NHƯ HỒN ANH MÁT TRONG .
Thương nhớ anh Đanuýp xanh của tụi em .
Bà đu đủ hướng dẫn qua điện thoại :
Mày đi qua bùng binh bờ hồ nghe,theo
đường ấp Ánh Sáng, đến đỉnh dốc Bà Triệu
thì gặp một con đường đối diện. Cứ đổ dốc này
một hồi, khi xe dừng là gặp đúng nhà . ..Hả ,ơ tau không nhớ số nhà .Nhà
lầu ba tầng, màu đỏ,ở cổng có hai cục đá .Nhưng mày phải đi cổng sau á .
Tôi
nạp vào bộ nhớ chi tiết :nhà màu đỏ,có
hai cục đá . Tôi bèn dừng xe trước một
ngôi nhà bờ rào bằng sắt sơn nâu đậm . Khoảng trống chạy dài quanh rào người ta lăn đến hai tảng đá to như hai tạ gạo
, có lẽ không muốn khách hàng của những
tiệm ăn trước mặt đậu xe , Có một lối đi
nhỏ khá dốc dẫn xuống cổng sau ,như bà bạn chỉ dẫn . Một khoảng sân rộng .Hiên
đầy bụi,dường như đã lâu không ai quét . Cửa nhà che màn kín, bấm khóa cứng
nhắc, khung cửa sổ kế bên cũng im ỉm đóng . Tôi rụt rè đưa tay gõ nhẹ .
Lâu lắm rồi,
, tôi mới có công việc cần một
“chuyên gia tâm lý ” Ba mươi năm trước, tôi cũng theo đồng nghiệp tìm đến một địa chỉ nhiều người
biết vùng ngoại thành . Nhà cũng cửa đóng then cài , hoang phế thế này đây ,
nhưng bên trong một thế giới khác , bàn thờ, nhang đèn , người đàn bà
với vẻ mặt sắc sảo,người đàn ông ném cho khách hàng tia nhìn gian xảo .Ngôn ngữ
khéo léo , như rót mật vào tai .Nhưng tôi nhớ hôm ấy, một gã đàn ông
độ chừng ngoài bốn mươi , sau này tôi có dịp gặp trong một buổi họp phụ
huynh học sinh, anh ta là chủ một tiệm
cà phê nho nhỏ gần chợ Dalat, lật tới lui bàn tay tôi, săm soi những quân bài, rồi bảo : Cô đang làm công việc gì tôi không biết, tôi thấy nó nhàn hạ
, nhưng lại gặp nhiều cay đắng, hận thù . Ngày ấy tôi vừa khỏe lại sau một trận
ốm thập tử nhất sinh ,chuẩn bị lên cơ
quan , cảm thấy sờ sợ trước những từ
kinh khủng này . Tôi hỏi,vậy phải làm sao . Hắn ta nhìn tôi và mỉm một nụ cười
đầy cảm thông . Cô đi tu đi !
Tôi đã nghe theo, không hẳn vì
một lời khuyên mê tín này,mà còn nhiều lý do khác nữa . Có nhiều chuyện rắc rối từ việc “thứ
nhất”(tu nhà, thứ hai tu chợ,thứ ba tu chùa),nhưng cũng nhờ đó ,tôi tìm được sự yên ổn ở rất lắm điều mà ông thầy bói có lương tâm cảnh
giác, sẽ gặp nhiều cay đắng, hận thù . Nhưng tôi có cái nhìn khác về thế giới
của những người mà chúng ta không mấy tôn trọng nhưng lại tìm đến khi gặp bế
tắc nhiều thứ trong đời ,thế giới của
ông đồng bà cốt . Tình cờ gặp “ông đồng” đi họp cho con , tôi đùa,
sao anh không mở một cái am như mấy ông thầy bói … Anh ta đã trợn mắt
ngắt lời tôi , tự dưng bữa đó gặp cô ,chứ tôi không nghĩ mình dựa vào việc an
ủi người khác làm lẽ sống . Tôi không hề nuôi dưỡng ý đồ hại ai đó để
mưu sinh .Một người hiểu biết, tôi nhủ thầm, thật khó tìm trong cảnh
ngộ ba chục năm sau đó của tôi .
