MỘT THỜI ĐỂ NHỚ VÀ ĐỂ QUÊN . ĐỂ
Hôm nay là giỗ bà Miên già , bà thím ruột của
cha tôi . Bà mất lâu lắm rồi , hơn ba
mươi năm . Ngày bà đi xa , tôi đang học
làm cô giáo ( để được lên cấp ..
2+1 ) . Chẳng ai nhớ để điện báo tôi về,
dù trong một lúc bất chợt nào đó , những
ngày xa quê, tôi nghĩ đến bà và
biết rằng , bà bây giờ như chuối chín cây . Tuổi của bà ngày một cao .
Bà là vợ thứ
hai của ông Cửu Miên ( cả xóm ai cũng gọi ông như thế , vì trước đây ông từng
đi lính cho Pháp, thăng chức Cửu ) Ông
là chú ruột của cha tôi . Lũ chúng tôi gọi ông Miên , để phân biệt ông với ông nội. Còn bà , có người gọi bà là bà Hai (bà là vợ thứ hai
của ông ) . Tên bà Miên già xuất hiện khi ông cưới thêm bà ba , rất trẻ,vốn là
chị giúp việc vườn tược nhà ông bà .Tên trên bia mộ của bà là cụ Lê thị Mưa .
Sao mỗi lần
nghĩ về bà, tôi đều bâng khuâng buồn . ?
Ông bà giàu
có nhất thôn Nghệ Tĩnh ở Dalat của tôi
ngày ấy . Bắt đầu từ việc ông mua được nhiều xương nai,cọp,khỉ … do bọn quan Tây đi săn về bán lại . Ông bà có kỹ
thuật nấu cao ,trở thành bí kíp, nhiều người phải tìm đến học, nhưng chất lượng
các loại cao không sao bằng nhà ông . Hồi ấy thuốc bổ, thực phẩm chức năng
không có nhiều như bây giờ . Nhà nào càng
khá giả , con cái càng khỏe mạnh,
không phải chỉ nhờ được ăn uống đầy đủ ,mà nhờ có cao .
Tôi chỉ
biết rằng lâu lâu mẹ tôi lại ngồi nặn từng xấp tiền xếp nhỏ từ một chiếc
ruột tượng bằng vải cất kín dưới đáy rương
, rồi cha tôi lễ mễ ôm sang nhà,cậy cục nhờ
ông bà cho “ chung” vài chục lượng cao các loại . Nhà tôi không có điều kiện
nấu riêng . Phải có chỗ đặt bếp .Có chỗ giăng mùng chặt xương (để xương khỏi
văng ra ngoài ). Phải có thợ giúp việc tin cậy để canh bếp hằng đêm ( nếu không , họ
sẽ ăn cắp cao bằng cách nhúng những cùi
lá chuối -đã rọc bỏ lá – hút cao nóng chảy trong lò . Một cùi là có được vài ba
lượng, có diện tích hinh khối chữ nhật,dài độ 5cm, rộng 3cm, dày 2cm , đủ cả
nhà năm miệng ăn đong gạo cả tháng .Mà
lòng bàn tay người lớn chỉ đủ đặt hai lượng .Phải có kinh nghiệm nấu như ông,
đặc biệt là bà . Anh em chúng tôi rất biết ơn những lượng cao ấy, nhất là …tôi
. Tôi xa nhà, cả nước sau ngày thống nhất, khó khăn trăm bề .Miền đất tôi đến không xa chốn quê nhà là bao,mà lại
là nơi rừng thiêng nước độc : chiến khu
D .Thực tế tôi chỉ về đây trong tám tuần sau ngày ra trường để làm công tác xóa nạn mù chữ , rồi sau đó
được nhận quyết định về đứng lớp tại một xã gần khu vực cầu La ngà , nhưng đây
cũng là “ổ sốt rét”- cứ mỗi sáng qua quốc
lộ 20 để mua thức ăn trong ngày,
bọn cô giáo trẻ chúng tôi chết khiếp với
những xác người được đặt ngay hiên trạm xá xã , thân đắp chiếu,những cẳng chân
thò ra , đen thui ! Tôi về đấy ,có lẽ
nhờ những miếng cao bé tí, rất cứng và
dai ,mẹ đã chặt vụn để mỗi lần dùng có
thể nuốt chửng cùng mật ong ( nếu ngậm đường thì lại sợ giun sán trong bụng …
giành cao !) nên không bị sốt rét hay cảm vặt như đồng nghiệp .Cả khi về sau này, khi có nhiều thày cô bị nhiễm
chất độc da cam rất nặng, cái thứ “thuốc
diệt cỏ” khủng khiếp và tàn bạo ấy cũng tan bớt trong máu tôi ,nhờ cao ,cao khỉ
và cao nai , chứ cao xương cọp chỉ dành cho các sản phụ và
các cụ già .
