NHỮNG MÙA HOA ARTICHAUX
Công việc vườn tược bây giờ, ngoài cuốc nỉa, vá liềm,dao
rựa…, đã có biết bao loại máy móc hiện đại thay thế , nhưng hiểm họa luôn luôn
rình rập người nông dân .
Bà bạn ,hôm hai người chị rủ tôi đến thăm sau ngày mẹ tôi đi xa, chịu thương tật ở chân
cũng vì thế .
Vùng Thái
Phiên của quê chồng chị nổi tiếng với những đặc sản quý của Đalạt , hoa các loại và
artichaux. Nhưng bên ấp Đa Thiện, xứ sở của Thung lũng Tình yêu, của Đalat Sử
Quán XQ, quê mẹ chị, thứ rau trồng chuyên canh là củ cà rốt .Chị kể hôm ấy vườn nhà cậu em đến vụ, chị rảnh rỗi,thế là cùng chồng vác
nỉa sang đào giúp .Đã có người sáng chế ra
máy thu hoạch cà rốt, nhưng vườn nhà cậu
em có nhiều vách taluy, máy không đến được .Chị hăm hở ra vườn trước, và cũng
là người phải về nhà sớm nhất . Có một chiếc nỉa cùn quẹt và hoen gỉ,gãy cán ,
không biết ai đã mang nó ra vườn tự bao giờ, có lẽ để biến nó thành một cái đế đặt vòi nước khi
tưới, hay là đào xem thử chất lượng củ
thế nào, rồi bỏ quên giữa luống rau .Vườn cà rốt vào vụ thì lá đã hơi úa
vàng,nhưng vẫn đan dày như một tấm thảm
xanh mượt .Chị đặt nỉa dựng đứng dưới ba
bốn gốc củ, chân trái làm trụ, chân phải
đạp nhè nhẹ ,vì đất rất tơi ,nhưng bất ngờ,chị nghe đau nhói dưới gan bàn chân
. Một răng nỉa từ trong đất chỉa ngược lên , đâm thủng lớp đế giày bata
và rách luôn mảng len chiếc vớ bên trong
, khoét một lỗ nơi chân chị .Chị ngồi thụp xuống,ôm lấy chân ,trong đầu thoáng
qua một luồng ý nghĩ vừ a giận, vừa lo ,vừa hài hước , chết cha rồi,coi chừng
bị phong đòn gánh , vậy là được ở nhà ôm tivi. Chị một thời xốc vác ,nhanh nhẹ, nay dù tuổi đã ngoài
bảy chục vẫn luôn tay luôn chân .
Vườn
artichaux của nhà chị rất rộng, trước kia trồng được hơn chục ngàn gốc bắp sú
,nay nếu lúc rộ sẽ có không
biết bao nhiêu là bàn tay chỉa lên trời, là những bông artichaux chín khi xuân về
.Bây giờ mới tháng bảy ta, vô
số cây non vừa lớn, phải tỉa bớt, rồi
tước lá vàng, dọn cỏ, vô phân cho cây
mẹ mau lớn . Công việc lút mắt lút mũi mà cái
chân… .Cao nguyên mùa mưa, giông bão từ ngoài Trung cũng ảnh hưởng , mây đen sà
xuống thật thấp, đất đai như những tảng bông gòn ngâm lâu trong nước, hễ bước
xuống là nghe nước phì phụp, rút lên để lại một lỗ hổng to hơn cả bàn chân, rồi
nước ở đâu tràn đến rất nhanh, nhà cửa,vườn tược sờ đến đâu là nghe buốt lạnh đến đó, nhưng hễ trời xửng (ngớt mưa )một chút là phải
xuống vườn .Nhưng chị không để cho mình trở thành kẻ ăn hại
Phải để chồng con đi
nhổ tỉa , đi ôm ( mang cây non tập trung
về một góc vườn, sau khi nhổ, chứ đem
quang gánh theo sẽ không thể nào len vào giữa các luống cây,vì lá đã phủ
dày )đi vác lên nhà , chị rất xót xa . Nhưng vẫn
còn có điều để an: chị vẫn giúp mọi người bằng đôi tay ,Nhặt rễ, phân loại, đóng bó ,
giao dịch với con buôn , xếp những cây non cứng cáp được chọn lọc cẩn thận,
đem dựng vào một góc nhà kho, để dâm (ươm )làm cây giống cho vụ sau, thay
thế lớp cây già đã đào tận rễ làm thuốc… Hôm bọn tôi dắt díu nhau đến thăm, việc thu
hoạch cây con vừa qua một đợt,trời lại mưa rả rích cả ngày , mọi người đều ở nhà để đón chúng tôi .
