Bố đẻ tôi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở tuổi ba mươi, sau cả chục năm ra Hà Nội,làm thông ngôn cho một viên quan người Pháp. Suốt thời gian ở mặt trận, ông xao lòng trước mẹ tôi, một thiếu nữ lá ngọc cành vàng, con gái ông chủ hiệu buôn bề thế tại vùng Đồng Nai Thượng, nay hình như thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, gốc người Hà Tĩnh, một chuyến ra Hà Nội thế là bỏ tất cả đi kháng chiến . Bà lại dường như không mấy bận tâm đến tấm lòng của bố, mà lại “ mất hồn “ vì chàng binh nhì thua mình cả con giáp, chỉ vì anh ta có đôi mắt sâu thẳm và thổi sáo rất hay. Anh ta lại giành nhiều thời gian ngồi một mình,bảo là “ cầu nguyện “ khi có thể. Đấy là một giáo dân Thiên Chúa . Trong hàng trang ra trận, có một cuốn sổ chép tay, giấy vàng ố, tự may khâu, chép cẩn thận những câu kinh bổn đầy ý nghĩa . Thế là bố đẻ tôi cũng tò mò tìm đọc. Ông dễ dàng có được cuốn Thánh Kinh bản bằng tiếng Pháp, rồi trầm tư nhiều đêm . Lúc bấy giờ,trong vai trò một chính trị viên, ông thấy mình phải có trách nhiệm động viên anh em đồng chí, đồng đội vững tâm chiến đấu, và công việc chiến trường cuốn hút ông từng giờ từng phút, những cũng có lúc trong đầu ông lại vang lên những câu ghi trong hai phần Cựu Ước và Tân Ước của cuốn Thánh Kinh. Từng theo tây học, trong chương trình học của trường có giờ Giáo Lý chỉ dành cho học sinh có đạo, ông không bận tâm vì hiểu rằng mọi tôn giáo đều khuyên con người ta làm lành tránh dữ. Nhưng bây giờ, để chiếm được trái tim cô thiếu nữ xin đẹp kia,thì ông cần phải hiểu nhiều ..
Sau này,khi mẹ và bố có gia đình riêng, cuộc sống riêng, còn tôi là kết quả của một mối tình đẹp như mơ một thời của họ, đã có chút ý thức về những buồn vui trong đời, tôi có hỏi ông,trong bao nhiêu câu hay của bộ kinh mà ông tìm đọc,ông chú tâm câu nào , và ông thánh nào mà ông ngưỡng mộ, cũng như mẹ tôi, để hai người tìm được tiếng lòng của nhau, dù là một giai đoạn , thì ông bảo ngay : Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn, chuyện uống, mà là sự công chính,bình an và hoan lạc trong Thánh Thần . Ai phục vụ Đức Ki-Tô như thế thì đẹp lòng Thiên Chúa và được người ta kính trọng. Vậy chúng ta hãy theo đuổi những gì bình an và những gì xây dựng cho nhau .
Đây là một nhận định về ý nghĩa quan trọng của đạo Công Giáo,mà ông thánh Phao Lồ viết, qua “Thư gởi các tín hữu tại Rô-ma" , là một loại thư tín trong Tân Ước của Cơ-đốc giáo. Sách thường được gọi cách đơn giản là Rô-ma. Đây là một trong bảy bức thư được công nhận là ông Phao-lô viết để giải thích rằng sự cứu chuộc được ban cho thông qua tin mừng của Chúa Giê-su Kitô.… Nước Thiên Chúa chính là,theo cách hiểu đơn giản của tôi,một kẻ có thời gian đi đạo vì vâng theo mẹ, rồi nay lại là một đảng viên,một cán bộ Mặt Trận khu phố, là mối quan hệ giữa người và người trong một cộng đồng xã hội, lấy “ Chúa Thánh Thần “ tức là sự suy nghĩ, cảm xúc, dẫn đến hành động đúng, để đem cho nhau “sự công chính,bình an và hoan lạc” tức là mối quan hệ tốt đẹp, mọi người sống trong chan hoà, hiểu biết, cảm thông và tôn trọng nhau , để không một quyền lợi về vật chất và tinh thần của ai bị đụng chạm và sứt mẻ . Nay ta gọi là thiên đường .
