Sunday, January 25, 2015

VƯƠNG DUY VÀ TRỊNH CÔNG SƠN

 Những tháng năm  xa quê , học ở trường sư phạm thành phố  , đến  một huyện nghèo vùng miền đông đất đỏ công tác , rồi lại quay về trường sư phạm tiếp tục dồi mài kinh sử   ,mỗi khi nhớ nhà  tôi thường bâng khuâng lật tìm đọc bài thơ này ,bài thơ Đường nhỏ bé với nhiều hình ảnh thật đẹp , đó là bài Điểu minh giản của nhà thơ Vương Duy .
               
  Nhân nhàn hoa quế lạc,    

Dạ tĩnh xuân sơn không.                      
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh tại giản trung.
Tạm dịch 
Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.
Thuở ấy tôi còn trẻ lắm, chưa hề hiểu hết những khía cạnh tinh tế của cõi lòng nhân sinh , nhưng những hình ảnh tràn đầy trong từng câu thơ, ý thơ , luôn hiện lên trong tôi thôn xưa yên bình nép mình dưới chân đồi, những ngày xuân nắng ấm tràn ngập tiếng chim hót, đêm trăng vắng lặng, nghe được cả tiếng gió rì rào ,tiêng hoa rơi rất khẽ.Tuổi hai mươi tôi đã là một thầy giáo , đã thấm thía chút đáng cay của danh lợi, nên cái nhân vật mà tác giả gọi là "người nhàn" dường như đã cho tôi một niềm vui nho nhỏ , có thể xem là sức mạnh nội tâm ,là nghị lực để sống và đi tới .Người ấy là cha mẹ, anh chị, bạn bè thân yêu nơi quê nhà , vùng cao nguỵên thơ mộng cách nơi tôi về chỉ hơn trăm cây số,mà ngày ấy sao vô cùng xa xôi.Trong điều kiện sách vở của thập niện  70-80 thế kỷ trước, tôi chỉ  biết lờ mờ rằng người thi sĩ mà tôi  hằng ngưỡng mộ là một chính khách tài giỏi rất tinh thông Phật học,có nhiều khả năng thiên phú về thơ,nhạc ,họa .Trong hồn tôi, bài thơ là một bức đẹp ,thật đẹp .
Tôi không biết nhà thơ Vương Duy viết "Điểu minh giản "  vào  giai đoạn nào trong cuộc đời ông, nhưng chắc hẳn lúc ông không ở tuổi có chút ngờ nghệch như tôi khi biết lần đầu được đọc nó  .Vì bây giờ, khi tôi chuẩn bị  được sống với  cảnh "  đường mây rộng thênh thênh cử bộ, nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo ", tôi mới thấm hết ý nghĩa của bài thơ này . Đó cũng là lúc bên tai tôi  vang lên những ca từ dìu dặt  trong một bà hát rất  nổi tiếng của Trịnh Công Sơn 
 Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên

Nhìn rõ quê hương ngồi nghĩ lại mìn
h


Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống ?

Vì đất nước cần một trái tim
"Tôi chọn ngồi thật yên " là lúc " nhân nhàn ",lúc con tim an  bình nhất . Nhưng với Vương Duy , tâm phải nhàn đến mức nghe được cả tiếng những cành hoa quế bé li ti và rơi thật khẽ trong đêm vắng , hay là lúc "ngồi thật yên" mà nghe  rõ nhịp đập của trái tim ,hay nghe từng bước  của hơi thở mình  Lúc ấy ,tôi "nhìn rõ quê hương,ngồi nghĩ lại mình ", là thời điểm khối óc vô cùng tỉnh táo  và sáng suốt, sáng như ánh trăng đêm trên triền núi của thơ Vương Duy , sáng đến độ con chim rừng phải giật mình .Trịnh Công Sơn khi trải lòng mình trong lúc " ngồi thật yên " và "nghĩ lại mình" ,thì ông tìm ra đáp án cho con người từ  muôn thuở : Vì sao tôi sống ? Cũng là  lúc sơn điều cất lên  những tiếng kêu khe khẽ .Tất cả là nguyên tắc,là quá trình và kết quả của một phương pháp chữa bệnh,một lối sống tích cực  mà ngày nay nhiều người trăn trở đi tìm :Ngồi thiền .


 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác bài " Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" vào năm 1980 ,lúc nhà thơ ở tuổi "Tứ Thập Nhi Bất Hoặc"

"Tứ thập nhi bất hoặc"  là khi người ta  có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân-chính yêu nước thương nòi  và biết được cái gì nên làm hay không. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ "nhi bất hoặc," con người phải được giáo-dục kỹ-lưỡng và tự mình cố công học-hỏi chuyên-cần ngay từ khi còn nhỏ. ( Vietsciences)
Có lẽ Vương Duy cũng thế .Haicon người, hai không gian, hai thời đại  khác nhau nhưng củng gặp nhau một điểm ;Luôn trăn trở về cuộc sống , cách sống .
Tôi bây giờ đang tuổi lục thập ,mới bắt đầu để cho "tâm  nhàn" và "trí sáng", muộn rồi đấy nhưng vẫn còn kịp