Tôi gõ hai ba lần ,chợt một cô gái phóng xe từ bên hông ngôi nhà, qua sân để lên
dốc,bảo to , nhà không có ai ở hết bà ơi .Đang rao bán mà . Ôi trời, nhưng sao
bà bạn lại chỉ nơi này, nhà đỏ, hai cục đá .Tôi bèn nói tên đối tượng tôi đang
muốn đến gặp . Cô gái đáng yêu kiên nhẫn
chống xe lắng nghe,rồi hướng dẫn tôi
cách tìm .Nhà tường sơn đỏ, cổng gắn hai cục đá . Cũng có lối sau . Cô còn thêm
một câu : Bà chịu khó bấm mạnh chuông,vì nó bị lỏng .
Tôi đã tìm
được con người bà bạn giới thiệu , một chuyên gia tâm lý .
Vị chuyên
gia ấy tiếp tôi trong gian phòng khách bày rộng và hiện đại, la liệt những tảng đá nghệ thuật
tinh xảo, được lau chùi bóng lộn . Có tới ba người đang kiên nhẫn chờ ,tôi xếp
hàng chắc cuối ngày .Họ đến để nhờ thầy
hướng dẫn cách làm nhà, dựng ngõ, cửa nẻo trước sau .Có người thì con bị chứng
ngủ thường xuyên gặp ác mộng .Có một cô gái sắp kết hôn cũng rơi vào tình trạng
tương tự . Thân chủ được mời vào phòng trong ,đằng sau khung cửa gỗ nặng nề .
Tôi tìm một tờ báo đọc , đến bây giờ chỉ mang máng nhớ rằng không khí chuẩn bị
hàng hóa mùa Giáng sinh đang rộn ràng, từ những tờ tạp chí in đen trắng . Còn
một người khách nữa mới đến tôi,chợt vị
chuyên gia ,tuổi gần bảy mươi, dáng người béo khỏe , sắc mặt hồng hào, từ sau
khung cửa bước ra , hơi cau có bảo chúng tôi : Hai dì ra ngoài dạo chợ , độ hơn một tiếng nữa rồi ghé nghe . Tôi có công
chuyện phải đi gấp . Rồi ông khoác thêm một chiếc áo ấm dày ngoài chiếc áo len
kiểu ghi-lê cộc tay , hối hả vòng từ cổng sau, ra cổng trước. Một phụ nữ, có lẽ
người con lớn ,trang điểm đẹp đẽ , đã đánh xe từ garage ngay trong sân trước,
ra đường .
Hai chúng tôi ngơ ngác nhìn theo,
lòng như cùng tự hỏi ,có nên chờ không . Quả nhiên chị kia đã đội nón bảo
hiểm,leo lên xe phóng đi ,bảo mai đến, sáng sớm rất tiện. Vậy tôi thì sao .Tôi
đạp lọc cọc ngựa sắt vượt con đường bốn cây số đến, phải
chờ,vì dù sao cũng đã đến đây rồi. Tôi trở lại chỗ cổng sau . Từ đó, tôi lui thêm mấy bước, bắt gặp một con
ngõ khác, nằm thẳng góc với ngõ kia , đổ bê tông rất rộng và thoáng . Hai bên
ngõ là những ngôi nhà không cổng, không
rào, cửa trông thẳng ra đường . Tôi ngồi ghé vào hiên một ngôi nhà có mấy bậc
tam cấp, bên trong có tiếng trẻ con khóc, tiếng người lớn dỗ dành, hình như một
nhà giữ trẻ . Đối diện với bậc tam cấp, bên kia đường, có hai chậu cây to, một loại cây tùng xanh rì,che
kín khung cửa sổ gắn kính
không giăng màn, loang loáng ánh đèn từ màn tivi hắt ra .Ừ, nếu không vì
lời bày vẽ của bà đu đủ,giờ này tôi đang ở nhà, áo ấm , vớ dày, ngồi co trong ghế có chăn bông xem
những chương trình rất hay,tha hồ chọn, bỗng dưng ngồi đây, giày thấm nước mưa
nên ẩm lạnh khó chịu,lại ngồi nhờ hiên nhà người ta ,chầu chực nhờ vả một chuyện mà không biết sẽ thế nào .Tôi
thấy buồn rầu và vô cùng mệt mỏi .