Chị Gái
con ông bác tôi bèn nháy mắt rủ chị chủ
nhà vào phòng riêng . Chị Nhụy ngồi lại ngoài phòng khách, khoe khoang, kể lể ,
than thở… đủ thứ chuyện về ngôi nhà vừa xây xong . Nhà chủ cũng mới ăn mừng tân
gia trước đó . Tôi biết rằng rồi hai bà chị yêu quí vốn rất thích nói nhiều ấy sẽ đổi chỗ cho nhau , nếu đến ca của tôi thì e mặt trời đã đi ngủ,
chúng tôi phải ra về .Tôi bước ra ngoài , ngước mắt nhìn con đường vừa được
trải nhựa trước cổng , bên phải là những vườn ắc ti sô bạt ngàn chạy mút đến
cuối thung lũng xa, bên trái là những
ngôi biệt thự đều vừa xây xong , rất
mới, rất đẹp , tay móc điện thoại nhắn một mẫu tin ngắn cho các chị, chân đều bước. Tôi sẽ đi thăm một người quen
khác mà có lẽ đã rất lâu rồi tôi chưa gặp lại.
Qua hết
quãng đường nhựa rộng rãi , có những con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo , mấp mô và rải rác
đó đây những trũng hố đầy nước, chạy giữa hai thảm vườn xanh pha
mốc trắng màu lá ắc ti sô trải dài khắp thung lũng ,tôi dò dẫm bước . Một dãy ba bốn ngôi nhà gỗ cũ kỹ nằm lưng
chừng đồi, sân quay xuống vườn .Gần đến nhà, đoạn đường rất ngắn được đổ bê tông, nối với cổng và sân . .Một
người đàn bà gầy gò ra đón tôi khi tôi thò đầu vào dưới giàn trái chanh dây .chằng chịt những
cành lá ,làm nhiệm vụ cái chái sân .Rồi
một người đàn ông ,tóc bạc,cũng cao gầy từ hiên sau bước đến . Chồng giúp tôi
cất áo mưa, vợ dắt đi rửa chân , tôi đi qua một khung cửa sổ che màn , có
tiếng ti vi vọng ra, có cảm giác một ánh mắt đang dõi theo .
Ngôi
nhà mấy chục năm rồi vẫn không thay đổi
. Ngày tôi đang còn dạy ở Đống Đa , một mùa thi , tôi làm giám thị ở
Trường Chi Lăng , buổi thi cuối cùng có cuộc họp tổng kết
kéo dài, tròi mưa tầm tã, tôi tạt vào đây ngủ nhờ .Cậu con trai đầu năm
ấy cũng dự thi hết cấp ba , cô em năm tới sẽ lên lớp tám .Nguyện vọng của cậu
tú là sẽ thi vào Sư phạm Toán ở đại học Đalat .Rồi tìm một chỗ dạy gần nhà. Rồi
cưới vợ , cô giáo hay thôn nữ láng giềng, đều tốt ,vì nhà có vườn rộng, mà con cái thì không đông .Một buổi làm nhà
nước, một buổi ra vườn .Những điều này thì bố mẹ bổ sung. Bữa cơm tối có
món gỏi ắc tisô, gồm cây non luộc chín
trộn với đậu hũ chiên xắt nhỏ và
lạc rang xúc bánh tráng .Lâu lắm rồi tôi mới được ăn lại món ăn quen thuộc này,
vì mấy năm nay vườn nhà tôi chỉ gieo cà rốt, bố xôi, hay các loại rau cải
ngắn ngày . Anh chàng mười tám, cao ráo,trắng trẻo , cười hồn nhiên . Mai mốt con sẽ trồng cà phê
cô à .Làm ắc ti sô lâu ăn quá ,mà cực quanh năm, lại nhiều người trồng, giá cả thất thường .Cô thấy không, con người thích ăn uống, mà mấy
ai uống ắc ti sô , uống cà phê không hà . Ông bố thủng thẳng , ừ làm thứ này cực thiệt,nhưng từ
rễ đến cọng lá đều kiếm được tiền, mà lai rai có hàng bán suốt năm, cứ cây non,
rồi lá, qua bông, qua rễ, lại mùa khác .Nhà cô Xí mày đây cũng từ cây ắc ti sô, rồi lơ sú ,như từ tay
trắng mà gột nên hồ . Tao với má mày làm
công ở bển mấy chục năm, nhờ đó mới mua
được chút vườn bên này . Cậu con thò tay bẻ rốp cái bánh tráng, tôi biết là
tình hình có vẻ căng nên vội vàng cười dàn hòa , thì con cứ lo thi đại học cái
đã ,học trò trường Đống Đa của cô đang ươm cây cà phê,cần nhiều đơn đặt hàng lắm .Mọi người cười ồ .