Bố tôi tâm sự, suốt những năm kháng chiến, rồi hoà bình lặp lại, rồi sau đó lại lao vào một cuộc kháng chiến mới, ai ai cũng bộn bề việc nước,việc nhà, biết bao buổi học tập ,thảo luận, rồi đưa ra thực hành những chủ trương, đường lối mang tính quyết sách và chiến lược, có những mất mát,hy sinh, lẫn những quả ngọt cứ âm thầm cảm nếm qua tháng ngày, nhưng bố tôi vẫn tâm niệm : phải tạo mối quan hệ tốt đẹp, mọi người sống trong chan hoà, hiểu biết, cảm thông và tôn trọng nhau , để không một quyền lợi về vật chất và tinh thần của ai bị đụng chạm và sứt mẻ . Với ông, một người cộng sản chân chính, giáo lý của một tôn giáo dù được nhiều người thừa nhận, có thể có những hạn chế mặt nào đó, vẫn có những giá trị nhân văn cao đẹp. Thời điểm tôi được bố dẫn vào Nam để học hành và lập nghiệp, các tổ chức kinh tế tư nhân được chuyển sang hợp tác xã,khiến người dân buổi đầu ít nhiều bỡ ngỡ. Nhưng con người, đặc biệt người Việt mình vốn dễ thích nghi, dần rồi thấy quen. Tôi quay ra Bắc,rồi lại vào Nam,lên tận cao nguyên.Lúc này bà Bê bạn tôi vừa rời trường sư phạm, leo lên dạy cấp ba, tôi thì từ cấp hai chuyển sang cô nhà trẻ và làm cô công nhân vườn hoa, đó là năm 1986, bọn tôi từ chỗ mỗi tháng cứ ung dung chờ được chia gạo củi mắm muối,thì nay tiền ai người nấy tự xoay, nhiều người lo lắng, nhất là nhà có những ông anh, ông em độc thân, sống một mình, rằng mấy ổng không biết đi chợ, có nhà nước mua hộ, nay cầm một mớ lương, tiêu hết rồi làm sao .. Các hợp tác xã cũng giải thể . Có nhiều người cao tuổi tôi gặp lại, bâng khuâng khi nhớ những ngày “ công điểm “ tức là cứ sáng nghe kẻng đánh beng thì ra vườn, rồi “ beng “ thì về, vườn rau xấu tốt cả bọn cùng lo chăm sóc, mà người ta sống chan hoà, vui vẻ với nhau, nay vườn ai nấy lo, lại đâm ra tỵ hiềm kèn cựa, hơn thua với nhau . Tôi chỉ là một “ con buôn” nhưng hàng hoá mà tôi kinh doanh đều là những sản phẩm từ đồi nương vườn tược làm ra. Dạo chưa sắm được gian hàng tiện lợi như bây giờ, tôi phải bươn chải khá vất vả, vì thuê một ki- ốt ở Vườn Hoa thành phố thu nhập rất bấp bênh, do thời tiết, rồi địa điểm chỉ ưu tiên cho khách du lịch phương xa. Tôi có rất nhiều khách hàng, đa số là nông dân. Thế hệ lớn hơn hay cùng độ tuổi,ngày ấy họ mềm mỏng, tế nhị trong giao tiếp, nhưng bây giờ có khi quay lại, tính khí họ cũng thay đổi vì “ thời thế thế thời thời phải thế”.Nói theo “ kiểu “ của ông thánh Phao Lồ, nước trần gian bây giờ là chuyện ăn,chuyện uống,chứ không phải là chuyện đem bình an cho nhau . Bà Vân Thanh, người cùng trông coi cửa hàng với tôi, là người Công Giáo dòng,vì được nhận bí tích Rửa tội ngay khi vừa đẻ, bảo tôi: ai muốn bình an thì cứ cố tìm cách sống bình an, còn ai không muốn thì đó là .. quyền của người ta . Đã đụng đến hàng hoá là đụng đến tiền, nên có lắm lúc bực bội đến sôi máu, thì lấy đâu ra bình an ! Nhưng bây giờ sắp qua tuổi bảy chục,bọn tôi cố trấn tĩnh