Có
tiếng người cười nói lao xao, rồi hiện ra đầu con ngõ một tốp các cụ bà , người
nào cũng áo ấm ,dù che .Tôi thoáng nhận ra một cụ ,đó là mẹ chồng người chị trong nhóm tu hội đời của tôi, cô ấy cũng
đã “mở cửa nhỏ”(vì Chúa từng đóng cửa lớn) cách tôi mấy năm . Cụ không biết tôi
. Các bà lướt qua tôi, chẳng hề ngạc nhiên,hẳn đã bắt gặp nhiều người ngồi đây chờ gặp “ông thầy ” .Tôi thấy
họ dừng lại trước một khung cửa gắn kính trong suốt, sát bên ngôi nhà có mấy bụi
tùng ,rồi bước vào . Một hiệu may áo dài, bây giờ tôi mới nhận ra .Rồi tiếng
nhạc vang lên, loa mở lớn dần .Tiếng đàn, tiếng trống rộn ràng vang lên giữa buổi chiều tà, khuấy động con
ngõ vắng vẻ . Tôi lắng nghe, và
chợt thấy lòng mình dịu vơi nỗi buồn lo . Nhạc Giáng sinh, với những bài rất quen .Mấy hôm nay đã văng vẳng
nghe từ khu nhà trọ . Bài thánh ca buồn,
một mối tình tan vỡ . Sao lại mở cho mấy bà già nghe những bài sướt mướt thế
nhỉ , thiếu gì bài hay .
Chợt một âm thanh chậm rãi , réo rắt của tiếng đàn violon, rồi một cung đệm ghi ta
rất ngắn bập bùng như khúc dạo đầu, sau
đó là cất lên một giọng nam , khỏe và ấm .Tôi bỗng có cảm giác một luồng điện
ấm chạy lan khắp cơ thể buốt lạnh ,
khiến bất ngờ tôi ngồi thẳng lên,hai chân
co lại ,hai bàn tay nắm chặt, đưa lên ngực tự lúc nào .Từ mùa đông trước qua mùa đông tiếp theo
sau này. Người bạn còn đi mà niềm
tin vẫn thắm trên môi. Một trời
đầy sao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Đêm
nay tôi nhớ người chưa trở lại, chênh chếch mùa sao lạc loài. Ôi những mùa sao lẻ đôi. Cho tôi thương nhớ mùa sao ngày nào, thương
những mùa sao hồng đào. Ôi những
mùa sao cách xa. Một mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh ra
đời. Người hẹn cùng tôi : “ Ngày
về khi đất nước yên vui”. Lạy Mẹ
Đồng Trinh ban ơn, người Việt càng thương nhau hơn
. Mắt tôi mờ đi , tôi
nghe môi mằn mặn. Những lời tôi muốn nói và
đang nói với một người tôi vô cùng thương mến, hay lời của người ấy đang
nói với tôi ? . Anh là người duy nhất hiểu tôi. Anh luôn cúi xuống với mọi tâm hồn, dù đường anh đi đầy chông gai Còn tôi. Có
lúc tôi đã quên đi những được thua, mất còn,vinh nhục, nhưng bây giờ bắt đầu
một cuộc sống mới thật muộn màng, bỗng dưng tôi lại cân nhắc thiệt hơn .Bây giờ, tôi lại bị chao đảo . Giá
như có anh để hướng dẫn tôi đi lúc này !.
