Saturday, October 19, 2024

LET BYGONES BE BYGONES ?

 


 

  Những  ngày     hai miền nước  ta   vừa thống nhất,  cha con tôi vào thăm   gia đình  người chú  từng có  mấy chục năm  sinh sống ở trong  Nam , nhân chuyến công tác  đầu tiên của ông, một kỹ sư   nông  nghiệp  thâm  niên   ngoài  Bắc .  Thoạt tiên   hai  bố con chỉ ghé chơi,  vì tôi còn  bận ôn để thi đại học vào dịp tháng  bảy năm ấy ở ngoài Hà  Nội  ,   và công  lệnh của bố tôi được  cấp trên  ký đi công  tác   miền Nam trong   độ hai tuần .

Hai bố con tôi được      giới thiệu đến trọ trong một    cư xá  ở đường Hai  Bà ,đối diện với  khu   nghĩa trang  nổi tiếng    rộng lớn ở thành phố này,  nghĩa trang  Mạc Đĩnh Chi .  Cư dân ở gần đó bảo “ nghĩa trang nhà giàu”, khiến kẻ ở xa  đến  như tôi  khá tò mò . Những phòng kế  bên đều  có   nhiều cán bộ từ   Bắc vào,  mỗi người một việc,    vì   tình hình miền Nam lúc ấy    còn  bề bộn  nhiều mặt. Tôi nhớ phòng  kế   có  một  chú  nom  trẻ hơn  bố tôi nhưng đã bị chứng huyết áp cao. Cách chữa của chú là ngoài thuốc uống đều,thì chú ăn cà chua.  Chợ  Tân Định cũng gần đó, chú mua cà chua   chỉ lựa vài quả chín, còn     rất nhiều quả  ương,quả  hườm hườm .   Cửa sổ  có  nhiều khung kính   tràn ngập  nắng, chú xếp  cà chua ở đó,  trái chín  vừa tầm tay,trái xanh thì  để xa một chút. Cứ khi nào   hàng quân cà chua  chỉ còn vài trái, chú lại lẳng lặng ra chợ tìm mua vài  ký khác . Sẵn cà chua, nên khách đến cũng được mời ăn cà chua  chấm đường,bữa cơm có món cà chua   chấm mắm ..  Tôi     vừa từ  Hà Nội vào, bạn bè chưa có, mấy đứa em nhà chú thì toàn là con trai,     khó  bắt bạn, còn bố tôi thì     chỉ tạt qua        khu   cư xá này,ông lao xuống các tỉnh   miền Tây Nam Bộ,nơi có  những cánh đồng  bát ngát cò bay thẳng cánh,  rồi tối tăm mặt mũi vì công việc. Chú hàng xóm có    “bàn cà chua “ trái lại, chỉ   ra khỏi nhà vào buổi sáng,chiều tối lại ngồi vào bàn  viết   viết,   rồi  ngồi thừ người  suy tư. Có hôm rỗi chú cháu rủ nhau qua   thăm   nghĩa địa , khi    về chú lại  ngồi vào bàn,gõ máy chữ   rào rào  . Chú ấy là nhà báo .

 Những lúc chú nhà báo rỗi  , tôi được phép ôm sách qua,    nhờ chú chỉ bài cho,  ngắm nghía gian phòng của chú, cũng y  hệt phòng bố con tôi,có  khác là  dãy cà chua. Nhưng tôi chú  ý một    dòng chữ tiếng Anh   viết bằng  bút mực  khô,ở miền Nam  ngày ấy  gọi là bút  nguyên tử,  chữ  thường trên khung gỗ . Let  bygones  be   bygones. Tôi vốn là cái đứa  “ dốt đủ thứ “ ngoại ngữ thì tòm tèm vài từ  tiếng Nga, tiếng  Hán, nên  dòng chữ này   tôi  không   để tâm. Tôi có hỏi chú nhà báo, thì chú bảo :  người này muốn  bảo ai đó rằng   hãy nên  quên đi những điều không hay trong quá khứ , hãy quên đi,   đặc biệt là hãy tha thứ cho kẻ đã gây ra điều đó . Tôi lơ đãng nghe,  nhưng tôi     thấy vẻ  mặt chú nhà báo bỗng  trở nên tư lự,  trầm ngâm .