khi đối đầu với những rắc rối từ tiền gây ra . Có lúc tôi than với bà này : cứ như bà Bê mà khoẻ. Bà này có cuộc sống mà tạo hoá sắp đặt cho rồi, cứ đến tháng thì đi lĩnh lương, rồi đi tái khám, rồi cố tính toán chi tiêu thu vén sao cho không phải đi vay , rồi ai nói gì cũng cứ cười cười im im, miễn làm sao chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ nghỉ ngơi được an toàn . Tre ở xa, cứ tối tối lại điện cho tôi : chị có qua chỗ chị Bê không ? Em không dám gọi, vì bận ,hơn nữa biết chị ấy không thích. Vì bà già kia rất ghét nghe điện thoại, chả là tai bị lùng bùng do hậu quả của một thời gian dài xạ trị ,mắt cũng kém, nên lười nhắn tin .Mở ti vi thì mặc cho nó hát nói tuỳ thích, rồi nghe xem được chút nào thì tuỳ. Có hôm trời nắng đẹp, sau cơn bão số sáu, tôi phóng xe qua ngõ, thấy bà này diện bồ đồ nỉ mà bọn tôi cùng mua từ một buổi dạo chợ Đức Trọng cách nay cả thập niên, đi bộ loanh quanh trong sân, đi từ cổng chính , ra tận vườn chuối rồi quay vào điểm ban đầu. Tướng đi hăng hái lắm, tôi tính tạt vào nhưng bất ngờ gặp hai bóng người cùng ngồi trên hiên trò chuyện, bà già kia thì đi lại trong sân. Ôi trời, mọi khi một là bà này rút,hai là chủ trên hiên bỏ vào trong. Tôi cho xe ẩn vào một bên khu nhà lưới nhìn lên, sau đó có điện thoại khách hàng gọi đến, vừa a lô vừa canh, cả giờ, bà kia đi thấm mệt thì vào nhà . Tối chạng vạng tôi mò sang, bảo : lỡ mai có bụi chuối nào bị đốn thì báo cho tớ biết nhé . Bà Bê ngạc nhiên rồi vỡ ra,à , không có đâu, vì hôm nào bồ đã lên tiếng “ không để cho quá khứ là quá khứ mà”. Ngày mồng 3. tháng mười một, tôi hẹn chở bà này đi tiêm thuốc, thuốc đặc trị ở đây bảo hiểm không cấp, phải mua ngay chỗ bác sĩ tư tiêm cho, một nơi mà trước kia, bên Pháp, những người em ông Linh mục Minh Tiến gửi về cũng mượn địa chỉ này. Bà kia vội vã đi ra cổng, lại diện ngay cái áo khoác xanh lá hẹ mà Tre tặng. Tôi nhủ thầm,rồi tối chuối có bị đốn không đây. Tôi nhác thấy chủ nhà ra phía gian kho làm nhà xe, đẩy mạnh hai cánh cửa sắt, nét mặt dường như không vui, thì nhân vật này muôn thuở vẫn thế . Tôi nửa đùa nửa thật, hôm rồi diện đồ đỏ, nay “chơi “ áo xanh, cứ đỏ xanh loạn xạ có khiến trêu tức chủ nhà không đấy! Bà già kia thản nhiên : y phục xứng kỳ đức. Mùa đông thì mặc đồ ấm, đi dạo trong sân cũng cần tươm tất, giờ ra phố, dù là đi tiêm thuốc,mình là bà giáo già, phải trông cho đàng hoàng, tử tế. Mà đồ là tớ sắm, hay có người tặng, chớ có trộm cắp đâu mà lo. Chuối có ba buồng đang chờ chín,nay có đốn vào thứ chuối đó không ăn được. Hôm sau, vì nàng Tre a lô từ mãi nhà cô Kê ra, tôi bảo: tớ có qua mục sở thị, yên ổn cả. Vườn rau nay toàn cây ngãi cứu, đang bén rễ. Bọn tớ đi tới đi lui xin chủ nhà, vì mọc ở vườn bỏ hoang, nên chủ không buồn ngó, nhưng nay chỉ còn ..cỏ, vì có bao nhiêu cây bọn tớ bứng hết. Đang có kế hoạch trồng thêm cây ngò gai, thứ này mạnh, mà hạt giống rất rẻ .
