tôi chủ nhật tới sẽ cùng đi trèo núi. Buổi
chiều, tôi đi dạo một lát trên bờ suối Cam Ly
… Đường đi ngập lá thông. Bên bờ suối, nhiều hoa sim
dại. Thành phố yên tĩnh, không khí trong lành, quang cảnh lại đẹp. Đà Lạt thật
là một thắng cảnh của đất nước ta. Chỉ muốn đi mãi trên con đường có gió mát và
tiếng thông reo
Đêm hôm đó, sau buổi hội ý trong đoàn, tôi thức khuya.
Nhìn ra cửa sổ trời tối đen. Không còn nhận ra đâu là hồ, đâu là núi. Những quả
đồi thông xinh đẹp, những cánh rừng hoang vu của cao nguyên Lang Biang chìm
trong bóng đêm. Cuộc chiến đấu của đồng bào ta, của các chiến sĩ du kích trong
những mỏm núi cao, những khu rừng rậm nơi xa kia đang tiếp tục và sẽ còn phải
tiếp tục
Cứ muốn đi mãi trên con đường có gió mát và tiếng thông reo..
. Anh Chút rất thân thiết với họ . Năm bọn tôi vào lớp sáu thì anh thi đậu vào lớp đệ tam ( lớp 10 ) trường công
lập Trần Hưng Đạo, sau bốn năm chăm chỉ
ở trường tư thục Bồ Đề, ngôi trường có những người thầy dạy hè rất tuyệt vời
của tôi . Anh học buổi sáng, nhiều bữa ghé
ăn cơm trưa với Vĩnh, có hôm nó phải lên trường sớm lại
cất phần cho anh trong gạc-măng –giê
rất chu đáo . Đôi khi , Vĩnh kể , bố nó phóng xe từ Lạc Dương xuống , chở anh
đi đâu , không ai biết, có khi đi suốt đêm . Những tối như vậy, Vĩnh chỉ biết
cuộn chăn ngủ kỹ .
Tôi
thường qua nhà Vĩnh chơi vì bỗng dưng tôi rất thích nơi này, nhất là
từ khi đọc trong tạp chí Văn ( báo văn nghệ ngày ấy, mỗi tháng có hai số )
truyện ngắn Trăng soi đáy nước của nhà
văn người Nhật từng được giải Nobel là Kawabata . Người vợ trẻ xinh đẹp đón
người chồng mang bệnh phổi nặng về đây
an dưỡng, một miền quê vùng núi của đất nước phù tang . Ngôi nhà họ trọ cũng có
căn gác trông xuống sân, nơi có mảnh vườn nho nhỏ của người vợ , mảnh
vườn rực sáng ánh nắng chiều và những luống rau mướt xanh như ngọc. Cô giúp chồng ngắm cảnh vật thật thơ mộng
xung quanh bằng chiếc gương soi nhỏ mà cô dùng để
có thể nhận xem búi tóc bối sao
gáy thế nào Trong gương, anh còn được ngắm cả bầu trời cùng
những áng mây hồng đang thong thả trôi xuôi trên những đỉnh núi xa xa,, cả cảnh tuyết rơi, và cả những rặng núi xa xa cùng dải rừng thưa gần đó. Được nhìn thấy cả vầng trăng, những đóa hoa hồng và những đàn chim di trú qua ngang trời. Trong gương còn phản chiếu cả khách bộ hành đi lại trên đường cùng bầy trẻ nô đùa trước sân. Người chồng thậm chí còn nhìn thấy cả việc Kyoko, người vợ lần bắt từng con sâu hại lá cho mỗi cọng rau , được dịp ngắm vợ cuốc lật đất vườn.
Trong gương, anh thấy rõ cả lũ giun, lúc người
vợ cuốc lật đất lên , thích thú được ngắm nàng
diện chiếc quần rộng ống màu xanh lơ điểm lấm tấm những nốt tròn trắng muốt ấy,
để cuốc đất dưới vườn. Điều kỳ diệu là
Trong gương, bầu trời ánh lên sắc bạc , còn bầu trời ngoài cửa sổ thì
xám ngoét như chì . Sắc cây in bóng trong gương cũng xanh tươi hơn, so với màu
thực có.