Hai cha con cứ mồng hai là
đến nhà tôi chúc tết mọi người. Cha chở con bằng xe đạp, sau này con chở cha
bằng Honda . Rồi ,cha lái xe hơi đến,nhưng đi một mình .
Cậu con
trở thành thầy giáo, được nhận
công tác bên trường Hermann
Gmeiner rất gần nhà, cưới
vợ sinh con đủ trai gái, như ý nguyện
của cha mẹ .Bây giờ chàng trai quyết
tâm làm giàu : trồng cà phê . Mảnh vườn rộng được san phẳng , đào hố rất sâu ,
bỏ phân . Một buổi sáng tôi cùng bà bạn
Giang đu đủ lần sang để đặt mua trà ắc ti sô thì cả hai cùng há mồm giương mắt
sững sờ .Không hề còn mảy may tí dấu vết
của vườn ắc ti sô ngày nào.Mới biết để
ươm trồng từ một bụi cây ắc ti sô -với
ba bốn chiếc lá mỏng manh như đọt bồ công anh ,
đến khi nó trở thành cả khóm rau hoa vươn cao hơn một mét, phủ kín cả rãnh đất, lũ trẻ con chúng tôi nhiều lần chui
vào chơi trò năm mười , có đứa lăn ra ngủ khì ,người lớn phải bỏ công đi tìm-là
cả một quá trình đổ mồ hôi, bao công sức, nhưng chỉ trong tích tắc … Rôi hôm
sau thì nghe tin đến như sét đánh ngang tai
.Anh thầy giáo nông dân phải nhập viện vì bị sụt hố cà phê , có nguy cơ liệt
chi dưới do cột sống cổ bị chấn thương . Mấy anh em nhà tôi hốt hoảng phóng xe
vào bệnh viện thăm, rồi sau đó cậu Bé, tổ trưởng khu phố , ôm sổ đi một vòng qua mấy nhà
trong đám con cháu cha mẹ tôi, quyên tiền trợ giúp .
Hai
ông Canh Kem buồn bã , tai nạn vốn đã
nặng, vì nhân vật ra sức chạy từ vườn về nhà giữa mưa, bất ngờ sụt chân
xuống hố sâu, nhưng khâu cấp cứu đã khiến vết thương ở cổ nặng hơn. Những người
hàng xóm đã hè nhau vác anh lên vai ,
thay vì dùng cáng khiêng đi . Ở bệnh viện, bác sĩ bất lực .
Bố mẹ của
người gặp nạn trước đây gắn bó với
chúng tôi ,với mảnh vườn, ngôi nhà như người cùng chung huyết thống .Chú
Cỏn và chị Sẻ (chú, chị là những đại danh từ cha tôi đặt ra , để mọi người xưng
hô với những người làm công, tôi không
biết nguyên nhân từ đâu )từ Quảng
Ngãi vào, sống ở nhà tôi , cùng canh tác
trên những mảnh vườn gia đình tôi , được đối xử như con cái trong nhà, được trả
công rất xứng đáng với sức lao động và tâm huyết họ bỏ ra .Khi họ xây dựng gia
đình, cha mẹ tôi đứng ra làm chủ hôn, rồi giúp họ có một cơ ngơi mới . Có một
cặp vợ chồng, cha tôi yêu quý đến
độ còn cắt đất cho , như con cái ruột rà vậy Nhiều người khác đã chọn vùng ấp Thái Phiên này để “lập làng.”
Bây
giờ, trước cảnh con Chú Cỏn bị nạn, các anh tôi không dấu được nỗi buồn đau,lo
lắng . Ngày nào cũng đạp xe đến . Trở lại nhà,có hôm hai ba ông gây sự với
nhau, khiến các bà phải can ngăn . Có hôm họ bị người bệnh đuổi về .