Nhân tiện kể chuyện vườn rau,Bà Bê bảo tưới nước cơm thừa, ai ngờ đêm đêm ông kẹ ( ông Tí ) kéo đến, bới tung đất, làm bật gốc mấy bụi hành tăm. Nhà có mèo mà vì bọn kia đông quá nên anh này một mình chã bõ bèn . Thế là chờ tối tối bỏ thuốc diệt chuột,thứ viên xanh xanh hình bầu dục như hạt mít,chỗ các anh ấy thường ra. Nhưng hàng xóm lại hốt hết,tấp vào gốc cây trồng trong chậu to. Bọn tôi ra vườn chuối, thấy ở đây có mấy tấm bẫy ,loại chuột bò lên ăn là dính, đặt ở đó. Hai bà già suy luận: chắc là vì bã để kế hiên nhà hàng xóm, bọn chuột ăn no thì lăn ra chết gần đó, nên chủ nhà phải dọn. Thôi hôm sau ta đem bã ra vườn chuối mà đặt. Cố làm sao cho ai nấy vui vẻ, bình an . Cứ kêu "sao mà khó sống " thì mình phải chủ động sao cho cuộc sống dễ chịu, dù thoạt tiên thấy khó chịu.
Thế mà mấy hôm nay, dường như hai nhà hàng xóm của bà Bê này có biến cố gì đó bất an . Bà Bê kể theo nhận xét của một bà lão vừa nhìn kém lẫn nghe kém : một sáng, thứ bảy, tớ vừa mở cửa thì thấy bà chủ khệnh khạng đi qua sân, trực chỉ khu vườn chuối, rồi quay ra, vẻ mặt đầy thách thức. Nhìn lên hiên nhà trọ, có rào chăng lưới phòng kẻ gian đột nhập, ngay trước nhà,thì áo quần giăng la liệt, dường như cả tủ đồ đạc đều được … nhúng nước đem phơi. Bà bạn già thì đang có kế hoạch dọn dẹp nhà cửa, nên ở trong nhà suốt cả sáng, đến chiều thì lúi húi lau nhà, lau cửa, đôi lúc tình cờ nhìn ra , đồ đạc thì không có nắng mà chủ cứ phơi. Biết là có chuyện , nên tớ thấy … bình an, vì có liên quan gì đến tớ đâu. Bà già kể . Sáng chủ nhật, độ chín mười giờ, tớ nghe bên kia ầm ầm gào thét,thoạt tiên ở nhà dưới, rồi lên lầu. Tớ chuyển ra nhà sau, vì có lẽ tai bị đinh, óc bị buốt. Bà Bê bảo rồi sau đó, chủ nhà qua hàng xóm kế bên, có cô con gái , trò chuyện thản nhiên, hẳn là sấm chớp giông bão đã qua.
Sáng thứ hai, lịch chỉ số 11.11, bọn tôi lên mạng xem hàng online thế nào, tôi đi tìm bà Bê hỏi có mua tỏi đen, thì tôi cầm qua, vì bà này nhờ từ lâu, qua nhà hàng xóm bắt gặp ba mẹ con chủ nhà cùng đứng trên hiên, bà mẹ ủ dột như qua một đêm mất ngủ . Tôi đoán mò theo suy luận của mình : anh con trai gọi điện về, bà mẹ tức giận ,quát tháo, anh kia cậy hai chị đến vấn an mẹ . Rồi họ kéo nhau đi. Mọi chuyện sẽ ổn thôi, chúng tôi tự nhủ . Nước thiên đàng đang đến, khi mọi người không quá bận tâm chuyện ăn, chuyện uống mà nghĩ đến bình an cho nhau.
Nhưng quả không dễ . Ba bà già lần lên nhà chị T và bị .. đuổi chạy vắt chân lên cổ . Khi về đến cửa hàng,bà Xanh mây mặt mè vẫn còn xanh lét,thở hổn hển :
- Tức thật, mình nói với thái độ đầy thiện chí , mà bị gán là điên .
