NGỌN ĐÈN VÀ BẾP LỬA
Phần 2 : NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ XỨ LẠNH
Tôi thấy mình bị đẩy lên
chiếc xe Mẹc vuông đậu cuối đường
.Trên xe đã đầy đặc người ,những khuôn mặt đồng nghiệp quen thuộc ngày nào .Một
chị nhích vào trong nhường chỗ cho tôi .Chị loay hoay cởi bớt chiếc măng tô nỉ
dày đang khoác trên người,tay chị đụng phải chiếc túi vải tôi mang theo .Chị
nhìn xuống rồi à lên một tiếng ,như tiếc rẻ -Trời, sáng mình cũng để sẵn bó
nhang trên bàn, mà vội đi ,quên mất .Chút cho mấy cây nhé. Có nhiều giọng lao
xao phía sau : Xin thì lấy luôn , chút rồi biết đâu mà tìm .Rồi tôi có cảm giác
ba bốn ngón tay dí vào lưng :Chia cho tụi em với .Chị có cả bó mà .
Chờ tôi vừa moi bó nhang ra,chị ôm áo
măng tô giành ngay lấy ,chia đều cho
băng sau,băng trước, cả bác tài .Còn độ chừng chục que, chị gói lại, trả cho
tôi .Chúng tôi đang trên một chuyến xe đưa tang .Nghĩa địa tận Trại Mát , chị
bạn đồng nghiệp của chúng tôi được an nghỉ chung với đại gia đình nhà chồng,
còn quê chị tận Long An . Khu vĩnh biệt
này trước đây chỉ dành cho dân cư quanh vùng, nhưng từ khi nghĩa
trang thành phố được giải tỏa, thân nhân các mộ chí hoặc chọn nghĩa trang
Thánh Mẫu ( gần Thung lũng tình yêu ) hoặc nghĩa trang Trại Mát này làm nơi an
nghỉ cho người thân .
Dòng họ Nguyễn Thái của tôi có
nhiều bậc cao niên lập nghiệp tại Trại Mát, họ cũng đưa hài cốt ông bà về đây
cho tiện việc thăm viếng .Các vị nam đinh nhà tôi ( con trai gia đình ) vẫn ghé
đây mỗi khi tết về,ngày giỗ đến.Con gái là nữ nhi ngoại tộc ,họ còn phải gánh
vác giang sơn nhà chồng nên được miễn .Tôi thì,bây giờ là một mụ o, vẫn bị liệt
vào danh sách “con gái là con người ta”,nhưng nhân chuyến đưa tang đồng nghiệp
về đây, tôi cũng muốn viếng mộ ông bà tổ tiên .Và còn một người rất thân thiết
mà tôi quý mến như cha mẹ mình . Bà Bác .
Bà là vợ cả của một người trong họ
mà cha tôi gọi bằng bác . Họ cũng “Dalat tiến”vào cuối thập niên ba mươi của
thế kỷ trước .Nhà ông bác (chúng tôi gọi thế ) giàu có còn hơn cả ông Cửu Miên
.Ông có nhiều mảnh vườn rộng tít tắp chuyên
trồng cây artichaux và mận đắng –loại mận dùng để làm mứt và chế biến rượu.Ông
lại có năm sáu chiếc xe Deseto 10 tấn chở phân cá ,nước mắm từ Phan Thiết lên
và đưa rau củ Dalat xuống .Tôi tớ trai gái đầy nhà .Bây giờ, hẳn ông sẽ được tuyên
xưng là phú nông và thương nhân thành đạt .Nhưng ông có nỗi buồn giống ông Cửu
Miên : không có con cái bên cạnh .Ông Cửu Miên còn nhiều hy vọng gặp lại con
sau khói lửa ,nhưng ông bác thì không .Bà Bác không sinh được con .Còn một nỗi
niềm nữa .Bà không hề giúp được ông chút
gì trong công việc làm ăn bộn bề của ông .
Mẹ tôi kể rằng bà là con gái của
một địa chủ ở quê ,là hàng xóm láng giềng của nhà ông bác. Ông chấp nhận
cưới bà để được hưởng tài sản, dù biết bà vụng về trăm chuyện . Người xưa đã đúc
kết những bài học rất thấm thía về cảnh
hậu hôn nhân : thứ nhất vợ dại trong nhà ,thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi .Ông
cưới bà hai , người phụ tá xuất sắc hằng ngày của ông .Bà nhanh chóng sanh cho
ông một quý tử .Quyền hành trong nhà, tay hòm chì khóa từ đấy hoàn toàn thuộc
quyền bà hai .Bà bác bị đẩy xuống vị trí ngang hàng tôi tớ .
