Wednesday, November 13, 2024

THIÊN ĐƯỜNG Ở GẦN TA .



 Bố  đẻ tôi   tham gia  chiến dịch  Điện Biên Phủ ở tuổi ba  mươi, sau cả chục năm   ra Hà Nội,làm  thông  ngôn cho  một viên quan người   Pháp.   Suốt thời gian ở  mặt trận, ông     xao lòng trước mẹ tôi,    một thiếu nữ  lá  ngọc cành vàng, con gái   ông chủ hiệu  buôn   bề thế tại vùng  Đồng Nai  Thượng, nay  hình như thuộc  huyện Di Linh,  tỉnh  Lâm  Đồng, gốc  người Hà  Tĩnh,  một chuyến ra  Hà Nội   thế là   bỏ tất cả đi kháng chiến . Bà lại dường như không mấy bận tâm  đến tấm lòng của bố, mà lại    “ mất hồn “ vì     chàng binh nhì  thua mình cả con giáp, chỉ vì anh ta có đôi mắt    sâu thẳm và thổi sáo rất hay. Anh ta lại  giành  nhiều thời gian  ngồi một mình,bảo là “ cầu  nguyện “ khi có thể. Đấy là  một giáo  dân Thiên Chúa . Trong hàng  trang  ra  trận,  có một cuốn  sổ  chép tay,  giấy  vàng ố, tự  may khâu, chép  cẩn thận những câu kinh bổn   đầy ý  nghĩa . Thế là  bố  đẻ tôi cũng tò mò tìm đọc. Ông dễ dàng  có được   cuốn Thánh Kinh bản bằng tiếng Pháp, rồi  trầm tư nhiều đêm . Lúc bấy giờ,trong  vai trò một chính trị viên, ông  thấy mình phải có trách nhiệm động viên   anh em  đồng chí, đồng đội vững tâm  chiến đấu, và công việc chiến  trường cuốn  hút ông từng giờ từng phút, những cũng có lúc  trong đầu ông lại vang lên    những câu    ghi trong hai   phần Cựu Ước và Tân Ước của cuốn Thánh Kinh.  Từng theo  tây học,  trong  chương trình học của   trường  có  giờ  Giáo  Lý chỉ  dành cho học sinh có đạo, ông  không  bận tâm vì   hiểu rằng   mọi tôn giáo  đều khuyên con  người ta làm lành tránh  dữ. Nhưng bây giờ, để chiếm được   trái tim cô   thiếu nữ  xin đẹp kia,thì ông   cần phải    hiểu  nhiều ..

 Sau này,khi   mẹ và bố có  gia đình riêng, cuộc sống riêng, còn tôi là  kết quả  của  một mối tình      đẹp  như mơ   một thời của  họ,    đã có  chút  ý thức  về  những  buồn vui trong  đời, tôi có  hỏi ông,trong bao nhiêu câu  hay của   bộ kinh   mà ông tìm đọc,ông  chú tâm  câu nào , và  ông  thánh nào mà ông  ngưỡng mộ, cũng  như mẹ tôi,  để hai  người  tìm được tiếng  lòng của nhau, dù là  một giai đoạn ,  thì ông bảo ngay :   Nước  Thiên Chúa không phải là  chuyện ăn, chuyện uống, mà là sự công chính,bình an  và hoan lạc trong Thánh Thần . Ai phục vụ  Đức Ki-Tô   như thế thì đẹp lòng Thiên Chúa  và được  người ta kính trọng. Vậy chúng ta hãy theo đuổi   những  gì bình an và những gì xây dựng cho nhau .

  Đây là  một   nhận định về ý  nghĩa   quan trọng của   đạo Công Giáo,mà ông thánh Phao Lồ    viết, qua  “Thư gởi các tín hữu tại Rô-ma" , là một loại   thư tín trong Tân Ước của Cơ-đốc giáo. Sách thường được gọi cách đơn giản là Rô-ma. Đây là một trong bảy bức thư được công nhận là ông  Phao-lô viết để giải thích rằng sự cứu chuộc được ban cho thông qua tin mừng của Chúa Giê-su Kitô.  Nước   Thiên Chúa  chính là,theo cách hiểu  đơn giản  của tôi,một  kẻ   có thời gian đi đạo vì  vâng theo mẹ,  rồi nay lại là một đảng  viên,một cán bộ Mặt Trận  khu phố, là mối quan hệ  giữa  người và  người trong một cộng đồng xã hội,  lấy  “   Chúa Thánh Thần “ tức là  sự suy  nghĩ, cảm xúc, dẫn đến hành động đúng,  để đem cho nhau  “sự công chính,bình an  và hoan lạc” tức là   mối quan hệ tốt đẹp, mọi  người sống trong chan hoà, hiểu biết, cảm thông và tôn trọng nhau , để  không một  quyền lợi về vật chất và tinh thần của ai bị đụng chạm và sứt mẻ . Nay ta gọi là thiên đường .