Với người vợ, việc chăm sóc mảnh vườn còn gieo vào lòng
nàng những niềm hi vọng trong trẻo khả năng chồng nàng sẽ bình phục. Đó cũng là
một cách kín đáo đế lộ tình yêu của nàng đối với người chồng phận hẩm. . Tôi bỗng ấp ủ một ước mơ nho nhỏ: rồi có ngày
mình cũng sẽ được sống trong ngôi nhà có
tầng gác nhìn xuống vườn ra , trông ra hồ nước . Mình sẽ … Tôi bỗng đỏ mặt xấu
hổ
Vĩnh thì tò mò tìm đọc tập tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn nữ Nguyễn Thị Hòang, bởi có lần anh
Chút kể có một cô giáo dạy trung học đệ
nhất cấp ( cấp trung học cơ sở ) từng
sống trong khu biệt thự cổ này, yêu một người học sinh có trường trong khu này, một chàng trai tuổi mười bảy . Có
lần tôi cũng lật ra, đọc ngay đoạn cô giáo đi cuốc đất trồng rau trước sân nhà
Năm
tháng cứ trôi qua. Một ngày cuối tháng
mười , Vĩnh lấy xe solex mới được bố mẹ
sắm cho chở tôi về nhà nó ngay sau buổi học. Ngày mai mồng 1 tháng 11 là quốc khánh, chúng tôi đều
được nghỉ học . Hồi ấy, hai con bé lớp
sáu năm nào nay đã leo lên đến lớp 10. Vĩnh không “ ú nần” như xưa mà
cao hơn, thanh mảnh hơn. Nó có đôi mắt đen rất đẹp, chân mày đen gọn gang như
cầm bút vẽ, đôi môi đỏ chúm chím .Nó rất giỏi Toán nên theo ban B, tôi qua C vì
có thể học được một số môn xã hội, nhưng chúng tôi vẫn gắn bó với nhau “ như
sam” ( lời chị Nhụy ). Hai cô nàng vừa mở
xong khóa cửa thì ông anh Chút ở
đâu trờ tới. Bấy giờ anh đang học năm thứ
ba trên viện đại học .Anh kêu lên sung sướng, ôi hên quá, đang đói bụng muốn
chết thì chủ nhà về . Ba anh em xúm lại
làm cơm, nhưng cuối cùng tôi thấy cả hai cứ lóng ngóng đứng ngoài để ông anh
sai vặt. Đầu tiên,anh xộc vào bếp ( nằm sau
khu nhà, ở tầng trệt ) nhóm củi,
rồi đặt lên bếp một ấm nước . Cách anh
nhúm lửa còn thiện nghệ hơn dân hướng đạo chúng tôi. Anh
chẻ củi thật nhỏ, xếp đều lên bếp, rồi dùng
một mẫu rễ thông chấm lửa khẽ khàng
đặt xuống dưới. Đầu bếp sau đó
chổng mổng thổi phù mấy cái, thế là ngọn lửa to cháy bùng lên. Anh vội vã
xếp những thanh củi dẻ lên, không quên
nhét mấy miếng vỏ củi để có than ủ cơm. Trong khi đó, hai thiếu nữ được phân
công nhặt hành . Đó là những cây hành đực , nhổ từ vườn nhà
Vĩnh . Hành cái sẽ lớn, biến
thành những củ hành tây đỏ hoặc trắng, còn những cây không thể phát triển, thân
cứ ốm nhom,cần nhổ đi để lấy chỗ cho cây cái đẻ củ .Một đống hành , rễ đầy
những đất đỏ, quện rất chặt , rồi lá
vàng rối rắm . Vĩnh bảo , lặt in ít thôi cũng được. Tao có nhiều đồ ăn lắm, cá thu kho thịt
mỡ đủ ba mạng ba lát , rồi mẹ tao cho chả lụa ăn chưa hết, để lâu sợ thiu .
Nước
đã sôi, anh đầu bếp đổ vào soong gạo đã vo sạch, quay sang nhìn các cô nàng cứ nhón
nhén tước từng cọng hành, thì sốt ruột.Ôi trời, chắc đến tết mới có rau mà
luộc. Anh kêu to rồi đẩy hai
đứa ra, thoăn thoắt xếp tách bạch những phần
rể ngọn về hai phía . Chỉ nháy
mắt, trong tay anh đã có một bó hành to , gọn gàng. Anh đem hành ra phía chum nước mưa ngoài hiên , múc vào một chậu đầy
, nhúng phần rễ bó hành vào trong chậu,xổ mạnh . Đất bùn
dính chặt từ rễ trôi ra trong chậu nước . Ồ,
đống hành đủ màu sắc bây giờ chỉ
còn hai màu rắng muốt của rễ và màu xanh của lá . Chưa hết, anh lại thổ mạnh bó hành xuống đất, hai đứa tôi chưa hiểu động tác tiếp theo sẽ
là gì,thì anh ngồi xổm xuống, tay đè bó hành to,tay kia dùng dao xén ngọt đám rễ . Tôi thấy anh cố tình xén sâu vào thân
cọng hành,nên mỗi nhúm rễ mang theo một
phần thân củ bằng móng tay.Cả hai cô nàng cùng xuýt xoa, uổng quá, uổng quá.