Một
mùa giáng sinh , có lẽ đó là mùa đông cuối cùng anh ở Dalat. Hôm ấy hai anh em
đều về học muộn . Trong bếp có món khoai tây chiên . Khoai bi,củ bé tí
không mấy người chọn mua, nhưng đem cạo vỏ, ngâm muối và chiên vàng thì
ăn béo ngậy . Thật khác lạ với cách hồn
nhiên,xởi lởi hằng ngày của anh ,tôi
thấy anh uể oải dùng tăm xăm từng củ đưa lên miệng nhai trệu trạo. Hỏi câu gì,
anh cũng trả lời nhát gừng .Tôi hỏi :
anh bị bồ đá hả . Anh giật mình như mải
đắm chìm trong ý nghĩa miên man nào đó ,
hả , mi nói gì ? Rồi anh lắc đầu cười
.Bậy nà .Tôi khoe , hai ông Canh Kem được nghỉ lễ Noel mới ở Phan Thiết về . Tối nay sẽ tổ chức sinh nhật cho thằng
Bé . Anh ngồi thẳng lưng lên, như tỏ ý muốn nghe tiếp . Ủa , nó sinh vô ngày
này hả .Ô, sao bây giờ anh mới biết ta ! Tôi giảng giải . Mẹ đẻ nó ngày ta là mồng
… tháng 11 âm lịch, tự dưng năm nay trúng ngày 24 chạp tây .À, ra vậy .Anh đứng
dậy bước lên nhà trên, chỗ anh thường ngủ chung với thằng Bé Chợt anh quay xuống hỏi tôi . Đã chuẩn bị quà
cho nó chưa . Chút nữa anh ra bưu điện
nè , cần mua gì anh mua giùm . Bưu điện tận ngoài chợ ,phải đạp xe ba bốn cây
số .Rồi tôi thấy anh nằm vật ra giường , hai chân buông thõng , tay ôm gối chặn lên đầu. Anh Đanuýp xanh này bữa nay
thật lạ . Hay anh bị ông thầy cho dê-rô (điểm 0). Hay bị mất tiền . Ông này
luôn cháy túi, làm gì có nhiều tiền mà
mất . Hay bị đau chứng gì ta ! Tôi bưng ly nước đứng xớ rớ dưới chân , hỏi anh
có đau đầu đau bụng gì không, em đi lấy thuốc
cho . Anh nghiêng người, lưng quay ra ngoài, giọng chìm trong gối ,
không , mi đi rửa dọn đi , anh hơi đau đầu, nằm tí là hết . Nhưng tôi vừa quay
đi đã thấy anh ngồi bật dậy,thừ người ra , sau đó lê chân đi rửa mặt .
Cả buổi chiều chẳng thấy anh đâu
. Hai ông Canh Kem cũng mang bộ mặt buồn buồn . Thật lạ, sao vậy ta ,có chuyện gì mà mình không biết hè ? Hai ông phân công
tôi làm một ổ bánh bông lan,còn chiều họ sẽ mua thêm ít kẹo . Lần đầu tiên tôi thấy hai
ông anh chuẩn bị sinh nhật cho thằng út, cũng lần đầu nhà tôi có không khí mừng
sinh nhật . Một đàn con ,chả hề biết nhật nguyệt là gì. Hồi đẻ vừa tháng có cúng,
,rồi cúng lúc một tuổi,gọi là thôi nôi.
Chỉ có thế . Sẽ tổ chức bên nhà anh Thạch , để anh ấy có thể cùng dự . Có mời
ai không ? Mấy anh em tụi mình thôi . Nhưng tôi không biết rằng đó là buổi tiễn đưa anh Đanuýp xanh đi nhận nhiệm vụ mới .
Một ấm nước trà, mấy cái ly nhỏ .Ổ bánh đặt trên
dĩa , tôi cắm lên mười hai cây nến bé khẳng khiu . Có hai gói quà bọc
trong giấy màu xanh lá cây, in hình vô số những
thiên thần chắp cánh bay lên trời. Chà, ai tặng cho thằng Bé mà nhiều dữ
, hai thứ luôn . Tôi thấy anh Kem cẩn thận đặt lên kệ , hẳn của hai anh cho cu
Bé . .Sao sinh nhật mà buồn vậy hè ,ông
nào cũng im im ,chẳng chịu nói . Chỉ
nhóc Bé là liên tục bóc kẹo ăn.Mắt anh chàng sáng choang.!