Bà bác ốm nặng phải nằm viện hằng tháng
trời. Ông bác cậy nhờ me tôi chăm nom, vì nhiều
lý do lắm .Mẹ là cháu dâu .Bà bác có quan hệ thông gia với họ ngoại của
mẹ ( đại để là một người cháu của bà cưới chị gái mẹ tôi )Nhà tôi không neo
người như nhà ông bác,lại rất gần “nhà thương ông Phán ” (bênh viện tư ). Bệnh
viện sang trọng này nằm cuối đường Phan Đình Phùng, giáp ranh với đường Nguyễn
Công Trứ, trước mặt vườn nhà tôi .
Bà khỏe lại , không về Trại Mát nữa ,mà về ở
hẳn nhà tôi .Mẹ phải mất thời gian làm công tác tư tưởng với tôi khá lâu, vì thoạt đầu tôi không vui
lắm khi biết tin rằng : Bà sẽ ở chung phòng với tôi .Đấy là chốn khuê phòng của
hai ả tố nga trong nhà ,tôi thuộc thành
phần dự bị .Gọi là phòng, thực ra nơi
này thuộc một trong hai căn buồng
rộng ở dãy nhà ngang, chung một cửa ra
vào, ngăn cách bằng tấm vải rộng làm màn , đằng sau màn có một
chiếc giường thước sáu được kê dưới khung cửa sổ lớn .Đầu giường đặt hai ba chiếc rương gỗ chồng
lên nhau, áo quần, tư trang của các thành viên trong phòng , là chị em tôi và
các chị ngoài Trung đến làm công suốt năm ..Buồng nhìn ra sân của mẹ, có tủ gương luôn khóa kín, bên cạnh những
chiếc rương gỗ to,cũ kỹ .Cậu em út được ngủ chung với bà . Tôi hầu như đêm nào cũng khổ sở vì hai chị .Nếu
nằm giữa thì bị hai bà biến làm gối ôm, còn nằm ngoài hay trong thì thường xuyên bị kéo hết chăn .Hai chị lại
than thở sáng nào thức giấc cũng thấy
tôi nằm ngang trên đầu họ , người ê ẩm vì những mái tóc dài của họ được tôi dùng làm nệm,còn gối của họ thì tôi
làm chăn. Chị cả lên xe hoa, bà chị thứ ưu tiên cho tôi việc giăng và dọn
mùng.Tối đến chị chùng chình đi ngủ muộn
và sáng chui ra thật nhanh, trước tôi .Nhưng rồi chị cũng leo lên xe hoa .Tôi được làm vua một cõi ,chưa
lâu ,nay lại …Còn mấy lý do tôi lưỡng lự . Dạo vừa thi đậu vào lớp sáu trường
nữ, tôi
được chị cả dẫn ra phố mua sắm và xem phim .Phim Quan Công phò nhị tẩu
.Trước đây thỉnh thoảng tôi cũng được đi
cùng ,nhưng toàn là phim tình cảm Pháp,
những mối tình rắc rối .Tôi say sưa theo
dõi cảnh Quan Công suốt đêm đứng bên
chuồng ngựa ôm một cây nến cắm trên một
chiếc que to dài,nước nến nóng bỏng chảy
xuống bàn tay mà ông vẫn bình tĩnh làm tròn nhiệm vụ ,còn hai phu nhân thì yểu
điệu dịu dàng, váy áo thướt tha , mỗi
bước đi đều phải có người dìu .Nếu đón bà bác về, tôi chẳng thể nào ôm cây nến
suốt đêm canh cho bà ngủ-vì bà cũng là
đệ nhất phu nhân mà -,cũng không làm sao kè kè bên cạnh để dìu bà .