Có một
lần, tôi đón chị đồng nghiệp cũ từ Saigon lặn lội lên tận nhà ông bà Miên để
mua cao .Chị giải thích với bà là dưới thành phố cũng có nơi bán ,nhưng chỉ ở
bà, chị mới tin đó là cao không bị làm giả .Nhưng dù chúng tôi năn nỉ, van xin
– nói theo kiểu bây giờ - đến gãy lưỡi, bà cũng chỉ “ để lại” cho chị số lượng
đủ đặt vào trong lòng bàn tay luôn nhơm nhớp mồ hôi của chị . Chúng tôi vừa ra
cổng , một bà to béo, trang phục diêm dúa bước vào .Chỉ lát sau bà bước ra .Ban
nãy bà đi tay không.Bây giờ tay kia cầm theo một túi giấy nhỏ ,căng lên với những hình khối chữ nhật
,bước tung tẩy .Chúng tôi vừa chạy đến thì bà đã leo lên một chiếc Suzuki đỏ
chói chờ bên đường . Chị bạn tôi đã mất
.Chị bị ung thư máu ,bắt nguồn từ những năm ở bên cạnh
tôi thuở tuổi đôi mươi .
Ông bà có
vườn rộng ở khắp các miền chuyên trồng rau hoa nổi tiếng của Dalat . Nhiều
người dân quê trong làng là con nợ của ông bà .Nhà tôi
cũng thế .Chỉ một ngoại lệ đặc
ân là không phải chịu lãi . Cũng từ số
“vốn” ông bà giúp ban đầu, vườn nhà tôi có hai thứ quan trọng : phân và giống
.Sau mỗi vụ rau ,dù thiếu thốn đến
đâu,mẹ cũng dành một khoản lớn trả
nợ,theo bài học tổ tiên dạy “cháo húp
quanh,nợ trả dần” .
Trong con
mắt một đứa trẻ lên mười, nhà ông bà Miên thứ gì cũng nhất . Nhà rộng ,có mấy
bức bích họa vẽ trên tường rất đẹp, cảnh một phiên chợ tết ,một chiều các nàng tiên xuống trần ,một đêm trăng sáng
trên sông .Chưa thấy tranh ở đâu rộng và đẹp như thế .Nhà ông bà có rất nhiều
trai bạn ,gọi nôm na là kẻ ăn người ở ,và sách vở gọi là tá điền, trong nhà .
Vì thế, chạn ở bếp ,các hũ to,có nắp nặng bao giò cũng
đầy lủm mỡ heo đã thắng , đông cứng như kem .Thỉnh thoảng cha
tôi sang thăm,ông sai bà “gửi chút quà cho cháu” .Bà xắn cục mỡ to gói vào lá
chuối – nếu như ngày ấy có túi ni lông thì tiện biết mấy .Thế là ông bố phải ba
chân bốn cẳng chạy về , băng qua hai dọc
vườn của hai nhà , và một con suối nhỏ , để mỡ chưa kịp tan .Có hôm ông vấp cục đá , móng chân trỏ bong ra, mấy tháng
liền chưa lành ! Còn có nhiều thẩu
to chứa đầy tôm khô,mua thẳng
từ Phan Thiết . Những con tôm con cứng ,
to bằng ngón cái chúng tôi , thơm lừng
mùi nắng,mùi muối và mùi..tôm . Chỉ mơ
thôi .Có lần tôi trông thấy chú Bông ,cháu gọi bà bằng cô ruột,lâu lâu vào
Dalat nghỉ mát,đổi gió , túi quần căng phồng tôm .Lâu lâu lại moi một con cho
vào miệng,nhai nhóp nhép . Nhiệm vụ của
chúng tôi là “ đứng ngẩn trông vời … chú tôm khô” (thơ ..Huy Cận ) mà thôi .Một túi tôm như thế, mẹ tôi nấu canh ăn cả tuần .
Ngày
tết, hai đứa nhỏ nhất trong nhà tôi sang
thắp hương cho tổ tiên , mừng thọ ông bà. Lần đầu khấp khởi chờ bà mừng tuổi (lì xì ) Nhưng về sau thì .. tắt
hết hy vọng.Có mấy đứa cùng độ tuổi, con
những nhà khá giả,vai vế trong ấp .được bà gọi vào nhà ngang ,nơi bà tiếp những
khách riêng của bà …
Cái năm
tôi 19 tuổi, về thành phố Saigon học cao đẳng,
vườn bà đầy những quả hồng xanh rụng khắp nơi .Giống hồng dẻo ngày ấy rất hiếm
. Bà sai người vác sang cho tôi hẳn một bao đầy ,loại bao đựng 20 ký
gạo ,gọi là mang về “xứ nóng” (cách bà quen gọi ) làm quà .Hai ông anh
làm thày giáo,người còm nhom, ì ạch thay nhau khuân ra tận bến xe cho tôi .Đến
nơi,có lẽ hồng xứ lạnh không hợp xứ nóng
(!) , dù tôi có nhờ bà chủ nhà là dân vựa rau,thông thạo rau trái , mua đất đèn
về dấm ,mà … Hồng mỗi ngày thối hỏng một nhiều.Cuối cùng đành mang đổ.Theo tôi,
vì lũ nhóc nhà chủ cứ hàng ngày mở ra xem nên hồng “ mắc cỡ” (ở nhà dấm chuối,
mẹ thường bảo thế )Tôi rất xấu hổ với chủ ,vì khoe cả bao quả hồng Dalat mà
không mời họ được quả nào .