Chợt anh Thạch bảo : Xí hát trước nghe , rồi đến Chút.
Chút là tên cha tôi đặt cho anh Đanuýp xanh . Lũ con của ông gồm Canh Kem Xin Em (chị Nhụy) ,bây giờ thêm
anh Chút , rồi Xí Bé , những cái tên khiêm tốn, hiền lành để không đụng chạm đến ông bà, dễ nuôi dễ
dạy . Tôi đã chuẩn bị từ trưa ,một bài
hát về giáng sinh bạn bè trên lớp vẫn
hát. Nhóc Bé há mồm , chị hát bài Con ếch muốn to bằng bò đi. Cu cậu rất thích bài này. Anh Kem chiều cậu út, ừ ,thì hát hai bài .
Chợt anh Canh đăng ký , Xí
hát xong đến anh . Chút hát hay sẽ hát sau cùng . Thằng Út tham lam
,còn hai ông này . Anh Kem là cái ông
không hề biết hát .
. Anh kể ở trường anh dạy, đồng nghiệp
thường động viên anh hát giặm Nghệ Tĩnh , đó là bài ruột anh được bà bác truyền cho .Thỉnh thoảng anh
cũng tham gia đội đồng ca, thường đứng trong cùng , vì lỡ ai mà kề vai sát cánh với anh sẽ
bị trật nhịp hết . Anh nói, ở đời anh sợ nhất là được …mời hát .Anh Thạch bảo, anh sẽ hát với
anh Kem, hát chung, hai bài, được chưa . Anh Thạch lại có giọng hát trên cả tuyệt
vời . Nhưng anh Kem đã đứng bật dậy, kéo vạt áo len co lại do ngồi lâu . Anh
hát trước nghe . Anh đưa mắt nhìn một
lượt, tư thế của người quen đứng trước đám đông .Tay kia anh cuộn một tờ tuần báo làm micro . Anh Đanuýp cười , sau một hồi mải lên giây đàn
. Những ngón tay búng lên chuỗi âm thanh
sắc của người quen chơi đàn .
Nhà anh Thạch có cây ghi ta cũ kỹ, anh mang từ Saigon về. Cả hai “cái đấm” để đánh tự nhịp , những chiếc xúc
xắc Đó là thứ nhạc cụ được làm bằng nhựa đặc biệt,có
hình như quả ca cao nhưng to hơn,có tay
cầm , bên trong hẳn người ta bỏ cát hay thứ gì đó, lắc nghe những âm thanh dòn
dã. Nhờ đôi xúc xắc ấy, dù có người hát
không hay, ngón đàn vụng về ,cũng cứ thấy giọng bay bổng.
Mấy chú làm công nhà tôi cũng
thích qua đây chơi những hôm trời mưa, ngồi chen chúc trên tấm phản rộng này,
kẻ hát, người đàn,người lắc xúc xắc . Có
một chú người cùng xã với anh Đanuýp xanh hò Quảng rất hay, tôi chú ý ở tiếng ngân
hố to và dài của chú .Đó là điệu hò xe
nước
.Trong nhà tôi, tất cả các chú đều từ miền quê Quảng Ngãi ra đi . Nỗi nhớ đất mẹ ấp ủ trong tim là những guồng nước. Cách các chú gọi là bờ xe
quay nước, công trình dẫn thuỷ nhập điền ,một thứ bình thường trong đời sống
trở thành hình ảnh quê hương.Anh Đanuýp xanh kể, năm anh mười hai tuổi,đang học lớp sáu (1960), trên dòng sông Trà có 110
bờ xe quay nước. Mỗi xe trung bình tưới cho 20 hecta. Những buổi chiều trời
mát đi dọc sông Trà, nghe tiếng nước reo
như tiếng đàn trong gió. Có lẽ vì thế ,
người con vùng Guồng
nước có giọng hát rất ấm, lại cao
và khỏe .Và đàn cũng hay .Anh hứa có dịp sẽ dẫn bọn tôi về chơi quê anh, việc
đầu tiên là sẽ chạy ra bờ sông thăm guồng xe nước , biểu tượng của đức tính kiên trì, bền bỉ và sự tài trí, thông minh của
người nông dân Quảng Ngãi. Hình ảnh guồng xe nhẫn nại quay đều bên luỹ tre
nghiêng bóng xuống dòng sông xanh mùa hạ đã trở thành cảnh quan độc đáo, vừa
thân thiết, gần gũi với bao lớp người Quảng Ngãi vừa say lòng những ai có dịp
đến với miền quê sông Trà núi Ấn. Anh từng nói với
chúng tôi như thế .