Tôi
và bà đu đủ ghé thăm, anh thầy giáo khóc, thấy thương quá .Giang vốn cứng cỏi
mà cũng quay đi lau nước mắt . Tôi thương người bố .Ông bố kể , nó ăn uống
thất thường khi thì ăn gà hầm sâm suốt
cả tuần ,khi thì nhịn .Mà mấy chú bên
nhà ( các anh tôi ) dặn đừng để tăng cân, cũng đừng để gầy ốm .Còn ông, ông trệu trạo nhai
cơm mà như nhai rơm , nhiều bữa như thế rồi, cả nhiều đêm không ngủ,
nhiều lần quay đi dấu giọt lệ thương con . Những ngày tôi bị mắc bệnh nặng,
tưởng như không qua khỏi, nhà trường cho nghỉ công tác một năm, chồng sắp cưới
bỏ đi , tôi cứ đắp chăn nằm dài , nhìn trần nhà, bất động. Rồi một hôm tôi bắt
gặp dòng nước mắt lăn trên gò má mẹ, tôi bàng hoàng . Tôi phải sống .Tôi còn lũ
học trò nghịch như quỷ sứ đang chờ .Tôi còn bao nhiêu điều phải nói với chúng .Tôi
còn bao nhiêu việc phải làm cho mẹ, cho cha .
Cha con
Chú Cỏn đến thăm tôi . Người con loay
hoay làm cho đứa cháu nội của mẹ tôi một chiếc chong chóng, nhưng rồi thằng bé
vất chỏng trơ trong phòng tôi .Chiếc chong chóng mỏng mảnh, được cắt ra từ bìa
một cuốn vở. Người làm đã cột vào cán nó
một chiếc nút áo nối theo sợi chỉ và khéo léo gắn cán lên trên vỏ chiếc lon sữa bò .Chong chóng quay vù vù theo
chiều gió, chiếc nút nhựa gõ lanh canh vào đáy lon, nghe lốc cốc lốc rất vui
tai .Tôi phải đi tìm gió . Có người giới
thiệu tôi đến nhà điều dưỡng của một tổ
chức tôn giáo ở Thủ Đức , dòng Nazaret.. Bệnh nhân từ muôn phương về, với những
căn bệnh nan y khủng khiếp hơn những gì tôi đã từng biết .Họ đến để “vô
thất”(nhịn ăn độ một tuần, chỉ uống nước lọc),có người đến để ăn cơm gạo lứt
muối mè, chứ ở nhà không thể nào cầm lòng với bún phở các thứ, có người đến tĩnh
tâm , cầu nguyện, gặp Chúa, có người nghỉ dưỡng, như tôi .
Giám
đốc không phải cha bề trên , mà là một ông frère ngoài năm mươi, tóc đã lơ thơ
vài sợi bạc, đôi mắt lờ đờ như ngái ngủ, nhưng ông vô cùng nhanh nhẹn,miệng
nói, tay làm .Tôi có cảm giác là chỉ lúc ngủ và lúc dự lễ trong nhà thờ là ông
..không nói . Người đi nhịn ăn nhưng còn bị cám dỗ, có người dấu một bọc cá khô
trong hành lý,lâu lâu trốn vào góc nào đó mút cho đỡ cơn đói ;có người thì hái
khế hoặc mãng cầu ta ( trĩu quả trong khuôn viên nhà dòng ) dấu dưới gối, lâu
lâu lật ra hít lấy hít để hương quả chín, cũng để an ủi cái bụng đang sôi lên từng hồi .Ông nạt nộ , quát tháo , đe nẹt rất dữ dội . Đối diện nhà dòng là chợ Tam Hà
.Người nhà từ xa đến thường tạt qua chợ mua quà bánh về ăn,khiến bệnh nhân thèm
thuồng, ông cũng phải canh chừng quyết
liệt . Hình như trên người ông có cả trăm con mắt . Sáng sáng những bệnh nhân có đạo thường qua nhà nguyện
dâng lễ , dép thả dưới chân cầu thang .Một hôm có anh chàng ra sớm,ôm hết dép
xếp mấy
hàng dài quanh sân nhà thờ , xếp xen kẽ xanh đỏ trắng vàng cho đẹp !Ông
frère thuyết phục được gã thần kinh thứ
thiệt đó mang dép đến trả từng phòng,
chỉ nhầm vài người. Tôi ôm chăn mùng đi giặt một sáng sớm, đang lúi húi giăng
phơi thì thấy có một bàn tay đỡ nhẹ ,
rồi giọng Bác Tám ( mọi người vẫn gọi ông như thế)sang sảng, nhà cô giáo hôm
nay “lụt”hả .Tôi kêu , bác ơi, con giặt cho sạch bụi mà . Tôi băng cổng sau nhà
dòng để sang chơi nhà một nữ y tá bị xe quẹt chân,phải nghỉ làm việc mấy hôm , vừa thò đầu
vào phòng bệnh đã nghe tiếng ông rất to,
ơ , cô giáo sang thăm Cái Thuyên về đó
hả . Sao, nó đã chết chưa ? Rồi ông cười ha hả và bỏ đi ,không kịp cho tôi đáp trả . Mọi người bảo ông nhậm
chức linh mục muộn vì ông quá bận rộn .