Tôi còn bao
nhiêu việc phải làm .Buổi chiều đi học .Buổi sáng , dành hai tiếng sang học bên nhà anh Thạch, rồi về
vội vàng phụ các chị làm công nấu cơm
trưa .Có một số việc mà nếu tôi không
làm thì … không ai làm cho mỗi sáng, mỗi tối, mỗi tuần .Nhà tôi có rất nhiều
cánh cửa gỗ gắn bên ngoài các khung kính,tối đóng kín để ấm nhà, để đề phòng kẻ
gian, sáng lại đi một vòng quanh nhà mở cho bằng hết, nếu không ngôi nhà sẽ
lạnh và tối om om. Thu gom các đèn dầu đặt trên bàn, cất cẩn thận vào một góc
nhà ;nếu thấy đèn nào bóng bị lẹm khói,
bình bị vơi dầu phải lo mà chùi lau, tra
dầu .Rồi đổ ống nhổ cốt trầu, bã trầu cho mẹ ,chùi rửa sạch, úp vào góc chân
giường cho mẹ (tôi không rõ mẹ thức vào những
giờ nào để nhai trầu, mà sáng ra ,ống nhỗ luôn đầy lủm )Rồi lên dông
(đồi cao ) bẻ chè tươi ( nếu các chị làm vườn quá bận,không tìm bẻ hộ tôi được)
để tối tối, cha tôi có ấm chè mới nhâm nhi.sáng tinh mơ mấy ông lão hàng xóm
qua ngồi sưởi lửa.Rồi dọn bếpvà chẻ củi, công việc này thực hiện cuối tuần .Củi tạp được mua từng
xe nguyên cả khối bi to .Cha tôi đã thuê vợ chồng ông Ngọ (chủ ngôi nhà mẹ con
bé Hoa Tre sau này tá túc ) bổ nhỏ,chất đầy cuối hiên nhà, nơi mưa gió không
tạt vào .Nhưng muốn đun bếp thì phải chẻ nhỏ thêm lần
nữa..Nhà tôi nhiều người ,nấu bằng những chiếc
sắt kiềng, rất tốn củi .Bên ông
cửu Miên có một chiếc bếp kiểu Pháp,
chỉ chụm ít củi mà lửa rất đượm, lại có thể đun nấu một khi cơm canh và cả nước nóng để rửa ráy nữa . Chiều
chủ nhật nào, tôi cũng đặt chiếc mẹt to bên cạnh cái tảng đá ( đã được chôn
chặt xuống nền nhà )bên trong là một cuốn vở
mở rộng đã chép đầy bài học ở trường, rồi tay chẻ ,miệng đọc .Bài thuộc làu làu mà đôi khi
đống củi chưa cao. Bà bác ,như mẹ kể ,là tiểu thư lá ngọc cành vàng ,chắc không
biết chẻ củi , hay bẻ chè, hay đổ ống nhổ , hoặc là “chuyên gia ánh sáng ”như
tôi . Hay có khi bà giống bà Cửu Miên, suốt ngày vào ra ,chỉ chỏ, quát tháo .Tôi đã nhiều lần bắt gặp mẹ con anh
Nghĩa , tôi tớ của bà, là sui gia với gia đình tôi sau này ,bị bà lấy chổi đánh
lên đầu .Ôi , như thế thì khủng khiếp
lắm . Mẹ điều đình, bà sẽ ngủ bên buồng
mẹ.Thằng út lên với cha .Thôi vậy cũng được .Vả lại, đây là chuyện của ngừơi lớn .Anh
Thạch cũng nhắc nhở tôi như thế .
Bà
bác đến .Hành lý của bà chất đầy trong một cái rương gỗ mỏng, sơn đen đã bạc màu
,gồm mấy bộ đồ vải ,áo dài, áo len, khăn
trùm đầu, tất cả đều rất mới; một chiếc va ly gỗ sơn màu nâu còn mới, có mấy
chiếc răng cọp bịt bạc, một chùm xà tích
bạc và hai chiếc còng đeo cổ bằng vàng .Cả hai chiếc rương và va ly đều không có ổ khóa .Nhưng
bà còn mang theo hai vật không thể ngờ được : chiếc bếp nấu ăn kiểu Pháp và chiếc đèn măng sông . Có lẽ đó là tài sản
mà ông chia cho bà chăng !