  Bố tôi tâm sự,   suốt  những năm kháng chiến,   rồi hoà bình lặp lại,  rồi  sau đó lại lao vào một cuộc kháng chiến mới,  ai ai cũng bộn bề  việc  nước,việc nhà,   biết bao  buổi  học tập  ,thảo luận, rồi đưa ra thực hành những chủ trương, đường  lối mang tính quyết sách và chiến  lược,  có  những mất mát,hy sinh, lẫn những quả  ngọt  cứ âm thầm cảm nếm qua tháng ngày,  nhưng  bố tôi vẫn     tâm niệm : phải tạo  mối quan hệ tốt đẹp, mọi  người sống trong chan hoà, hiểu biết, cảm thông và tôn trọng nhau , để  không một  quyền lợi về vật chất và tinh thần của ai bị đụng chạm và sứt mẻ .  Với ông, một  người cộng sản chân chính,   giáo  lý của    một tôn giáo  dù  được nhiều  người thừa nhận,   có thể có  những    hạn chế mặt nào đó,  vẫn  có   những giá trị  nhân văn cao đẹp.  Thời điểm  tôi được   bố  dẫn  vào  Nam để  học hành  và  lập  nghiệp,  các tổ chức  kinh tế tư nhân được chuyển sang    hợp tác xã,khiến   người dân  buổi đầu  ít nhiều bỡ  ngỡ. Nhưng  con   người,  đặc biệt  người Việt mình  vốn dễ thích  nghi, dần rồi thấy quen.  Tôi  quay ra  Bắc,rồi lại vào  Nam,lên tận cao  nguyên.Lúc này bà Bê   bạn tôi  vừa rời trường  sư phạm, leo lên dạy cấp ba,  tôi thì từ cấp  hai  chuyển sang cô  nhà trẻ và  làm  cô công  nhân vườn hoa, đó là  năm  1986,    bọn tôi  từ chỗ  mỗi tháng  cứ ung dung chờ       được chia  gạo  củi mắm  muối,thì  nay tiền ai  người  nấy tự xoay, nhiều  người lo  lắng,  nhất là  nhà có  những ông  anh, ông em độc thân, sống một mình, rằng   mấy ổng   không biết   đi chợ, có nhà nước mua hộ, nay cầm một mớ lương, tiêu   hết rồi làm  sao .. Các  hợp tác xã cũng giải thể .    Có  nhiều  người  cao tuổi tôi gặp lại, bâng khuâng khi nhớ  những ngày “  công điểm “ tức là cứ sáng  nghe kẻng đánh beng thì   ra vườn, rồi “ beng “ thì  về,   vườn  rau xấu tốt  cả   bọn cùng lo chăm sóc, mà  người ta   sống chan hoà,   vui vẻ  với nhau, nay    vườn ai nấy  lo,   lại  đâm ra   tỵ hiềm kèn cựa,  hơn thua với nhau .  Tôi chỉ là  một “ con buôn”  nhưng hàng hoá mà tôi kinh doanh đều là  những sản phẩm từ  đồi nương vườn tược  làm ra.  Dạo chưa  sắm được    gian hàng tiện lợi như  bây giờ, tôi phải    bươn chải  khá vất vả, vì    thuê một  ki- ốt ở Vườn Hoa thành phố thu nhập   rất bấp bênh,  do  thời tiết, rồi địa  điểm  chỉ ưu tiên cho  khách du lịch phương xa.    Tôi có   rất  nhiều  khách hàng,   đa  số là nông dân. Thế hệ    lớn hơn  hay  cùng độ tuổi,ngày ấy  họ mềm mỏng, tế  nhị trong giao tiếp,  nhưng bây giờ   có khi quay lại, tính khí họ cũng thay đổi  vì “ thời thế thế thời thời phải thế”.Nói theo  “ kiểu  “  của  ông thánh Phao Lồ, nước  trần gian  bây giờ   là chuyện ăn,chuyện uống,chứ không phải là chuyện   đem bình an cho nhau .  Bà Vân Thanh,   người cùng     trông coi cửa hàng với tôi,   là   người Công Giáo dòng,vì được nhận  bí tích  Rửa tội ngay khi vừa  đẻ, bảo tôi:   ai muốn  bình an thì cứ  cố tìm cách sống bình an, còn ai  không  muốn thì đó là ..  quyền của  người ta .  Đã  đụng đến  hàng hoá  là đụng đến tiền, nên có lắm lúc   bực bội đến sôi  máu, thì lấy đâu ra bình an  ! Nhưng bây giờ sắp qua tuổi  bảy chục,bọn tôi  cố trấn tĩnh khi     đối đầu với  những  rắc  rối từ tiền gây ra . Có lúc  tôi than  với bà này : cứ như bà Bê  mà  khoẻ. Bà này  có cuộc sống mà tạo  hoá sắp đặt cho rồi, cứ đến tháng thì  đi lĩnh lương,  rồi  đi tái khám,  rồi   cố tính toán chi tiêu  thu vén sao cho không phải đi vay ,   rồi ai   nói gì cũng cứ  cười cười im im,  miễn làm sao       chỗ ăn, chỗ  ngủ, chỗ nghỉ  ngơi  được an toàn .  Tre ở   xa,  cứ tối tối lại  điện cho tôi : chị có qua chỗ chị Bê  không ? Em không   dám gọi,  vì  bận ,hơn nữa biết chị ấy không thích.   Vì bà   già kia  rất ghét  nghe điện thoại, chả là  tai bị lùng bùng do hậu quả của  một thời gian  dài    xạ trị ,mắt cũng  kém, nên  lười nhắn tin .Mở ti vi thì mặc cho   nó hát nói tuỳ thích, rồi   nghe xem được chút nào thì  tuỳ.  Có  hôm  trời nắng đẹp, sau cơn bão số   sáu, tôi   phóng xe qua ngõ, thấy bà này diện bồ đồ  nỉ mà bọn tôi cùng mua   từ  một buổi dạo  chợ Đức Trọng cách  nay cả  thập niên,  đi bộ loanh quanh trong sân, đi từ cổng   chính , ra tận vườn chuối rồi quay  vào điểm ban đầu. Tướng đi hăng hái lắm, tôi tính  tạt vào  nhưng bất  ngờ gặp hai bóng  người cùng ngồi trên hiên  trò chuyện, bà già kia thì đi lại trong  sân. Ôi trời,   mọi khi  một  là bà này  rút,hai là   chủ trên hiên bỏ vào trong. Tôi  cho  xe ẩn vào một  bên  khu nhà lưới nhìn lên,  sau đó có điện thoại   khách hàng  gọi đến, vừa a lô  vừa canh, cả giờ,  bà kia đi   thấm mệt thì  vào nhà . Tối chạng vạng tôi mò  sang, bảo : lỡ mai có  bụi chuối nào bị đốn thì  báo cho tớ biết nhé . Bà  Bê  ngạc nhiên  rồi vỡ ra,à , không có  đâu, vì  hôm  nào  bồ đã   lên tiếng “ không để cho quá khứ là quá khứ mà”. Ngày  mồng 3. tháng mười một, tôi hẹn  chở bà này  đi tiêm thuốc, thuốc  đặc trị  ở đây bảo hiểm không cấp, phải mua ngay chỗ     bác sĩ tư tiêm cho, một nơi   mà trước kia, bên Pháp,  những  người em  ông Linh mục  Minh Tiến gửi  về  cũng   mượn địa chỉ này. Bà kia    vội  vã   đi ra cổng, lại diện ngay cái áo  khoác  xanh  lá hẹ mà Tre tặng. Tôi  nhủ thầm,rồi tối  chuối có bị đốn không đây. Tôi nhác thấy chủ nhà  ra  phía gian kho làm nhà xe,  đẩy mạnh hai cánh cửa sắt, nét mặt   dường như không vui, thì  nhân vật này muôn  thuở vẫn thế . Tôi   nửa đùa  nửa thật, hôm rồi diện  đồ đỏ, nay  “chơi “ áo xanh,  cứ  đỏ xanh loạn xạ  có khiến trêu tức chủ nhà không  đấy! Bà già kia thản nhiên :   y phục  xứng  kỳ đức. Mùa đông thì mặc đồ ấm,  đi dạo trong sân cũng cần tươm tất,  giờ ra phố, dù là đi  tiêm  thuốc,mình là  bà giáo già, phải    trông cho đàng hoàng, tử tế. Mà đồ là tớ sắm,  hay có  người  tặng, chớ có trộm cắp đâu mà lo. Chuối có ba  buồng đang chờ chín,nay có đốn vào thứ chuối đó không ăn được. Hôm sau, vì nàng Tre a lô   từ mãi nhà cô Kê ra, tôi bảo: tớ có qua mục sở thị, yên ổn cả. Vườn rau nay toàn  cây ngãi cứu,    đang bén rễ. Bọn tớ đi tới đi lui xin chủ nhà, vì  mọc ở   vườn bỏ hoang,   nên chủ không buồn  ngó, nhưng nay chỉ còn ..cỏ, vì có bao nhiêu cây   bọn tớ bứng hết. Đang có kế hoạch trồng thêm cây ngò  gai,  thứ này mạnh, mà hạt giống rất rẻ .

 Nhân tiện kể chuyện vườn rau,Bà Bê bảo tưới nước cơm thừa, ai ngờ đêm đêm ông kẹ ( ông  Tí ) kéo đến, bới tung  đất, làm bật gốc mấy bụi hành tăm.   Nhà có mèo mà   vì bọn kia đông quá nên anh này một mình chã bõ bèn . Thế là chờ  tối tối  bỏ thuốc diệt chuột,thứ viên     xanh xanh hình  bầu dục như hạt mít,chỗ các anh ấy thường   ra.  Nhưng hàng xóm lại hốt hết,tấp vào   gốc  cây   trồng trong chậu to.  Bọn tôi ra vườn chuối, thấy ở đây có mấy tấm  bẫy ,loại chuột bò lên ăn là dính, đặt ở đó. Hai bà  già  suy luận: chắc là vì   bã  để kế hiên  nhà hàng xóm, bọn chuột ăn no thì  lăn ra chết gần đó, nên chủ nhà phải dọn. Thôi hôm sau ta   đem  bã ra vườn chuối   mà đặt. Cố làm sao   cho  ai nấy  vui vẻ, bình an .  Cứ kêu "sao mà  khó sống " thì mình phải chủ động  sao cho   cuộc sống dễ chịu, dù     thoạt tiên   thấy    khó chịu.  

 Thế mà mấy hôm nay, dường như  hai nhà hàng  xóm của bà Bê  này  có biến cố gì đó bất an .  Bà Bê kể theo nhận xét của một bà lão vừa   nhìn kém lẫn nghe kém :   một sáng, thứ bảy, tớ  vừa mở cửa thì thấy bà chủ khệnh khạng đi qua  sân,   trực chỉ khu vườn  chuối, rồi quay ra, vẻ mặt đầy thách thức. Nhìn lên  hiên  nhà trọ, có  rào    chăng lưới phòng kẻ gian đột nhập, ngay trước  nhà,thì áo quần giăng la liệt, dường như cả tủ  đồ đạc  đều được … nhúng nước  đem phơi. Bà bạn  già  thì đang có kế  hoạch dọn dẹp nhà cửa, nên  ở trong  nhà suốt  cả  sáng,   đến chiều thì lúi húi   lau nhà,  lau cửa, đôi lúc  tình cờ  nhìn ra , đồ  đạc  thì không có nắng mà chủ cứ  phơi. Biết là có  chuyện   , nên tớ   thấy … bình an, vì có liên quan gì đến tớ đâu.  Bà già kể . Sáng chủ nhật, độ chín mười giờ, tớ   nghe bên kia  ầm ầm gào thét,thoạt tiên ở  nhà dưới, rồi lên lầu. Tớ chuyển ra nhà sau, vì  có lẽ  tai bị đinh, óc bị  buốt. Bà Bê bảo rồi sau đó,    chủ nhà qua hàng xóm  kế bên, có cô con gái  ,  trò chuyện thản nhiên, hẳn là sấm chớp giông bão đã qua.

Sáng thứ hai, lịch chỉ số 11.11,   bọn tôi lên mạng  xem hàng online thế nào, tôi đi  tìm bà Bê  hỏi có mua tỏi đen, thì tôi cầm qua, vì bà này  nhờ  từ lâu,  qua  nhà hàng xóm bắt gặp  ba mẹ con chủ nhà  cùng đứng trên hiên, bà mẹ ủ dột như  qua một đêm mất  ngủ .   Tôi đoán mò theo suy luận của mình :   anh con trai gọi điện về, bà mẹ tức   giận ,quát tháo,   anh kia cậy hai chị đến vấn an mẹ .  Rồi họ kéo nhau đi. Mọi chuyện sẽ ổn thôi,   chúng tôi tự nhủ .  Nước thiên đàng đang đến,  khi  mọi  người không quá bận tâm chuyện ăn, chuyện uống mà    nghĩ đến bình an cho nhau.



 Nhưng quả không dễ . Ba bà già lần lên nhà  chị T và bị .. đuổi   chạy vắt chân lên cổ .   Khi về   đến cửa hàng,bà Xanh mây mặt mè vẫn còn xanh lét,thở hổn hển :

- Tức thật, mình nói   với thái độ đầy thiện  chí , mà bị  gán là điên .

 Tôi an ủi :

- Cả  hai mẹ con chủ nhà đang  ..không bình an .