Trong lễ thụ phong của ông , bệnh nhân tìm về rất đông .Cảm nghĩ của tân
linh mục là : tôi thấy mình trẻ lại, vì các thầy (những người sắp chịu chức)
trong lễ đều rất trẻ .Ngày ấy ông đã ngoài sáu mươi.
Một
tháng ở đây, tôi thấy mình khỏe ra, dù chế độ thuốc men, ăn uống không khác ở
nhà . Các anh tôi giải thích vì Đalat quá lạnh khiến tôi ngại tắm rửa, mồ hôi
không thoát ; vì tôi cứ ru rú trong nhà nên nghĩ quẩn .Nhưng tôi biết tôi đã tìm ra hướng gió : quan tâm
đến mọi người, thương yêu họ thật lòng .Nhưng
tôi không thể quát tháo suốt ngày như ông . Tôi thấy hôm nào bị căng thẳng hay giảng bài nhiều
thì tối về, nằm dài, mắt nhìn trần nhà, máu cam chảy như vòi robinet vậy
.Tôi cố gắng tinh lọc bài giảng ,nhưng bắt học trò viết thật nhiều, rồi è cổ ra
chấm .Ngày nào tôi cũng kiểm tra viết ( như bà cô người Mỹ năm nào), đặc biệt những tiết tập làm văn .Lũ
học trò không học thuộc lòng như các môn khác, mà chúng nó phải đọc tác phẩm,
phải tư duy sao cho lô gic ,phải có cách bày tỏ chân thành cảm xúc của mình.Ở
nhà,mọi người cũng thấy tôi … dễ thương hơn. Cậu Bé nhà tôi không còn phàn nàn
, cái bà, ị không ra cũng kêu mẹ !.Vì khi tôi không khỏe và không nghĩ đến ai ,
tôi yêu sách đủ thứ .Mẹ tôi đành nhờ cậu Bé. Anh chàng lo toan vừa nào là nhà cửa , vườn tược, heo gà, con
cái , cả chuyện cơ quan , chuyện xóm ấp ,nên không cáu mới là lạ !
Hôm
nay tôi ghé qua cũng mùa mưa,mùa tước
(nhổ) cây con như năm nào .Chàng trai
bây giờ đã vui vẻ hơn , thanh thản và
mạnh mẽ hơn . Dạy kèm cho học trò .Dạy đàn .Chiếc ti vi hôm nào quay lưng ra
ngoài, nay đã đổi chiều và bằng một
chiếc mới, hiện đại hơn .Và vườn thì đã xanh trở lại một màu xanh mốc trắng rất riêng của cây ắc ti sô. Mọi
người đang xúm xít sơ chế cây non ở nhà sau .Cây nhổ ra khỏi thân cây mẹ, gốc
bám đầy mùn đen ,lá vàng, cọng lại rất
dài.Phải cắt bỏ những phần ấy, chỉ chừa lại độ hai gang tay . Rồi cứ năm cây
thành một bó . Ông thầy dạy Toán ngồi xe lăn làm công việc này .Những ngón tay rất khỏe nhanh nhẹn đặt bó rau
vào trong sợi dây ni lông cắt sẵn, cánh tay dướn ra, xoắn bó rau lại thật chắc,
rồi đặt lên dùi, cột lại.Mang vào tận Sài gòn, dây vẫn không bung .Tôi nghe
tiếng lốc cốc đều đặn vang lên từ cuối
hiên nhà, một chiếc chong chóng còn mới treo bên cạnh giò lan rừng nở chớm mấy bông hoa
rắng nhỏ xíu .Có thể vào nhà, tôi sẽ bắt gặp cuốn “Truyện một người chân
chính”mà tôi đã mang đến tặng người em tật nguyền mười mấy năm trước,khi tôi
tìm ra “hướng đi đầy gió” cho mình . Truyện
kể lại cuộc đời người anh hùng không quân Nga tên Mê rê xép
trong chiến tranh thế giớ lần thứ
hai . Máy bay của anh bị Đức bắn rơi .Chân anh bị thương, rồi phải cưa, do vết thương bị hoại
tử vì anh bị lạc trong rừng mùa đông trọn 18 ngày .Vậy mà với đôi chân giả, anh
đã lái được máy bay, khiêu vũ như bao chàng phi công trẻ khác .Và anh lại chiến
đấu, lập chiến công, trở thành anh hùng . Đó là cuốn sách gối đầu của tôi những
ngày công tác xa nhà .