 Thoáng chốc, ngày ấy  và bây giờ  đã  gần nửa  thế kỷ .   Tôi     đi học     tiếng Anh,   để   việc kinh   doanh thuận lợi  hơn ,bắt  gặp     một từ  và  ký ức   ngày nào  hiện về  .Many people cherish the bygone days of their childhood memories.  Thế mà    có lúc phải sống  “let  bygones  be   bygones.”

 Có một dạo, tôi chỉ tập trung vào việc   làm ăn,mục đích để thoả mãn đam mê,  và       để   chuẩn bị   chút tài chính khi về già . Bà Bê bạn tôi ngày ấy  tham gia một tu hội đời,  nghĩa là  có  ý đồ sống độc thân, tôi cũng  là một thành viên,  vì     tò mò, vì   đến đây có  bạn bè,thế thôi . Rồi  đột nhiên tôi phải   đi lấy chồng vì     lão Tăng  bọn tôi vừa  quen   tấn công dữ quá. Bà Bê    rời tu hội,làm một bà giáo già  hưu trí, tôi từ  chỗ là công nhân  nay chuyển sang   kinh doanh tư nhân. Bà kia lại đổ bệnh,   mà anh chị em  đều có cuôc sống riêng, thế là bây giờ tôi chả có thì giờ  ngồi “cherish the bygone days of my childhood memories. “ mà chia làm ba rõ ràng : kinh doanh, chăm nom ông chồng và  dành một chút  cho bà Bê kia .

Với  bà này,tôi có nhiều ân nghĩa . Ngày đi học sư phạm,  bà ta thường xuyên   giúp tôi  chép bài,soạn giáo án, giả làm học trò   khi bọn tôi  thực hành   trong  vai thầy giáo . Khi ra trường,thì  hầu như bà này là một nửa của tôi. Lúc tôi làm công nhân,   bà này lại là    “ cán bộ hậu cần “ vững chãi  của tôi “. Có lắm lúc công việc   trì trệ, thu nhập kém, đặc biệt vào  những tháng mùa mưa   như  bây giờ,    nơi tôi làm việc là   Công viên Hoa,  mà mưa gió   ai đến đây làm gì,   trong túi tôi  chả hề có lấy vài hào, thì tôi  vẫn ung dung ghé bếp nhà bà này, cơm no  ba bữa . Tôi vẫn tự hứa    sẽ  đền đáp khi có thể . Đó là lúc này .  Bố mẹ tôi chia tay khi tôi   chưa đến lớp mẫu giáo,mẹ kết hôn với  ông  Bọ,người  thua mẹ  đến cả chục tuổi,  rồi bố lại   tục huyền . Tôi  luôn thấy mình lạc lõng, nhất là khi   tìm đến đất phương Nam để lập  nghiệp.  Trời  xui đất khiến  làm sao mà tôi gặp  bà Bê . Gặp khi   bà này vừa chân ướt chân ráo  rời cao nguyên về  phố  nộp  hồ sơ,   rồi   cùng chia sẻ  những kỷ niệm khó quên thời    cùng học làm cô giáo,rồi ra làm việc, rồi lúc  cả hai đều  ở tuổi  già  lão …

 Thoạt tiên tôi  có  lúc ghen tỵ, vì bà kia  lớn lên được bố mẹ cho ăn học tử tế, tôi thì  vì    lười,rồi  bà   Bê  được  về làm việc  gần nhà,  có bố mẹ anh chị em quan tâm,còn tôi, có  bốn anh em,người  cùng bố,  người  cùng mẹ,  nhưng  tôi vẫn là kẻ cô đơn .

Thật không ngờ,  nhỏ bạn tôi cũng là kẻ cô đơn .

 Khi tôi  ghé nhà bà này   để dùng bữa,   có lúc  cuộn chăn ngủ khì,mặc cho bà kia   ngồi gò lưng gò cổ  soạn giáo án,  có lúc hai đứa đi dạo, bà kia thì thầm đọc mấy câu thơ mà tôi  nghe như   vịt nghe sấm .   I  wandered lonely as a cloud/That floats on high o'er vales and hills /When all at once I saw a crowd,/A host, of golden daffodils;/Beside the lake, beneath the trees,/Fluttering and dancing in the breeze.