Tôi nhớ ban đầu hai đồ vật giá trị và
sang trọng ấy được đưa vào một ngăn trong chuồng heo và dùng bao ny lông bọc
kín . Ngày ấy , gần như mười nhà trong
thôn thì chín nhà dựng chuồng trại kiên cố hơn cả nhà ở như nhà tôi. Căn nhà
cao ráo , dài bằng ba lớp học, được xây ắc lô (những khối gạch đúc bằng xi măng
to và dày như chiếc cặp học trò ) .mái lợp tôn , nền nhà cũng được tráng xi
măng sạch sẽ. Trong đó, sẽ có một buồng là toa lét, một ngăn làm buồng tắm
,ngăn chứa cám, ngăn chứa cỏ khô ( vừa
che cây con, vừa ủ phân) ngăn cỏ rau cho lơn gà, ngăn dự trữ
củi vào mùa mưa,ngăn cất giữ rau củ đã thu hoạch nhưng chưa kịp bán , và
nhiều ngăn cho heo ở .
Nhưng bà bác không chịu. Bếp, bà bắt
đặt vào chỗ có ba ông kiềng và đầy tro.Đèn, bà bắt treo lên giữa gian nhà chính
.Bà bảo : Các thứ này lâu nay của tôi .Giờ tôi mang theo .
Bây giờ, sống với tuổi sáu mươi của
bà ngày xưa, tôi mới hiểu tại sao mọi
người chê bai bà ,nhất là khi người chị kế luôn miệng gọi tôi bằng biệt danh
“bộ trưởng bộ lù đù !”
Chiếc bếp rất đẹp . Đó là một chiếc
bàn thì đúng hơn, vì cao ngang tầm một người đứng, có nhiều hộc : hộc chụm lửa,
hộc nấu nước lạnh, hộc chứa củi .Tất cả
đều có nắp sắt, tháo đậy chắc chắn.Mặt “bàn” có tất cả năm lỗ .có chu vi bằng
với các đáy nồi . Một lỗ trực tiếp với củi, còn các lỗ khác “ăn theo” ,dùng để
vần cơm khi đã cạn, để ủ nóng thức ăn,
nước uống .Thật là hiện đại .Chỉ tiếc một điều : các ông không thể ngồi sưởi ấm
mỗi sáng tối , nhất là ngày mưa .Mẹ tôi biết thế nên đã đặt một ông
kiềngViệt vào kế bên chiếc bếp tây , rồi
chuyển than từ lò xuống ,mỗi khi nhà có khách sang uống nước chè tươi .Gian bếp
vẫn thoáng bởi mùi khói khét lẹt không quẩn trong nhà, mà lại vẫn ấm như mọi
khi .
Măng-sông cũng là một chiếc đèn cực
đẹp . Giống như chiếc bếp Pháp, cả làng
trên xóm dưới ,mới một vài nhà có .
(phiên âm từ tiếng Pháp Manchon) là loại đèn được thắp
bằng xăng hay dầu hỏa,
ngọn đèn có chụp( bóng đèn
) hình ống,bằng thủy tinh đặc biệt rất sáng, tim đèn là một cái lưới
bằng chỉ cô-ton có tẩm loại hoá chất đặc biệt, khi cháy phát ra ánh sáng trắng
tự nhiên Đèn nầy dùng dầu lửa ở độ nóng
cao biến thành hơi để đốt. Đèn có quai treo .Ngày
đầu tiên, bà bác nhận lấy việc thắp đèn , rồi hướng dẫn cánh đàn ông trong nhà
. Thoạt đầu tôi thấy bà mở nắp đựng bình dầu, rút chiếc que đo gắn trong nắp ra
ngắm nghía .Mực que ướt đến đâu ,đó là lượng dầu còn trong bình . Sau đó ,bà
nghiêng cổ bật một chiếc nút dưới đáy bóng đèn, lập tức chiếc trụ tròn bằng
thủy tinh được đẩy lên cao độ nửa gang tay .Bà dùng một chiếc bình bé như hộp
diêm , chứa xăng, có chiếc vòi nhỏ xíu, rót vào một “cái dĩa” được gắn chặt
dưới đáy đèn. Bà gọi là mồi .Rồi bà ngắm nghía
kiểm tra túi lưới cô tôn .Nếu túi bục quá thì phải thay,như thay tim đèn
vậy.Nhưng tôi thấy là thắp cả nửa năm mới thay một lần .Mà một tháng thắp năm bốn lần, những dịp các ông thầy trẻ về thăm nhà ,hoặc có khi những ông bạn già hàng
xóm cao hứng rủ rê cha tôi mở sòng tổ tôm .Sau đó châm lửa vào chén xăng mồi
.Ngọn lửa uể oải cháy .Bà bắt đầu vặn lỏng phần trên nắp ban nãy kiểm tra dầu, đó là van,
rồi bà gồng người lên bơm, như bơm bánh xe đạp
. Đến lúc này, các anh lao giành
lấy. Cả hai thay nhau hì hục bơm độ hơn mười phút, vừa bơm vừa coi chừng độ
“chín”của tim đèn.Chiếc túi cô tông bé y hệt một chiếc bong bóng chưa thổi căng dần ra, sáng lên , và rồi ,
căng tròn .Ngọn đèn bừng sáng .Ngọn đèn được treo lên cao ,ánh sáng trắng tràn
ngập cả gian phòng,cả ngôi nhà nhỏ, hắt ra sân ,chiếu một vệt dài đến tận cổng
.