Tôi được
biếu mấy bó cây non, cây nào nhiều cọng
đỏ thì ăn ngọt hơn, còn cây nào xanh, thì trồng làm giống .Trong những cây đó,
có sự nỗ lực rất lớn của cháng trai tuổi bốn mươi lăm với bao nhiêu buồn đau
,bất trắc và niềm tin trong cuộc đời .
Bốn năm
rồi, những bụi ắc ti sô chính hiệu Thái Phiên đã cho tôi vô số cây non nấu
canh, làm gỏi, có nhiều vị thảo dược chế
biến từ gốc rễ đến lá cành để uống và tặng bạn bè .Những luống sả thì
có lúc xơ xác sau một vụ tận thu, nhưng những khóm ắc ti sô luôn xanh tốt một
góc vườn, mảnh vườn chuồng bò qua năm bảy chủ nhưng chưa ai đến xây nhà cả. Tôi
cứ ung dung chờ, chỉ ghét nhất là những
khóm dã quỳ mọc um tùm trên vuông đất
nhà bên cạnh ( cũng chưa xây nhà ) ,nằm trên lưng đồi, cứ đốn sạch lại mọc lên , cao rất nhanh giữa mùa mưa, đổ cành
nghiêng lá trên những khóm ắc ti
sô .Tôi lọ mọ bắc cái thang dài , tựa vào bờ rào , lò dò trèo thang, thật chậm,
rựa đã cột chặt vào dây nịt bụng, nên hai tay bíu chặt vào thang .Mọi khi có
một cô gái ngoài hai mươi thường gánh cá thịt bán dạo đi
qua, tôi thường nhờ vả và trả công là những chiếc card điện thoại thỉnh thoảng học trò cũ biếu . Gần đến chỗ
thò rựa ra là có thể chạm đến gốc dã quỳ, chợt tôi nghe có tiếng quát , giọng… chị Nhụy : Dì có xuống không , té gãy chân bây giờ. Tôi
giật mình. Nhìn xuống chân , eo ôi, cái bờ ta luy này sao sâu thế, coi chừng thang nghiêng là què giò . Bỗng dưng
thoắt một cái, tôi thấy mình đứng vững vàng trên thành bờ taluy xây đá
rất chắc ,làm ranh giới hai chủ đất .Vẫn tiếng chị Nhụy nheo nhéo , già
đầu rồi mà còn bày….Tôi cứ vờ không nghe, bụng rủa thầm, cái bà chị , không
đến giữ thang cho người ta thì thôi (
các chị khác nếu bắt gặp đều vội vàng chạy ra trợ sức ), tay đưa ra sau lưng
rút rựa .Nhưng tôi nghe tiếng chị Nhụy ho sặc sụa giữa cụm từ “đặt leo trèo”, rồi tôi thấy chị
ngồi thụp xuống bên bụi chuối, thì tôi
hết hồn .Cái thang bây giờ hình như đã nghiêng xệch về một bên , tôi mà trèo xuống
thì …Nhưng chị Nhụy đang ngồi ôm ngực thế kia .Tôi gọi chị , có lẽ rất to , bởi lập tức
có bước chân người chạy đến, hai
công nhân đang giúp chị Thủy sửa
điện trong nhà chị bên trên vuông đất bỏ trống , rồi chị Thủy chạy theo sau
.Hai thanh niên men theo thành taluy, nhảy xuống đất, chạy đến đỡ chị Nhụy ngồi dậy.Rồi họ dựng lại
thang cho chúng tôi leo xuống .