( thơ của   William   Wordsworth )

 

 

Bà  Bê giải thích là  có một  người  cô đơn, đi  dạo chơi bên hồ, dưới những khóm cây.  Người ấy  thấy mình lang thang lẻ loi như   những đám mây trôi  qua thung lũng,   ngang bầu trời,thì  bất chợt   khám phá  ra  một khóm  hoa thuỷ tiên  dưới hồ nước, sau rặng cây.

 Một kẻ cô đơn, nhưng không lạc lõng,vì có  mây bay trên  đầu,bên cạnh có hoa  nở, có hồ nước, khóm cây..

 Ở tuổi “ gái ba mươi thì đã toan về già”thì chúng tôi, hai   mụ ế, bị xem là   quá  đát , nên thấm thía nỗi cô đơn lắm lắm .

 Tôi cô đơn  do tôi tự chọn, chứ nếu  về Bắc sống, sau khi  có bốn  năm  công tác ở miền Đông Nam bộ,  thời hạn mà chúng tôi  đùa “ cho  xong tập sự “ ( vì hồi đó, bọn Cao đẳng sư phạm chúng tôi về đây nhận   việc, mức lương là bốn chục đồng triền miên bốn  năm ròng rã, không lên không xuống ), thì tôi cũng có một  mái ấm, có  một nhà tôi hiền lành, chăm chỉ,  và  sẽ có  những đứa bé…

Bà Bê có   một lý do để chọn lối sống “ đi lang thang lẻ loi như đám mây “ vì   bị  nhiễm chất  da cam,sợ sinh ra con dị dạng, thì khổ cho con sau này .

 Thế nhưng,bà này lại   cô đơn  cùng cực ngay trong ngôi nhà . Các chị kết hôn,  ra riêng, cậu em út kết hôn,cũng có   cuộc sống riêng,rồi bố mẹ qua đời .

 Tôi có  vài  người bạn cũng  rơi vào cảnh “ ế òm “như bà bạn nhà giáo. Họ không thể  kết hôn vì có lẽ thời điểm trai thiếu gái thừa, cứ cắm  cúi  đi làm cô giáo ở một nơi không có thầy,  mà phụ huynh (  anh của học trò chẳng hạn )thì   kính nể các cô lắm lắm . Các cô giáo   nuôi  bố mẹ, rồi chăm cháu cho anh em trai. Khi bố mẹ quá vãng,họ bỗng trở nên   lạ hoắc với gia đình  em dâu,chị dâu . Có  người phải dọn  đi ở chỗ khác, hoặc  xây nhà riêng,  tường rào kiên cố,    có gặp cháu và anh chị là dịp giỗ tết hiếm hoi trong năm. Và cứ thế rồi âm thầm   đi về một miền thật xa .  Một năm một lần giỗ…

 Bà Bê này cũng có một cơ ngơi riêng, nhưng  lúc ấy  do còn mẹ nên chưa tách   nhà,mà chỉ tách bếp. Bà mẹ thì    trọng  con trai,  cưng cháu nội, và hẳn  nhiên là   quí dâu . Nói như bà cô của nhà văn Nguyễn Khải ,con dâu là  vàng trời cho,mình không có công đẻ ra  nó,cũng không nuôi nó ăn  học ngày  nào ,  bỗng dưng nó về  nhận mình là mẹ,sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ  trẻ  đến già, không lễ sống nó thì thôi , còn hoạnh hoẹ nỗi gì . Và cô con dâu chỉ biết có mỗi mẹ là  nhân vật  cô  cần chiều quí và tôn trọng  trong thời gian đầu, còn càng về sau thì  xem như bà là một “hàng xóm “ bởi việc chăm nom bà đã có cô con gái ế chồng và hai cô kia lo lắng rồi . Còn   khối   tài sản  kếch xù  bà để lại   thì cô   giữ  tâm thế “ dâu   một”, của mẹ là của   vợ chồng tụi con . Vật cản  lớn không phải là hai chị đã ra riêng,mà chính là   bà cô   chị chồng   ế ẩm hẩm hiu . Phải  loại trừ bà này .