Bà mẹ ốm , cô con gái  chăm,hai bên xung đột vì    bọn ở xa  hối thúc đưa mẹ đi tái khám, bà mẹ nhất quyết không đi. Chị “ mẹ” bị   thận , mặt sưng húp híp, nhưng  bọn tôi ái ngại thì  chị “ con “ quát  như  chủ quát tớ trong nhà :

-  Húp gì mà  húp. Tại ngủ nhiều  nó vậy. Mấy dì thử  ngủ   cả ngày cả  đêm như mẹ con mà  coi,  không  húp con đi đầu xuống đất.

 Khi đón chúng tôi ở cổng, chị  mệt mỏi :

- Tôi  không ngủ được, cả ngày  ngồi lên nằm xuống, đi  chơi loanh quanh một lát  là thấy mệt,  mỗi bữa chỉ  chừng nửa  chén cơm. Mà đi khám chường cái mặt ra, chầu chực, rồi cũng bấy nhiêu thuốc, tôi ngán tận xương.

 Bà Vân Thanh    nói ra ý  nghĩ của mình :

- Bệnh thận  coi dễ chữa mà khó, vì   không có thuốc,  để nặng quá phải chạy thận.

Chủ nhìn khách,  không nói gì . Khách vào tận bếp,bà Bê ngồi táy máy  mấy lốc  sữa giấy  xếp trên bàn, có lốc còn nguyên, lốc     xé dở. Vân Thanh lại lên tiếng   , mắt nhìn chủ nhà :

- Chị bị thận đừng nên uống sữa, vì  sữa gây  ra chất vôi..

 Cả ba bỗng giật mình vì tiếng quát của  một  người đang  lúi húi  rửa rau bên  vòi nước :

- Chớ cơm đã không ăn,vậy  bỏ cả  sữa nữa rồi làm sao  mà sống !  Đồ điên  mà   còn bày đặt !

 Khi bọn tôi  kinh hoàng quay ra  nhìn, giọng kia vẫn gắt toáng lên :

- Thì hồi tết   ( đầu năm 2024 ) nằm nhà thương, bác  sĩ biểu uống sữa . Mấy bà có là bác sĩ không mà bày đặt  kiêng với cữ !

 Chị “ con “ này vốn  rất nóng nảy,mọi khi một tháng   dỗi mẹ   bốn năm bận.  Có một sạp may nho nhỏ, nhưng nay vừa  chăm cả nhà, có bố mẹ  và  cậu con, rồi    coi ngó  khu homestay,và   bà mẹ đau yếu, nên mệt  mỏi,  lắm lúc  cũng mất bình an, thấy đâu đâu cũng là   hoả ngục.

 Dường như nhận ra  nét mặt không hài lòng của khách,  bà mẹ  trách con :

- Chuyện  người lớn với nhau, sao mày cứ xen vào !

 Vẫn  giọng   không thay  đổi cường độ :

- Thì con có tai,có miệng, con nói . Mẹ với mấy dì sao không ngồi trên nhà, xuống đây làm chi.!

  Rồi  vất rổ  ra sàn :

- Toàn là đồ điên !

 Bà Bê đứng lên :

- Thôi     chủ bếp đang bận,  ta đi về .

 Giọng đuổi theo :

- Về thì về,chuyện ở đâu đừng đem đến nhà  người ta . Điên, khùng !

  Khách  ra cổng, đi qua nhà trên  thì  bị kéo vô xa lông,vì chủ  quyến luyến nhìn cô em gái :

- Dì độ này tiền nong ra sao ? Hôm trước  dì   gửi tiền điện  hai tháng cuối năm,tôi đưa cho tụi nó ( hai vợ chồng anh con trai ). Tôi có dặn nếu dì Bé có  chậm thì tụi bay đóng giúp   dì ấy.

 Bà em cười :

- Khéo ăn thì no,khéo co thì ấm.

 Tôi biết bà   đang có  kế hoạch “ nuôi heo “ để  trả tiền  mạng    và tiền cước điện thoại. Mạng coi nhiều, vì   nghe nhạc, vì  có nhiều thứ tò mò,  còn điện thoại thì để mua hàng , để đặt xe . Người chị  nhìn chúng tôi phân trần  :

-  May là có lương,chứ không thì hai bà chị phải  bỏ ra  ít nhiều,   sửa  lại nhà,  ngăn ra vài ba  buồng cho khách  ở trọ,kiếm thêm mỗi tháng  ít nhiều thuốc  thang, chứ .. mà bà kia giận nên im lìm lâu nay .

 Bà mẹ thở dài. Mỗi bận gặp chị lại thấy chị yếu đi, mà  tâm không  an. Đó,rõ ràng chị giữ khách vì :

- Trách cậu hồi đó cứ để nhà cho   nó,chia cho hai chị làm chi,rồi bà kia hờn, cháu cũng giận, chị em  từ hồi tháng hai ( âm lich) đến giờ không  ngó mặt nhau .

 Bà Vân Thanh  rút kinh nghiệm bị cô con gái chủ nhà quát tháo nên  dẩu mặt làm thinh, tôi nhỏ nhẹ :

- Chị cứ lo cho sức khoẻ của chị, rồi..tới đâu hay tới đó.

  Yên lặng.Mãi lát sau chủ lại   hỏi  bà em  :

- Còn chuyện dưới nhà   thì sao !

 Tôi đùa:

- Ban ngày  luôn có kẻ ra  người vào,vì mấy cô con gái chịu khó qua  lại hỏi thăm. Còn đêm thì đèn sáng choang, có  mấy còi báo động reo liên hồi ..

 Chị chủ nhà cau mày :

- Hồi trước có một còi mà !

 - Ồ nay hai cái, cái to cái nhỏ, từ bữa tụi em nhắn tin “ có vay có trả” nên hàng xóm lo .

 Bỗng đầu bếp từ  dưới nhà xồng xộc đi lên, tay vung con dao nhọn sáng loáng,  bốc mùi thịt  heo tươi :

- Không cho mấy bà đem chuyện ở đâu đến  đây, rồi  người ta  lo, rồi bỏ ăn  bỏ ngủ .  Đi  , đi chỗ khác mà kể mà lể . Ở đây không chơi với   người điên .

 Dao  và  người xấn thôi. Thôi,  tránh voi chẳng xấu mặt nào, bà Bê ngồi gần cửa,lại đi dép  nên nhào nhanh ra sân, bà Vân Thanh  và tôi  chạy ù ra  ngoài, túi xách và  giày  nằm lăn lóc  nơi cửa,đúng là “ bỏ của chạy lấy người “.

 Bọn tôi uống hết bình nước  của bà Bê đem ra .Bà Vân Thanh  hậm hực:

-  Sáng nay đi không coi ngày .Bận sau có  ghé phải canh  cái con nhỏ kia !

 Tôi hiểu vì sao có  một thời gian  hai mẹ con chủ nhà luôn căng thẳng với nhau, nhưng  người  thiệt là bà mẹ, vì chị  mất đi  một cộng  sự nhiệt thành . Cô con gái dù  lắm lúc cháy túi và  nổi  nóng bất tử,  nhưng biết đi xe,giỏi a lô,mẹ muốn thứ gì, giờ nào  cũng có   kẻ   phục vụ . Nhưng cứ  gây địa ngục cho nhau như vậy  cũng …   . Tôi  không biết dùng từ  gì cho  hợp .

 Tối về,tôi lại a lô cho  Tre, báo cáo tình hình : all is  well.

 Dạo này  tôi  luôn    hát bài  " Ta đi trong nắng mới " (  Lương Ngọc Trác ) mà   dạo ở Đồng Nai, mỗi khi   đến khu tập thể trường Phú Ngọc A,  hai   cô giáo trẻ hay hát .

 Trời cao thêm xanh, muôn ánh lung linh trên ngàn hoa/ Đường xa thêm vui, chim hót một bài ca không lời .

 Từ bao năm qua ta đi  diệt quân giặc ngoại xâm /

 Hôm nay ta sẵn quyết tâm xây cuộc đời .

 Đường ta đi đang toả nắng bình minh /

 Ngày mai hoa đỏ thắm trên quê hương mình /

 Tiếng ai nói như trái tim tôi đang thì thầm :

 Đường ta đi tới,thêm tia nắng vui, thêm bao nụ cười /

 Vì ngày mai, thêm bông lúa mới .

 Và câu kết, hát bè nên mỗi  ca sĩ một  điệu,nhưng bây giờ thì hoà vào nhau : Chúng ta đi vì hạnh phúc con  người .

 Tìm được hạnh phúc chính là đang sống ở thiên đường ,  và đó là nước Trời mà ông thánh Phao Lô mơ ước . 

                            Giang và Vân Thanh .

 

Saturday, October 19, 2024

LET BYGONES BE BYGONES ?

 


 

  Những  ngày     hai miền nước  ta   vừa thống nhất,  cha con tôi vào thăm   gia đình  người chú  từng có  mấy chục năm  sinh sống ở trong  Nam , nhân chuyến công tác  đầu tiên của ông, một kỹ sư   nông  nghiệp  thâm  niên   ngoài  Bắc .  Thoạt tiên   hai  bố con chỉ ghé chơi,  vì tôi còn  bận ôn để thi đại học vào dịp tháng  bảy năm ấy ở ngoài Hà  Nội  ,   và công  lệnh của bố tôi được  cấp trên  ký đi công  tác   miền Nam trong   độ hai tuần .