Tôi an ủi :
- Cả hai mẹ con chủ nhà đang ..không bình an .
Bà mẹ ốm , cô con gái chăm,hai bên xung đột vì bọn ở xa hối thúc đưa mẹ đi tái khám, bà mẹ nhất quyết không đi. Chị “ mẹ” bị thận , mặt sưng húp híp, nhưng bọn tôi ái ngại thì chị “ con “ quát như chủ quát tớ trong nhà :
- Húp gì mà húp. Tại ngủ nhiều nó vậy. Mấy dì thử ngủ cả ngày cả đêm như mẹ con mà coi, không húp con đi đầu xuống đất.
Khi đón chúng tôi ở cổng, chị mệt mỏi :
- Tôi không ngủ được, cả ngày ngồi lên nằm xuống, đi chơi loanh quanh một lát là thấy mệt, mỗi bữa chỉ chừng nửa chén cơm. Mà đi khám chường cái mặt ra, chầu chực, rồi cũng bấy nhiêu thuốc, tôi ngán tận xương.
Bà Vân Thanh nói ra ý nghĩ của mình :
- Bệnh thận coi dễ chữa mà khó, vì không có thuốc, để nặng quá phải chạy thận.
Chủ nhìn khách, không nói gì . Khách vào tận bếp,bà Bê ngồi táy máy mấy lốc sữa giấy xếp trên bàn, có lốc còn nguyên, lốc xé dở. Vân Thanh lại lên tiếng , mắt nhìn chủ nhà :
- Chị bị thận đừng nên uống sữa, vì sữa gây ra chất vôi..
Cả ba bỗng giật mình vì tiếng quát của một người đang lúi húi rửa rau bên vòi nước :
- Chớ cơm đã không ăn,vậy bỏ cả sữa nữa rồi làm sao mà sống ! Đồ điên mà còn bày đặt !
Khi bọn tôi kinh hoàng quay ra nhìn, giọng kia vẫn gắt toáng lên :
- Thì hồi tết ( đầu năm 2024 ) nằm nhà thương, bác sĩ biểu uống sữa . Mấy bà có là bác sĩ không mà bày đặt kiêng với cữ !
Chị “ con “ này vốn rất nóng nảy,mọi khi một tháng dỗi mẹ bốn năm bận. Có một sạp may nho nhỏ, nhưng nay vừa chăm cả nhà, có bố mẹ và cậu con, rồi coi ngó khu homestay,và bà mẹ đau yếu, nên mệt mỏi, lắm lúc cũng mất bình an, thấy đâu đâu cũng là hoả ngục.
Dường như nhận ra nét mặt không hài lòng của khách, bà mẹ trách con :
- Chuyện người lớn với nhau, sao mày cứ xen vào !
Vẫn giọng không thay đổi cường độ :
- Thì con có tai,có miệng, con nói . Mẹ với mấy dì sao không ngồi trên nhà, xuống đây làm chi.!
Rồi vất rổ ra sàn :
- Toàn là đồ điên !
Bà Bê đứng lên :
- Thôi chủ bếp đang bận, ta đi về .
Giọng đuổi theo :
- Về thì về,chuyện ở đâu đừng đem đến nhà người ta . Điên, khùng !
Khách ra cổng, đi qua nhà trên thì bị kéo vô xa lông,vì chủ quyến luyến nhìn cô em gái :
- Dì độ này tiền nong ra sao ? Hôm trước dì gửi tiền điện hai tháng cuối năm,tôi đưa cho tụi nó ( hai vợ chồng anh con trai ). Tôi có dặn nếu dì Bé có chậm thì tụi bay đóng giúp dì ấy.
Bà em cười :
- Khéo ăn thì no,khéo co thì ấm.
Tôi biết bà đang có kế hoạch “ nuôi heo “ để trả tiền mạng và tiền cước điện thoại. Mạng coi nhiều, vì nghe nhạc, vì có nhiều thứ tò mò, còn điện thoại thì để mua hàng , để đặt xe . Người chị nhìn chúng tôi phân trần :
- May là có lương,chứ không thì hai bà chị phải bỏ ra ít nhiều, sửa lại nhà, ngăn ra vài ba buồng cho khách ở trọ,kiếm thêm mỗi tháng ít nhiều thuốc thang, chứ .. mà bà kia giận nên im lìm lâu nay .