Tôi nhớ khi tôi phát hiện ra xung đột hai chị em ( do tôi ăn

riêng bếp với hai mẹ con bà Bê từ đầu   năm 1987 ) là dịp

giỗ ông cụ, cuối tháng chạp Âm lịch,   ngày   13.2.1989  Hai đứa tôi không được dựgiỗ nên đưa cơm vào buồng ăn,lúc này  bên ngoài thì khách đã về buồng chúng tôi chung vách với buồng đãi khách ), lúc đó cô con dâu, cả xóm  gọi là  chị  M,    ngỡ bọn tôi đã đi vắng, thế là tố khổ bà dì với đám các

con chị cả tôi, có tới năm cô. Tôi ngạc nhiên lắm . Bà này bịa

hay thiệt.Nào là bà kia có nhiều bồ, cuối cùng chả thằng cha

nào dám rớ, rồi nào là đi dạy về là lăn ra ôm ti vi, giao hết việc

cho bà mẹ,nào là vòi vĩnh nọ kia, xe cộ, ti vi, mà ông M  không chịu mua,nấu ăn thì dở ẹc, lại hay làm nũng , còn bà mẹ

thì buộc ông Mai bỏ tiền mua sắm nhiều thứ . Hồi ấy Bà   Bê   không

có tivi riêng, chỉ đi xe đạp. Mãi  về sau này,  tivi bà cụ bỏ tiền   túi của  cụ  mua  cho     ,còn xe   máy   thì bà có đề

nghị nhưng cậu em  từ chối. Mà bà này chả hề đòi hỏi gì cả .

 Tôi bỗng tò  mò .Hai nhà hai bếp riêng,  bà Bê  ngoài giờ  lên lớp thì  về nhà  giúp mẹ trông cháu. Vợ chồng  người em có   bốn con,  khi  bà này  tốt nghiệp đại học    trở  về quê  công  tác  thì  cháu đầu  mất( một cháu trai)  sau đó bốn cháu khác   chào đời. Nhà  có vườn,có khu chăn  nuôi, đôi vợ chồng trẻ bận bịu  vô cùng, có bà  và cô    giúp đỡ,thế là quá may mắn  và hạnh phúc .  Cũng nói  như nhà văn  Nguyễn Khải,hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng  bất ngờ, không thể   đi tìm mà cũng không nên cầu  xin .Nó là cách sống,một quan niệm sống,một nếp nhà …ở trong tay mình,nhưng   nhận được ra nó,có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ .

 Với tác  giả này,qua   điểm nhìn  một  người cô, em  ruột thân phụ ông, nay đã tám mươi, hạnh phúc có được  là do  ý thức mỗi  người trong  gia đình.Với bà cụ này,con người ai cũng có phần thiện,phần ác.Muốn dưỡng  thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có pháp luật .Trong gia pháp có phần truyền thống và danh dự dòng họ ,có phần đạo đức của người trên và  nghĩa vụ của kẻ dưới . Khi ý thức mình là  người  trên,dâu một mà “chị M” đã  chà đạp lên gia pháp,phá  huỷ  truyền thống, danh dự  giòng họ, cậy mình có luật  pháp trong tay,buộc bà chị  chồng,kẻ dưới,phải có nghĩa vụ là   làm theo, không được kêu ca ,chống đối, và ngược lại thì  :cho mày chết. Lũ con tao không phải là cháu mày,  và những  gì thuộc về mày phải là của tao .