Hai bố con tôi được      giới thiệu đến trọ trong một    cư xá  ở đường Hai  Bà ,đối diện với  khu   nghĩa trang  nổi tiếng    rộng lớn ở thành phố này,  nghĩa trang  Mạc Đĩnh Chi .  Cư dân ở gần đó bảo “ nghĩa trang nhà giàu”, khiến kẻ ở xa  đến  như tôi  khá tò mò . Những phòng kế  bên đều  có   nhiều cán bộ từ   Bắc vào,  mỗi người một việc,    vì   tình hình miền Nam lúc ấy    còn  bề bộn  nhiều mặt. Tôi nhớ phòng  kế   có  một  chú  nom  trẻ hơn  bố tôi nhưng đã bị chứng huyết áp cao. Cách chữa của chú là ngoài thuốc uống đều,thì chú ăn cà chua.  Chợ  Tân Định cũng gần đó, chú mua cà chua   chỉ lựa vài quả chín, còn     rất nhiều quả  ương,quả  hườm hườm .   Cửa sổ  có  nhiều khung kính   tràn ngập  nắng, chú xếp  cà chua ở đó,  trái chín  vừa tầm tay,trái xanh thì  để xa một chút. Cứ khi nào   hàng quân cà chua  chỉ còn vài trái, chú lại lẳng lặng ra chợ tìm mua vài  ký khác . Sẵn cà chua, nên khách đến cũng được mời ăn cà chua  chấm đường,bữa cơm có món cà chua   chấm mắm ..  Tôi     vừa từ  Hà Nội vào, bạn bè chưa có, mấy đứa em nhà chú thì toàn là con trai,     khó  bắt bạn, còn bố tôi thì     chỉ tạt qua        khu   cư xá này,ông lao xuống các tỉnh   miền Tây Nam Bộ,nơi có  những cánh đồng  bát ngát cò bay thẳng cánh,  rồi tối tăm mặt mũi vì công việc. Chú hàng xóm có    “bàn cà chua “ trái lại, chỉ   ra khỏi nhà vào buổi sáng,chiều tối lại ngồi vào bàn  viết   viết,   rồi  ngồi thừ người  suy tư. Có hôm rỗi chú cháu rủ nhau qua   thăm   nghĩa địa , khi    về chú lại  ngồi vào bàn,gõ máy chữ   rào rào  . Chú ấy là nhà báo .

 Những lúc chú nhà báo rỗi  , tôi được phép ôm sách qua,    nhờ chú chỉ bài cho,  ngắm nghía gian phòng của chú, cũng y  hệt phòng bố con tôi,có  khác là  dãy cà chua. Nhưng tôi chú  ý một    dòng chữ tiếng Anh   viết bằng  bút mực  khô,ở miền Nam  ngày ấy  gọi là bút  nguyên tử,  chữ  thường trên khung gỗ . Let  bygones  be   bygones. Tôi vốn là cái đứa  “ dốt đủ thứ “ ngoại ngữ thì tòm tèm vài từ  tiếng Nga, tiếng  Hán, nên  dòng chữ này   tôi  không   để tâm. Tôi có hỏi chú nhà báo, thì chú bảo :  người này muốn  bảo ai đó rằng   hãy nên  quên đi những điều không hay trong quá khứ , hãy quên đi,   đặc biệt là hãy tha thứ cho kẻ đã gây ra điều đó . Tôi lơ đãng nghe,  nhưng tôi     thấy vẻ  mặt chú nhà báo bỗng  trở nên tư lự,  trầm ngâm .

 Thoáng chốc, ngày ấy  và bây giờ  đã  gần nửa  thế kỷ .   Tôi     đi học     tiếng Anh,   để   việc kinh   doanh thuận lợi  hơn ,bắt  gặp     một từ  và  ký ức   ngày nào  hiện về  .Many people cherish the bygone days of their childhood memories.  Thế mà    có lúc phải sống  “let  bygones  be   bygones.”

 Có một dạo, tôi chỉ tập trung vào việc   làm ăn,mục đích để thoả mãn đam mê,  và       để   chuẩn bị   chút tài chính khi về già . Bà Bê bạn tôi ngày ấy  tham gia một tu hội đời,  nghĩa là  có  ý đồ sống độc thân, tôi cũng  là một thành viên,  vì     tò mò, vì   đến đây có  bạn bè,thế thôi . Rồi  đột nhiên tôi phải   đi lấy chồng vì     lão Tăng  bọn tôi vừa  quen   tấn công dữ quá. Bà Bê    rời tu hội,làm một bà giáo già  hưu trí, tôi từ  chỗ là công nhân  nay chuyển sang   kinh doanh tư nhân. Bà kia lại đổ bệnh,   mà anh chị em  đều có cuôc sống riêng, thế là bây giờ tôi chả có thì giờ  ngồi “cherish the bygone days of my childhood memories. “ mà chia làm ba rõ ràng : kinh doanh, chăm nom ông chồng và  dành một chút  cho bà Bê kia .

Với  bà này,tôi có nhiều ân nghĩa . Ngày đi học sư phạm,  bà ta thường xuyên   giúp tôi  chép bài,soạn giáo án, giả làm học trò   khi bọn tôi  thực hành   trong  vai thầy giáo . Khi ra trường,thì  hầu như bà này là một nửa của tôi. Lúc tôi làm công nhân,   bà này lại là    “ cán bộ hậu cần “ vững chãi  của tôi “. Có lắm lúc công việc   trì trệ, thu nhập kém, đặc biệt vào  những tháng mùa mưa   như  bây giờ,    nơi tôi làm việc là   Công viên Hoa,  mà mưa gió   ai đến đây làm gì,   trong túi tôi  chả hề có lấy vài hào, thì tôi  vẫn ung dung ghé bếp nhà bà này, cơm no  ba bữa . Tôi vẫn tự hứa    sẽ  đền đáp khi có thể . Đó là lúc này .  Bố mẹ tôi chia tay khi tôi   chưa đến lớp mẫu giáo,mẹ kết hôn với  ông  Bọ,người  thua mẹ  đến cả chục tuổi,  rồi bố lại   tục huyền . Tôi  luôn thấy mình lạc lõng, nhất là khi   tìm đến đất phương Nam để lập  nghiệp.  Trời  xui đất khiến  làm sao mà tôi gặp  bà Bê . Gặp khi   bà này vừa chân ướt chân ráo  rời cao nguyên về  phố  nộp  hồ sơ,   rồi   cùng chia sẻ  những kỷ niệm khó quên thời    cùng học làm cô giáo,rồi ra làm việc, rồi lúc  cả hai đều  ở tuổi  già  lão …

 Thoạt tiên tôi  có  lúc ghen tỵ, vì bà kia  lớn lên được bố mẹ cho ăn học tử tế, tôi thì  vì    lười,rồi  bà   Bê  được  về làm việc  gần nhà,  có bố mẹ anh chị em quan tâm,còn tôi, có  bốn anh em,người  cùng bố,  người  cùng mẹ,  nhưng  tôi vẫn là kẻ cô đơn .

Thật không ngờ,  nhỏ bạn tôi cũng là kẻ cô đơn .

 Khi tôi  ghé nhà bà này   để dùng bữa,   có lúc  cuộn chăn ngủ khì,mặc cho bà kia   ngồi gò lưng gò cổ  soạn giáo án,  có lúc hai đứa đi dạo, bà kia thì thầm đọc mấy câu thơ mà tôi  nghe như   vịt nghe sấm .   I  wandered lonely as a cloud/That floats on high o'er vales and hills /When all at once I saw a crowd,/A host, of golden daffodils;/Beside the lake, beneath the trees,/Fluttering and dancing in the breeze.

( thơ của   William   Wordsworth )

 

 

Bà  Bê giải thích là  có một  người  cô đơn, đi  dạo chơi bên hồ, dưới những khóm cây.  Người ấy  thấy mình lang thang lẻ loi như   những đám mây trôi  qua thung lũng,   ngang bầu trời,thì  bất chợt   khám phá  ra  một khóm  hoa thuỷ tiên  dưới hồ nước, sau rặng cây.

 Một kẻ cô đơn, nhưng không lạc lõng,vì có  mây bay trên  đầu,bên cạnh có hoa  nở, có hồ nước, khóm cây..

 Ở tuổi “ gái ba mươi thì đã toan về già”thì chúng tôi, hai   mụ ế, bị xem là   quá  đát , nên thấm thía nỗi cô đơn lắm lắm .

 Tôi cô đơn  do tôi tự chọn, chứ nếu  về Bắc sống, sau khi  có bốn  năm  công tác ở miền Đông Nam bộ,  thời hạn mà chúng tôi  đùa “ cho  xong tập sự “ ( vì hồi đó, bọn Cao đẳng sư phạm chúng tôi về đây nhận   việc, mức lương là bốn chục đồng triền miên bốn  năm ròng rã, không lên không xuống ), thì tôi cũng có một  mái ấm, có  một nhà tôi hiền lành, chăm chỉ,  và  sẽ có  những đứa bé…

Bà Bê có   một lý do để chọn lối sống “ đi lang thang lẻ loi như đám mây “ vì   bị  nhiễm chất  da cam,sợ sinh ra con dị dạng, thì khổ cho con sau này .

 Thế nhưng,bà này lại   cô đơn  cùng cực ngay trong ngôi nhà . Các chị kết hôn,  ra riêng, cậu em út kết hôn,cũng có   cuộc sống riêng,rồi bố mẹ qua đời .