Bà mẹ thở dài. Mỗi bận gặp chị lại thấy chị yếu đi, mà tâm không an. Đó,rõ ràng chị giữ khách vì :
- Trách cậu hồi đó cứ để nhà cho nó,chia cho hai chị làm chi,rồi bà kia hờn, cháu cũng giận, chị em từ hồi tháng hai ( âm lich) đến giờ không ngó mặt nhau .
Bà Vân Thanh rút kinh nghiệm bị cô con gái chủ nhà quát tháo nên dẩu mặt làm thinh, tôi nhỏ nhẹ :
- Chị cứ lo cho sức khoẻ của chị, rồi..tới đâu hay tới đó.
Yên lặng.Mãi lát sau chủ lại hỏi bà em :
- Còn chuyện dưới nhà thì sao !
Tôi đùa:
- Ban ngày luôn có kẻ ra người vào,vì mấy cô con gái chịu khó qua lại hỏi thăm. Còn đêm thì đèn sáng choang, có mấy còi báo động reo liên hồi ..
Chị chủ nhà cau mày :
- Hồi trước có một còi mà !
- Ồ nay hai cái, cái to cái nhỏ, từ bữa tụi em nhắn tin “ có vay có trả” nên hàng xóm lo .
Bỗng đầu bếp từ dưới nhà xồng xộc đi lên, tay vung con dao nhọn sáng loáng, bốc mùi thịt heo tươi :
- Không cho mấy bà đem chuyện ở đâu đến đây, rồi người ta lo, rồi bỏ ăn bỏ ngủ . Đi , đi chỗ khác mà kể mà lể . Ở đây không chơi với người điên .
Dao và người xấn thôi. Thôi, tránh voi chẳng xấu mặt nào, bà Bê ngồi gần cửa,lại đi dép nên nhào nhanh ra sân, bà Vân Thanh và tôi chạy ù ra ngoài, túi xách và giày nằm lăn lóc nơi cửa,đúng là “ bỏ của chạy lấy người “.
Bọn tôi uống hết bình nước của bà Bê đem ra .Bà Vân Thanh hậm hực:
- Sáng nay đi không coi ngày .Bận sau có ghé phải canh cái con nhỏ kia !
Tôi hiểu vì sao có một thời gian hai mẹ con chủ nhà luôn căng thẳng với nhau, nhưng người thiệt là bà mẹ, vì chị mất đi một cộng sự nhiệt thành . Cô con gái dù lắm lúc cháy túi và nổi nóng bất tử, nhưng biết đi xe,giỏi a lô,mẹ muốn thứ gì, giờ nào cũng có kẻ phục vụ . Nhưng cứ gây địa ngục cho nhau như vậy cũng … . Tôi không biết dùng từ gì cho hợp .
Tối về,tôi lại a lô cho Tre, báo cáo tình hình : all is well.
Dạo này tôi luôn hát bài " Ta đi trong nắng mới " ( Lương Ngọc Trác ) mà dạo ở Đồng Nai, mỗi khi đến khu tập thể trường Phú Ngọc A, hai cô giáo trẻ hay hát .
Trời cao thêm xanh, muôn ánh lung linh trên ngàn hoa/ Đường xa thêm vui, chim hót một bài ca không lời .
Từ bao năm qua ta đi diệt quân giặc ngoại xâm /
Hôm nay ta sẵn quyết tâm xây cuộc đời .
Đường ta đi đang toả nắng bình minh /
Ngày mai hoa đỏ thắm trên quê hương mình /
Tiếng ai nói như trái tim tôi đang thì thầm :
Đường ta đi tới,thêm tia nắng vui, thêm bao nụ cười /
Vì ngày mai, thêm bông lúa mới .
Và câu kết, hát bè nên mỗi ca sĩ một điệu,nhưng bây giờ thì hoà vào nhau : Chúng ta đi vì hạnh phúc con người .
Tìm được hạnh phúc chính là đang sống ở thiên đường , và đó là nước Trời mà ông thánh Phao Lô mơ ước .
Giang và Vân Thanh .