 

 

  Đành rằng giữa chị chồng và em dâu   thì   mà tránh khỏi  những va chạm. Ông bà xưa thường kết án  những “ mụ o  nỏ mồm “ tức là lấy  quyền  “ nhà của cha mẹ tôi” để  ức hiếp   nàng dâu,nên mới có câu “ giặc  Ngô  không bằng bà cô bên chồng”. Nhưng nhìn đi nhìn lại  những “ bà cô “mà tôi biết,thì cuộc chiến   giữa  họ và   chị hoặc em dâu, kẻ bại trận, giương cờ trắng chính là “mụ o, bà cô “.   Vì  nàng dâu vừa có chồng, vừa có bố mẹ chồng    che chắn ,còn các mụ o kia, hoặc là có  gia đình riêng, thì  không   thể    can thiệp các hoạt động  nhà chồng, vì ngay cả  “ bà cô ế “ còn chịu thua nữa là . Tôi không nại cớ  Bà Bê là bạn  tôi,mà   tôi  chỉ đứng ở   vai   một  quan toà, rõ  là  cô em  có thói  càn rỡ từ  buổi  bước chân về nhà chồng . Chị chồng  từng đi dạy xa,được  đi học tiếp,muốn học gần nhà  ( đại học Dalat) thì cô em  dâu phản đối quyết liệt, đến khi cô chị      quay về   công tác gần nhà, cô em lại gây áp lực , đến độ cô chị  có lúc ngỡ phải     sống ở một nơi khác,không phải là  ngôi nhà của cha mẹ .  Hai ông bà thân sinh ra bà Bê có mỗi một  người con trai  ( người trai đầu lòng mất khi tám tháng tuổi vào năm  1945 )  nên  do phong tục   của người Việt, con trai mới là con,còn con gái  là con  người ta . Con gái  sẽ gánh vác cơ  ngơi nhà chồng,  chứ con trai và con dâu là chỗ để người già tựa nương .

  Một bà chị thì  không  thể kết hôn,mà    em trai và vợ lại muốn tống khứ .  Xung đột bùng nổ ở  đây .

  Thoạt tiên là họ giao phó việc chăm  bà mẹ cho   cô chị. Bà này phải chi tiền lương để phụng dưỡng mẹ . Bà mẹ có  tiền  tích cóp của bà  , nhưng bà  lại giao cho con trai  coi ngó,mỗi tháng anh này  trích ra  mua gạo,  tiền điện nước    cũng tính vào đó,  còn tiền thức ăn,  thuốc men, áo quần..thì  cô con gái chi.  Cô con gái đau ốm,anh  này  chi cho  chị   một khoản ( một trăm bốn chục triệu,  nhưng báo với mẹ là cộng thêm một chục  )   

 Khoảng cách hai   bên  xa  dần khi  vợ chồng cậu em   dự tính làm  nhà riêng,giao nhà cho hai mẹ con bà Bê . Nhưng do   đất vườn   quá  nhiều  nước, việc dựng nhà  không thành,nên  cứ nấn ná mãi đến  2007 thì hai hộ mới có nhà riêng,sân riêng. Còn từ  1985 ,khi Bà Bê rời trường đại học  về quê,  đến lúc nhà  người em    lên  đời ( nhà lầu,mai kia sẽ sắm  ô tô  ) như mơ ước của mọi  người, thì  vẫn chung  khu thờ tự,nơi tiếp khách,nơi sinh hoạt chung.Chốn riêng tư của Bà Bê là buồng ngủ, trước kia là  phòng  của ông  bố,có   chìa khoá riêng. Thế  nhưng chìa chỉ để  phòng ngừa  người ngay, còn kẻ gian ..

 Bà bạn tôi bảo hiền  thì  không hề  hiền,  bảo dữ thì cái  dữ của nhà giáo có mức độ,  đó là “ biết điều”. Bà  này luôn ý thức mình là chị ,lại  là cô giáo,mà  bọn trẻ ngày một lớn, đều theo học  ngôi trường có một con  người đóng hai vai,   làm cô  ở trường, làm bác ở nhà, cư xử ăn ở làm sao để    đừng làm mất lòng mẹ và các em , lại  để cho các cháu kính trọng .