 Tôi có  vài  người bạn cũng  rơi vào cảnh “ ế òm “như bà bạn nhà giáo. Họ không thể  kết hôn vì có lẽ thời điểm trai thiếu gái thừa, cứ cắm  cúi  đi làm cô giáo ở một nơi không có thầy,  mà phụ huynh (  anh của học trò chẳng hạn )thì   kính nể các cô lắm lắm . Các cô giáo   nuôi  bố mẹ, rồi chăm cháu cho anh em trai. Khi bố mẹ quá vãng,họ bỗng trở nên   lạ hoắc với gia đình  em dâu,chị dâu . Có  người phải dọn  đi ở chỗ khác, hoặc  xây nhà riêng,  tường rào kiên cố,    có gặp cháu và anh chị là dịp giỗ tết hiếm hoi trong năm. Và cứ thế rồi âm thầm   đi về một miền thật xa .  Một năm một lần giỗ…

 Bà Bê này cũng có một cơ ngơi riêng, nhưng  lúc ấy  do còn mẹ nên chưa tách   nhà,mà chỉ tách bếp. Bà mẹ thì    trọng  con trai,  cưng cháu nội, và hẳn  nhiên là   quí dâu . Nói như bà cô của nhà văn Nguyễn Khải ,con dâu là  vàng trời cho,mình không có công đẻ ra  nó,cũng không nuôi nó ăn  học ngày  nào ,  bỗng dưng nó về  nhận mình là mẹ,sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ  trẻ  đến già, không lễ sống nó thì thôi , còn hoạnh hoẹ nỗi gì . Và cô con dâu chỉ biết có mỗi mẹ là  nhân vật  cô  cần chiều quí và tôn trọng  trong thời gian đầu, còn càng về sau thì  xem như bà là một “hàng xóm “ bởi việc chăm nom bà đã có cô con gái ế chồng và hai cô kia lo lắng rồi . Còn   khối   tài sản  kếch xù  bà để lại   thì cô   giữ  tâm thế “ dâu   một”, của mẹ là của   vợ chồng tụi con . Vật cản  lớn không phải là hai chị đã ra riêng,mà chính là   bà cô   chị chồng   ế ẩm hẩm hiu . Phải  loại trừ bà này .



Tôi nhớ khi tôi phát hiện ra xung đột hai chị em ( do tôi ăn

riêng bếp với hai mẹ con bà Bê từ đầu   năm 1987 ) là dịp

giỗ ông cụ, cuối tháng chạp Âm lịch,   ngày   13.2.1989  Hai đứa tôi không được dựgiỗ nên đưa cơm vào buồng ăn,lúc này  bên ngoài thì khách đã về buồng chúng tôi chung vách với buồng đãi khách ), lúc đó cô con dâu, cả xóm  gọi là  chị  M,    ngỡ bọn tôi đã đi vắng, thế là tố khổ bà dì với đám các

con chị cả tôi, có tới năm cô. Tôi ngạc nhiên lắm . Bà này bịa

hay thiệt.Nào là bà kia có nhiều bồ, cuối cùng chả thằng cha

nào dám rớ, rồi nào là đi dạy về là lăn ra ôm ti vi, giao hết việc

cho bà mẹ,nào là vòi vĩnh nọ kia, xe cộ, ti vi, mà ông M  không chịu mua,nấu ăn thì dở ẹc, lại hay làm nũng , còn bà mẹ

thì buộc ông Mai bỏ tiền mua sắm nhiều thứ . Hồi ấy Bà   Bê   không

có tivi riêng, chỉ đi xe đạp. Mãi  về sau này,  tivi bà cụ bỏ tiền   túi của  cụ  mua  cho     ,còn xe   máy   thì bà có đề

nghị nhưng cậu em  từ chối. Mà bà này chả hề đòi hỏi gì cả .

 Tôi bỗng tò  mò .Hai nhà hai bếp riêng,  bà Bê  ngoài giờ  lên lớp thì  về nhà  giúp mẹ trông cháu. Vợ chồng  người em có   bốn con,  khi  bà này  tốt nghiệp đại học    trở  về quê  công  tác  thì  cháu đầu  mất( một cháu trai)  sau đó bốn cháu khác   chào đời. Nhà  có vườn,có khu chăn  nuôi, đôi vợ chồng trẻ bận bịu  vô cùng, có bà  và cô    giúp đỡ,thế là quá may mắn  và hạnh phúc .  Cũng nói  như nhà văn  Nguyễn Khải,hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng  bất ngờ, không thể   đi tìm mà cũng không nên cầu  xin .Nó là cách sống,một quan niệm sống,một nếp nhà …ở trong tay mình,nhưng   nhận được ra nó,có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ .

 Với tác  giả này,qua   điểm nhìn  một  người cô, em  ruột thân phụ ông, nay đã tám mươi, hạnh phúc có được  là do  ý thức mỗi  người trong  gia đình.Với bà cụ này,con người ai cũng có phần thiện,phần ác.Muốn dưỡng  thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có pháp luật .Trong gia pháp có phần truyền thống và danh dự dòng họ ,có phần đạo đức của người trên và  nghĩa vụ của kẻ dưới . Khi ý thức mình là  người  trên,dâu một mà “chị M” đã  chà đạp lên gia pháp,phá  huỷ  truyền thống, danh dự  giòng họ, cậy mình có luật  pháp trong tay,buộc bà chị  chồng,kẻ dưới,phải có nghĩa vụ là   làm theo, không được kêu ca ,chống đối, và ngược lại thì  :cho mày chết. Lũ con tao không phải là cháu mày,  và những  gì thuộc về mày phải là của tao .

 

 

  Đành rằng giữa chị chồng và em dâu   thì   mà tránh khỏi  những va chạm. Ông bà xưa thường kết án  những “ mụ o  nỏ mồm “ tức là lấy  quyền  “ nhà của cha mẹ tôi” để  ức hiếp   nàng dâu,nên mới có câu “ giặc  Ngô  không bằng bà cô bên chồng”. Nhưng nhìn đi nhìn lại  những “ bà cô “mà tôi biết,thì cuộc chiến   giữa  họ và   chị hoặc em dâu, kẻ bại trận, giương cờ trắng chính là “mụ o, bà cô “.   Vì  nàng dâu vừa có chồng, vừa có bố mẹ chồng    che chắn ,còn các mụ o kia, hoặc là có  gia đình riêng, thì  không   thể    can thiệp các hoạt động  nhà chồng, vì ngay cả  “ bà cô ế “ còn chịu thua nữa là . Tôi không nại cớ  Bà Bê là bạn  tôi,mà   tôi  chỉ đứng ở   vai   một  quan toà, rõ  là  cô em  có thói  càn rỡ từ  buổi  bước chân về nhà chồng . Chị chồng  từng đi dạy xa,được  đi học tiếp,muốn học gần nhà  ( đại học Dalat) thì cô em  dâu phản đối quyết liệt, đến khi cô chị      quay về   công tác gần nhà, cô em lại gây áp lực , đến độ cô chị  có lúc ngỡ phải     sống ở một nơi khác,không phải là  ngôi nhà của cha mẹ .  Hai ông bà thân sinh ra bà Bê có mỗi một  người con trai  ( người trai đầu lòng mất khi tám tháng tuổi vào năm  1945 )  nên  do phong tục   của người Việt, con trai mới là con,còn con gái  là con  người ta . Con gái  sẽ gánh vác cơ  ngơi nhà chồng,  chứ con trai và con dâu là chỗ để người già tựa nương .

  Một bà chị thì  không  thể kết hôn,mà    em trai và vợ lại muốn tống khứ .  Xung đột bùng nổ ở  đây .

  Thoạt tiên là họ giao phó việc chăm  bà mẹ cho   cô chị. Bà này phải chi tiền lương để phụng dưỡng mẹ . Bà mẹ có  tiền  tích cóp của bà  , nhưng bà  lại giao cho con trai  coi ngó,mỗi tháng anh này  trích ra  mua gạo,  tiền điện nước    cũng tính vào đó,  còn tiền thức ăn,  thuốc men, áo quần..thì  cô con gái chi.  Cô con gái đau ốm,anh  này  chi cho  chị   một khoản ( một trăm bốn chục triệu,  nhưng báo với mẹ là cộng thêm một chục  )   

 Khoảng cách hai   bên  xa  dần khi  vợ chồng cậu em   dự tính làm  nhà riêng,giao nhà cho hai mẹ con bà Bê . Nhưng do   đất vườn   quá  nhiều  nước, việc dựng nhà  không thành,nên  cứ nấn ná mãi đến  2007 thì hai hộ mới có nhà riêng,sân riêng. Còn từ  1985 ,khi Bà Bê rời trường đại học  về quê,  đến lúc nhà  người em    lên  đời ( nhà lầu,mai kia sẽ sắm  ô tô  ) như mơ ước của mọi  người, thì  vẫn chung  khu thờ tự,nơi tiếp khách,nơi sinh hoạt chung.Chốn riêng tư của Bà Bê là buồng ngủ, trước kia là  phòng  của ông  bố,có   chìa khoá riêng. Thế  nhưng chìa chỉ để  phòng ngừa  người ngay, còn kẻ gian ..