Anh Kem cất giọng hát . Ngẫm thân trâu cũng khổ . Cổ mang ách kéo cày . Chạc mũi xỏ dò dây,
dưới chân thì đỉa cắm, dưới bàn thì dỉa cắm …. Ô, anh Kem hát cũng hay đó
chứ .Giọng trầm ,rất chững chạc, có hồn nữa, sao ai cũng chê anh không biết hát. Giọng Nghệ đặc sệt. Những đường gân xanh dưới cổ như chùng xuống mỗi khi anh hạ tông , đôi mắt mở to,sảng khoái . Cha tôi ! Ông thấy chúng tôi tổ chức sinh nhật cho cu Bé nên không qua làm gì,chuyện con nít .Nếu biết là mai mốt anh Chút sẽ không còn ở đây nữa !Anh đang chuẩn bị đi nhận nhiệm vụ mới.Rồi cha tôi sẽ ân hận lắm . Ông sẽ trách tôi . Căn phòng lặng lẽ . Tôi nhớ có lần anh hát bài này, mọi người đều vỗ tay đánh nhịp . ! Đến lượt
tôi.
Tôi
cứ ngồi thẳng lưng trên phản mà hát . Tự dưng tôi nghĩ thầm, tôi sẽ cố gắng hát
hay để tặng anh Chút, cầu mong nhiều tin
lành từ gia đình anh ở Sơn Tịnh sẽ đến với anh . We wish you a merry Christmas, anh a
happy new year. Good tidings to you, anh all of your kin . Good tidings for
Christmas anh a happy new year.
Anh
Chút nghiêng tai nghe, đầu lắc lư theo
nhịp đàn ,chân cũng dậm nhẹ . Khi tôi hát xong, rồi nói nhanh , em hát bài ni
là tặng cả anh Chút nữa.Anh cười có vẻ xúc động,cám ơn O Xí . Rồi anh nhìn vào
khoảng trống trên vách nhà , đôi mắt xa xăm .
Anh Kem đã
cầm hai cái đấm lên ,chuẩn bị đón nhịp,nhưng cuối cùng, mọi người cùng lặng
theo tiếng đàn, tiếng hát của anh Đanuýp.
Tôi nghĩ anh sẽ hát bài Vó câu muôn dặm. Bài hát có điệp khúc
toàn những thanh bằng rất lạ . Anh em ta
đi muôn phương xa, non xanh bao la, ta vui câu ca, những đêm xa nhà cùng
bên ta Đây là hành khúc lên đường của sinh
viên Đại học Đalat, anh Canh và anh Chút bảo
vậy, Lời rất ý nghĩa, nhạc cũng đẹp Mai mốt anh Chút ra trường, anh sẽ hát bài này .Rồi tôi cũng sẽ ghi danh học ở đây Một đoàn
trai đi khi xuân tới, hẹn rằng
gieo tình thương khắp nơi Non
nước tuy xa vời ,ta đã yêu thương
đời, đừng e nắng gió sương bạn ơi Nguyễn Xuân
(còn nữa )
No comments:
Post a Comment