Nhà khoa học bảo rằng nhờ măng-sông nên ngọn lửa phát ra ánh sáng
trắng có độ sáng mạnh đến khoảng 500CP, tương đương với 400 Watts. Lâu lâu, độ vài chục phút, đèn được hạ
xuống để “bơm”tiếp ,nghĩa là
số lượng dầu và không khí phải được điều hoà
theo mức cố định, điều khiển bởi một "hệ thống chỉnh" bằng tay. Một
lít dầu lửa có thể đốt, ở độ sáng cao nhất, được khoảng 10 tiếng đồng hồ. Những
đêm từ đó về sau , cả khi bà đã đi xa ,trước khi làng tôi có diện,năm tôi học
lớp 10, mỗi khi ánh đèn măng sông phủ
khắp ngôi nhà, mọi người thật hạnh phúc .Ai nấy thấy gắn bó với nhau , dễ tha
thứ cho nhau hơn .Con người có cảm nhận
điều này rõ nhất là tôi
Bà về nhà tôi , cha mẹ tôi cố gắng không để bà phải đụng chân
đụng tay như khi bà còn là một “đệ nhất phu nhân”ở Trại Mát .Nhưng rồi chị cả
đi lấy chồng, chị thứ nối tiếp năm sau,tôi còn bé quá ,bà phụ giúp mẹ mọi việc nhà .Tôi quên béng nỗi lo phải đóng
vai Quan Công phò nhị tẩu hôm nào , vì
vừa đến nhà, bà đã tỏ ra rất “đắc nhân tâm”với tôi .Bà gọi ông Còi chuyên bán dạo kẹo kéo, kẹo cau
mua cho tôi mấy sợi ăn ngay, lại thêm hai túm kẹo thơm lừng mùi gừng và mè cất
rương ăn dần . Mọi khi tôi vẫn dành dụm tóc rối của cánh phụ nữ trong nhà để
đổi .Tôi gói kỹ, ở đây ngày ấy chả hề
có lấy một con kiến ,nhưng tôi vẫn cảnh giác thằng em .Tôi vui vẻ cho bà vào buồng mình .Từ đó , mọi việc lặt vặt mẹ
giao cho tôi ,bà chia sẻ phần lớn .Bà không có một nét nào giống bà cửu Miên,dù
hai bà cùng độ tuổi, cũng dáng người gọn ghẽ , cũng có những bộ trang phục đẹp
,nhẫn vòng đầy tay.Vẻ mặt bình thản , lặng lẽ
,thỉnh thoảng bà cười mỉm một
mình.
Gần như suốt thời gian trong ngày, bà quanh quẩn trong bếp và khu chuồng
heo .Bà chế biến thường xuyên hơn món ruốc sả,cho nhiều thịt nạc và ít muối hơn mẹ.Bà ngồi hằng giờ bên một thân
chuối già ,hai chân dạng ra ,một chân đè giữ chặt thân cây chuối ,bắp đùi chân kia đỡ cả
chiếc cán dao có lưỡi nhỏ, dài bằng cả cán sao, sắc lẹm .đầu hơi cúi,
tay trái đặt nhẹ lên cây chuối , tay
phải thong thả đẩy lôi lưỡi dao .Những khoanh chuối đều đặn chất đầy chiếc thúng mây ,cây chuối ngắn dần .Xắt rau
heo kiểu “nhà nghề” ấy, bà chị “kiêng dấu ngã” vài lần thử và bị dao lẹm bay một mảng găng tay cao su to !