 Bà bạn tôi bảo hiền  thì  không hề  hiền,  bảo dữ thì cái  dữ của nhà giáo có mức độ,  đó là “ biết điều”. Bà  này luôn ý thức mình là chị ,lại  là cô giáo,mà  bọn trẻ ngày một lớn, đều theo học  ngôi trường có một con  người đóng hai vai,   làm cô  ở trường, làm bác ở nhà, cư xử ăn ở làm sao để    đừng làm mất lòng mẹ và các em , lại  để cho các cháu kính trọng .

  Gia đình cậu em có quan niệm khác: bà cô ở trường thì cứ ra trường mà làm cô, còn ở nhà,bà này chả khác gì một khách trọ . Mà là chủ thì phải ở thế thượng phong . Bà chủ ( bà chủ chính là bà mẹ già, nhưng sau khi ông mất,thì bà giao vườn cho con  trai và dâu ) nay  nghiễm nhiên là chủ lớn,bảo  sao thì  khách phải  nghe theo. Những đồ dùng cá nhân của    khách,chủ muốn dùng thì thoải mái ( vớ,  bàn chải đánh răng ,liềm cắt cỏ, đồ đồng gia bảo,  thậm chí cả tiền  được tặng khi về hưu) nếu không dùng được,thì chủ   xé ( áo sơ mi    cô  tặng cho cháu gái )     chọc thủng ( hai bánh xe đạp ) bịt vòi nước (  khi  bà này trồng mấy bụi bí sau bếp) dấu biệt ghế ( khi  bà cô mở lớp dạy thêm ) đốt( cả  cuốn ảnh chung gia đình chồng gồm biết bao con  người từ  1940 ),rồi  sau này,khi bà mẹ  qua đời, bà  bác sống một mình, đau yếu,thì   phá băm vườn chuối,  nhổ bỏ  cây ngót,  xả rác khắp nơi,  treo những áo quần nội y  ngay trước bàn thờ, rồi  nhảy lên mái nhà dẫm sập   xà nhà, nát cả tôn lợp. Làm cho hả cơn giận,  để tìm   sự  “ dễ  chịu” vì như thế  bà chị kia , mới chịu hoặc là bỏ đi,hoặc là có  bao nhiêu tiền thì đưa ra đây, tao mới cho mày  yên , dù bây giờ  nhà ai nấy ở,cơm ai nấy  ăn,điện nước của ai  người ấy dùng .

 Đã không  xem là    người thân, thì phải cách ly con cháu  khỏi bà già kia .  Chỉ nhờ vả nhỏ cũng    xé cho to “ lợi dụng cháu, đẩy cháu vô tù, cô gì mà ác nhơn ác đức “.  Biến  trắng thành đen,đen ra trắng theo chiêu “vừa ăn cướp  vừa la làng “ khiến các cháu xem cô như kẻ thù, hay là kẻ   xấu xa,đồi bại nhất trên thế  gian này . Dạy cho con “ hễ có cơ hội thì chửi  vong mạng bà ấy cho tao”. Hai con rể, con trai thôi thì tha hồ  moi trong kho từ tiếng mẹ  đẻ, những từ  ngữ nào bỉ ổi nhất, đê tiện nhất, thối tha nhất thì dành cho bà cô này ,  dù  sờ sờ cái  sai ,cái quấy  đều từ  “ mẹ lớn “  gây ra .Phá vườn,  xả rác, bịt vòi nước,cứ thế mà làm,nhưng hễ có phả  ứng là “ lấy thịt đè ngửi “ chửi  rủa  rầm làng rầm xóm,  và  hễ có  khách đến là   tìm cách  bêu diếu,miệt thì bà cô già . Có một cụm từ mà   mấy mẹ con, mẹ,hai   rể, con trai,cháu ngoại,thường xuyên   xỉa xói : cái thứ đó mà cũng đòi làm  cô giáo ! Lần  đầu,bà Bê  thấy cô em  ngang ngược,thì   viết thư  phân  trần phải trái . Cách trả lời của  cô em này là :  trả lại thư ( vất qua  nhà chủ,có khi vo rồi quẳng ra sân, sau này anh con rể cũng học theo ) ý là  “ tao không   biết “. Tiếp theo là  sai con  qua  quát tháo, thách thức : có đi báo công an thì cứ báo,chứng cớ đâu ! Và bước tiếp theo là  kéo đến chửi rủa  ngay  hiên nhà . Chủ kia  ở trong thì   kiên trì chờ,hễ bà này vừa thò đầu ra,có khi là hái mớ gia vị ở sân,thì kinh hồn vì trong tích tắc đầu trâu mặt ngựa kéo đến rất đông ,    quát  tháo     cho đến khi đối phương  bỏ vào nhà,mới ra về. Bà chị chồng  hay tin  thì  nhắc nhỏ “coi chừng đi tù  vì tội bạo hành “thì câu trả  lời “  ối, cóc sợ, ăn cơm tù thì đỡ tốn cơm nhà ! “. Từ đó ,bà chị hễ   nghe đến  mọi hành vi trái khuấy của cô em dâu thì lắc đầu ngán ngẩm,nhà tù nó còn không sợ, thì bọn  bây ( bà Bê và bọn tôi, Giang Tre ) có kiện tụng rồi cuối cùng cũng ngồi đó,ăn cứt nó mà trừ .

 Bị bạo hành suốt từ  bốn chục năm qua,bà Bê kiên trì đương đầu,như thế “sống chung với lũ “ Thoạt tiên bà   nín lặng, vì    thương mẹ mà thôi.  Bà có chút hy vọng ở cậu em ,nhưng   cậu em  cũng  bất lực trước con  người  mà   sống phần ác mạnh hơn phần thiện . Bà    bi quan,nhưng vẫn  niềm tin vào  những người cháu. Vì vậy mà dù  cô em dâu   giở  hầu như tất cả mọi  ngón  cờ,bà này chỉ đưa ra một đường đi: đó là  nhịn . Vì bà muốn giữ sinh mạng và  sự sống của mình .Khiêu chiến với  một con  cọp hung hăng, thì kẻ  bé tẹo như con  khỉ của bà  hẳn nắm phần thua.Có khi còn nguy đến tính mạng, bên kia đi tù,còn mình  thiệt thân,lãng phí .Bà kia  càng  vùng vẫy dọc ngang, bà này cứ  ngồi một chỗ  theo dõi và cười thú vị.Món tiền rất lớn được biết bao nhiêu  người tặng  khi vừa về hưu,cô em  cuỗm mất, bà xem như  biếu họ.  Có  giàu thì chưa rõ,nhưng ông chồng lăn ra ốm và qua đời.  Người chị  thì  lại  ngày một khoẻ,dù lúc  em ốm, chị còn ốm  nặng hơn,trầm kha hơn ,  giữa lúc cô em dâu lồng lộn   phá phách,truy  bức  ngày đêm .Bà thấy hạnh phúc,vì    giữ được  gia pháp,thực hiện đúng luật pháp,gìn giữ được truyền thồng dòng họ, nếp nhà .

 Thật tiếc   người con dâu từng được bố mẹ chồng và các chị chồng  tôn lên cao,bái lạy lễ sống, mà   đánh đổ tất cả, chỉ vì “không tin một ai, không tin lòng tốt ở đời, mà  chỉ tin tiền” .Bàn tay cứng  cáp  vốn   siêng năng, tháo vát, lam lũ  của cô em con nhà nông .. bỗng   nhiễm độc vì    mải  đi tìm và đếm tiền,đến bây giờ không còn là tay  người nữa, mà là tay  của một thế giới khác loài  người .Bàn tay này “ điều khiển một đội  quân giặc cướp,sẵn sàng tàn phá tất cả, tiêu diệt tất cả để đạt  những cái đích phù phiếm của chủ nó” ( Nguyễn Khải )

 Đồng tiền vừa là chủ, vừa là tớ,là bạn đường lẫn giặc cướp.Nhà văn này kết luận.Theo ông,con người ta  luôn  sống theo trực giác,kinh nghiệm,  lợi ích trước mắt,thì dẫu  lúc tuổi  hai mươi hay  bảy chục, như cô em dâu bà Bê,thì vẫn để cho tiền  làm chủ  và ta thì  bị chúng   là những tên cướp thống trị .

 Hàng ngày tôi vẫn đạp xe qua  khu  sân bóng thành phố trước kia là  nghĩa trang, trong đầu hiên lên dãy nhà đối diện và câu  phương châm “ hãy để  quá khứ là quá khứ”.   Hãy nên  quên đi những điều không hay trong quá khứ , hãy quên đi,   đặc biệt là hãy tha thứ cho kẻ đã gây ra điều đó .

 Chắc đó là lời khẩn cầu mỗi ngày của Bà Bê. Nhưng tôi, tôi khó lòng chấp nhận,bởi tôi có lý do của tôi.

  Rồi có lúc   những phụ nữ chúng tôi,   đều cần một chỗ ngoài nghĩa trang.

                     Giang Bé  Tre . 

Monday, September 30, 2024

HÀ NỘI ƠI !

 




Hướng về Thủ đô thân yêu  ngày  10.10.