Bà là bà hai
,vì ông có bà cả tận ngoài Nghệ an,ly biệt do chia cắt .Ông đã bốn người con
lớn ngoài ấy . Bà lấy ông nhưng không có
người con nào .Nhưng bà có buồn không , vì những người gọi bà là cô,là dì ruột
từ miền Trung xa xôi, quê bà ,luôn đến thăm bà. Có người còn trọ học hằng chục năm .Cứ kẻ đi thì người đến. Rồi lâu bà
lại về quê để “ xây nhà” hay “ mua bò”
cho em, cho cháu .Điều này bà chẳng hề dấu diếm .
Ông có bà
ba .Người thiếu nũ xinh đẹp này thật bất hạnh ..Chị chỉ sinh được
cho ông một cô con gái rồi mất . Bị sót
nhau (hai ông anh giáo viên
Sinh học lý giải) Y học ngày ấy chưa
tiến bộ như bây giờ . Mọi người an ủi rằng ,thôi , bà lớn tuổi ,có đứa con
chồng bên cạnh cũng vui,có cây dây mới
leo .
Nhưng bà
yêu đứa bé theo cách của bà : gởi xơ (nhà trẻ do các nữ tu phụ trách ) . Đến
lúc nó bảy tuổi,bà đón về, chúng tôi
,lũ cháu của cô bé ấy, vì thân sinh tôi là anh chị của bé , gọi là cô Bi . mới được gặp lần đầu . Cô bé
không được mang họ cha là họ Nguyễn Thái chúng tôi . Cô không được chạy nhảy
vui chơi như những đứa trẻ cùng lứa , mà tan học là phải về nhà , quanh quẩn
bên bà , để bà “ sai vặt” (lời bà ),nhưng
còn để nghe những lời bà dạy ,mà đứa em
út nhà tôi ,9 tuổi, luôn thắc mắc . “ hình hài giống cha, nết na giống mẹ” nghĩa
là gì . Không một ai dám mở miệng giải thích .
Bà ốm
nặng . Chiếc giường bà nằm không có nệm , vì trước đó bà đã bán lấy tiền để thuốc thang . Bà nhờ cô Bi tìm người bán cho
bà chiếc bàn ủi than hình đầu gà .Bây giờ có điện rồi, không mấy ai dùng nữa .
Những
ngày bà hấp hối,mẹ tôi kể cô Bi đón bà về nhà mình để khách đến viếng cho
tiện,vì nhà bà đã cắt bán hết rồi . Những người em,người cháu gọi bà là cô ,dì
… chỉ đến một nhoáng rồi …không thấy tăm hơi đâu nữa
Giỗ bà, năm nào cô Bi cũng đứng ra biện (dọn mâm cúng ) rất tươm tất ,
rồi bao giờ cũng sang mời gia đình tôi
,các anh chị con bà cả ( vào Dalat sau
ngày 30.4 )Họ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ
tài sản ông để lại ,vì tất cả, bà đã gửi về quê ngoại của bà ,nên chỉ
một năm mới ghé nhà cô Bi ,chỉ để cúng
giỗ bà .Họ luôn nghi ngờ tấm lòng cô Bi,kẻ được bà chăm bẵm từ bé .Nhưng cô ấy
cũng không khác gì họ .Xóm làng ai cũng biết rõ điều đó .
Tôi đau
liệt giường cả tháng trời,chỉ vì
tội đam mê vườn sả .Giữa mưa mà ra vườn
vét mương, dọn cỏ , đồ điên ! Ai đến thăm cũng mắng mỏ tôi như thế . Có hôm tôi
nằm mơ thấy bà .Bà vẫn gọn gàng, tươm tất, sang trọng như xưa .Bà chỉ mỉm cười
.Tôi tỉnh dậy,toát mồ hôi .
Có nhiều
tấm gương trong sử sách,trong cuộc đời ,tôi luôn ghi nhớ ở hai thái cực ,âm và
dương . Bà có lẽ thuộc thái cực đầu .
Dalat ,
giữa tháng 10.2015
t
No comments:
Post a Comment