Anh chẳng nói gì, nhặt lấy một cọng đưa lên như ra lệnh .Bây giờ tụi bay tước
cho sạch lá vàng nhe. Tao cắt hết rễ
rồi, tước mau mà dễ . Cứ ngồi đếm từng cọng biết đến khi nào có cơm mà ăn. Tôi
nhe răng,đến tết, bị cú một cái đau điếng .Vĩnh cũng bị cú đau khi nó cứ xuýt
xoa , chỗ củ này mới ngọt mà phang cha
cái đầu con người ta . Anh tính
toán với nó,nè , dồn lại thành một cây hành chứ
mấy,đúng không ? Mai tao đền, chịu chưa . Thấy hai phụ bếp xuôi xị, anh dịu giọng, cuộc sống có khi phải hy sinh phần tốt nhất
để cứu được nhiều phần tốt khác. Có khi
hy sinh một người mà cứu được nhiều người, thì vẫn tốt hơn, phải không ?
Vĩnh nháy mắt với tôi như muốn nói,đó,lại giảng đạo đức rồi !
Cơm trưa dọn ra , tươm tất .Ba anh em tranh
nhau cọng hành,miếng cá . Lần đầu tiên tôi
được ngồi bệt dưới sàn , gắp chung một đĩa thức ăn với mọi người. Ở nhà
tôi, ai có phần nấy . Mỗi người có tô canh, dĩa cá riêng,vì ăn xong bát đũa của ai người nấy rửa, các chị
có thể kéo dài thời gian nghỉ trưa,nghỉ tối. Mâm cơm nhà tôi cũng đôi khi có cá thu, mỗi
người chỉ được một phần tư lát cá to. Cá
phơi khô, có ướp muối nên vừa cứng,vừa mặn, nhưng đó là của để dành. Vào mỗi vụ cá thu, các anh tôi nhờ người mua cả giỏ cần xé, gửi xe đò mang lên nhà. Ai cũng nhâm nhi nhón
nhén, nếu thiếu thì luôn có sẵn những lọ
nước mắm ớt tỏi đã giã sẵn, hay tương
bần “ đặc sản xứ Nghệ” mẹ tôi làm rất ngon, kho với sả chiên thơm
,có những mẫu “ tiêu táng đường” bỏ vào,
sang trọng thì cho thêm ít xác mỡ heo ,ăn ngòn ngọt ,mằn mặn, hay muối sả là món “ gia truyền” gồm bốn thứ
ruốc, thịt nạc xay, sả , muối, tất cả
rang khô, trộn lại với nhau, nhưng nếu tham lam thì cả ngày chỉ làm được một việc là đi… kiếm
nước uống. Hai món này rất đưa cơm.
Nhưng không thú vị bằng bữa cơm hôm
nay.Lần đầu tiên tôi được thưởng thức
hương vị trọn vẹn của thức ăn khi được “ ăn vả” cả miếng cá to và một khoang chả lụa . Anh Chút chia đều miếng cơm cháy vàng rụm . Thoạt đầu tôi cứ lo lo, cái kiểu nấu cơm của
ông anh này rồi ra sao đây . Cơm sôi độ mười phút, anh bèn đậy nắp,vùi
vào đống chăn mềm to sụ của chủ nhà ,bao nhiêu gối cũng mang ra đậy điệm. Bếp
lò( chỉ có một cái duy nhất ) bây giờ có nhiệm vụ luộc hành . Đã có sẵn
nước sôi đun ban đầu,cất vào bình thủy,
nên hành rất mau chín. Nồi cơm được bê ra, đặt lên lò, sau khi củi bị dẹp đi,nhường chỗ cho mớ than
đượm. Tôi thở phào.
Trong lúc ăn,ông anh căn dặn từng đứa,như thể
anh sắp đi đâu xa . Với Vĩnh, mày bớt
nhõng nhẽo với bố mày đi,cũng đừng ăn hiếp mẹ mày. Kiếm được đồng tiền cho mày
ăn học, bố mẹ mày trầy vi tróc vảy ra đó. Vĩnh
ngồi nghiêm trang lắng nghe , nhưng sau đó nó bảo tôi,làm như bố mẹ tao
là … cá vượt thác Đăn Kia ! Còn tôi thì , mi cũng bớt cằn nhằn
bà Nhụy. Bà ấy ngó vậy chứ khổ lắm
đó. Vĩnh mở to mắt, nhưng em thấy chị có
chịu thua ai đâu ! Ừ,thì chính vì khổ tâm nên mới như vậy .Kẻ hung hãn là vỏ bọc của một
tâm hồn yếu đuối
Đó là bữa cơm cuối cùng của anh với chúng tôi .
(còn nữa )
No comments:
Post a Comment