  Gia đình cậu em có quan niệm khác: bà cô ở trường thì cứ ra trường mà làm cô, còn ở nhà,bà này chả khác gì một khách trọ . Mà là chủ thì phải ở thế thượng phong . Bà chủ ( bà chủ chính là bà mẹ già, nhưng sau khi ông mất,thì bà giao vườn cho con  trai và dâu ) nay  nghiễm nhiên là chủ lớn,bảo  sao thì  khách phải  nghe theo. Những đồ dùng cá nhân của    khách,chủ muốn dùng thì thoải mái ( vớ,  bàn chải đánh răng ,liềm cắt cỏ, đồ đồng gia bảo,  thậm chí cả tiền  được tặng khi về hưu) nếu không dùng được,thì chủ   xé ( áo sơ mi    cô  tặng cho cháu gái )     chọc thủng ( hai bánh xe đạp ) bịt vòi nước (  khi  bà này trồng mấy bụi bí sau bếp) dấu biệt ghế ( khi  bà cô mở lớp dạy thêm ) đốt( cả  cuốn ảnh chung gia đình chồng gồm biết bao con  người từ  1940 ),rồi  sau này,khi bà mẹ  qua đời, bà  bác sống một mình, đau yếu,thì   phá băm vườn chuối,  nhổ bỏ  cây ngót,  xả rác khắp nơi,  treo những áo quần nội y  ngay trước bàn thờ, rồi  nhảy lên mái nhà dẫm sập   xà nhà, nát cả tôn lợp. Làm cho hả cơn giận,  để tìm   sự  “ dễ  chịu” vì như thế  bà chị kia , mới chịu hoặc là bỏ đi,hoặc là có  bao nhiêu tiền thì đưa ra đây, tao mới cho mày  yên , dù bây giờ  nhà ai nấy ở,cơm ai nấy  ăn,điện nước của ai  người ấy dùng .

 Đã không  xem là    người thân, thì phải cách ly con cháu  khỏi bà già kia .  Chỉ nhờ vả nhỏ cũng    xé cho to “ lợi dụng cháu, đẩy cháu vô tù, cô gì mà ác nhơn ác đức “.  Biến  trắng thành đen,đen ra trắng theo chiêu “vừa ăn cướp  vừa la làng “ khiến các cháu xem cô như kẻ thù, hay là kẻ   xấu xa,đồi bại nhất trên thế  gian này . Dạy cho con “ hễ có cơ hội thì chửi  vong mạng bà ấy cho tao”. Hai con rể, con trai thôi thì tha hồ  moi trong kho từ tiếng mẹ  đẻ, những từ  ngữ nào bỉ ổi nhất, đê tiện nhất, thối tha nhất thì dành cho bà cô này ,  dù  sờ sờ cái  sai ,cái quấy  đều từ  “ mẹ lớn “  gây ra .Phá vườn,  xả rác, bịt vòi nước,cứ thế mà làm,nhưng hễ có phả  ứng là “ lấy thịt đè ngửi “ chửi  rủa  rầm làng rầm xóm,  và  hễ có  khách đến là   tìm cách  bêu diếu,miệt thì bà cô già . Có một cụm từ mà   mấy mẹ con, mẹ,hai   rể, con trai,cháu ngoại,thường xuyên   xỉa xói : cái thứ đó mà cũng đòi làm  cô giáo ! Lần  đầu,bà Bê  thấy cô em  ngang ngược,thì   viết thư  phân  trần phải trái . Cách trả lời của  cô em này là :  trả lại thư ( vất qua  nhà chủ,có khi vo rồi quẳng ra sân, sau này anh con rể cũng học theo ) ý là  “ tao không   biết “. Tiếp theo là  sai con  qua  quát tháo, thách thức : có đi báo công an thì cứ báo,chứng cớ đâu ! Và bước tiếp theo là  kéo đến chửi rủa  ngay  hiên nhà . Chủ kia  ở trong thì   kiên trì chờ,hễ bà này vừa thò đầu ra,có khi là hái mớ gia vị ở sân,thì kinh hồn vì trong tích tắc đầu trâu mặt ngựa kéo đến rất đông ,    quát  tháo     cho đến khi đối phương  bỏ vào nhà,mới ra về. Bà chị chồng  hay tin  thì  nhắc nhỏ “coi chừng đi tù  vì tội bạo hành “thì câu trả  lời “  ối, cóc sợ, ăn cơm tù thì đỡ tốn cơm nhà ! “. Từ đó ,bà chị hễ   nghe đến  mọi hành vi trái khuấy của cô em dâu thì lắc đầu ngán ngẩm,nhà tù nó còn không sợ, thì bọn  bây ( bà Bê và bọn tôi, Giang Tre ) có kiện tụng rồi cuối cùng cũng ngồi đó,ăn cứt nó mà trừ .