      Lão Tăng nhà tôi,- gọi như vậy bởi   hồi   vừa  quen,  chúng tôi  nhận thấy  ông này  và một  người bạn    quê gốc Quảng Nam, có  thói  quen là  bao nhiêu  từ     vần  “ân” thì chuyển thành “ ăng”. Hai ông này  nghiên cứu và áp dụng  phương pháp  Tân dưỡng sinh của  người  Nhật, bữa cơm có nhiều rau,  cá,ít thịt,   và  dứt khoát  không  thể thiếu  món   mè  rang giã  nhỏ . Bây giờ vẫn vậy. Nhưng phát âm thì thế mà hát  thì   đâu ra đó . Bà Bê bảo hồi   bà ấy học tiếng Anh,   khi mới vào lớp đầu cấp hai,   nhiều cô  bé con  thụt lưỡi lại vì    buộc phải đọc to  những    âm điệu quá xa lạ.  Cô giáo   lo lắng :

- Hồi học   lớp dưới các trò có  hay hát không ?

 Ồ có  chứ .Nhiều cái mồm xinh xinh nhao nhao đồng thanh . Cô bèn bảo : mình hát làm sao thì học tiếng Anh này cũng thế. Tức là   phải ép  theo   các từ theo  giọng     của  người ta  , tức là    , cô đưa thí dụ,  phải chuyển là …Thế là các  cô  bé này   cảm  thấy   cái thứ tiếng   kỳ cục kia  có  rất  nhiều điều thú vị.   

  Khi tôi khoe rằng  nhà tôi có một “  danh ca”,tức là một ca sĩ  tiếng tăm,bà  Bê  ngạc nhiên lắm .Làm sao mà   không ngỡ ngàng,vì  bà này chỉ được nghe các vị ấy   nghêu ngao vài câu   để pha trò mà thôi.Hát hay  có nhiều yếu tố, chất giọng, nắm  vững kỹ thuật và cả cảm xúc nữa, theo tôi là thế. Tôi mới chợt  nhìn lại mình .  Hồi đi học  Cao Đẳng sư phạm,   cái biệt danh “ Đu đủ “  nảy mầm và theo tôi đến bây giờ, vì tôi  phát âm hai từ này  nghe như một. Khi  lớp tôi chung với  bọn  Ngữ Văn của bà Bê,-  bởi hai cô giáo   chủ nhiệm đều là  người cùng quê,con gái Hà Nội  lấy chồng  người miền Nam, sau  ngày thống nhất thì  theo chồng  vào thành phố Hồ Chí Minh,lập  nghiệp - cùng  hợp xướngmấy bài, trong  đó có bài   “Hà  Nội niềm tin và hy vọng  “ ,trong  buổi  lễ tốt  nghiệp, bọn    lớp tôi   hễ thấy tôi chen vào là kế  bên  ,hoặc hát rống to lên,hoặc là  nhường cho tôi, vì   nghĩ tôi bê theo duy nhất   một  nốt nhạc vào toàn bài hát, thì  sẽ làm hỏng đội  hình . Nhưng tôi thấy có   đứa  hơi sững sờ, cố  hát  nhỏ như để  nghe ngóng !  Tôi không bận tâm. Vì sợ chúng  bạn cùng lớp “ kỳ thị “ nên tôi   xin    tên nhạc  trưởng,học  lớp Văn,    cho tôi  được đứng  kế bên bà Bê.Lúc ra  về,  nhà xe rộng mênh mông,   còn lác đác vài chiếc xe đạp   dựng  khắp các  ngõ  ngách,  trời chạng vạng,   nghĩ là chỉ có  bà bạn và  mình  ,tôi hứng chí ngân nga  mấy  câu “   Đường lộng gió thênh thang năm Cửa Ô, nghe tiếng cười  không quên niềm  thương đau  .” thì   nghe sau lưng có  mấy tiếng vỗ tay rất giòn. Toàn là bọn lớp tôi.  Hôm sau tập trung để  ôn  hát ,chúng nó ( hẳn nghe mấy khán giả hôm  qua bàn tán )    xuýt xoa : mày  hát hay mà sao mày nói thì  nghe … ngộ  vậy ?Tôi lại trở về cái  giọng muôn thuở, nghĩa là chỉ một thanh ngang :   ô, tao biet đâu ! Có đứa le lưỡi :   mai mốt ông nào  để ý mày phải rủ mày coi  đại nhạc hội,  hay đi    học hát  ,thì mới hiểu mày muốn nói gì .

Ra  về, bà Bê lúc này đã xin qua  chỗ tôi trọ  để tối tối  đi    dạy  xoá nạn mù chữ bên vùng chợ  Đa- kao, cùng  thong dong đạp xe sánh đôi,   bảo :

- Hôm nay bồ  hát hay lắm, nghe rất   cảm  xúc  , rất tha thiết .

 Tôi  thành thật :

- Vì  bỗng dưng  tớ thấy  yêu thương và tự hào về  quê tớ.  Hồi  đó tớ   thấy bình thường,giờ  đi xa mới thấm  thía   về  những năm tháng chiến tranh,nói   bồ hẳn không hình dung được hết đâu,   trong bao  nỗi đau vì  nhà cửa   đổ nát, người chết,  khói bom khét lẹt, mà  người ta  vẫn đường hoàng sống, vẫn vui cười  mà   tự tin đi tới.

 Rồi  nước mắt bỗng ứa ra, khiến tôi phải dừng xe lại bên đường,lục tìm  khăn lau . Không ngờ bạn tôi cũng tuôn lệ.  Cô  bạn phương xa  thì thầm khi hai đứa lại    nhẹ nhàng đạp xe đi trong  ánh hoàng hôn rơi dần trên  phố :

- Tớ    chú tâm về Hà Nội khi nơi này bị dội  bom dịp Giáng  Sinh năm..hình như là   1972. Hồi đó nhà tớ có chiếc radio  ,    mọi khi   cả nhà chỉ   túm tụm để  nghe cải lương hay kịch, hay ca nhạc mỗi tối, chứ  ban ngày  thì  để ở  buồng bố tớ, nhưng  dạo  ấy ông lại   cho gác lên kệ chỗ bàn ăn cơm, nghe tin tức .   Đài  phát từ   Saigon này,nhưng  báo tin là  người ngoài quê  bồ    cảnh giác  người Mỹ dội bom, có  nguy cơ làm vỡ đê.

 Tôi nhớ ra những ngày  cuối năm  dương lịch  1972  ấy, hay là năm nào, tôi luôn mơ hồ về thời gian  những năm tháng ấy, nhưng tôi nhớ   bố tôi kéo tôi ra Hà Nội học , vì ở  trong  quê với bà ngoại, tôi  thường xuyên trốn học đi chơi một mình . Ở nhà   bố tôi,   mẹ Thu cùng các cô    làm ở viện Nông Nghiệp,  sống  trong khu tập thể  cách bờ sông Hồng độ cây số, hầu như  không mấy khi ở nhà .  Ngoài giờ lên cơ quan,họ lại ra đây, xúc đất, đẩy  xe,   đắp to bờ đê.Nơi đây ngày đêm hối hả  như một công trường . Có  người từ mặt trận về tạt qua nhà,   nhét vội lá thư nơi cửa rồi đi. Có cô gái vừa tốt  nghiệp đại học,  nhận quyết định     lên vùng cao,   vác ba lô   qua phố, đi tìm mẹ đang xe đất ngoài đê,  thì anh lính kia  ngồi trên xe thoáng trông thấy.Họ ở   trong  một khu tập thể,từ bé  vẫn đùa  nghịch, học  hành bên nhau . Sau này tôi đọc một truyện ngắn có  mô tả chi tiết này, lấy bối cảnh này, tôi cứ chảy nước mắt..

 Hồi  đi lấy chồng,   bọn tôi có  về   vùng Hoà Vang - Quảng Nam  để   làm lễ cưới, sau đó quay lại Dalat. Ông Nam rất muốn đưa tôi ra Hà Nội,  nhưng đâu còn ai. Mãi năm ngoái chúng tôi mới về  thăm quê cũ của tôi,nơi mỗi khi  nghĩ về ,tôi không sao  nguôi cảm xúc “ nghe tiếng cười không  quên niềm thương đau “. Nỗi đau của riêng tôi, một đứa  bé    luôn cảm thấy lạc lõng  hoà trong nỗi đau của quê  hương thời khói lửa . Nhưng  nỗi  buồn này khiến tôi thấy mình  vững tin và  mạnh mẽ  hơn .

 Có lúc tôi hỏi ông xã tôi :

- Hồi trước có khi nào anh nghe nói về Hà Nội không?

- Có chứ . Một vùng nhiều cây xanh và hồ nước, có nét giống Dalat bây giờ .

 Ông kể có   một  buổi tối ở  khu lưu xá ( cách gọi   ký túc xá bây giờ )  bọn ông ấy   lần mò một chương trình đài Hà Nội.Một   nhà báo  người Anh nói tiếng Việt giọng Hà Nội    bảo rằng bà  mới đến nơi này, rằng không khí  bom dạn dừng lại nơi đâu, chứ bà  vẫn đi dạo quanh hồ,  nghe  dân ca  và sáng dậy   ăn một món ăn Hà Nội rất ngon, hình như là bánh cuốn . Ông bảo đọc  các truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà  văn Tự Lực  Văn  đoàn, thấy  người ta     viết rất  nhiều về Hà Nội. Hồi đó ông ấn tượng về một loài hoa,  mà sau  ngày hai miền thống nhất, dù gặp  người Hà Nội  vào Nam cùng làm việc,  nhưng họ  có vẻ ngơ ngác khi ông nhắc về hoa thuỷ tiên.  Nhà văn Vũ Bằng  mô tả  tỉ mỉ  trong tuỳ bút “ Thương nhớ mười hai “. Là  người miền Trung, nơi hoa chỉ có vài chủng loại, hoa  vạn thọ,mào  gà, mười giờ… nên khi  nghe tả về  hoa thuỷ tiên dịp Tết ở vùng giá  rét, ông bỗng tò mò . Hồi đó ông có   tìm lên vùng cao nguyên  Lâm Viên này,  nhưng   người dân  nơi đây không  hề   biết  đến tên,nói chi là   củ hoa, cánh hoa..Hoa  bắt  nguồn này chổi từ củ, mà phải gọt tỉa,rồi ngâm trong nước . Ông bỗng mơ ước,  có dịp  đi ra Bắc… Bởi rồi chiến tranh mãi  cũng kết thúc, khi  hiệp định Paris   vừa ký xong.