Chị Nhụy
ngồi đờ đẫn bên thềm . Từ dạo phải nhập viện, chị không đủ sức ra vườn, nhưng
tốc độ nói và số lượng từ ngữ tung ra
vẫn không giảm !Nhưng hôm nay thì, có lẽ khác .Chị Thủy khoe ngày mốt, phái
đoàn nhà anh Nhu ở Nha Trang sẽ lên nhà chị cúng giỗ anh Nghĩa. Chị Nhụy tỉnh
người ra ngay ,ồ vậy hả .Thế là tôi bị đưa lên đoạn đầu đài,ở một mình mà cứ
thích leo trèo (làm như tôi là khỉ hoặc mèo
). Họ nhắc đến bàn chân bị tháo khớp của anh , khiến anh phải gắn chân giả .Hồi đó anh vừa thi xong tú tài hai,
đang chờ kết quả để đi học tiếp, cũng có thể phải đi quân dịch. Ông Cửu Miên sai anh đánh
xe ngựa lên Đa Phú, cách nhà bảy cây số, có vườn trồng ắc ti sô mà ông và cha
tôi cùng thuê để chở cây con về .Trời mưa, đường trơn, trời lại về chiều rồi.Anh tránh một
chiếc Deseto chở mười tấn rau chạy ngược chiều, thế là xe lao xuống hố .Chiếc
càng xe đè lên chân .Công việc nặng ngoài đồng áng, anh không còn làm được. Mẹ
anh thì an ủi rằng anh không phải ra
trận , nhưng bà lại lo lắng chuyện vợ con của anh .Mùa nhổ cây con năm sau ,chị
Thủy từ Đa Thành lần vào tìm mua cây
giống , bỗng chị bị trúng gió, ói mửa dữ dội.Chị kể, có một cái ông cũng đi mua
cây con về làm giống như chị, cùng nhặt cây với chị ,khoác chiếc áo nồng nặc
mùi thuốc sâu , chắc là đi bơm về mà chưa giặt .Bà mẹ anh Nghĩa cạo gió cho chị
.Sự nhạy cảm và tinh tế của một người mẹ, bà biết chị… ốm nghén .Hồi đó chị
biết mình đã có thai với anh Nhu nhưng dấu .
Vậy là
trong cái rủi có cái may . Chị Nhụy kết luận và triết lý, ở đời , hình
như được mất nó cứ đi liền với nhau .Trong nỗi buồn có manh nha niềm vui. Chị bảo, bà già tui kể,
hồi đẻ bà Nghĩa, mùa ắc ti sô bán được
giá vô cùng .Mẹ tôi ham quá, lao ra gánh hàng đi chợ .Rồi về là bại luôn hai
chân .Con ba đứa, hai ông đầu năm tuổi, bà Nghĩa tám tháng, mẹ tôi ngồi một chỗ
.May mà ông Xu Hiến đón ra phố ở. Chỗ nào ?
Tiệm Saigonaise trước giải phóng, bây giờ là nhà sách Phương Nam, ngoài
khu Hòa Bình .Hồi trước năm 1954, đó là tiệm Nouveautes Hanoi .Cha tôi kể nhờ nhà phố xây gạch,có điện ,được bác sĩ chăm nom, cụ bà
khỏe nhanh .Rồi có thêm chị .Nhưng có lẽ
cụ dùng nhiều thuốc, nên tôi sinh ra
quặt quẹo, lại kém thông minh nhất nhà, chịu thiệt thòi nhất nh à .Chị
Thủy quay sang tôi,lè lưỡi, như bảo , bà Nhụy mà chịu thiệt thòi nhứt nhà thì
tau cùi sứt móng !Nhưng kìa,chị Nhụy tiếp . Từ khi đẻ tôi, rau vụ nào cũng
trúng ,ông bố lại mê đỏ đen , về đánh vợ mắng con .Ông Xu thấy vậy bèn giữ hết
tiền,Cả đôi bông tai bà mẹ sắm, ông cũng giữ, bà mẹ thì cứ ngỡ ông bố mang đi
đánh bạc rồi, về sau được ông Xu trả cho, thật mừng hết biết .
Những vụ đầu mùa artichaux đã qua, không trở lại .Những buồn vui .Nhưng con người đã biết đón nhận và chấp nhận .
Những vụ đầu mùa artichaux đã qua, không trở lại .Những buồn vui .Nhưng con người đã biết đón nhận và chấp nhận .
Nguyễn Xuân .
.