Bà
thấy tôi thường lén lấy những chiếc giỏ thép dùng để gánh rau,lật úp đáy lên,
rửa sạch đất bùn để phơi những chiếc áo len,nhưng rồi nhanh chóng bị các chú
làm vườn đòi lại ,vì đó là công cụ lao động của họ.Chiếc áo bị vắt lên giây
thép, rũ ra ,tội nghiệp .Nếu muốn áo
không bị chảy thì có thể mang lên phơi trên nắp bể nước,nhưng phải canh chừng
kẻ trộm .Bà bèn về thăm nhà và mang theo một chiếc còn mới .Ai cũng cười chê bai, vì làm sao mà
gánh .Hôm sau ông bác sai người mang ra thêm một chiếc .Tôi có đủ đôi , tha hồ
phơi phóng nhưng hễ lơ là , đã thấy áo
lên giây, giỏ ra vườn ! Bà bèn về thăm nhà .Lần này thì tôi có đủ hai chiếc giỏ
thép… thủng đáy .Bà đã năn nỉ một chú làm công đan theo thiết kế đó .Đôi giỏ có
vất đi đâu cũng không ai màng. Mẹ tôi một vài lần mượn để sấy cau, sấy cá khô vào mùa mưa , rất tiện .
Rảnh rỗi ,bà thích sang chơi cùng anh Thạch, vì
đấy là người láng giềng duy nhất trong
thôn không đâm thọc cảnh ngộ của bà .Chúng tôi ngồi ở gian ngoài, anh Thạch
tiếp khách từ bên kia vách . Giọng bà rất to, anh Thạch giải thích là bà bị
nghễnh ngãng nên cứ nghĩ người khác cũng giống như mình .
Ngày
tháng qua, đứa bé trong tôi lớn dần Trong đầu tôi luôn có câu hỏi : sao ông
bác chê bà lù đù ? Sao ở nhà ông, bà như
chiếc bếp không có chỗ đặt , bà như chiếc đèn không được dùng đến ,còn ở nhà tôi ,
bà là nguồn sáng và hơi ấm tuyệt vời .Cha tôi hằng tháng đưa bà qua thăm nhà
,lúc về dúi vào tay mẹ những tờ giấy bạc in hình Đức Thánh Trần (mệnh giá 500)ông còn có một tờ, thỉnh thoảng chở thằng nhóc đi hớt tóc và ăn phở mà không
cần hỏi mẹ .Mẹ có bà để kể lể những kỷ niệm thời con gái ở quê nhà cho vơi nỗi
nhớ .Mẹ không hề có một người thân thích tại miền đất mới, ngoài bà bác .Các
chị làm vườn trưa nào cũng xõa tóc nhờ bà bắt chấy , diệt trứng Anh Thạch có bà
thường qua thăm nom . Các chị làm vườn trưa nào cũng xõa tóc nhờ bà bắt chấy ,
diệt trứng .Mấy chú đàn ông nếu lỡ ngủ
dậy muộn do đêm say con bạc hay thất tình ,thì bà chống chế cho .Hai chị em tôi có thêm tấm quà từ bà . Các nhóc tì của chị thứ được bà bồng bế.Các anh chị ở xa luôn an tâm
khi nhà vắng người mà không hề thiếu người . Ông ốm nặng,bà được đón về để
chăm sóc ông .Bà hai theo con ra định cư ở nước ngoài .
Bây
giờ trong khu nghĩa trang này có một đồi thông hai mộ . Hôm nay tôi ghé viếng
ông bà .
Người chủ nhà tết năm nào cô cháu chúng
tôi đến mà họ không thể tiếp , một sáng
sớm ghé thăm tôi .Ông dắt theo cái anh
chàng của câu chuyện “cháo bắp,mắm ốc”để mua bếp lò và chiếc đèn ngày xưa .Họ
kể rằng họ đã tìm xuống “cây số bảy,Trại mát” nhờ giới thiệu . Đó là nơi bà bác
đã sống và ra đi .