  Do  công việc nên ít khi ông Nam có dịp hát . Giữa hai ông  già  cùng kinh doanh một quán cà phê nho nhỏ,  tôi    không mấy  khi  ở đó, hát chỉ tổ làm   các cụ  kêu ồn ào,ông bảo vậy. Nhưng có một  hôm   cả nhà cùng đi dự đám cưới con chú Q,    những khách hàng     nài  nỉ “ chú Nam hát  lên hát đi “ Tôi đùa, chắc là bài “ năm anh em trên xe tăng” . Nào ngờ ông    xăng xái bước lên, đến bên nhạc công  nói   nhỏ,  rồi ung dung cầm mic , đưa lên môi.

 Hàng cây xanh bao mùa lá đổ,gió sông Hồng  rì rào sóng vỗ.Mùa thu đi qua từng phố nhỏ,ôi Hồ Gươm như một bài thơ ..

  Cả  sảnh cưới  ồn ào,  chen chúc bỗng như rộng ra và lặng đi . Trước đó đã có  nhiều nam thanh nữ tú  lên nhảy rầm rập   những bài có tiết tấu  rộn ràng,  sôi nổi Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao.. bây giờ  nhiều nốt trắng, nhịp chậm rãi,  cứ lướt qua. Tôi có cảm giác  như mình đang   thả  bước trên con đường nhiều cây xanh toả bóng một ngày  cuối thu mát dịu ,nghe gió lùa mơn man dưới  gót hồng, nghe  tóc bay nhè nhẹ, thấy tự hào,tin yêu và  thương mến quá   Hà Nội   của tôi .. Hà Nội ơi có tự bao giờ,bốn ngàn năm chói chang rực rỡ..

Tôi lại thấy khung cảnh một   đôi nam nữ bịn rịn chia tay, mắt lưu luyến  chờ ngày hội ngộ .. Một chàng trai là chiến sĩ  biên phòng,một cô gái lên đường đi xa, vẫn thuỷ chung với cả tấm lòng,Hà Nội ơi,một trái tim hồng .. Khi ca sĩ  đã cúi  chào và thong thả bước khỏi sân khấu, một  khoảng lặng  kéo dài, tưởng như nghe rõ bước chân anh ta đi, rồi hơi thở của hằng mấy trăm thực khách.Mãi sau đó,  người người mới bừng tỉnh và rồi tiếng  vỗ  tay rào rào vang  lên.

  Ra  về,chúng tôi ghé thăm cháu gái một bà bạn cùng quê  cũ ông Nam   đang bị ốm, trọ nơi khu phố nhà bà Bê. Thật bất ngờ nơi cô gái trọ  là toà nhà ba bốn tầng nằm ngay trước, hay là sau nhỉ,vườn chuối nhà bà này .Đứng ở trên cao nhìn xuống mới thấy  khu vườn  thật rộng.Chỉ có điều rất  bí, vì bốn bên đều bị vây quanh,  nhà trước , nhà sau, nhà hai bên.Lối ra duy nhất là    một ngách ven con đường chung dẫn từ   cổng  nhà có con số dễ nhớ, mà   chủ nhân xưa chỉ lưu mãi    cặp  41 Ấp Nghệ Tĩnh . Trông từ trên cao  ,  những thân chuối  xúm xít tựa vào nhau, ngọn vươn lên vút bầu trời. Lá bị tước vì gió bão vừa rồi,cỏ dại mọc um tùm  vây quanh.   Nhìn cây thì tìm quả . Có mấy  buồng nom trái đã  già .Từ khi  người em  phá dỡ  khu  chuồng trại, chuyển sang  dựng nhà trọ để có thêm thu nhập,   có hai chủ đất đến mua,  và họ chỉ thỉnh thoảng mới ghé  xem chừng,   có lẽ thấy nó bị bỏ hoang, rồi sau đó có  người trồng sả, trồng bắp, nay thì trồng chuối. Trồng    sả và bắp là do ông Linh mục Minh Tiến chỉ, còn trồng chuối khi  đã bị  bệnh, với một niềm tin tâm linh rằng  chuối lớn thì mình khoẻ .  Có nhiều  buồng chuối chín  đã  thu hoạch rồi, giống từ một bụi  đầu tiên, hình như  bên hàng xóm   đem ở đâu đến, rồi  vất  qua, bụi chuối cứ thế mà lớn . Tôi bỗng thấy cỏ xung quang cháy khô, như có  người  vừa phun thuốc  diệt. Chợt ân hận vì khuyên bà bạn đừng nên chăm nó nữa .Nơi đây có  người vẫn đến, mà  sao lại không chăm, ông  Nam ngạc nhiên. Bỏ công trồng biết bao  năm, nay sao lại bỏ . Quả không   dùng,thì  biếu  người khác . Và tôi thấy bàng hoàng,c ó lẽ cây  biết chúng tôi  từ biệt nên lá bỗng  bị tước như   sâu cắn  tận  cuống giữa . Chúng nó buồn đấy. Tôi   bấm điện thoại gọi cho bà  bạn vườn chuối. Ừ thì  bên kia họ thấy cỏ lấn ra khu nhà họ nên họ dọn,chứ chuối thì vẫn tớ chăm chứ. Mà có   giao hẳn họ cũng không nhận đâu,mình đã bảo có  nhiều vong linh người thân  của mình nương náu ở đó, họ  cũng e dè .  Ông Nam lắng nghe bọn tôi   trò chuyện  có vẻ yên tâm.   Cây có linh hồn đấy, chủ đâu nó biết cả .  

  Chúng tôi đang đứng nhìn qua mái nhà bà Bê tìm mấy luống  cây ngót vừa trồng. Cây   khoẻ hơn đợt trước, giá vẫn vậy.Bà kia vẫn đáp,mắt ngóng lên chỗ tôi. Tôi   dặn: Mai mốt tớ  sẽ đem phân qua nhé . Hôm nay đi ăn cưới nên chỉ ghé chơi thôi, mà  không thể ghé nhà .

 Bà Bê bỗng cười :

- Thì cứ ghé,   còn  bà ấy có  theo dõi, cứ xem như bả gác giang, thì phải   đề phòng kẻ ra  người vào .

 Rồi bà này thêm:

-Hãy tập  nghĩ tốt về họ.Họ cũng có nỗi khổ của họ .

 Ông Nam vẫn trầm ngâm nhìn ngắm  khu vườn, hẳn ông mơ hồ như đang gặp mấy bóng  người dạo chơi đâu đó.Tôi thì  thào qua điện thoại:

-Cho  dù tớ biết họ   còn giận tớ, nhưng tớ chỉ làm vì  công lý mà thôi.Nếu họ hiểu,thì họ  sẽ  thôi oán tớ. Chứ tớ luôn cố  nhìn ra mặt tích cực của họ từ lâu rồi mà . Với lại,bây giờ cả chuối và  ngót thì các cô Kê và Mười -Tư bỏ tiền thuê rồi .  Ngoài số tiền  mua  giống và phân, còn có cả  một lạng yến   họ gửi biếu bà  bạn ốm  vừa khỏi đang  ăn trả bữa . Yến đấy là  tiền đặt cọc rau ngót và chuối đó. Có một túi   để biếu bà chủ, mai mốt tớ sẽ mang qua,  như cũng muốn nhắn :  xin hàng xóm đừng phá , hãy để cô ấy yên .    

Này,tớ nhớ một câu của Nam Cao   viết về  Chí Phèo :   Những  người yếu  đuối vẫn hay hiền lành.Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa . Và có lúc hắn ngẫm mình  mà lo..

 Bà chủ nhà tung hoành một thời, nay thấm mệt,như kẻ lao vào tường,đầu u  rồi. Nay  sẽ “ngẫm mình  mà lo….”.

    Xe chuồi theo con dốc bên hiên nhà bà bạn để ra lối  Nguyễn Công Trứ,  về khu nhà tôi. Trong  ngôi nhà hàng tiệc cưới  vẫn còn  có người ra vào. Tôi nghe như vắng bên tai   câu hát  Hà  Nội ơi có tự bao giờ .. ,  nhưng tôi ngâm nga một câu của tôi : Hà  Nội có Hồ Gươm, nước xanh tựa pha mực,..Bất ngờ   có giọng hoà  theo của  người   ngồi phía trước :

 bên hồ ngọn Tháp  Bút,viết thơ lên trời cao . ( thơ Trần Đăng Khoa)

                                Thu  Giang .