 Bị bạo hành suốt từ  bốn chục năm qua,bà Bê kiên trì đương đầu,như thế “sống chung với lũ “ Thoạt tiên bà   nín lặng, vì    thương mẹ mà thôi.  Bà có chút hy vọng ở cậu em ,nhưng   cậu em  cũng  bất lực trước con  người  mà   sống phần ác mạnh hơn phần thiện . Bà    bi quan,nhưng vẫn  niềm tin vào  những người cháu. Vì vậy mà dù  cô em dâu   giở  hầu như tất cả mọi  ngón  cờ,bà này chỉ đưa ra một đường đi: đó là  nhịn . Vì bà muốn giữ sinh mạng và  sự sống của mình .Khiêu chiến với  một con  cọp hung hăng, thì kẻ  bé tẹo như con  khỉ của bà  hẳn nắm phần thua.Có khi còn nguy đến tính mạng, bên kia đi tù,còn mình  thiệt thân,lãng phí .Bà kia  càng  vùng vẫy dọc ngang, bà này cứ  ngồi một chỗ  theo dõi và cười thú vị.Món tiền rất lớn được biết bao nhiêu  người tặng  khi vừa về hưu,cô em  cuỗm mất, bà xem như  biếu họ.  Có  giàu thì chưa rõ,nhưng ông chồng lăn ra ốm và qua đời.  Người chị  thì  lại  ngày một khoẻ,dù lúc  em ốm, chị còn ốm  nặng hơn,trầm kha hơn ,  giữa lúc cô em dâu lồng lộn   phá phách,truy  bức  ngày đêm .Bà thấy hạnh phúc,vì    giữ được  gia pháp,thực hiện đúng luật pháp,gìn giữ được truyền thồng dòng họ, nếp nhà .

 Thật tiếc   người con dâu từng được bố mẹ chồng và các chị chồng  tôn lên cao,bái lạy lễ sống, mà   đánh đổ tất cả, chỉ vì “không tin một ai, không tin lòng tốt ở đời, mà  chỉ tin tiền” .Bàn tay cứng  cáp  vốn   siêng năng, tháo vát, lam lũ  của cô em con nhà nông .. bỗng   nhiễm độc vì    mải  đi tìm và đếm tiền,đến bây giờ không còn là tay  người nữa, mà là tay  của một thế giới khác loài  người .Bàn tay này “ điều khiển một đội  quân giặc cướp,sẵn sàng tàn phá tất cả, tiêu diệt tất cả để đạt  những cái đích phù phiếm của chủ nó” ( Nguyễn Khải )

 Đồng tiền vừa là chủ, vừa là tớ,là bạn đường lẫn giặc cướp.Nhà văn này kết luận.Theo ông,con người ta  luôn  sống theo trực giác,kinh nghiệm,  lợi ích trước mắt,thì dẫu  lúc tuổi  hai mươi hay  bảy chục, như cô em dâu bà Bê,thì vẫn để cho tiền  làm chủ  và ta thì  bị chúng   là những tên cướp thống trị .

 Hàng ngày tôi vẫn đạp xe qua  khu  sân bóng thành phố trước kia là  nghĩa trang, trong đầu hiên lên dãy nhà đối diện và câu  phương châm “ hãy để  quá khứ là quá khứ”.   Hãy nên  quên đi những điều không hay trong quá khứ , hãy quên đi,   đặc biệt là hãy tha thứ cho kẻ đã gây ra điều đó .

 Chắc đó là lời khẩn cầu mỗi ngày của Bà Bê. Nhưng tôi, tôi khó lòng chấp nhận,bởi tôi có lý do của tôi.

  Rồi có lúc   những phụ nữ chúng tôi,   đều cần một chỗ ngoài nghĩa trang.

                     Giang Bé  Tre .