Chiếc bếp, cây đèn lâu nay bị chất xó trong gian nhà kho của mẹ tôi .Mấy
chiếc xe đạp cũ, những khung giường, máy bơm …giữ lại thì luôn thấy bộn bề , bỏ
đi thì không nỡ .Trước đó,có một người
cũng tìm đến hỏi mua để về bài trí trong khu sinh thái của ông ta tận khu vực
đèo Prenn.Ông tỏ ra vui mừng vì hai vật ông cần đều tương đối còn mới .Nhưng bỗng dưng tôi lại
không muốn bán
Chàng trai,thầy giáo hụt ,nay đã bốn mươi tuổi rồi, bảo rằng anh ta cùng
một người lập khu nghỉ dưỡng gần thác Prenn này …Anh vẫn làm nhà thầu xây dựng .Bà mẹ mê
lửa ,mê đèn lắm ,nên anh muốn bày những vật này trong ngôi nhà của mình . Họ đưa
tôi đến thăm bà . Vẻ mặt bình thản , lặng lẽ ,thỉnh thoảng bà cười mỉm một mình.Ôi, đó là hình ảnh của bà bác ngày nào !
Bà hỏi tôi : Lâu nay có vô
trong sông La bá để thăm thác Đất làng không ?Bà vỗ nhẹ lên hai cẳng chân ,tôi
lâu nay hễ trời lạnh là mỏi ,không đi xa được nữa .Thác Đất Làng trên giòng
sông La bá nằm gần rẫy cà phê nhà chị cả tôi .Lâu rồi rồi, thời tuổi hai mươi
thiếu nữ , tôi có về đây và đi chơi thác
.Những đồi thông chập chùng, người ta trồng hồng và cà phê bên những vạt đất vừa phở ( cuốc rộng ) đỏ au .Chỉ thỉnh
thoảng, tôi mới gặp một vài người cắm cúi làm việc .Nhưng tuốt bên kia đồi,có bóng những chú bò đang gặm cỏ , một
dáng người gầy nhỏ ngồi tựa lưng vào
thân cây , nhìn chăm xuống đồi,màu áo
xanh cỏ hòa lẫn vào màu cây .Ban sáng,
cô gái này đã lùa bò đàn bò mấy chục con sang cổng ngõ nhà chị tôi để đón đôi
bò nhà chị .Cô chăn bò , chăn rẽ (chia hoa hồng ) cho nhiều nhà hàng xóm trong
thôn .Tóc cô cắt gọn y hệt kiểu đàn ông, áo lính ngụy rộng thùng thình, giày ba
ta , túi vải đeo vai, căng phồng với
hăng gô cơm ,chai nước và chiếc đèn pin .Nếu không biết bố mẹ cô,chủ
nhân đàn bò đông đúc và béo tốt này, thì nhìn ngoại hình và nghe gọi tên Long ,
tôi cứ ngỡ đây là một ..chú bé chăn bò .Khuôn mặt dấu kín dưới vành nón lưỡi
trai rộng ,nhưng tôi cũng bắt gặp hai gò má trắng hồng và một đôi mắt đen sâu
thẳm .Chẳng bao giờ thấy Long cười .Đi chăn bò từ khi học hết lớp 5.Một năm thì
hết 360 ngày lang thang trong rừng thông này với đàn bò . Sáng đón mặt trời
trước mặt,chiều tiễn tà dương sau lưng .Về đến nhà đã mệt lữ .Tắm rửa, cơm nước
qua loa là vùi đầu vào giấc ngủ. Không
bạn bè, không giao tiếp .Không nói năng,không suy nghĩ . Không biết đến
ánh sáng mùi thơm của ngọn đèn dầu, của
bếp củi tạp .Không cảm nhận được sức nóng của mặt trời ,vẻ êm dịu của đêm
trăng,vì rừng thông xanh trên đầu chỉ có một
màu xanh. Người mẹ xót xa lắm ,nhà được đàn bò, nhưng gia đình đã mất
một người con . Một bữa áp tải đôi bò đực lên tận Dalat để phối giống .Xe ô tô
thả bò xuống ven rừng ,chúng nó bị
đứt giây mũi, lao đi như gió .Rồi
chui vào một cái hầm chữ A được đào sâu vào chân đồi.
Bà bác , cô gái chăn bò , và tôi , nếu không có một ngọn đèn và bếp lửa trần gian , ủ nóng những con tim trần gian ,thì bà bác bị chê là dại, cô gái mang bệnh điên và tôi , bộ trưởng bộ lù đù . Bà bác đã đi qua cuộc đời này, còn hai chúng tôi đang vươn vần những tu hội tràn gian , nơi để cho những kẻ mến thế gian này được yên ổn,bình an .
(còn nữa )
No comments:
Post a Comment